Search

Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Bảo Như bút ký

Bảo Thành kính chào các bạn.

Các bạn thân mến, các bạn an vui và khỏe mạnh, đó là điều Bảo Thành rất hạnh phúc khi nhìn thấy, nghe thấy từ các bạn.

Các bạn ơi, cuộc sống muôn bề khác biệt, bận rộn, làm sao chúng ta có thể an vui. Phật giáo là một con đường giúp cho mỗi người cố gắng tu, để phấn đấu tìm được nguồn an vui tự tại trong kiếp này, để thắng chính mình, để làm chủ chính mình.

Có một câu chuyên như vầy, câu chuyện được dẫn chứng ngay, để mọi người chúng ta có sự gợi ý đồng tu. Các bạn, có một anh học trò ở dưới thôn quê, học hành giỏi lắm, được bạn bè khen, tinh tấn thông minh học giỏi. Một hôm anh ta đi lên trên phố, để làm một điều theo như người thầy muốn. Nhưng vì là tuổi trẻ, anh ta lang thang khắp khu phố. Chỗ nào đông vui anh ta tới, chỗ nào nhộn nhịp anh ta thích. Ghé qua ghé lại, lang thang đây đó, chỗ này một chút, chỗ kia một chút. Trong khi anh học trò này lang thang, thì trong khu phố, khu chợ đó, xảy ra một vụ mất cắp. Có một kẻ ăn trộm lấy đồ và chạy đi. Cho nên một nhóm người mới đi tìm bắt kẻ trộm. Trong khi nhóm người chạy ngược xuôi để đi tìm kẻ ăn trộm đó, thì gặp thấy người học trò kia. Họ nghĩ người học trò này là tên ăn trộm nên bắt nhốt anh ta lại và đưa lên quan. Khi đưa lên quan xử, anh học trò này bởi giỏi nên mang sự biện luận ra nói với quan. Biện luận cho chính mình để chứng minh mình không phải là tên ăn trộm. Mà đúng, anh ta không phải là tên ăn trộm. Chỉ bị bắt, nhóm người kia không biết nhìn sao bắt anh ta. Và hiện tại anh ta đang phải tranh luận với quan tòa để mà thoát tội. Sự thông minh khôn khéo của anh hoc trò đã làm cho quan tòa bị thuyết phục, hiểu rõ và biết anh ta không phải là tên trộm, nên thả anh ta đi.

Khi anh ta trở về lớp học, bạn bè ở trong lớp ai cũng khen, khen đúng là người tài giỏi, học giỏi, gặp nghịch cảnh nguy nan sợ hãi như vậy mà bạn lại có thể phân tích, tranh luận, biện luận với quan quyền để họ thấy rõ được tình cảnh, hiểu rõ được bạn không phải là người ăn trộm, rồi người ta thả bạn ra. Đó là lời khen, khen đi khen lại.

Nhưng người học trò giỏi đó tới gặp ông thầy, thì ông thầy rút cây ra và đánh người học trò. Những người bạn của anh ta bạch với thầy rằng: Bạch thầy, người học trò này thông thái, thông minh, không phải là kẻ ăn trộm, nhưng bị bắt. Anh ta giỏi, vì sự tranh luận và biện hộ với quan quyền, mọi người thấu rõ, được thả ra, sao thầy còn đánh anh ta. Ông thầy mới nói: thầy đánh người học trò này không phải vì bị bắt, mà vì cách ăn ở và cái tướng lúc ở trên chợ đó, thể hiện cái tướng như thế nào? Trong tâm nghĩ điều gì và tướng thề hiện điều gì để mọi người thấy rằng anh ta là kẻ ăn trộm. Cái thân tướng của một kẻ ăn trộm, nhưng không ăn trộm, cũng bị bắt, nên thầy đánh. Thầy đánh là vì cái thây, cái thân tướng của kẻ ăn trộm hiện rõ trong đúng cái thời khắc người ta đi tìm kẻ trộm.

Các bạn suy nghĩ thử đi, các bạn đồng môn khen mình đúng, hay ông thầy đánh đúng? Đức Phật nói như vầy” Tất cả chúng ta không thể thành tựu được phép an lạc mà trở thành Phật vì người ta ca ngợi, vì người ta tán tụng. Mà chúng ta cũng không thể đau khổ và không thành tựu được phép an lạc khi người ta chê bai. Khen và chê, khen không làm ta đi lên để trở thành, mà chê cũng không thể đẩy ta xuống để bại. Do đó, khen chê không làm thay đổi ta. Lời khen không thay đổi tướng hảo của ta, Lời chê cũng không thay đổi tướng hảo của ta. Sự thành tựu về tâm ý an lạc, sự thành tựu về phép giải thoát, sự thành tựu về tướng hảo cũng phải xuất từ cái tâm. Cái tâm đó là cái tâm đạo do chính tâm của ta. Tâm ta làm cho ta thành tựu Phật, Thánh hay tâm của ta đọa đày xuống địa ngục hố sâu, đều do tâm. Chẳng phải thành Phật, Thánh do lời khen, mà cũng chẳng phải bị đọa xuống địa ngục làm ma quỷ do lời chê bai. Thành Phật hay không, bị đọa vào địa ngục hay không? đều do chính tâm của mỗi người chúng ta. Chúng ta thành người quang minh chính đại cũng do tâm, chúng ta thành kẻ ăn trộm, dù không ăn trộm cũng do tâm.

Cái tâm quan trọng. Ông thầy kia giáo dưỡng người đệ tử giỏi về mặt kiến thức, nhưng người đệ tử đó vẫn chưa ý thức được cái tâm tịch tĩnh để tạo cái tướng quang minh trong cuộc đời. Để đi vòng quanh cái chợ đời đó, dù muôn sự xảy ra, thì khi người ta nhìn vào anh ta vẫn thấy cái tâm tướng oai nghi tịch tĩnh. Chính vì cái tâm của anh ta không có được điều đó, nên cái tướng của anh ta trong sự lộn xộn của khu chợ đó, trong sự chạy ngược xuôi săn lùng kẻ trộm đó, vô tình, cái tâm biến thành cái tướng của kẻ ăn trộm và đã bị bắt. Vẫn biết rằng anh ta giỏi, có tài biện luận.

 Các ban, câu chuyện này, nói đến ý thức của tầm cao. Tâm làm chủ và rất quan trọng. Những lời khen của cuộc đời không làm ta nên người. Những người mà cảm thấy thích thú, vui vẻ với lời khen, đắm chìm trong lời khen đó, sẽ là những người tự hủy hoại thân xác của họ, tinh thần của họ. Những lời chê cũng chẳng đọa đày dìm ta xuống, mà những người đắm chìm trong sự đau khổ bởi chê bai của người khác cũng tự hủy hoại mình theo chiều hướng xuống, đau khổ và phiền não.

Vậy nên mỗi người chúng ta, đừng lệ thuộc vào lời khen tâng bốc của thiên hạ, cũng chẳng lệ thuộc vào lời chê bai của thiên hạ. Khen và chê cũng đều gây ra nghiệp của tâm thức, đều tạo ta những cảm xúc vô thường đau khổ, không tốt cho chúng ta. Ta đừng để lời khen làm chủ cuộc đời. Ta đừng để lời chê ràng buộc cuộc đời. Tất cả lời khen chê đó không thay đổi chúng ta, thành hoặc là bại. Những lời khen chê đó cũng chẳng đưa chúng ta lên Niết Bàn là Phật, hoặc dìm chúng ta xuống dưới Diêm Vương làm quỷ ma. Tâm của chúng ta mới là chính.

Chính cái tâm biết làm chủ, làm chủ khen và làm chủ cả chê. Làm chủ cái bất tịnh và làm chủ luôn cái thanh tịnh. Làm chủ được như vậy, thì dù các bạn đi quanh quẩn trong cái chợ đời vô lượng kiếp, các bạn cũng sẽ không bị ô nhiễm cái ồn ào, bất tịnh của chợ đời, của cái chợ đau khổ trong kiếp người. Tâm rất quan trọng, tâm như mặt trời trí tuệ, sáng để soi đường cho mọi người đi. Mỗi khi chúng ta bị dính mắc vào lời khen của thiên hạ, thì cái tâm của chúng đã không còn làm chủ được. Mà chúng ta đã bán mình cho lời khen, làm nô lệ cho lời khen và nô lê bao giờ cũng đau khổ. Lời khen có thể tạo cho ta niềm vui, nhưng lời khen đó không chân thật. Cái niềm vui bởi lời khen đó không thể tồn tại được.

Niềm vui phải khởi lên từ cái tâm biết làm chủ được lời khen, làm chủ được bản thân thì niềm vui đó mới thường hằng, bất diệt. Còn nếu như chúng ta cứ chạy theo lời chê, để dìm mình xuống đau khổ, thì chúng ta đã bán mình cho Diêm Vương. Khi bị lời chê làm cho đau khổ phiền não, là ta tự ký sổ, ký cái sổ để chấp nhận đi xuống cõi địa ngục tối tăm đau khổ mà lửa sẽ thiêu đốt chúng ta. Không chờ xuống dưới đó đâu, ngay khi chấp nhận lời chê, thì ta đã đốt cháy bản thân tâm can của ta bằng ngọn lửa của phiền não. Ta phiền não, lửa phiền nhiệt đốt cháy tâm can, ta khó chịu và ta sẽ đau khổ vô cùng. Tâm phải làm chủ, làm chủ lời khen và lời chê, làm chủ cuộc đời, làm chủ tâm địa thiện hảo hướng thượng để vượt qua.

Làm sao có thể làm chủ được cái tâm, và tâm ở đâu để làm chủ? Các bạn sẽ hỏi tâm ở đâu để tôi làm chủ? Và làm sao làm chủ cái tâm? Không cần phải truy hỏi tâm ở đâu, cứ theo lời Phật dạy, chỉ cần hít thở tự nhiên. Hít vào biết hít vào, thở ra biết thở ra và chúng ta dùng tánh biết, nhìn hơi thở đi vào, hơi thở đi ra, giữ hơi thở chánh niệm vào ra. Lấy tâm thức, lấy suy nghĩ, lấy ý tưởng, để ý vào hơi thở vào ra. Như vậy, dần dần chúng ta sẽ đi vào sự tự tại của chân tâm và ý của chúng ta sẽ làm chủ trong hơi thở chánh niệm. Ý của chúng ta dần dần sẽ trở thành như một người chủ để điều dẫn tất cả mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc đời, để lời khen cũng chỉ là lời khen, để sự chê bai cũng chỉ là sự chê bai. Chẳng thể nào xâm nhập vào tư tưởng của ta, để ta vui, để ta buồn, để ta sướng, để ta khổ, để ta lên trời hay để ta đọa xuống địa ngục.

Lên trên trời để thành Phật thành thiên hay xuống địa ngục thành quỷ thành ma đều do tâm, chẳng phải do lời khen hay lời chê. Do đó, các bạn thân mến, các bạn cố gắng công phu hơi thở chánh niệm.  Để cho ý của chúng ta theo dõi hơi thở vào, ta biết ta hít vào, thở ra ta biết ta thở ra, lấy ý theo dõi hơi thở. Chúng ta là những người lam lũ trong cuộc đời, chúng ta là những người bận rộn trong công việc hàng ngày, khó có thể ngồi thiền tĩnh tọa. Nhưng khi các bạn theo dõi hơi thở trong từng giây phút, với sự tương tác hàng ngày, đó là thiền, hơi thở của chánh niệm. Thì các bạn làm nơi công sở, dù người ta chê bai, các bạn vẫn không bao giờ phiền não đau khổ. Dù nơi công sở mà người ta khen, các bạn cũng không vui quá để đánh mất mình. Bởi thực hành hơi thở này, giúp cho ý các bạn làm chủ được cuộc sống. Để với cái ý làm chủ đó, các bạn thành tựu được điều các bạn mơ ước. Đặc biệt hơn là thành tựu được pháp an lạc trong cuộc sống.

Nhớ, lời khen không thể đưa ta biến thành Phật, thần tiên thánh, vào Niết Bàn. Lời chê cũng không thể đọa đày chúng ta xuống địa ngục. Khen và chê không làm nên điều gì hết. Mà có làm nên hay làm xuống cũng đều do tâm của chúng ta. Hãy trở về làm chủ cái tâm của mình. Chúc các bạn làm được điều đó.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn