Search

4131. Nhìn Cuộc Đời Bằng Yêu Thương

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập             

Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu.

Cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo với một lòng thành kính để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tinh tấn, miên mật hành trì mật thiền chánh niệm hơi thở để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác, hành các pháp thiện và quán chiếu thấu rõ vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cầu cho các bạn đồng tu, đệ tử chúng con và gia đình thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Chúng ta hãy đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, tĩnh tọa yên lặng cùng với hơi thở của chánh niệm vào ra. Luôn luôn khắc cốt ghi tâm lời Phật dạy, lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi lan tỏa tình yêu thương. Trong chánh niệm của hơi thở mang tâm yêu thương tưới tẩm vào mọi cảm xúc, suy nghĩ, mang ánh sáng của chánh kiến chiếu soi vào cuộc đời, mang sự tỉnh thức để sống và hành thiện. Qua các mật ngôn gia trì cho bản thân bằng tha lực của chư Phật, Bồ Tát và tự lực của sự hành trì miên mật nơi mỗi người. Chúng ta sẽ tiếp hiện được năng lượng của Phật và kích hoạt được tình thương của chính mình.

Hãy bắt đầu hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Nam Mô Phật! Các bạn đồng tu, không có một cái gì hạnh phúc hơn khi chúng ta có trách nhiệm với bản thân, nhìn rõ những điều sai trái, không tốt, sửa để trở thành tốt đẹp hơn mỗi một ngày. Nhiều khi chúng ta nghĩ tu, đặc biệt là bên Phật của chúng ta, khi lưu truyền tới nhiều quốc gia khác biệt, vùng miền, địa phương, hòa trộn vào với niềm tin tín ngưỡng dân gian. Cùng với dòng máu tự hào dân tộc, tự hào của quê hương, tự hào của truyền thống, tự hào của những lệ làng, tự hào của những phong tục tập quán, tự hào về những kiến thức ta học được. Để rồi đạo Phật, sự chân chất của đạo Phật đó biến dạng thành huyền bí cao siêu, trong ngôn ngữ thể hiện trong các nghi thức phô diễn hằng ngày. Ai đó học được thứ gì đó gọi là của Phật, pháp môn đó, ta cho cao siêu chất ngất trên đỉnh trời, coi chẳng ai ra gì, mình là nhất rồi. Đây là một trong những căn bệnh của người học Phật và tu. Chữ tu bây giờ nó ghê gớm, được ghép vào những mẫu chuyện huyền bí, được gượng ép vào những câu chuyện cổ tích kiếm hiệp hoặc những chuyện thiền xa xôi đâu đó làm cho nghe mà mê. Rồi cái người khoác lên mình chiếc áo tu dày cộm, mắt nhìn ngược lên trên trời, chẳng thấy ai đang đồng hành trên mặt đất cùng chúng ta. Có mắt mà nhìn lên trên trời chẳng nhìn xuống dưới đất, chẳng nhìn ngang, chẳng thấy những người đang hiện diện trong đời.

Các bạn, Đức Phật nếu nói theo kinh chẳng bao giờ Ngài diễn bày và phô trương những huyền bí, để cho những người khác nghe mà không hiểu, Ngài chẳng phô diễn những cảnh giới chẳng ai thấy, Ngài không diễn thuyết những điều chẳng ai hiểu. Nếu mà tôn giáo nào cũng vậy, cứ chỉ chỉ trỏ trỏ những điều chẳng ai thấy bao giờ, rồi cứ tỷ tê những chuyện chẳng ai hiểu. Tôn giáo ấy đâu có nói tới chân lý, mà nói tới những điều mê hoặc lòng người, vì người nghe chẳng bao giờ thấy, chẳng bao giờ hiểu và ngay cả người nói cũng chẳng hiểu, chẳng thấy. Suy nghĩ kỹ thấy nó kỳ, thấy nó không hợp rồi, nhiều người mới tu nhắm con mắt lim dim, cười khắc khắc rồi ngồi kể cả ngày, diễn tuồng như ta thấy được Phật, được Bồ Tát, thấy được cõi âm cõi dương, vẽ rồng rắn, ngạo nghễ ta đã chứng đắc.

Chuyện này ghê gớm, nhiều người làm như vậy và cũng chẳng thiếu những người còn ở trong vùng tối của tâm thức, nhào đầu vào để nương nhờ họ cứu vớt, cứu rỗi. Cứ thế ngày này tới ngày kia, năm này tới năm nọ, phiền não chồng chất đầy hết mà chẳng hiểu tại sao. Nguyên nhân Phật dạy là vì chúng sanh khổ và chân lý Phật khai thị là giúp chúng sanh hạnh phúc, an lạc, có vậy. Phật nói về cái khổ và tại sao ta khổ. Phật nói về sự an lạc hạnh phúc và làm sao để an lạc hạnh phúc, thế thôi. Đức Phật, bậc giác ngộ dạy như vậy, nhưng ngày nay những điều ấy vẫn được truyền dạy đấy, nhưng mà không phải là cốt lõi trên con đường tu. Vì sự thật như thế chẳng ai chịu nghe và thực hành trong sự thấu hiểu của tư duy chánh kiến. Càng nói những chuyện họ không bao giờ hiểu, càng vẽ vời những cảnh giới họ không bao giờ thấy thì họ đắm đuối, họ si mê. Bởi điều gì không hiểu thì càng hay huyền bí, điều gì không thấy càng tò mò cao siêu. Đây là một thương hiệu của những ai khoác lên chữ làm thầy thường vẽ vời, những người có thiên khiếu bẩm sinh về vẽ họ chẳng khoe khoan, họ vẽ cái gì đều đẹp.

Bảo Thành có quen một người bạn, anh ấy có thiên khiếu bẩm sinh nhìn gì vẽ được đó ngay từ thuở nhỏ, có thể gọi là họa sĩ thiên bẩm. Nhưng sự yêu thích đó không bao giờ sử dụng được toàn diện, do mưu sinh kiếm sống hàng ngày làm công việc khác. Nhưng kề cận mới biết anh ta thực sự sinh ra đã có thiên phú bẩm sinh về họa. Nếu mà cuộc đời không phải kiếm cơm, kiếm áo là chủ đích cứu cánh của cuộc đời, thì chúng ta sẽ có nhiều thời gian mang được cái đẹp nhất vốn có để trang trí, hay nói đúng hơn là để san sẻ với đời. Mưu sinh kiếm sống, va chạm trong sự hơn thua, cái có cái mất, cái nhiều cái ít, thúc đẩy bởi tâm tham vô đáy và không đạt được như yêu cầu thì sân giận, ghen ghét, hận thù, đố kỵ. Ta không còn nhận ra trong ta đã tràn ngập hầm sâu hố thẳm, gai góc đen tối của tham, của sân giận, của hận thù, của hơn thua, của tham lam, của ghen ghét, của đố kỵ. Ta không bao giờ nhận thấy nữa rồi, vì hình như chúng hòa trộn vào hương vị mỹ miều gọi là cuộc sống như thế vốn vậy.

Các bạn thấy không, Đức Phật không nói đến những vấn đề đó, nhưng thực ra Ngài nói rất rõ về vấn đề ấy nằm gọn trong hai chữ bất thiện. Tâm bất thiện của mình gây ra khổ và phiền não, vì chúng ta có mắt không nhìn nhau bằng tình thương, mà chỉ nhìn nhau bằng ghen ghét đố kỵ. Thương cho chúng sanh khổ vì sự đố kỵ, ghen ghét hận thù, tham sân, ngu si, khờ khạo. Phật chỉ cho một bí kiếp để mỗi người tìm được những thiên phú bẩm sinh vốn có cho mỗi người, như anh họa sĩ mưu sinh kiếm sống quên đi đấy. Là hãy quay về nhìn thấy mình có cái tay vẽ được những bức hình ảnh đẹp. Chúng ta nếu theo lời Phật nhìn kỹ thì quay trở về thấy đôi mắt của mình, không cần phải nhìn ngược lên trên trời mà nhìn xuống, nhìn ngang, nhìn tới những người đang có duyên đồng hành trong cuộc sống với chúng ta. Nhìn vào trong tâm của mình, nhìn vào trong tâm để thấy ta có tình thương Mu A Mu Sa. Nhìn tới muôn người để lan tỏa tình thương đó, nhìn nhau bằng tình yêu thương. Khi thực sự chúng ta nhìn nhau bằng tình yêu thương, sự ghen ghét hật thù, sự đố kỵ ghen tuông, tâm tham đó nó biến mất.

Các bạn nghe nhiều về những tuổi thuận và xung khắc, tuổi hợp và tuổi xung khắc đó các bạn, để rồi mình quen biết ai mình cũng coi tuổi họ có xung khắc không, khắc khẩu, rồi khắc vấn đề làm ăn này kia không, mình chọn người tuổi hạp để khai trương, để làm việc. Thậm chí mà có những bậc làm ông bà cha mẹ còn coi ngày hợp để cho cháu cho con mình ra đời. Cách đây thời gian ngắn có người bạn, bạn đồng tu thật dễ thương, cùng bàn với con trai và con dâu định ngày cho đứa cháu nội ra đời, chọn ngày rồi. Bảo Thành cũng được nghe và tham dự vào sứ vụ đó, ngày đẹp, tháng đẹp, giờ đẹp nữa, chỉ chờ đến ngày đó thôi là bác sĩ can thiệp vào để cháu ra đời trong một khung giờ, trong một ngày đẹp hợp với bà nội, hợp với cha mẹ và cháu có cơ hội tiền đồ tươi sáng. Nhưng cháu chẳng đợi đến ngày đó cháu đã hạ trần vào ngày đúng với duyên phước của cháu.

Sự can thiệp của chúng ta để thay đổi những cái nhìn thiển cận do mình, thay đổi cái đẹp, duyên phận theo cái nhìn thiển cận của mình là có. Nhìn không rõ mà đụng đâu cũng muốn thay đổi, hiểu không thông mà gặp đâu cũng muốn xen vào, chuyện gì cũng muốn đụng vào. Cho nên ta khổ, ta không biết tùy duyên, thuận duyên, ta cưỡng ép. Ta biết coi ngày, coi tháng, ta biết coi này coi kia, hợp và không hợp, nhưng ta lại không biết coi ở trong chính mình có tình thương để nhìn nhau bằng tình yêu thương. Mấu chốt từ đây, nếu chúng ta biết nhìn nhau bằng tình yêu thương, đối xử với nhau bằng tình yêu thương, tương tác với nhau bằng tình yêu thương trong gia đình, ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái, thân bằng quyến thuộc, người lạ người dưng, gặp nhau đều lan tỏa tình yêu được. Đều mang hơi ấm của tình người che chở, giúp đỡ, đùm bọc, nâng đỡ, có.

Nhưng rất tiếc đời vẫn phải là tham, vẫn phải là sân, vẫn phải là hơn người, đời vẫn là đố kỵ, vẫn là ghen tuông, vẫn là giận hờn, đời mà. Ta cứ mượn vào cách nói ấy làm mù lòa lý trí, không còn nhìn thấy mình vốn ở trong có MU A Mu Sa là tình thương, là từ bi. Từ bi chẳng có gì là cao siêu, từ là lan tỏa yêu thương, bi là giảm bớt nỗi khổ của mình và của người. Hóa đơn của hạnh phúc là thế, là từ bi, là lan tỏa tình thương để làm nhẹ bớt sự phiền não đau khổ của ta và của người. Một cái hóa đơn quá đơn giản mà khi tính ra không phải trả tiền, không phải mất sức bởi vốn tự có ở trong tim, luôn hiện diện. Mu A Mu Sa có nghĩa quán tâm từ, là nhìn vào để thấy ta vốn có tâm từ bi tình thương nhưng không biết xài.

Như anh họa sĩ kia vốn là một họa sĩ, nhưng vì mưu sinh kiếm sống cơm áo gạo tiền chẳng thể phát triển. Ta vì chữ đời đó mà để rồi quên đi, chẳng phát triển được tình thương, nên đời cuối cùng là tham, là sân, là si, là đố kỵ, là ghen tuông, là giận hờn, là chà đạp, là chiếm đoạt, là hơn thua. Vậy khổ và phiền não làm sao hết, làm sao tránh, an lạc và hạnh phúc tìm đâu ra? Phật dạy những điều rất gần gũi nghe là hiểu tại sao khổ và Phật chỉ những chân lý thật đơn giản hiểu được làm sao để an lạc và hạnh phúc? Khổ là tham sân si, giận hờn, ghen tuông, đố kỵ, chà đạp, tranh giành, chiếm đoạt, hại người, nói xấu, khổ. Nhìn đi, nhiều nửa, nếu liệt kê chi tiết trong Bảo Thành đầy ắp, trong các bạn không thiếu. An lạc hạnh phúc đơn giản chỉ có hai chữ yêu thương. Từ khóa đó dễ nhớ vốn có trong ta, mà mật thiền xoáy vào trọng điểm của yêu thương qua mật ngôn Mu A Mu Sa quán tâm từ bi, phẩm hạnh cao cả của Ngài Quán Âm Bồ Tát.

Các bạn, đừng ngước lên trên trời nhìn sâu thẳng vào vùng u tối của vô minh chẳng thấy gì, vẽ rồng rắn kể chuyện huyền bí của những cảnh giới cao. Đừng ngồi tỷ tê năm dài tháng ngắn về những chuyện huyền bí, những chuyện ấy không làm bạn hết khổ, hết phiền não. Phật hiểu thấu đấy, nên có bao giờ Ngài ngồi giảng kinh về những chuyện xa vời như vậy đâu. Ngài thấy chúng sanh khổ, Ngài bảo như vậy là khổ. Ngài thấy chúng sanh đau, Ngài nói như vậy là đau, là phiền não và Ngài chỉ cho chúng sanh đạt được sự an lạc hạnh phúc. Hãy một lần trong những ngày cuối năm này chúng ta mạnh dạng lột bỏ những rườm rà hoa lá, sắc tướng viễn vông. Chân thật trở về với tình thương ta vốn có qua sự quán chiếu trong chánh niệm hơi thở, để nhận định thật rõ rằng ta đã có thiên bẩm, đã có thiên khiếu, đã có cái vốn và rất giàu tình thương. Cũng như anh họa sĩ kia bây giờ cũng dọn dẹp và bớt công việc lu bu rồi, chắc chắn và hy vọng anh ấy sẽ quay trở về với thiên phú bẩm sinh, tạo ra được những bức họa đẹp ở trong cõi lòng, mang ra để trao cho những người có cơ hội nhìn thấy.

Chúng ta cũng như thế, ngày cuối năm này hãy trở về nhìn rõ ta vốn sinh ra trong tình thương và có tâm Mu A Mu Sa – tâm Từ bi. Hãy lan tỏa yêu thương để chuyển hóa phiền não đau khổ cho mình và mọi người, đó là chân lý cả đời Phật dạy. Nếu bạn nhìn thấy bạn có những dấu hiệu khổ và phiền não, hãy thực hành quán tâm từ bi để bạn và Bảo Thành cùng nhau nhìn mọi người bằng mắt yêu thương. Để ta và người bớt phiền, bớt khổ, sống hạnh phúc và thực hành đúng lời Phật dạy một cách thật giản dị nhưng hiệu quả thật cao. Các bạn, mình cùng trở về với hơi thở chánh niệm, quán chiếu tâm Từ bi, quán chiếu ánh sáng của Trí tuệ, quán chiếu sự Tỉnh giác và quán chiếu các pháp Lành thiện, mời các bạn.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con biết miên mật hành trì mật thiền chánh niệm hơi thở, để biết lấy đôi mắt yêu thương nhìn cuộc đời.

Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn