Cuộc sống của con người, sống cứ phải đi làm mãi các bạn ơi. Đi làm hoài à, đi làm cho tới chết. Thậm chí có những con người, làm mà chết cũng còn phải làm. Là bởi vì, chết rồi cũng phải nghĩ đến những điều chưa hoàn tất, luẩn quẩn hoài, không muốn đi tái sanh. Những việc làm trong cuộc sống, những cảm xúc trong cuộc đời, nó cứ đeo đuổi mãi, kéo dài mãi, nó không cho người ta thoát khỏi được. Bởi vì sao, khi sống trong thế giới vật chất này, con người bị lôi kéo qua nhiều, khó có thể thoát ra được. Dĩ nhiên trong cuộc đời của chúng ta, vật chất đương nhiên là quan trọng rồi, bởi vì vật chất giúp cho chúng ta bảo tồn đời sống. Tiền bạc có để chúng ta trao đổi cơm cháo nhà cửa. Vật chất giúp cho đời sống ổn định. Ngay cả con vật còn phải tích lũy lương thực cho mùa đông, huống hồ chi là con người. Chúng ta làm, tích lũy một phần vật chất, để bảo đảm cho cuộc sống hằng ngày bớt lo lắng.
Thế nhưng khi chấp, đắm chìm vào đó. Khi chúng ta chấp và đắm chìm vào trong thế giới của vật chất, những được mất hơn thua, khi đó ta từ trói buộc vào mình vào mình cái vòng luẩn quẩn, vui buồn giận hờn, nhớ thương. Đúng vậy đó các bạn. Nếu các bạn tự trói buộc vào, đắm chìm vào mục đích tối hậu của cuộc đời là chỉ vì vật chất, để rồi vật chất lôi kéo ràng buộc, ám ảnh, đến mức các bạn không thể rời xa được nó. Và nó như là mục đích cao cả nhất trong cuộc đời: Sống để đi tìm vật chất. Tức là bạn sẽ tự trói buộc bạn vào cái vòng luẩn quẩn vui buồn. Vui là khi có nhiều. Buồn là khi không có được nhiều. Giận hờn khi có kẻ tranh đùa với mình. Và nhớ thương, nuối tiếc khi nó xa khỏi tầm tay. Bởi vậy Đức Phật đã dạy cho chúng ta và các đệ tử rằng: Tất cả những thứ gì trên đời, dù là vật chất dạng thô hay là dạng tinh tế đều là vô thường sanh diệt, chẳng thể tồn tại được. Các bạn, đây là một ý tưởng thật tuyệt vời.
Có một câu chuyện hồi xưa, về một vị tướng quân. Vị tướng quân đó đánh hàng trăm trận hàng ngàn trận, chết hàng trăm quân thù, chiến thắng oai hùng dữ lắm. Thế nhưng trong một cảnh thanh nhàn, ngồi ở dưới đạo tràng với một lão thiền sư, Vị tướng này muốn thưởng lãm một tách trà cho thư giản, bởi vì những ngày dài chiến trường xa trận. Khi vị thiền sư đó gặp vị tướng quân, trên khuôn mặt có đầy những sự căng thẳng của những cuộc chiến còn hiện hữu, vị thiền sư mời ngồi xuống. Và rồi vị thiền sư nói, đã lâu lắm rồi, từ đời các bậc tổ sư hồi xưa, những bậc thánh đức cổ đức, có để lại trong chùa một vật thật quý, hôm nay muốn mang ra cho tướng quân thuởng lãm. Tướng quân vui lắm, bởi vì cả cuộc đời cứ chinh chiến trên xa trận, sống chết không biết lúc nào, có thể bất tử lắm, cho nên cả cuộc đời có khi nào nhìn thấy những vật trân quý đặc biệt trong thiền môn bao giờ đâu. Cho nên cuối cùng ông ta hoan hỷ ngồi đó đợi, xin thiền sư cho thấy, dù chỉ một lần cũng sẽ hạnh phúc vô cùng.
Thế là thiền sư vào đằng sau, mang ra một cái tách trà, tách trà cổ cả hàng mấy ngàn năm, đưa cho tướng quân. Tướng quân là người cầm đao kiếm trên sa trường, đại long đao, bao kiếm, và những giáo mác dài nặng trịch cả ngàn cân. Nhưng khi cầm tách trà trên tay thì bàn tay run. Vì từ xưa giờ chưa bao giờ cầm một vật gì mà nhẹ như thế, nhẹ như tách trà, nhưng nặng cả ngàn năm, bởi vì giá trị đồ cổ cả ngàn năm tích lũy. Cho nên nói về trọng lượng thì nó quá nhẹ, mà nói về giá trị ngàn năm đồ cổ, nó nặng trịch ở trên tay, nên ông ta run tay và vô tình tách trà rơi xuống. Hên quá, ông ta chụp được. Ông ta mừng quá, Ông ta mừng dữ lắm. Là bởi vì một cái tách trà nhỏ như vậy nó rơi xuống, tách trà cổ của vị thiền sư đưa, ông ta đã chụp lại được. Ông ta mừng. Thế nhưng ông ta nghĩ, ta là tướng quân, cả hàng ngàn địch trên sa trường xông tới, ta không hề run sợ. Đại long đao múa một cái là quân địch phải khiếp sợ dừng bước đầu hàng. Thế mà nay về trước thiền môn, cầm một cái tách trà mà tay chân run rẩy như vậy. Ông ta hỗ thẹn, ông ta liền quăng tách trà xuống, đập bỏ đi. Các bạn, và ông ta giác ngộ ra được.
Thế là, tại sao một cái tách trà cổ nhỏ như thế, giá trị có thể đôn lên tới mức mà người ta đồn thổi nó, nhưng đối với ông ta nó không có giá trị. Nhưng nếu như chúng ta cứ đắm chìm trong giá trị được đặt để, được cho như vậy đấy, thì nỗi sợ ngàn năm nó cũng xâm chiếm, dù đứng trước hằng hà sa quân địch không sợ, mặc dù chỉ là một vật thật là nhỏ có giá trị. Khi ông ta quăng xuống, nó bể, nhưng nhà sư chẳng buồn. Nhà sư cười và chúc mừng ông ta. Chúc mừng ông ta, thì ông ta đã ngộ ra rằng nhà sư tán thán ý tưởng của ông ta đã ngộ ra. Vật chất ở trên đời này thật ra không và có giá trị nào hết. Nó chỉ có giá trị sử dụng phục vụ cho đời sống con người. Nhưng nó không có cái giá trị đến nỗi mà ta sợ mất nó để phải run sợ. Đó chính là lời Thế tôn muốn dạy cho mọi người. Vật chất chỉ có giá trị phục vụ cho đời sống con người, chứ nó không có giá trị được mất, để chúng ta phải sợ. Như tướng quân có thể làm cho hàng trăm hàng ngàn quân địch phải sợ hãi, cầm đại long đao, nặng hàng trăm ký mà tay dũng mãnh không hề run. Thế mà cầm một cái tách trà nhỏ có giá trị cổ ngàn năm, tay chân run rẩy đến mức để rơi xuống. Khi chụp lại được ông ta thật vui, nhưng rồi mới ngộ ra rằng, tại sao ôm ấp sợ hãi một cái giá mà trị thật ra chẳng có giá trị nào.
Các bạn, Đức Phật dạy: ngay trên con đường hành pháp để đi tới sự giác ngộ, các pháp vi diệu của Phật còn quý giá hơn bao nhiêu cái tách trà cổ. Thế nhưng, khi đã tới bờ, được sự giác ngộ rồi, ta còn phải bỏ nó đi, không vác lên trên đầu. Bỏ nó đi, không vác lên trên đầu, thì có cái gì nữa, còn có một cái gì nữa mà ta tiếp nhận và nắm bắt với sự tham ái, gây ra lo lắng? Pháp Phật vi diệu, tới bờ phải bỏ đi thì tâm mới được an. Còn nếu như, tất cả các pháp thế gian, các vật chất ở cuộc đời, nếu như ta cứ nắm bắt giữ nó hoài mãi, thì khi nó tuột mất khỏi tầm tay ta sẽ buồn. Khi nắm bắt, ta sẽ sợ nó mất. Và khi mất, ta buồn ta khổ, ta phiền não. Cho nên giáo lý của đức Phật dạy cho chúng ta hiểu thật rõ giá trị của vật chất là để phục vụ cho đời sống của con người. Do đó đức Phật mới dạy cho hàng đồ chúng rằng: chớ đắm chìm trong thế giới vật chất. Ngay cả đồ ăn, khi được người ta cúng dường, hay tự mình làm ra, thì mình tri ân công đức của đàn na tín thí, ăn vào để nuôi thân. Còn nếu mình tạo ra để ăn, cũng tri ân trời đất đã có phong điều vũ thuận, cho ta có được đồ ăn. Và nhớ quán tưởng, đồ ăn này ăn vào để sống. Chứ đừng tích lũy, chất chứa như một thứ bảo tàng trân quý. Không bao giờ tồn tại. Nó không có tồn tại đâu, bởi vì tất cả các pháp đều vô thường sanh diệt. Nếu như chúng ta cứ nắm, rồi cứ nhận thức một cách sai lầm rằng, vật chất là cao quý như cái tách trà kia. Thì nó sẽ dần dần, ở trong tâm ta đó, nó phát sinh ra những sự lo sợ, những sự buồn vui và phiền não, để kết thành những cái triền sử trói buộc ta không sao thoát được.
Do đó, nhớ, các bạn, vật chất là một thế giới tương đối sanh diệt vô thường, chỉ phục vụ cho đời sống. Và lấy đời sống này, trong sự an nhiên bình an và hạnh phúc, để chúng ta sống và tiến lên. Đừng để sống vì vật chất, ôm giữ nó và cột trói vào với nó để rồi lúc nào cũng run cũng sợ. Sợ nó mất, sợ nó hư, sợ nó tụt khỏi tầm tay vì nó quý giá quá. Các bạn, tất cả vật chất các bạn có, nó không thể tạo cho bạn có niềm hạnh phúc và an vui, sức khỏe. Sức khỏe và hạnh phúc của bạn do chính tâm của bạn có biết dưỡng nuôi nó hay không. Nếu các bạn biết dưỡng nuôi hạnh phúc và sự bình an trong đời sống chánh niệm, tức là nghĩ cho đúng, làm sao hài hòa giữa đời sống vật chất, và đời sống tinh thần, lẫn đời sống tâm linh. Hiểu rõ cái nào có giá trị của nó, ở mức độ như thế nào, để chúng ta cân bằng cả ba: đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh. Chưa nói đến cái độ mà chúng ta đi thoát khỏi sanh tử thành Phật, thánh, thiên thần. Mà ít nhất, chúng ta cũng thoát khỏi sự ràng buộc của vật chất, để tinh thần được nhẹ nhàng, tâm linh được thanh thoát. Dĩ nhiên như vậy các bạn sẽ hạnh phúc vô cùng.
Võ tướng dũng mãnh, đại long đao cả hàng trăm cân lượng trên tay không hề run, cấm cái tách run, để rơi. Các bạn thấy chưa, vì sao? vì giá trị ngàn năm đồ cổ. Do đó, các bạn nhớ, điều gì các bạn càng tôn vinh, càng đặt cho nó có giá trị cao quý, thì các bạn càng run sợ khi nó mất đi. Trong tình cảm con người cũng như vậy, chúng ta tới với nhau là duyên và trong duyên đó có sự tôn trọng trân quý. Cái cao quý nhất nhân duyên của kiếp người gặp nhau, làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, là người có lương duyên gần gũi tương giao với nhau, đều hai chữ nhân duyên. Ta lấy lòng nhân ái để đối xử với nhau. Giá trị của con người, phẩm cách của con người được nâng cao, chính là tình yêu thương chân thật. Đó mới có giá trị. Còn nếu như mất đi tình yêu thương chân thật thì chẳng còn giá trị gì. Tình yêu thương chân thật đã mất, các bạn nhớ, thì con người đó có mất đi, có ra đi, có từ bỏ ta, có không còn với ta nữa cũng chẳng có giá trị. Tình yêu đã mất, thì người kia còn chi là giá trị. Tình cảm con người với con người, gặp nhau đây không trân quý yêu thương, thì cái tách trà cổ, vật chất cao quý kia, nếu không có con người, tự nó đâu có giá trị. Giá trị của nó chính là do tình yêu thương của con người đặt để. Do vậy thế giới vật chất, nhớ theo như lời Phật, chỉ là phục vụ cho đời sống của con người.
Mong rằng mọi người chúng ta trở về với lời dạy của Chư Phật. Pháp Phật vi diệu, thế mà tới bờ an lạc cũng cần phải bỏ, huống hồ chi vật chất thế gian, chỉ tương đối phục vụ trở lại người cho đời sống. Các bạn, đừng nên đắm chìm, đừng ôm giữ, đừng nâng cao, tôn cao, khống cao giá trị của nó, để rồi tự trói buộc mình vào những thứ đó. Để trở thành những triền sử trói buộc khó thoát, gây ra phiền não đau khổ cho các bạn. Cảm ơn các bạn.
Khi các bạn uống trà, đừng sợ cái tách trà cao quý của bạn nó vỡ. Mà khi uống trà sợ cái gì bị vỡ nhất, các bạn biết không? Sợ tình yêu thương, tình cảm, lòng trân quý của con người với con người đối xử với nhau bị đổ vỡ. Khi tình yêu của con người đã bị đổ vỡ, lòng yêu thương của con người đã bị đổ vỡ, vật chất thế gian không có là gì để chúng ta nắm bắt. Tình yêu rất quan trọng, rất cao quý. Khi còn đang sống, khi còn đang thở, khi còn biết cười, hãy trân quý những người đang hiện hữu trong cuộc đời, như những đấng bậc sanh thành, như vợ, như chồng, như con cái. Đừng ảo tưởng, làm đổ vỡ tình cảm đó, nơi hai trái tim, nơi tâm đầu ý hợp, nơi người ta trao cho nhau tất cả, để đi tìm những đốm sáng của bong bóng, của đom đóm chập chờn bay bổng ở ngoài kia. Đó chỉ là ảo tưởng của cuộc đời. Cảm ơn các bạn lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa