Pháp thoại Thiền sư Bảo Thành, Tâm Sĩ bút ký
Bảo Thành kính chào các bạn, chúc các bạn an nhiên tự tại và chúng ta tiếp tục gặp nhau trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Cám ơn các bạn đã đăng nhập vào mạng này.
Bảo Thành bây giờ đi thẳng vào một câu chuyện, để từ câu chuyện đó mỗi người chúng ta sẽ có được những ý tưởng hành xử trong cuộc đời. Câu chuyện có nhiều góc độ đề tư duy, để suy diễn, nó có nhiều góc độ như một bài học giúp đỡ chúng ta hiểu thấu.
Câu chuyện kể rằng, có một đứa nhỏ nhà nghèo, đứa nhỏ này vô trong miếu qùi xuống lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, nó qùi nó khấn như vậy: “Dạ thưa Bồ Tát, con muốn làm Bồ Tát, con muốn ngồi lên chỗ của Ngài, để con được an nhiên tự tại, bớt đi phiền não và đau khổ”. Bồ Tát mới nói với đứa nhỏ này: “À không sao, nếu anh muốn làm Bồ Tát, anh cứ bước lên đây ta nhường chỗ cho, anh phải ngồi ở đó, nhưng phải có điều kiện làm Bồ Tát, anh phải biết làm Bồ Tát như thế nào. Khi làm Bồ Tát ở trong miếu, anh nhớ một câu: “dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra, anh vẫn phải ngồi yên không được nói, ngồi im mỉm cười, nghe, chỉ nghe không được nói, không được động đậy”. Anh nhà nghèo suy nghĩ: mình khổ cực qúa, nay cầu xin Quan Âm Bồ Tát thế chỗ của Ngài, Ngài cho, Ngài nhường chỗ cho”. Vậy là anh ta bước lên trên bàn thờ ở Miếu, thay thế Ngài Bồ Tát ngồi ở trên đó, ngồi như bức tượng, ngồi như vậy. Anh ta ngồi một hồi thì có một ông nhà giàu, ông vô cầu xin cho giàu có hơn, xin Quan Âm Bồ Tát cho con giàu hơn, xin Quan Âm Bồ Tát cho gia đạo con bình an hơn, đủ thứ hết, ông ta liệt kê cả một sự cầu nguyện dài, cầu xin Bồ Tát ban cho, xong ông ta cúi xuống lạy. Trong khi ông nhà giàu cúi xuống lạy, thì có vài thỏi vàng rớt ra ngoài. Khi lạy, người xưa thường nhét vàng trong vạt áo vắt chéo rồi nhét vô, khi cúi xuống lạy sơ ý, nó rớt xuống mà không có biết. Ông nhà giàu đi về, anh Bồ Tát nghèo ở trong miếu cũng ngồi im, đến khi có một người nghèo khổ nữa mới vô lạy Bồ Tát, xin Bồ Tát cho con có chút tiền bạc, con nghèo quá, con khổ quá. Sau khi anh nhà nghèo này phát nguyện xong, cầu nguyện xong thì cúi xuống lạy. Khi cúi lạy anh ta thấy rõ ràng vài thỏi vàng nằm ở dưới đất, anh ta mừng cám ơn Bồ Tát, anh ta lấy vàng đi về. Anh Bồ Tát nhà nghèo ngồi trong Miếu cũng ngồi im, cũng mỉm cười, giữ được tịch tĩnh, bởi vì đang đóng vai Bồ Tát, nghe theo Bồ Tát, phải làm đúng theo lời dặn của Ngài. Rồi bất chợt có một ông là người đi đánh cá, tới lạy Bồ Tát xin ban sự bình an cho con, bởi con bây giờ phải đi ra biển đánh bắt cá, con làm nghề bắt cá trên biển nên Quan Âm Long Hải gia hộ cho con được bình an. Anh Bồ Tát nhà nghèo ngồi trên cũng tịch tĩnh im, mỉm cười, nghe theo Bồ Tát phải im mà không được nói. Nhưng khi anh làng chài đánh cá kia đứng dậy ra đi, thì gặp ông nhà giàu chạy tới. Gặp mặt nhau ông nhà giàu hỏi ông bắt cá rằng: “Anh có thấy mấy thỏi vàng của tôi lúc nảy rớt ở đây không?”. Anh đánh cá bảo: “tôi không có thấy, tôi vô tôi cầu nguyện bởi sắp sửa đi đánh cá”. Ông kia không tin, nghĩ rằng anh đánh cá đã nhặt được vàng của mình, nghi ngờ anh đánh cá này đã lấy vàng của mình, cho nên hai người đã chửi bới, đánh đập nhau, thì đánh đập, chửi bới nhau như vậy, cuối cùng anh đánh cá vùng vẫy bỏ chạy, đi ra ngoài biển đánh bắt cá. Khi đang bắt cá thì bảo tố tới, là bởi vì sao, tại sao anh ta vùng vẫy ra đi bắt cá, là bởi vì anh Bồ Tát này, đã không giữ được sự im lặng, anh đã buột miệng nói ra rằng: “anh đánh cá không lấy vàng của ông, lúc nãy có một anh nhà nghèo vô đây cầu nguyện, nó đã lấy vàng đi rồi, còn anh đánh cá không có lấy, thôi ngừng đi để cho anh ta đi đánh cá. Thế là hai bên ngừng đánh, ông nhà giàu đi về tìm anh nhà nghèo kia để lấy lại thỏi vàng, còn anh đánh cá đi ra biển đánh cá, nhưng khi anh ta đi ra biển, thì bão tố tới, đã quật anh chết trên biển khơi. Và lúc này Đức Bồ Tát đã hiện ra, nói với anh kia rằng: “Anh đã sai, anh làm Bồ Tát mà anh đã làm sai, đúng ra anh chỉ ngồi im, lắng nghe thôi”. Đứa nhà nghèo bảo: “Tại sao tôi thấy rõ ràng thằng nhà nghèo lấy vàng thì tôi phải nói, còn không là không đúng”. Bồ Tát nói như vậy: “bởi vì chính con đã nói như vậy, nên họ đã ngừng đánh nhau và anh kia đã đi ra biển đánh cá, gặp trời giông bão đánh anh ta chết. Chính con nói ra như vậy, ông nhà giàu không có cơ hội, để cho người nghèo kia được hưởng phước báu đó mà sống tự tại. Bởi vì anh nói ra như vậy, cho nên ông nhà giàu kia, đã làm mất đi phước quả của một người tạo cơ hội cho một người khác thay đổi cuộc sống”.
Làm Bồ Tát chỉ biết nghe và mỉm cười, dù sự đời có ra sao đi nữa, tất cả đều có nhân duyên của nó, đừng xen vào nhân duyên của chúng sanh, đừng xen vào nghiệp của chúng sanh, đã là Bồ Tát. chỉ biết mỉm cười trong sự tịch tĩnh và lắng nghe chúng sanh nói những điều họ cầu nguyện.
Các Bạn, câu chuyện hơi ngộ ngộ và cũng khó hiểu. Bồ Tát thì không bao giờ nói cho chúng ta nghe. Thế nhưng khi chúng ta tới Chùa, chúng ta cầu nguyện, chúng ta luôn muốn Phật, Bồ Tát phải nói cho chúng ta nghe. Nếu thật sự có một vị Bồ Tát nói cho chúng ta nghe, phân bua giải bày những điều đúng sai của chúng ta thì chẳng phải là Bồ Tát, mà chỉ là một anh nghèo khổ đóng vai Bồ Tát mà thôi. Chúng ta thấy đầy rẫy những vị Bồ Tát như vậy trong thế gian, nhập vai Bồ Tát nói hưu nói cuội, để có tiền sống.
Trong Chùa, trong Đình, trong Miếu, tượng Bồ Tát nằm trên kia không linh bằng ông Bồ Tát di động, vì chính ông Bồ Tát đó giãi bày đủ thứ, nói đủ thứ, tìm đủ thứ, để rồi mỗi người chúng ta lạc vào thiên la. Bồ Tát không bao giờ nói, Bồ Tát không xen vào nghiệp của chúng sanh, Bồ Tát không nói đúng nói sai, Bồ Tát chỉ biết lắng nghe và dùng tâm từ tầm thinh cứu khổ, lắng nghe như vậy, để mỗi con người tỏ lộ cái khổ của mình, được nhẹ bày, được nhẹ nhàng, được thoát ra khỏi cái khổ, bởi có một đối tượng là một vị Bồ Tát, một vị Quan Âm nói cho chúng ta nghe. Còn nếu như vị Bồ Tát có thể nói được, thì chẳng còn là Bồ Tát nữa. Nếu các bạn nói: “như vậy không đúng, các bạn không tin, từ xưa tới giờ có vị Bồ Tát nào nói cho các bạn đâu”. Không ai nói, không có Bồ Tát nào hiện thân trên đời này để nói, nhưng chỉ có những người có tâm Bố Tát mới nói, còn Bồ Tát chỉ biết ngồi lắng nghe mà thôi, còn người có tâm Bồ Tát như những bậc Thầy cao qúi, tôn qúi, những bậc Thầy đó có thể hiện thân là ông bà, cha mẹ hoặc những người thương yêu chúng ta, với tâm hạnh Bồ Tát, với lòng yêu thương, nhìn rõ đúng sai chia xẻ, nhưng chúng ta không bao giờ nghe họ, không muốn nghe họ, lại muốn đi tìm cầu một ông Bồ Tát ở trong Chùa, một tượng Bồ Tát để đập đầu xuống mà van xin. May mà gặp được tượng Bồ Tát ngài không nói gì. Còn khốn khổ hơn gặp một ông nhập vai Bồ Tát, xen vào nghiệp của chúng sanh, để chứng tỏ là biết những sự việc xảy ra như vậy, sẽ làm khổ cho muôn người. Trên đời khổ nhiều, khi chúng ta tới gặp những vị Bố Tát như vậy, họ thích nói, thích xen vào chuyện người khác, xen vào chuyện của chúng sanh, họ không phải là Bồ Tát, họ chỉ nhập vai Bồ Tát như anh nhà nghèo kia thích làm tượng Bồ Tát mà thôi. Bồ Tát cho làm, nhưng anh ta không giữ đúng luật, anh ta xen vào tất cả mọi chuyện trong thế gian.
Các Bạn, Phật là bậc giác ngộ, không xen vào nghiệp của chúng sanh, Bồ Tát cũng vậy. Chúng ta khi gặp một vị nào đó đáng tôn kính, dùng tâm Bồ Tát để giãi bày chia xẻ, để chúng ta hướng thượng, tiến tới con đường bình an là điều tốt. Nếu chúng ta gặp những con người nhập vai Bồ Tát, xen vào nghiệp chúng ta, để sửa chữa những điều sai trái, thì đó không phải là Bồ Tát, rất nguy hại cho những người đóng vai Bồ Tát như vậy.
Trên thế gian hiện thời, biết bao nhiêu những người đóng vai Bồ Tát, luôn luôn muốn chỉ chỏ cho mọi người phải theo ý của người đó, luôn luôn muốn sửa sai tất cả mọi chuyện, mà không thấu được rằng, tất cả mọi hiện tượng xảy ra ở trên đời, đều do nhân duyên của nghiệp, sự cộng nghiệp lại với nhau.
Anh nhà nghèo có được thỏi vàng cùng ông nhà giàu mất vàng và anh đánh cá, ba người này cũng do sự cộng nghiệp. Nếu như ông Bồ Tát giả đừng nói gì, cuộc cãi vã, đánh nhau kia sẽ kéo chân anh đánh cá không ra khơi, thì anh ta đâu có chết, mà không nói gì nữa thì đánh nhau như vậy, cuối cùng cũng chẳng ai biết, người nhà nghèo có cơ hội tăng trưởng, và ông nhà giàu có cơ hội bố thí một chút xíu một cách miễn cưỡng, không theo chiều hướng mở tâm, nhưng ít nhiều gì cũng cứu được hai người: một người nhà nghèo có được vốn liếng làm ăn, một người ra sông ra biển, sẽ bị chết, được bảo hộ mạng sống, dù phải mất mấy thỏi vàng, dù phải đánh nhau chửi bới, mà nhìn thấu được nhân duyên, quán chiếu được nhân duyên tương ân như vậy thật là khó.
Các bạn chẳng đi tìm cầu, ta phải trở về chính là một vị Bồ Tát của chính mình, quán chiếu tâm hạnh của mình cho thật là rõ, quán chiếu rõ, để đừng vội vàng xen vào tất cả mọi hiện tượng đang xảy ra trong cuộc đời. Quán chiếu rõ để nhìn thấy nó, tất cả cái gì đúng và sai, vui và buồn, nếu đã xảy ra đều có một nhân duyên để nó phải xảy ra, ta có chấp nhận, đón nhận, để cho bước đường kế tiếp hành xử cho phù hợp cho tốt đẹp hơn lên.
Bồ Tát của chính lòng mình là một vị Bồ Tát biết lắng nghe chính mình, biết nhìn chính mình và đón nhận tất cả những gì xảy ra bởi vạn pháp xảy ra đều có lương duyên do nghiệp thức tương thân, đều có nhân duyên kết cấu nhiều đời, nay đã trổ quả.
Bồ Tát không thay đổi nghiệp, nhưng Bồ Tát chứng nghiệp đó, nhìn thấy nghiệp đó và hoan hỷ với tâm lành, để tiếp tục bước trên sóng gió của cuộc đời mà đi. Mỗi một người chúng ta chính là vị Bồ Tát của chính mình, hãy cố gắng không cần biết thân phận là gì, hãy ngồi an trú trong chánh niệm để trở thành Bồ Tát của chính mình.
Các Bạn, chúc các bạn sống an lành và bình yên.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa