Search

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              

Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn đồng tu. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buồi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tinh tấn miên mật hành trì mật thiền chánh niệm hơi thở, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức và biết hành trì các pháp thiện, quán chiếu thấu được Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho hàng đệ tử chúng con thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học và tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, trong những giây phút tĩnh lặng nương vào hơi thở của chánh niệm. Tu quán tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác và Thiện lành, lan tỏa khắp châu thân đến người thân, gia đình và cộng đồng, tiếp hiện nguồn năng lượng tích cực để sống đúng với chánh pháp, nhìn rõ sai lầm để sửa. Chúng ta hãy chuyên chú và tinh tấn.

Giờ đây hãy hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tiếp hiện năng lượng, tổng trì mật ngôn, lan tỏa tới cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Các bạn đồng tu thân mến, chúng ta ngồi đây hít thở thật nhẹ nhàng trong sự tĩnh lặng của tâm thức, đôi khi chúng ta thấy rất bình thường. Nhưng các bạn có biết không, còn ngồi đây, còn thở vào thở ra, còn chánh niệm Từ bi Tỉnh giác, còn Trí tuệ Thiện lành. Đó là điều cao quý nhất vì có chánh niệm trong hiện tại, vì còn chánh niệm được trong hiện tại là chúng ta đang sống thực sự. Có gì quý báu hơn khi là con người sống trong đời mà thực sự đang sống. Sự sống trong từng giây phút tĩnh lặng chánh niệm, Bảo Thành và các bạn kiến tạo được thật nhiều phước báu và công đức. Đây là những gì tối ưu nhất mà Đức Phật thường thường dạy dỗ khuyên bảo chúng ta phải suy nghĩ, chọn lựa và phải mang vào sự thực hành rốt ráo, để thành tựu được kết quả tối ưu, để bớt phiền não, bớt đau khổ, thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc. Lúc nãy Bảo Thành nghe một bạn đồng tu chia sẻ, bạn ấy có một ngôi nhà thật nhỏ, muốn mời các bạn đồng tu và Thầy tới thăm, nhưng vì nhà nhỏ hẹp không chứa đủ. Rồi bạn ấy cố gắng hết sức tần tảo sớm hôm dành dụm và đã mua được căn nhà khác lớn hơn, đủ đầy hơn để có thể mời các bạn đồng tu và Thầy tới thăm gia đình, có chỗ cùng ngồi hàng huyên.

Để thay đổi từ cái nhỏ, căn nhà nhỏ tới căn nhà lớn, người ở trong cuộc cần phải nỗ lực tinh tấn, phấn đấu và nhìn rõ mục tiêu của mình, chuyển từ nhỏ thành lớn để làm gì và mục tiêu đó tốt lành, nên có những hành vi tinh tấn tốt đẹp, sự thành công đã được viên mãn. Căn nhà chân tâm của chúng ta hẹp hòi bé nhỏ, nóng bức trong sự sân giận, hiềm khích, tham si. Bản thân mình còn thấy chật chội khó chịu thì làm sao có thể thỉnh Phật, Bồ Tát vào trong căn nhà chân tâm của chúng ta được. Mục đích của chúng ta là thỉnh Phật trụ thế, có nghĩa là thắp sáng đuốc tuệ, sự tỉnh giác và yêu thương. Thỉnh Phật trụ thế vào đời, Phật là Tỉnh giác, Phật là Trí tuệ, Phật là Từ bi, Thiện lành. Thỉnh Phật trụ thế là ta mang sự sáng suốt, tình thương rộng lớn, sự tỉnh thức và các việc lành vào trong đời một cách rất hiện thực trong cuộc sống. Mục đích như vậy, rõ như vậy thì chúng ta, mỗi người phải nỗ lực tinh tấn tới mức mới có thể thay đổi căn nhà chật hẹp trong sân giận, si mê, tham chấp của tâm, thành tâm rộng lớn thênh thang vô bờ bến.

Sự việc xảy ra ở trong đời thường làm đổ nát gia đình, ông bà cha mẹ, vợ chồng và con cái ly tán, giận dữ, từ bỏ nhau, có khi còn hãm hại giết nhau nữa. Những sự đỗ vỡ đó hoàn toàn tới từ sự nóng giận, si mê, tham đắm, nó gom lại thành một cái nhân đó là chẳng chịu đựng được, chẳng chịu được. Đâu đó trong cuộc đời đã có những tiếng thét lên thật lớn “Tôi không thể chịu đựng được nữa” và ai đó nói rằng “Tôi không chịu được nữa, không thể chịu đựng được nữa”.

Thì chắc chắn là một sự bùng nổ tan nát hết cảnh đời của chúng ta. Giữa ông bà, giữa cha mẹ, giữa con cái vợ chồng, giữa người bạn, người thân, giữa tình thầy trò, người với người, nếu chúng ta quá nóng giận và không nhẫn nhịn được, thế giới này chiến tranh liên tục. Hình như chuyện này là một sự trải nghiệm của mỗi người chúng ta, nhất định các bạn và Bảo Thành đã từng trải qua sự không chịu được nữa, không nhẫn được nữa. Để rồi biết bao nhiêu những đau khổ phiền não, những sự hận thù ngăn cách, những sự chia tay một cách vô lý, mà khi ngẫm nghĩ lại chúng ta hối hận, tiếc nuối vì chúng ta không nhịn được.

Câu ở đời thường nói nhịn một chút thôi là sóng yên biển lặng, đúng vậy, chúng ta đã nhiều lần chỉ nhịn nhau, nhẫn một chút mà tình cảm bạn bè vẫn còn đó, tình thầy trò vẫn sum vầy, tình vợ chồng vẫn khăng khít, cha mẹ ông bà, con cái, mọi người vẫn vui vẻ. Nhịn có chút thôi, nhịn có một chút thôi mà bão tố phải tan, biển phải yên lặng, nhịn một chút thôi mà tình người thăng hoa, cuộc sống đẹp. Mà nhịn đó là nhẫn đó các bạn, nhẫn nhịn đó. Người nhẫn nhịn không phải là khù khờ không biết gì, mà người nhẫn nhịn là người có nội lực thâm hậu, có cái nhìn sâu rộng, hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Chẳng phải nhẫn rồi đưa đến sự nhục nhã, mà nhẫn để đưa đến sự thăng hoa rất tuyệt vời.

Nhịn một chút thôi mà gió yên biển lặng, lùi một bước thôi mà biển rộng trời cao. Nhịn và lùi một bước gió yên biển lặng, biển rộng trời cao, đấy, bao nhiêu lần chúng ta nhịn không nổi sân giận bùng nổ tan nát hết. Nhưng bao nhiêu lần chúng ta nhìn thấy giá trị cao hơn ở sự nhịn, lùi một bước mà giữ được sự hòa hảo trong tâm người với người, vật với vật. Vì người ta giận nhau người ta không nhịn được, không chịu được, không những hại đến người khác mà còn hại đến cảnh vật. Bao nhiêu lần nhẫn nhịn không được, chịu không được nữa đập bàn đập ghế, đập tủ, đập tivi, đập điện thoại, đập nát tất cả và đập nát tất cả phước báu công đức của mình.

Đức Phật dạy tham sân si ba tánh này thiêu rụi hết phước báu, nhẫn nhịn không được là tâm sân sẽ trỗi dậy, phước báu sao còn. Điều này không phải chỉ là sự kinh nghiệm trong cuộc đời, bậc giác ngộ là Phật nhìn thấu rõ và thường xuyên khuyên bảo mọi người phải nhẫn nhịn. Nhẫn là một trong những phương pháp thành tựu được đạo quả. Phật dạy trong bài kinh Lục Độ Ba La Mật thứ nhất là cúng dường, thứ hai là trì giới, thứ ba là nhẫn nhục, thứ tư là tinh tấn, thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ. Nhẫn nhịn thứ ba và tinh tấn. Cô bạn đồng tu đó nhẫn trong hoàn cảnh ngặc nghèo nơi ngôi nhà nhỏ, nhưng tinh tấn cố gắng hết mức làm dành dụm đã có căn nhà lớn.

Trên con đường tu mỗi người phải nhìn thấy sự chật chội của căn nhà chân tâm của chúng ta, chất chứa đầy ấp những tánh tham sân si, chật chội quá, nóng bức quá, khó chịu quá. Sống chẳng được lấy gì mà Phật có thể tới, lấy gì mà tình thương, ánh sáng, sự bình tĩnh, tỉnh thức và lòng bác ái yêu thương được thể hiện đâu. Nhưng cô ấy đã cố gắng có nhà lớn, chúng ta nếu cố gắng nỗ lực trong sự tu thực sự, quán chiếu để hiểu thấu tầm quan trọng của sự nhẫn nhịn. Một trong các pháp của Lục Độ Ba La Mật thành tựu đạo quả đưa vào chuyên cần để tu tinh tấn đúng mức. Sự nhẫn nhịn của chúng ta gió yên biển lạnh, biển rộng trời cao, tự tại an nhiên. Tại sao chuyện người ta làm mà mình khó chịu bực bội, vì ta không nhẫn nhịn được và khi ta thấy trong lòng bực bội khó chịu, người ấy làm cho ta, ta đổi thừa là sai và ta không nhẫn nhịn được, tức là ta chẳng có tình thương và sự sáng suốt. Giận tím môi tím mặt mà, đời thường có câu sân giận là ngu si, giận tắt thở dẫn đến đột quỵ, bực bội, chịu không nổi đến ngã xuống dưới đất, tổn hại đến sức khỏe đến tím cả mặt mày, thiêu rụi cả tâm can có.

Trong quá khứ Bảo Thành có những lúc nhịn không nổi thấy đau cả tim, thấy mòn hao sắc tướng của mình, thấy tiều tụy tinh thần, ai cũng có kinh nghiệm đó. Những ngày này chúng ta đến thời gian cận kề năm mới, mình nhìn lại cho thật rõ để thấy sự nhẫn nhịn rất cần thiết trong cuộc đời. Có những lúc sự việc tưởng rằng đưa đến sự thành công, nhưng chỉ một phút không nhẫn nhịn được thất bại toàn diện, uổng công sức cả năm trời. Nhẫn nhịn rất quan trọng trong cuộc sống, có lần Bảo Thành tiếp cận với một cô, cô ấy tự tìm đến nơi Bảo Thành ở và hỏi rằng tại sao đứa em nó ngỗ nghịch hỗn xược, nói những điều điêu ngoa khó chịu. Rồi cô chịu không nổi nữa phóng tới chửi tới tấp vào mặt đứa em, thế là hai chị em từ ấy từ bỏ nhau. Cô ấy nói rằng tại vì đứa em, ta vẫn thường đổ thừa tại vì người này người kia. Đức Phật dạy tất cả mọi sự tại ta, lỗi tại tôi, lỗi tại ta tạo ra và Đức Phật luôn nhắc nhở mỗi người phải nhìn lại bản tâm bản thân của mình.

Phật tóm lại ba điều chính yếu tham sân si và để không tham, không sân, không si, sự nhẫn nhịn là chìa khóa. Người ta hổn, người ta xấc xược, người ta nóng giận mà ta có thể nhìn thấu sự tai hại đó, mở rộng tâm Mu A Mu Sa từ bi yêu thương lan tỏa, xoa dịu làm tươi mát họ thì công đức vô lượng. Vậy trong mật thiền với thường xuyên nhắc nhở để có trí tuệ là người phải có tình thương lớn, người phải biết tha thứ và bao dung. Bao nhiêu lần chúng ta mất trí, chúng ta giận đến nóng mặt, đến tím môi, tắc nghẽn hơi thở, bực bội. Chúng ta đã có kinh nghiệm rồi tổn hại lắm, mà giận như vậy làm sao mà nói rằng là đệ tử Phật, con Phật được, tình thương đâu, lòng từ bi đâu. Không nhẫn nhịn được, chịu không được có nghĩa là người chẳng có tình thương và không nhẫn nhịn được có nghĩa tu gì cũng chẳng thành công, pháp môn nào cũng không đưa đến kết quả tốt đẹp. Chùa chiền, am thất, Thầy nào, tôn giáo nào mà chúng ta theo cũng chẳng có ích lợi gì.

Phải nhẫn nhịn, nhịn một chút thôi là gió yên biển lạnh, lùi một bước là biển rộng trời cao. Ý nghĩa này nhắc nhở cho chúng ta cần phải phát huy triệt để tình thương rộng lớn qua sự quán chiếu tâm Từ bi. Những ngày cuối năm mỗi người chúng ta phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói, hành vi và suy nghĩ, luôn luôn phải giữ chánh niệm từ bi yêu thương để trưởng dưỡng đạo lực, nội công, nội lực trong sự nhẫn nhịn. Để làm được điều đó rất cần tình thương lớn, rất cần sự rộng lượng khoan dung, sự tha thứ. Người như thế mới xứng đáng là Phật tử, là con Phật, là đệ tử Phật, là người đang tu tập mật thiền. Như vậy nhất định muôn sự đời cứ tuần tự tới với chúng ta tùy theo phước báu, thành tựu qua sự nhẫn nhịn trong chánh niệm đời sống hàng ngày của mỗi người, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con tu được đạo nhẫn, nhẫn nhục trong Lục Độ Ba La Mật.

Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hưởng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn