Search

Bảo Uyên biên tập

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới mọi loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn! Chúng ta gặp nhau trên Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Với chủ đề pháp thoại mỗi ngày, Bảo Thành phát nguyện rằng chúng ta có một mẩu chuyện nhỏ, nghe sơ qua và gợi ý một chút xíu cho chúng ta tư duy vào cuộc sống.

Các bạn thân mến, ở đời thông thường chúng ta tu mà chúng ta chú trọng đến tất cả những nghi thức lễ bái cúng kiếng, rồi chúng ta tới chùa chúng ta tụng kinh và chúng ta cúng dường, làm việc công quả, nói cho rõ hơn đó là chúng ta thường sống một đời sống Phật tử thuần hạnh. Cũng có nhiều bạn nghĩ rằng ta không phải Phật tử bởi vì ta chỉ sinh trong gia đình Phật giáo, ta không có tới chùa. Thực ra đức Phật dạy cho chúng ta tu không hẳn cần thiết phải tới chùa, phải xuất gia hay tại gia mà chúng ta tu tập tại trong tâm của chúng ta. Chúng ta tu tâm để thay đổi, đó là sự quan trọng và cần thiết hơn là chúng ta mang danh là Phật tử, có quy y, có thọ giới nhưng chúng ta lại không thực sự chuyển được cái tâm thiện ác của mình thì cách tu đó vẫn còn đặt nặng nhiều về hình tướng.

Có một câu chuyện mà Bảo Thành muốn kể cho các bạn nghe rằng có hai vợ chồng người kia, là hai người Phật tử thuần hạnh. Họ thường đốt nhang dâng cho Phật, rồi họ đốt quá nhiều năm dâng cho Phật, thường là cầu nguyện, đốt nhang, thắp hương cho Phật cầu nguyện. Đó là cái cách mà họ nghĩ rằng cách tu. Bởi vì nhang mà đốt hương đó, hương nhang, hương trầm, hương này, hương nọ đó… có thể bay tới mười phương trời nên họ nghĩ rằng những sự cầu nguyện, sự tu bởi đã đốt quá nhiều hương cho Phật cũng là một cách tu tốt. Cho nên họ bắt đầu nhổ hết những chân hương, tức là chân nhang đó, họ bỏ vô đến năm, sáu cái bao lớn dữ lắm và họ nghĩ rằng: “Ta đã đốt cho Phật quá nhiều nhang đèn như vậy, chân hương nhiều như vậy rồi, chất chồng bốn, năm bao. Bây giờ ta vác bao chân hương này đi mà tìm Phật tổ để trình cho ngài biết rằng là chúng ta đã tu quá nhiều và đã cúng dường ngài nhang đèn hương khói quá nhiều rồi. Bây giờ chắc là Phật tổ sẽ thích và ban cho mình những ơn lớn hoặc là mình sẽ có cơ hội gặp được Phật tổ”. Cho nên hai vợ chồng đã chất chồng đầy những chân hương vào trong ba, bốn cái bao và ì à ì ạch vác lên trên đường để đi tìm Phật tổ, để trình cho ngài biết rằng công đức tu tập với Phật pháp bằng cách cúng dường quá nhiều nhang như vậy. Họ đi và trong lòng họ rất hoan hỉ, rất là vui, họ cười nói huyên thuyên với nhau.

Thế rồi một vài ngày trôi qua, họ đi ngang qua một chỗ gặp được một anh chàng đồ tể đang giết heo, giết súc vật với con dao nhà nghề chém giết liên tục. Thì anh đồ tể này mới hỏi hai người mà vác bốn, năm cái bao kia là: “Hai vợ chồng anh đi đâu mà vác những cái bao nặng nề như thế? Hai vợ chồng gia đình này bắt đầu mới nói rằng: “Vợ chồng chúng tôi tu đã nhiều năm lắm rồi, cúng dường cho Phật quá nhiều nhang. Nay còn những chân hương như vậy chúng tôi mới chất chồng vào bốn năm bao mang lên để đi tìm Phật tổ, để trình cho Phật tổ biết công sức của chúng tôi tu”. Anh đồ tể mới ngẫm nghĩ một hồi Phật tổ là ai, như thế nào và hỏi han người đốt nhang kia thì hai vợ chồng này mới giải thích đức Phật là đấng từ bi, bác ái, giác ngộ thoát khổ và ngài là Phật, ngài là đấng có thần thông, ngài là đấng mà có đầy đủ sự hạnh phúc mà gặp được ngài chúng ta sẽ hạnh phúc. Một đời sống tu Phật pháp cúng nhang nên lời giải thích về Phật cũng đơn giản như vậy. Nhưng nghe thoáng qua anh đồ tể cảm thấy rất là hạnh phúc và khởi tâm muốn đi gặp Phật tổ. Vợ chồng kia mới chê bai: “Anh chỉ là kẻ đồ tể sát hại chúng sanh, giới thứ nhất là cấm sát sanh mà anh là người đồ tể giết nhiều như vậy chắc chắn rằng anh sẽ không bao giờ được gặp Phật tổ đâu”. Bàn qua bàn lại một hồi nhưng anh đồ tể này mới nói: “Sức tôi còn khỏe, bây giờ vợ chồng anh cho tôi đi, tôi sẽ vác hết mấy cái bao chân nhang kia cho để vợ chồng anh đỡ mệt”, nghe có lý nên hai vợ chồng liền giao hết tất cả những cái bao kia cho anh đồ tể này vác đi.

Và rồi đi qua nhiều ngày, đi qua nhiều ngày tới một đoạn sông cần phải qua bờ bên kia để gặp Phật mà không sao có thể qua được, ngồi đó để đợi Phật thì không biết sao. Có một vị thần hiện ra đưa cho hai vợ chồng này một quả cà tím nhưng làm bằng vàng và nói với họ rằng: “Anh chị cứ ngồi luộc quả cà tím này, khi nào nó chín, anh chị ăn vào thì Phật tổ sẽ xuất hiện và đưa các anh chị đi”. Nhưng hai vợ chồng này không tin, bởi vì nó bằng vàng làm sao mà luộc chín để ăn được. Nhưng mà anh đồ tể nói rằng thần tiên nói là đúng, chúng ta hãy tin theo, đừng có sợ bởi vì thần tiên không bao giờ nói dối. Hai vợ chồng anh này cũng nghi nghi ngờ ngờ nhưng cuối cùng cũng luộc, anh ta luộc hoài mà không thấy chín nên tính bỏ đi. Nhưng anh đồ tể nói: “Thôi để tôi luộc”. Rồi anh đồ tể mới bắt đầu luộc trái cà tím làm bằng vàng, rồi cứ luộc đi luộc lại, với niềm tin rằng thần tiên nói sẽ đúng, trái cà này rồi sẽ chín. Anh ta luộc cho tới ngày thứ hai thì nước đã cạn. Lúc đó ngả về đêm, anh ta mở ra thì thấy nó chín, anh ta rất là mừng. Anh ta mới gọi hai vợ chồng người mang theo chân hương tới và nói rằng trái cà tím đã chín, chuẩn bị ăn để được gặp Phật tổ. Hai vợ chồng kia mở cái nồi ra thì thấy chín, thật sự thơm ngon, trong lòng bực tức ghen tuông nên cầm trái cà tím đó quăng xuống dưới sông rồi nói: “Ngươi chỉ là một tên đồ tể sát hại mọi người mà làm sao xứng đáng để gặp Phật tổ?

Còn vợ chồng ta đã bao nhiêu năm trời cúng dường cho Phật, nhang đèn đốt thành mấy bao mới xứng đáng gặp Phật, chứ còn ngươi thì làm sao mà xứng đáng gặp Phật tổ”. Anh chàng đồ tể này thấy trái cà quăng xuống sông liền nhảy xuống dưới đó chụp lấy trái cà và rồi dòng nước xoáy cuốn anh ta đi, nhưng chỉ trong một vài phút sau thì anh ta hiện lên như một vị đại sĩ và cùng với chư thiên bay về một cõi gặp được chư Phật. Hai vợ chồng còn lại bốn bao chân hương đứng ngơ ngẩn nhìn vị đại sĩ kia bay về gặp chư Phật cùng với chư thiên mà trong lòng cảm thấy giận dữ, tức tối xen lẫn với sự nuối tiếc.

Các bạn thân mến, câu chuyện ngừng ở đó để nói với chúng ta rằng ở trên đời này, chúng ta không hẳn rằng cứ cúng kiếng rồi cứ lập đàn chẩn tế, cúng kiếng hoa đăng, rồi đèn nhang rình rang, rồi chuông mõ kinh kệ là chúng ta có công đức gặp được Phật để rồi chúng ta tự cao tự mãn, coi thường những người khác. Hai vợ chồng kia đã đốt nhang đèn bao nhiêu năm trời, chất chồng chân hương tích lũy để mà trình Phật, chứng tỏ cho mình thấy rằng mình là con người tu. Nhưng cái tu đó cũng chỉ là cái tu hình thức ở bên ngoài, chẳng phải đi vào chân tâm, còn kẻ đồ tể kia dù rằng là một người quanh năm suốt tháng phạm tội sát sanh, giết hại chúng sanh, nhưng chỉ trong một giây phút khi nghe về Phật, về danh của Phật là đấng bác ái từ bi, là con người đã thoát khổ và khi gặp được ngài sẽ được hạnh phúc nên khởi tâm muốn gặp Phật tổ ngay. Ý nghĩa rằng bỏ đồ đao gặp Phật, là quan trọng chỗ đó. Bỏ đồ đao, hồi đầu bỏ đồ đao, hồi đầu buông đồ đao là gặp Phật. Dù là đồ tể sát sanh đó nhưng khởi lên tâm thiện khi nghe về Phật nên muốn buông bỏ để đi gặp Phật, sẵn sàng gánh vác tất cả, miễn sao gặp được Phật. Rồi có niềm tin vào chư thiên khai thị để mà cái quả cà tím làm bằng vàng đó luộc lên chín thật sự. Dù bị quăng xuống sông nhưng với cái tâm nguyện muốn gặp được Phật, anh ta sẵn sàng phóng xuống dưới dòng nước cuồn cuộn, cuốn anh ta xuống đáy dòng sông, anh ta vẫn sẵn sàng bởi vì có được cái trái cà tím chín này ăn vào sẽ gặp được Phật.

Còn hai vợ chồng kia chỉ nặng nề hình tướng, chẳng có sự kiên nhẫn nhớ đến Phật, có sự khai thị mà không bao giờ thực hành, chỉ ôm khư khư bốn cái bao đầy chân hương khói mịt mù tưởng chừng đó là công đức tu tập. Câu chuyện nói ra có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực sự có ở trên đời này. Có biết bao nhiêu người quá đặt nặng về hình thức, vô chùa hoặc ở nhà, mua nhang đốt, khói bay mịt mù, thậm chí ngửi vô có thể bị lao phổi, hại đến sức khỏe mà họ cứ tưởng rằng việc đó là việc tu, việc đó là Phật sẽ chứng minh. Hoặc là có những con người quá đặt nặng về hình thức tướng sắc, trang bày tướng sắc quá nhiều trong hình thức đốt vàng mã hoặc là chúng ta cúng kiếng để rồi để chứng tỏ rằng chúng ta đã làm đúng, chúng ta đã tu đúng. Họ bày vẽ ra quá nhiều phương pháp mà đức Phật không có dạy, hoàn toàn chỉ là cái sự suy diễn của con người. Ví dụ như những vấn đề cúng kiếng cho vong linh, cho cô hồn, cho âm binh, rồi chúng ta bày ra những cái nghi thức như muối, như gạo, như kẹo, như thế này, như thế kia quăng, thậm chí có những nơi còn quăng xuống dưới đất, rải xuống dưới đất để cho vong linh được hưởng, được nhận, được ăn, được thọ dụng.

Trong khi đức Phật dạy cho chúng ta là tu tâm, cúng dường cao quý nhất là cúng dường pháp và khi còn sống, cái tốt đẹp nhất là chúng ta nên thăm hỏi khi bệnh hoạn, trợ giúp khi nghèo khổ bằng cách bố thí, từ thiện. Còn chư hương linh chẳng thể mà cứ cúng cơm, cúng nước, cúng gạo, cúng đường, cúng kẹo rồi thảy đầy đường gọi là cúng cô hồn, cúng cho chư vị hương linh. Điều đó đối với con người thôi. Nếu mà chúng ta gặp nhau, mời nhau một chén nước mà đổ xuống đất chúng ta đâu uống được, huống chi là cúng dường cho những vị hương linh, trong đó biết đâu có hương linh của ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ cùng về mà chúng ta lại nỡ lòng nào rải gạo, rải muối, thảy kẹo xuống chỗ này, xuống chỗ kia được gọi là cúng cho cô hồn. Cô hồn đó có thể là cha mẹ ông bà ta đó, nên cái chữ cô hồn cũng đã là nặng lắm rồi, huống hồ gì chúng ta lại mang cúng mà rải xuống đường. Đó chỉ là hình thức! Ở đây Bảo Thành mang câu chuyện này kể để chúng ta thấy, chúng ta đừng rơi vào suy nghĩ như hai vợ chồng kia chỉ có đốt nhang cúng cho Phật mà tưởng rằng có đầy đủ công đức phước báu gặp được Phật. Mấu chốt lặp lại một lần nữa là chúng ta có hồi đầu thị ngạn, có sẵn sàng buông đồ đao xuống như đồ tể sát sanh biết buông đồ đao xuống và phát tâm từ bỏ đi gặp Phật. Và rồi cái phương tiện thử thách cuối cùng là luộc trái cà tím bằng vàng đó chín ăn để gặp được Phật tổ. Anh ta vững niềm tin vào thánh hiền chỉ dạy để rồi anh ta chăm chú đặt hết tâm nguyện vào trong đó để có được trái cà tím chín ăn rồi cuối cùng bị quăng xuống sông, anh ta vẫn giữ vững niềm tin. Tâm bồ đề bất thối, tâm nguyện muốn gặp được Phật tổ, anh ta sẵn sàng phóng xuống dòng sông để ăn được trái cà tím đó. Và đúng, khi anh ta đã chạm vào trái cà tím như vậy, anh ta đã hóa thân thành vị đại sĩ cùng chư thiên bay về phương trời, gặp được chư Phật.

Các bạn thân mến, tu không phải là tu tướng, tu không phải là cúng kiếng nhang đèn rầm rộ, tu không phải chuông mõ kinh sách tối ngày, tu không phải là chúng ta phải cúng vong, cúng linh mà tu chính là sửa cái tâm của mình từ ác thành thiện. Như lời đức Phật dạy hãy bỏ điều ác, hãy hành điều thiện để tâm ý thanh tịnh. Đó chính là những lời khai thị của Phật để tu. Mong rằng các bạn chúng ta thấu hiểu điều này để chúng ta hãy tu từ bên trong, tu từ bên trong buông bỏ đi tất cả những hình tướng không cần thiết mà chúng ta đã đặt ra quá nhiều trong những năm qua. Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn