Bảo Giác Tường đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn” và kênh facebook “Chua Xa Loi”.
Các bạn ơi! Mỗi ngày nghe một câu chuyện rồi mỗi ngày chúng ta suy nghĩ khác đi một chút để thay đổi, nhưng thay đổi theo chiều hướng tốt cũng nên. Hôm nay Bảo Thành kể thẳng vào một câu chuyện. Câu chuyện có một nhóm thương buôn chuyên môn đi những thành phố xa mua đồ rồi bán lại cho thành phố này, rồi mua đồ thành phố này thì bán thành phố khác. Họ là thương buôn, không sống cố định. Trong đoàn đó, có một vị thương buôn không biết có lời hay không, nhưng mỗi khi đi tới làng mạc nào, thấy người nghèo khó, người này luôn luôn trao tặng đồ. Thấy những người đau khổ thường giúp đỡ, thấy người bệnh hoạn thì cho đồ ăn, cho tiền và cho thuốc. Trong nguyên cái đoàn thương buôn đó, không có ai làm chuyện đó, chỉ có mỗi vị này là luôn luôn biết cho đi.
Rồi nhiều người cũng thắc mắc, không biết anh thương buôn này giàu có cỡ nào, sao anh này thực sự cứ cho hoài như thế? Và nguyên nhóm thương buôn cũng thắc mắc, chúng ta cũng đi buôn bán cực khổ từ làng ngược làng xuôi, mua thì kiếm từng cắt từng xu, lời đó, mua nhiều mà kiếm từng cắt từng xu, tích lũy cả một chuyến đi như vậy đâu được bao nhiêu. Mà ngẫm nghĩ lại, anh bạn này đi đâu, muốn mua gì cũng dễ, và mua gì anh ta buôn bán cũng trôi chảy, và tiền ra tiền vào cũng trên chuyến buôn thoải mái, cứ cho mà có nhiều. Rồi nguyên nhóm thương buôn cùng với nhau mới thắc mắc, tại sao anh này càng cho, buôn bán càng thịnh vượng, làm ăn càng hưng thịnh, tiền ra vô lại càng nhiều? Cho nên, trên một chuyến buôn đường dài, lúc đó trời nắng, ngồi dưới gốc cây nghỉ mát, ăn uống và uống nước, nguyên một nhóm thương buôn quây quần với nhau, mới hỏi anh chàng thương buôn hay cho đồ, hay giúp đỡ người nghèo kia rằng “Không hiểu tại sao anh học được phương pháp buôn bán như thế nào, chúng ta là bạn bè cùng đi buôn bán với nhau bao nhiêu năm qua, mà anh là người cứ may mắn, thật là dễ tiếp cận với khách hàng, buôn bán dễ dàng, kiếm lời dễ. Còn chúng tôi cũng như anh vậy, cũng đồng trên một chuyến buôn mà không bao giờ dư dả mấy. Anh có thể vì tình bạn chia sẽ bí kíp buôn bán như thế nào để hưng thịnh, kiếm được nhiều tiền không?” Người bạn này mới kể rằng thực ra nó không có khó, khi bước vào con đường thương buôn này, thì ba bốn đời của nhà tôi đã làm buôn bán rồi, có cuốn sách ông bà để lại trong ngành thương buôn nói rằng “Nếu chúng ta biết cho đi và san sẻ thì luôn có dư và đầy đủ bởi phước báu luôn tới. Lúc đầu tôi không tin như các anh, các anh biết mà, nhưng sau này, theo như lời của ông bà để lại, tôi bắt đầu san sẻ. Nếu có 5, tôi chia 3 phần, giữ lại 2 phần, và đi tới làng mạc nào thấy người nghèo, người bệnh, người đau, tôi hay chia sẽ, giữ lại 2 phần mà thôi. Chỉ có thế, tôi làm và rồi tôi thấy hình như từ khi tôi biết san sẻ, cho đi, tôi có thêm nhiều may mắn. Mua thì may, bán thì được đắt hàng”. Và thật sự trên chuyến thương buôn, ai cũng nhận ra. Người ta bắt đầu mới ngỡ ngàng “chỉ đơn giản vậy sao!”. Thế rồi toàn bộ những người đi buôn cùng với ông ta từ thuở đó bắt đầu học theo cách của anh ta, luôn luôn tới làng nào cùng với anh ta giúp đỡ những người nghèo, người bệnh hoạn, cho đi một phần số lời của mình kiếm được. Thế là từ đó, đoàn buôn đó không còn gọi là đoàn thương buôn nữa, đi tới đâu người ta cũng gọi là đoàn từ thiện bởi tới đâu, họ cũng giúp đỡ người nghèo khổ, cho nên ai ai cũng tới mua đồ của họ bởi thấy họ là những nhà từ thiện.
Các bạn thân mến! Thực sự luôn là như vậy. Khi một anh chàng trong nhóm thương buôn biết cho đi, thì những con người đón nhận đồ đạc, tịnh tài, sự giúp đỡ của anh cảm mến, cảm phục và dân trong thôn, trong làng thấy được nghĩa cử cao đẹp, thương mến nên sẵn sàng mua đồ của anh ta. Chính là bởi vì tấm lòng của anh ta biết cho đi, phước báu hiện tiền cho đi được nhận lại, tăng trưởng phước báu, bởi vậy hàng hóa trao đổi mua bán, anh ta đi tới đâu bán hết tới đó và anh ta không bao giờ giữ lại toàn vẹn số lời mà biết san sẽ tới những người nghèo khổ, bệnh hoạn, ốm đau. Điều đó được chứng nghiệm bởi cả nhóm thương buôn đó đã hỏi anh ta. Anh ta đã nói chân thật là ông bà truyền lại điều đó, và cả nhóm thương buôn đó bắt đầu thực hiện điều như vậy. Họ đã buôn may bán đắt những mặt hàng mua từ làng này qua làng khác, thôn khác đều bán hết nhanh chóng và có lời, nhưng họ lại cộng tác với anh kia giúp đỡ những người nghèo khổ, túng thiếu trong thôn khi họ tới. Và từ nhóm thương buôn, có lời – gọi là thắc cổ để làm lời đó, đã biến thành đoàn từ thiện giúp đời. Đúng như câu “Người biết san sẻ và cho đi luôn tăng trưởng phước báu”.
Các bạn thân mến! Trong cuộc sống đúng như vậy, ai biết cho đi là người được lãnh nhận nhiều nhất, ai biết hiến dâng là người luôn luôn có sẵn, ai biết trao đi là người luôn luôn dư dã. Đức Thế Tôn dạy cho chúng ta hãy biết cho đi. Người cho đi là người đã phá vỡ cái tâm tham, người không còn tâm tham luôn tăng trưởng được phước báu và có tràn đầy tất cả những phương tiện trong cuộc đời bởi ai biết cho đi luôn luôn được hiến tặng trở lại, phước báu luôn dồi dào và đầy đủ.
Chúng ta, người phật tử tại gia, đừng đợi khi giàu, đừng đợi mang hết lợi lạc trong thế gian để cho bản thân của mình mà thôi. Đức Phật dạy hãy học hạnh bố thí và cho đi, cúng dường và hiến dâng. Người biết bố thí, người biết cúng dường, người biết cho đi luôn có dư phước báu và đầy đủ phương tiện trong cuộc sống. Không những thế, nó còn chuyển hóa được nghiệp mà chúng ta tạo ra, đó là nghiệp trộm cắp, lấy của không cho, lấy của thuộc về người, nghiệp đó thật là nặng, kiếp sau sẽ làm cho chúng ta túng thiếu, nghèo khổ. Cho nên trong kiếp này, nếu các bạn là thương buôn hay làm bất cứ công việc gì, nhớ rằng chúng ta luôn nghĩ tới những người nghèo khổ, luôn nghĩ tới những người bệnh hoạn, luôn nghĩ tới những người túng thiếu. Hãy san sẻ một phần trong đời sống có được tới những ai đang thiếu thốn, đang bệnh hoạn, đang nghèo đói, bởi sự san sẻ như vậy, sự cho đi như vậy, sự hiến dâng và trao ra cái thuộc về mình cho những người khác sẽ tăng trưởng được phước báu mà còn chuyển hóa được tâm tham của chúng ta. Khi tâm tham được chuyển hóa, phước báu sẽ luôn đầy đủ và ta sẽ có dư tất cả.
Đây là chân lý sống bậc giác ngộ dạy cho chúng ta, đừng đợi khi giàu, đừng đợi khi có tất cả. Anh thương buôn kia lời 5 phần, cho đến 3 phần, giữ có 2 phần. Cho nên bao nhiêu chuyến mà anh ta đi, chuyến đi này, chuyến đi kia, những thứ anh ta mang tới đều trôi chảy, buôn may bán đắt. Và rồi cả đoàn làm theo, họ trở thành đoàn từ thiện, đoàn thương buôn làm từ thiện. Và từ đó đoàn này đi tới đâu luôn luôn được mọi người trong thôn, dân làng đón mời, tiếp đãi tử tế, và mua bán một cách chóng vánh, nhanh, không trả giá bởi họ thấy đoàn này là đoàn từ thiện tới để giúp đời.
Chúng ta cũng thế, nếu biết hiến dâng cho đi những điều ta có, một phần thôi, không cần nhiều, đừng nghĩ nhiều để cho, nghĩ rằng có để cho một phần là điều tốt, chúng ta sẽ được phước báu nhiều rồi còn được quế nhân độ trì để làm việc hanh thông, cuộc đời suông sẽ, thuận buồm xuôi gió trên những ngược xuôi của cuộc đời. Đây là chân lý! Còn những ai giàu có, làm ăn ra mà không biết trao tặng, không biết cho đi, không biết hiến dâng, rồi cũng bị sụp đổ. Cho nên người ta nói “không ai giàu 3 đời” chính vì không thể giàu 3 đời do không biết làm từ thiện mà thôi, không biết cho đi, hiến dâng mà thôi! Chứ người mà biết cho đi, hiến dâng không những giàu 3 đời mà giàu muôn đời, bởi luôn luôn có đầy đủ phước báu, muôn đời trong dòng tộc sẽ giàu có.
Các bạn thân mến! Cuộc sống sử dụng có bao nhiêu và cuộc sống bao nhiêu thứ có ta có sử dụng hết đâu. Hãy biết san sẻ, học cách cho đi bởi cách san sẻ và cho đi tăng trưởng phước báu vô cùng. Làm dư dả về đời sống vật chất và làm cho tinh thần an nhiên và làm cho những lòng người khổ đau, nghèo khổ, bệnh tật được bình an và hạnh phúc, có chút để lót dạ nuôi thân trong khi túng thiếu. Phước báu đang tới với các bạn nếu các bạn biết cho đi.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe. Sống trên đời hãy học cách cho đi. Cho bằng tình thương, cho lòng nhân ái, cho tất cả điều ta có để rồi có tất cả khi ta biết cho! Cám ơn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa