Search

Bài 2114. Khi Ngày Cuối Đến | Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Bảo Tịnh Hương đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi!

Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn đồng quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng sanh và gia hộ cho chúng con thắp sáng đuốc tuệ để quán chiếu, nhìn rõ vạn pháp Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.

Chúng con cũng nguyện xin Chư Phật gia trì cho quê hương Việt Nam của chúng con và toàn thế giới mau thoát khỏi đại dịch.

Xin Chư Phật từ bi gia hộ.

Chúng ta hãy đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái trái tượng trưng cho Từ Bi.

Chúng ta hãy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương.

Trong Chánh Niệm hơi thở, thể nhập vào trong trí tuệ và từ bi sẵn có nơi Phật tánh, chúng ta nghĩ đến tất cả chư vị hương linh đã từ giã cõi trần này bởi đại dịch đều nương bóng từ bi của Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật mà tái sanh cảnh lành.

Cũng luôn đồng nghĩ và hồi hướng cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, người yêu thương của chúng ta luôn bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học.

Hãy khiêm tốn và thành tâm đón nhận ân điển của Phật trong từng giây phút của Chánh Niệm hơi thở.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

(16:20) Mô Phật!

Các bạn thân mến! Thẳng vào chủ đề ngày hôm nay, một chủ đề cần phải giữ tâm thanh tịnh, cần phải thắp sáng trí tuệ, cần phải khơi nguồn tâm từ bi nhìn thẳng vào và trực diện điều luôn luôn xảy ra cho mỗi một kiếp của chúng sanh, chủ đề “Khi Ngày Cuối Đến”.

Ngày cuối của cuộc đời sẽ đến với mỗi người chúng ta. Có những người ngày cuối đã tới khi còn nằm trong bụng mẹ, mới hình thành phôi thôi đã phải ra đi. Vừa lọt lòng mẹ thì ngày cuối đã tới ngay lập tức, cũng như hoàn cảnh của Đức Phật khi Ngài mới sinh ra thì ngày cuối đã tới với mẹ của Ngài. Có những người 10, 15, 20, 30, cũng có những con người cả trăm tuổi ngoài, ngày cuối mới tới. Có những người sự nghiệp đang thành công vang lừng một cõi, ngày cuối tới ngay, như đại đế Alexander thành công ở đời, tuổi vừa chừng 30 ngoài thì ngày cuối đã tới, toàn bộ những gì gọi là chinh phục trên thế gian này liền phải lìa xa, không mang theo được gì. Và mỗi người chúng ta có sự trải nghiệm về ngày cuối tới đặc biệt trong kỳ đại nạn của dịch bệnh này, có những con người ngày cuối tới quá vội vàng, chớp nhoáng đến kinh hoàng thần hồn của mỗi người chúng ta.

Khi ngày cuối tới, chúng ta đã chuẩn bị gì đây?

Ngày cuối tới với mỗi một phận người, chúng ta hoan hỷ ra đi bởi hiểu rõ mọi nhân duyên giả hợp do Đất, Nước, Gió, Lửa hình thành nên thân này để xuôi mệnh của phước nghiệp ta tạo ra mà đi trong hoan hỷ, nương bóng từ bi và thiện nghiệp tái sanh cảnh lành, để không trở lại luẩn quẩn trong đám khói mây của nghiệp thức đen tối và bị mù, chẳng lần được lối thoát, giam hãm trong luân hồi và sanh tử.

Nhớ thuở xưa khi Đức Phật còn tại tiền khi vừa tròn 80 tuổi, ngày cuối của Đức Phật đã tới, tâm thái của Thế Tôn thật hoan hỷ, an lạc trong ngày cuối ấy. Với trí tuệ và từ bi, tâm Ngài luôn luôn sáng bởi Ngài là Phật, dù hơi thở cuối đang đi ra bãi biệt chẳng thể trở về, Ngài vẫn sáng suốt vô cùng để mang những lời khuyên và truyền dạy, khai thị cho đệ tử và chúng sanh đời sau một cách thật rõ ràng cần phải làm gì.

Một trong những lời chỉ dạy của Đức Phật trong ngày cuối đó được khai thị với hàng đồ chúng còn ghi chép trong Kinh Đại Bát Niết Bàn. Đức Phật khuyên thật là nhiều trong những ngày đó nhưng ba điểm chính yếu mà Bảo Thành muốn đưa ra cho mỗi người chúng ta, các bạn đồng tu thực hành Thiền Mật song tu thấy để củng cố niềm tin của mình vững chãi hơn trên con đường hành trì thiền quán trí tuệ và từ bi.

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói Đức Phật trong những ngày cuối cùng của cuộc đời đã dạy như vầy. Chánh Niệm hơi thở, hãy luôn Chánh Niệm hơi thở và lấy trí tuệ quán chiếu các pháp lui tới sanh – diệt vô thường trong từng sát na. Và với trí tuệ Chánh Niệm hơi thở quán chiếu được những các pháp vô thường sanh – diệt khởi lên đó, thì các con sẽ được giải thoát ngay. Pháp đó, tư tưởng đó, cảm xúc đó, suy nghĩ đó khởi lên trong tâm, các con không làm nô lệ bị kéo trượt mãi trên những pháp vô thường sanh – diệt, bám víu trong những cảm xúc sầu muộn, bi ai, hạnh phúc và an lạc.

Các con phải nhớ, từ điểm này đây, Phật đã nhắc nhở cho chúng ta thiền trí tuệ và từ bi Chánh Niệm rất quan trọng. Các con hãy lấy trí tuệ để quán chiếu thực hành các pháp mà Đức Phật đã dạy để chuyển hóa nghiệp chướng, thoát khỏi luân hồi chứ đừng làm nô lệ dựa dẫm, bái lạy nơi các bậc đạo sư cao trọng hay những bậc tôn sư thần tượng mà phải lấy pháp của Phật thực hành Chánh Niệm từ bi – trí tuệ quán mới có thể giải thoát.

Lời dạy của Đức Phật trong những ngày cuối thiết yếu vô cùng cho những ai tầm cầu con đường giải thoát. Phật dạy gọn lắm! Như những điều chúng ta đang thực hiện là đúng với những tinh thần Đức Phật dạy trong ngày cuối khi Đức Phật từ giã cuộc đời này, đó là Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán để nhận rõ các pháp là vô thường sanh – diệt để không bám víu, nô lệ để không cầu lạy các bậc đạo sư hoặc những ai đó gọi là cứu rỗi linh hồn của chúng ta mà chúng ta tự thắp sáng đuốc tuệ qua hành trì pháp của Đức Phật khai thị, hiểu thấu được nhân quả, các pháp là vô thường sanh – diệt, nương vào Chánh Niệm hơi thở, khơi nguồn từ bi – trí tuệ, thắp sáng chân tâm để chúng ta tự đứng dậy, tự đứng dậy thắp đuốc mà đi, thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Qua câu này, Đức Phật không dạy cho chúng ta phải dựa dẫm, phải bám vào, phải tôn thờ một vị thần, một đấng đạo sư nào đó có quyền năng, có sức mạnh cứu rỗi chúng ta. Cũng chẳng nói đến cần phải cầu Kinh, chuẩn tế, các nghi thức như hiện nay chúng ta thấy.

Thuở Đức Phật là như vậy! Mà thực tế ngày nay chúng ta đã thấy, nếu dựa trên những bài Kinh để tụng niệm do Tăng thân, do Tăng đoàn, do Phật tử hoặc các tôn giáo nghi thức cử hành thánh lễ cầu Kinh, thể như vậy mà quán chiếu để thấy rõ xem biết bao nhiêu những người đã nằm xuống, hàng triệu triệu người trên thế giới đã chết một cách tức tưởi, nhanh chóng trong đại dịch chẳng một câu Kinh, chẳng một nghi thức, chẳng một người đưa tiễn, cái cuối có thể còn là một đống tro tàn hay thân xác ướp lạnh vội vàng chôn xuống lòng đất. Thông tin gửi về, người thân đã mất. Vậy những người đi như vậy, đột ngột như vậy chẳng một tiếng Kinh cầu, không chuông, không mõ, không một nghi thức như vậy thì dựa vào đâu để tái sanh? Phải chăng chẳng Kinh, chẳng cầu, chẳng chuông, chẳng mõ, chẳng thầy, chẳng cô, chẳng các pháp sư, chẳng các đạo sư để cứu rỗi, để có những nghi thức, để có những kế hoạch sắp xếp cầu siêu cho hương linh đó thì họ đều bị đọa vào địa ngục hay sao?

Chúng ta phải rất cẩn thận khi còn đang sống!

Nhớ lời của Đức Phật dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, khi ngày cuối đã đến với Đức Phật, Ngài còn tỉnh, dạy để làm gì? Để cho chúng sanh, để cho chúng ta, khi ngày cuối tới, chúng ta không thể như Đức Phật sáng suốt, tỉnh giác để tiếp tục dạy dỗ những người khác hoặc là dẫn đưa thần thức của mình tái sanh cảnh lành đâu. Ngày cuối tới với cuộc đời, biết bao nhiêu những oan gia trái chủ, bất thiện nghiệp nhiều đời kéo tới lẫn lộn với nhau và nếu như không đủ đạo lực, không đủ trí tuệ và từ bi, nhất định chúng ta lại lần mò trong tăm tối, dúi đầu vào trong luân hồi sinh tử, khổ khổ muôn đời khó có thể thoát. Vậy thì chúng ta, những người Phật tử tại gia, chúng ta, những người đang học Phật phải làm gì? Phật dạy trí tuệ và từ bi, Chánh Niệm hơi thở, quán chiếu các pháp vô thường và chớ bao giờ để cho mình trở thành nô lệ cho những tư tưởng khởi lên ở trong tâm bởi những pháp vô thường sanh – diệt, từ đó tin tưởng rằng cần phải nhờ một vị đạo sư nào đó để cứu rỗi chúng ta.

Như hiện thời trong đời Mạt Pháp, nhiều người tán tụng rằng vị đạo sư đó, đấng bậc đó cầu siêu được cho chúng ta, giải thoát được linh hồn, thần thức cho chúng ta, và từ đó, khi còn sống, chúng ta được truyền vào, mớm vào những tư tưởng rằng khi chết nhất định phải có đủ nhân duyên, phước báu, phải tin tưởng vào một vị đạo sư nào đó để vị đạo sư đó cứu rỗi chúng ta. Điều đó hoàn toàn không phù hợp với những lời trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật đã dạy, lấy Chánh Niệm hơi thở quán chiếu trí tuệ và từ bi để nhìn thấu những pháp vô thường sanh – diệt lui tới mà nhận rõ các pháp vô thường để rồi hành trì pháp của Phật theo nhân quả thật rõ khi còn sống để có đủ trí tuệ và từ bi. Các bạn nhớ, chỉ có trí tuệ thì các bạn mới có thể được giải thoát và ta giải thoát bằng chính trí tuệ do công hạnh tu tập khi còn sống, không phải đợi đến lúc chết.

Từ đó mà hàng triệu triệu người hoặc biết bao nhiêu người thân của chúng ta vì đại dịch ra đi, dù không có tiếng Kinh cầu chuông mõ, chẳng có bóng của các nhà sư hoặc sư cô hoặc các linh mục, các cha, các đấng đứng đầu trong các tôn giáo thì cũng chẳng có gì phải lo lắng bởi theo bài Kinh trong lời khuyên dạy ở Đại Bát Niết Bàn thì chỉ có trí tuệ mới có thể giải thoát chúng ta mà thôi. Trí tuệ của ta chứ không phải trí tuệ của ai! Nếu trí tuệ của Phật có thể giải thoát thì ngày cuối tới với Đức Phật, Phật đã dạy chỉ cần tin vào Phật bởi Phật là bậc có trí tuệ đại giác đại ngộ, nhất định sẽ giải cứu chúng ta mà thôi. Nhưng Ngài không nói! Ngài nói chỉ có trí tuệ bằng sự thực hành Chánh Niệm hơi thở quán chiếu từ bi và nhận các pháp vô thường hiện hữu đó, nhận rõ để không bám víu, 29:38 không tôn thờ ngẫu tượng, không nô lệ vào những điều mà hiển lộ bởi pháp vô thường sanh – diệt kia để đắm chìm. Để trí tuệ và từ bi thắp sáng cuộc đời, hành cho đúng pháp của nhà Phật theo nhân quả thật rõ thì nhất định đó là nguồn ánh sáng vô biên bất diệt dẫn đưa chúng ta tái sanh cảnh lành khi ngày cuối tới với mỗi người chúng ta. Vậy đâu cần phải có Tăng đoàn cả trăm người cúng kiếng rình rang 49 ngày bởi đâu cần tiếng chuông, tiếng mõ, bởi đâu cần vị đạo sư nào đó hoặc ai nói rằng: “Người đó phải có đủ phước để tới cầu và chỉ có họ mới có thể tới cứu rỗi mà thôi”.

Ngày nay hình như thật là nhiều các bậc tôn túc hoặc những đấng ở các tôn giáo khác thường hay nói với tín đồ của mình như vậy, nhưng Phật dạy trí tuệ của mỗi một người là quan trọng. Trí tuệ và từ bi nơi mỗi chúng sanh là quan trọng, là cứu cánh giải thoát họ mà cứ ngỡ rằng bậc đạo sư đó, vị thầy đó biết đúng pháp cầu siêu, đọc đúng Kinh để rồi linh hồn đó được giải thoát cho nên quan trọng hóa những nghi thức cầu siêu, quan trọng hóa những phương pháp tụng niệm và luôn luôn nói những ai vô phước không gặp được họ sẽ chẳng thể thoát được, trái ngược hoàn toàn với Kinh Đại Bát Niết Bàn mà Đức Thế tôn đã truyền dạy khi ngày cuối tới với Ngài.

Ngày cuối tới với Ngài, Ngài đã để lại bí kíp thượng thừa nhắc nhở mọi người chúng ta rằng, khi ngày cuối tới với chúng sanh, Phật không cứu được, Bồ Tát không cứu được và chỉ có trí tuệ – từ bi mà bao nhiêu năm tháng đầy đủ phước duyên ứng dụng thân làm người, thân phương tiện vi diệu làm người này, thực hành trong Chánh Niệm, quán chiếu từ bi và trí tuệ để nhận rõ hoàn toàn rằng các pháp là vô thường sanh – diệt, chẳng có ngã tướng. Đấy mới là bí kíp thượng thừa để giải thoát và mỗi người chúng ta phải thực tập, phải tu. Không thể làm nô lệ cho những câu nói nghe ngọt xớt rằng: “Chẳng cần gì! Chỉ cần những bậc đạo sư, những bậc hiểu đạo, thấu đạo tới tụng Kinh cầu siêu làm pháp là chúng ta được cứu”. Không! Nếu ai hứa khả những điều đó, họ đang truyền bá tà đạo nơi tà kiến, kiến chấp lầm lẫn trong vô minh, tuyên bố rằng mình có khả năng cứu vớt các linh hồn đó, cầu siêu và tuyên bố rằng pháp môn của họ cao tột vô cùng, giải cứu tất cả mọi hương linh. – Sai!

Ta học Phật là ta phải học theo lời của Đức Phật dạy, chớ để sự biến chứng theo dòng thời gian của tâm chấp trược hòa lẫn vào những niềm tin bản địa của những người còn lầm chấp trong vô minh cài đặt tên là Phật Pháp giữa những pháp môn của Phật lẫn lộn để rồi dẫn dụ chúng ta lệ thuộc vào điều đó. Phật dạy chớ để chúng ta lệ thuộc vào các pháp vô thường sanh – diệt, mà với niềm tin trong tâm, với Chánh Niệm nhìn thấu để thấy nó là vô thường, đừng làm nô lệ cho những điều như vậy mới ngõ hầu giải thoát tự thân và khi ngày cuối tới chẳng cần chuông kèn, mõ, Tăng Ni, nghi thức gì cả. Thảnh thơi bãi biệt cõi hồng trần, từ giã thân Tứ Đại: Đất, Nước, Gió, Lửa theo thiện nghiệp và trí tuệ – từ bi của mình mà đi vào con đường tái sanh thiện lành.

Những ngày tháng qua, chúng ta đã nhìn thấy biết bao nhiêu người thân, người quen và biết bao nhiêu những dòng thông tin nói tới những con người trên toàn thế giới cả hàng triệu người đã ra đi mãi mãi bởi đại dịch. Họ được những nhân viên của nhà thương vội vội vàng vàng quấn chặt trong bịch nhựa nhét vào trong những tủ lạnh cứng mang đi chôn, thậm chí không có thời gian để chôn mà để đó, lưu giữ dài hạn và thậm chí họ bị quăng lên xe, đưa xuống những lò hỏa thiêu mà nói theo cảm xúc đời thường của chúng ta: “Sao những người đó ra đi, cái chết tới quá đột ngột vì đại dịch, thật thương xót!” bởi không có một người thân đưa tiễn, không có một tiếng Kinh cầu, không cờ xí, không nhạc kèn trống, không một người tới bãi biệt, thầm lặng ra đi, và thực sự nhiều người đã thấy thương xót, tội nghiệp bởi những người đó vô phước, chết mà không có tiếng Kinh, tiếng mõ, tiếng chuông, chắc có lẽ chẳng thể tái sanh. Nếu ta có quan niệm như vậy là ta đã có quan niệm dựa trên tà kiến, kiến chấp của riêng mình hoặc của những ai đó nhồi sọ, chẳng đúng lời Đức Phật dạy.

Bảo Thành vừa nhắc ngày cuối của Đức Phật, Kinh Đại Bát Niết Bàn dạy thật rõ, một trong những điều dạy suốt ba, bốn ngày Đức Phật sắp sửa giã từ cõi trần nói thật rõ là các con phải luôn luôn Chánh Niệm hơi thở, quán chiếu từ bi và trí tuệ để nhận rõ các pháp vô thường sanh – diệt khởi lên để tránh làm nô lệ cho những pháp đó và nương nhờ vào pháp nhân quả Phật dạy rõ, thực hành miên mật khi còn sống để ngày cuối tới tự tại, an nhiên bước qua 18 tầng địa ngục mà tái sanh cảnh thiện lành, chẳng cần một ai đưa tiễn, chỉ cần trí tuệ và từ bi.

Do đó, chúng ta đừng có quan niệm tội nghiệp, thương xót cho những ai ra đi vì đại dịch chỉ còn là một hũ tro cốt rồi ngồi đó thấy tặc lưỡi tội nghiệp: “Chết mà không được nghe tiếng Kinh, chết mà không được người đưa tiễn, không có phước”. Đó là quan niệm sai lầm! Đừng nhìn tướng mà bắt hình dong! Mỗi người chúng ta hẳn còn sống, không phải rằng ngày cuối sẽ không bao giờ tới với các bạn. Ngày cuối tới bất chợt bởi đời là vô thường, ai có thể biết được ngày tới đó khi nào. Do vậy mà chúng ta luôn luôn phải tỉnh, phải tỉnh thức tu tập Chánh Niệm hơi thở, chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức quán chiếu các pháp vô thường, chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức thực hành các pháp theo nhân quả của Phật đã dạy để thắp sáng đuốc tuệ, khởi nguồn từ bi.

Các pháp quán Đức Phật dạy thật rõ! Quán Chánh Niệm hơi thở thiền từ bi và trí tuệ là pháp môn cao diệu vô cùng của Mẹ Hiền Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Chúng ta không ngồi đó để chờ mà chúng ta hãy đứng dậy theo tinh thần của Đức Phật đã sách tấn và truyền dạy, thực hành miên mật khi ta còn đang có phương tiện diệu dụng vi diệu là thân người này để thành tựu được trí tuệ và từ bi, để khi ngày cuối tới, chúng ta thong dong tự tại, nhẹ nhàng ra đi trở về miền đất chân tâm thanh tịnh mà tái sanh cảnh thiện lành nơi đó có Đức Phật Di Đà nhất định sẽ đón đưa chúng ta.

Các bạn! Phải tỉnh thức! Đừng dựa dẫm vào ai, đừng làm nô lệ cho các pháp vô thường sanh – diệt, đừng loạn tâm, loạn thần, vọng tưởng, vọng niệm, vọng thức, đừng phóng tâm mông lung theo những trào lưu, những lời nói hay của ai đó thể hiện rằng họ có khả năng cầu siêu giải thoát bạn để bạn không tỉnh thức Chánh Niệm từ bi – trí tuệ mà hành thiền mỗi ngày để cứ dựa dựa giữ mối quan hệ với những bậc đạo sư hoặc ai đó hứa khả rằng họ cứu rỗi các bạn, hứa với bạn họ sẽ rước bạn lên cõi lành.

Bản thân của họ còn chưa thể cứu bản thân của họ bởi họ đã lầm lạc trong điều của pháp sanh – diệt vô minh bất thiện rằng cái ngã họ quá cao, nghĩ rằng mình có khả năng cứu rỗi được người khác. Đức Phật chưa bao giờ nói rằng Ngài cứu được ai nhưng Ngài có phương pháp khai thị tức là giới thiệu, hướng dẫn cho chúng ta thực hành và câu đó được minh chứng rằng hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Ngài mồi lửa trí tuệ cho chúng ta và chúng ta phải lấy từ bi – trí tuệ làm ngọn đuốc thắp sáng lửa trí tuệ nơi Đức Phật mồi cho chúng ta, đứng dậy trên đôi chân Phàm phu bước qua muôn trùng những thử thách, giữ vững tâm mình, không làm nô lệ cho các pháp vô thường, nhất định mỗi một bước đi là xa lìa bất thiện, xa lìa biển khổ của cuộc đời, hố sâu của mê lầm để cập bờ giác ngộ.

Phải nắm vững điều này để có tín tâm vững chắc, không lầm vào mê tín để rồi đọa vào trong cảnh giới địa ngục nơi tâm thức lầm lạc của những ai đó nhồi sọ. Họ nói thật hấp dẫn! Họ nói họ có khả năng đó và họ truyền bá cho chúng ta rằng phải tin tưởng vào họ và họ giới thiệu cho chúng ta gặp những bậc đạo sư cao cả và phải qua bậc đạo sư đó, chúng ta mới được truyền cái này cái kia để được giải thoát và họ cứu rỗi chúng ta khi ngày cuối tới. – Hoàn toàn sai!

Đại Bát Niết Bàn Kinh đó, ngày cuối của Đức Phật, Thế Tôn nói thật rõ, Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán, nhìn rõ các pháp vô thường và đừng làm nô lệ cho các pháp vô thường đó thì nhất định chúng ta đã tự thắp đuốc vượt qua bể mê để cập bờ giác rồi. Cho nên khi các bạn nghe rằng ai đó nói rằng họ có nghi thức cao siêu nhiệm màu để cứu vớt các linh hồn và họ cảm thấy tội nghiệp cho những ai khi ngày cuối tới không gặp được họ hoặc những bậc đạo sư lớn để tụng đúng Kinh, đúng pháp để cứu vớt linh hồn của chúng ta, đừng chạy theo những lời hứa hẹn đó mà quên lời dạy của Đức Phật là hãy tỉnh thức, tỉnh thức Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán, xa lìa bất thiện, dùng trí tuệ nhìn thấu để không biến mình thành nô lệ vô lượng kiếp trong sanh tử lầm than.

Do đó, quan niệm mà nhìn thấy trong những ngày qua, tháng qua, bao nhiêu người lầm lũi ra đi bất chợt và dấu tích để lại trong cuộc đời của họ chỉ còn một hũ tro, một thông tin họ đã chết, đã chôn, đã thiêu và thậm chí ta còn không biết tro đó có phải của họ không, chỗ đó có phải chôn họ hay không? Chẳng cần luận bàn thân xác Tứ Đại còn hay không, dấu tích cuối cùng của cuộc đời của một con người có phải là họ hay không, bởi chết rồi, thân Tứ Đại đã xả bỏ theo nhân duyên giả hợp kết rồi tan, chỉ còn có thần thức đi tái sanh mà khi còn sống được tu, được luyện bằng từ bi và trí tuệ, hiểu thấu được vô thường thì nhất định chẳng cần gì lưu dấu trên cõi trần, chẳng tiếng kèn, chẳng tiếng Kinh, chẳng người đưa tiễn, chẳng thầy, chẳng cô, chẳng cần gì hết bởi họ đã có trí tuệ và từ bi dẫn họ đi.

Các bạn đừng mong cầu ngày cuối tới của người thân các bạn hoặc của các bạn là sẽ có quý thầy, quý cô, các bậc đạo sư lớn mà các bạn đang quen cứu vớt các bạn, đưa tiễn các bạn và rồi bạn sẽ thoát khổ. – Không!

Phải tự thắp đuốc lên mà đi! Do vậy mà khi chúng ta đang còn có nhân duyên, các căn của chúng ta còn đủ khả năng nhận biết, chúng ta còn nhìn, còn đọc được Kinh, còn thấu được lời của Phật dạy thì lời trong Kinh Đại Bát Niết Bàn khi ngày cuối tới Đức Phật đã dạy cho chúng ta phải tỉnh thức Chánh Niệm hơi thở từ bi – trí tuệ quán để thấy rõ các pháp vô thường sanh – diệt để từ đó các pháp đó khi khởi lên ở trong tâm, ta không lệ thuộc làm nô lệ cho chúng.

Các bạn có thấu được lời Bảo Thành vừa nói hay không? Đừng để cho những lời hứa hẹn ngọt ngào của một vị đạo sư hay một vị nào đó nói rằng họ có pháp bí truyền cầu siêu để giải thoát hương linh, linh hồn của bạn và có thể họ nói rằng họ có khả năng cao cả, chứng đắc, có đầy đủ quyền năng cứu rỗi các bạn. Nếu các bạn nghe được điều đó, hãy định tâm quán chiếu trong Chánh Niệm từ bi và trí tuệ, thấy rằng những lời nói của họ chỉ là pháp vô thường sanh – diệt, đừng vội vàng tin vào, hãy tin vào lời Đức Phật dạy chẳng ai có thể cứu được các bạn. Chỉ có trí tuệ – từ bi của bạn là ngọn đuốc vô giá dẫn đường cho bạn thoát khỏi sanh tử, phá vỡ 18 tầng địa ngục để bước vào Niết Bàn an vui.

Hãy tỉnh thức, tỉnh thức mà thực tập lời của Phật dạy! Đừng quá vội vội vàng vàng bán cả cuộc đời làm con ma nô lệ cho những chủ nghĩa tư tưởng bất thiện trong vô minh đang pha trộn với những sắc tướng màu mè mà chúng ta cảm thấy vui nhộn trong đời thường, thích thú trong cuộc sống. Chớ để nó hấp dẫn! Chỉ có trí tuệ mới giải thoát được bạn thôi. Còn ngoài ra, không có ai giải thoát được bạn.

Mùa đại dịch này, đau khổ, tang thương tới khắp miền đất nước và thế giới nhưng cũng chính ở trong những giây phút đau khổ tột cùng bởi những cảm xúc của con người đối với con người, con người đối với con người như các con đối với cha mẹ, đối với thân bằng quyến thuộc, đối với bạn bè, đau đớn vô cùng nếu chúng ta không tỉnh thức mà thắp đuốc trí tuệ mà thiền trong Chánh Niệm để trí tuệ được bừng sáng, từ bi được khai nguồn, chúng ta sẽ bị những dòng sông của cảm xúc đau buồn, khổ kia kéo, đẩy lùi ta vào, để như người chết đuối giữa dòng đời lôi kéo chúng ta trầm bổng ở trong biển khổ đó và rồi túm vào những thứ dơ bẩn của bất thiện, vội vàng bám vào bè chuối, bè chuối sẽ bị tan rã bởi nước và cát. Bè chuối đó là bè chuối của những thông tin, của những điều mà những vị pháp sư, đạo sư hoặc ai đó đã nhìn thấy sự đau khổ của các bạn đang chìm đắm, thừa nước đục thả câu, dẫn dụ bạn tin vào những điều không đúng lời của Phật để làm nô lệ cho những đường đi nước bước họ dẫn dụ dần vào vô minh đau khổ. Chớ tin vào họ, dù bạn đang chết đuối! Bởi chính Đức Phật đã nói, bạn phải tự bơi lên mà thôi!

Khi còn sống, ta nương nhờ vào hùng lực trí tuệ – từ bi của Phật để Chánh Niệm hơi thở mà tu để có đầy đủ tư lương trên cuộc hành trình dù dưới hầm lửa của địa ngục hay rớt xuống vùng sâu của núi lửa thì trí tuệ và từ bi của bạn đủ sức mạnh để giúp cho bạn vượt qua và cập bờ giác ngộ. Chỉ có trí tuệ và từ bi mới giải thoát bạn khi ngày cuối tới.

Nhìn vào đại dịch này đây, nhìn thấy muôn cảnh người tới rồi đi vội vội vàng vàng trong mùa đại dịch, cố gắng như một động lực sách tấn tự thân Chánh Niệm hơi thở, tịnh tâm mà tu, thắp sáng đuốc tuệ, khơi nguồn từ bi để chúng ta nếu như ngày cuối tới, ít nhất không được như Phật thì cũng theo dấu chân của Phật còn in trong tâm thức của mình qua lời Kinh Phật đã dạy để chúng ta thực hành thật đúng và bước trên những dấu chân đó để vượt qua chướng ngại của cuộc đời do bất thiện nghiệp ta đã tạo ra trong vô lượng kiếp qua.

Đừng để cho những lời ngọt ngào dụ dỗ của ai đó để rồi những niềm tin dựa dựa vào những tư tưởng hoàn toàn không đúng trong vô minh kia để cả cuộc đời lăn xả vào tin tưởng ai sẽ cứu mình và tin vào bậc đạo sư thượng thừa, chứng đắc cứu vớt mình. Điều đó là sai!

Chỉ có mình mới cứu được mình và cái mình có thể cứu được mình đó là trí tuệ và từ bi do thiện nghiệp tạo thành phước báu. Trí tuệ và từ bi viên mãn mới cứu được mình mà thôi! Không ai cứu được mình hết!

Nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, dù ở dưới bất cứ một hoàn cảnh nào, dù đang đương đầu với bất cứ một hoàn cảnh nào cũng cần phải nhớ, ngày cuối sẽ đến với từng người tùy theo thọ mạng của chúng ta tạo thành do phước báu có được hay không bởi những thiện pháp thực hành trong Chánh Niệm từ bi và trí tuệ. Để rồi ngày cuối đó, dù có tới bất chợt hay là tới thật rõ cho ta biết đi nữa thì nhớ rằng chỉ có trí tuệ và từ bi của ta mới có thể giải thoát ta, không một ai giải thoát ta được. Phật nói thật rõ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, chúng ta đừng dựa dẫm và cũng đừng làm nô lệ cho những tư tưởng người ta tuyên bố một cách hùng hồn ở ngoài kia để hấp dẫn các bạn. Phải thấu rõ được điều này để tự giải thoát mình!

Dù ngày cuối của thân Tứ Đại giả hợp tan biến để chúng ta đi thì cũng đi bằng trí tuệ và từ bi. Và nếu như ngày cuối đó chưa đến thì chúng ta cũng sống trong ánh hào quang của trí tuệ và từ bi được thắp sáng bởi Chánh Niệm hơi thở chứ ta không đi trong tăm tối lần mò trong đau khổ mà đi dưới ánh sáng của minh tuệ Đức Phật rọi chiếu vào trong cuộc đời của chúng ta và chúng ta thắp sáng được ngọn lửa minh tuệ đó bằng nguồn trí tuệ vốn có nơi tâm từ bi của mỗi người.

Đừng sống buông bỏ, mông lung, đừng sống buông thả! Hãy tỉnh thức, tỉnh thức Chánh Niệm từ bi và trí tuệ, hãy quán chiếu thật rõ các pháp vô thường sanh – diệt, hãy quán chiếu thật rõ tinh thần vô ngã để không có một ngã tướng nào của vị đạo sư nào cứu chúng ta hết. Ta đã là vô ngã thì không có một cái ngã của vị đạo sư nào có thể cứu các bạn ngoại trừ trí tuệ và từ bi của các bạn mà thôi!

Con đường Chánh Niệm hơi thở, lời Phật dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn thật thiết yếu cho mỗi người chúng ta quán niệm để chúng ta thấu rõ mà tăng trưởng sức mạnh nội lực, không sợ hãi trước muôn trùng thử thách dù đại dịch có tới với chúng ta, chúng ta cũng phải tịch tĩnh an vui thì dịch kia cũng phải lùi bước bởi thọ mạng chưa tới. Và nếu như thọ mạng tới thì dịch kia cũng tiễn ta về Niết Bàn chứ chẳng có gì đau khổ mà sợ hãi.

Các bạn! Hãy giữ vững niềm tin!

Mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ và Từ Bi vào với nhau.

Thưa Phật! Khi ngày cuối tới với Ngài, giữa vườn long thọ, Ngài đã dạy cho chúng con hãy Chánh Niệm từ bi – trí tuệ quán để thấu rõ được các pháp vô thường sanh – diệt khởi lên trong tâm để không làm nô lệ cho chúng và chỉ có trí tuệ – từ bi do tự thân tu tập mới có thể giải thoát được chính mình.

Nay hiểu thấu được điều này, chúng con nguyện Chánh Niệm từ bi – trí tuệ trong từng sát na để nếu như khi ngày cuối tới, chúng con đi trong sự hoan hỷ.

Xin Chư Phật gia trì cho chúng con.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở rất từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện hồi hướng công đức đồng tu hôm nay nếu có tới tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Xin Chư Phật chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn