Bảo Linh đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng Đại Từ Đại Bi đến muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn. Hôm nay Bảo Thành lại có một cơ hội nữa để tới với các bạn. Trước tiên Bảo Thành xin chào các bạn mới gặp Bảo Thành qua kênh Youtube này. Nếu như các bạn thương yêu, các bạn có duyên, xin hãy đăng nhập vào kênh Youtube Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn để tạo thêm nhân duyên cho chúng ta gặp nhau trong những tháng ngày tới. Cảm ơn các bạn.
Các bạn ơi, trên thế giới này nhiều khi chúng ta có cơ hội nhìn trên tivi, hoặc chúng ta nhìn trên phim ảnh, trên mạng, trên facebook, trên những kênh đài phát thanh thông tin đại chúng, chúng ta thấy trên thế giới này có những quốc gia mà có những con người cơm không có ăn, áo không có mặc. Họ đói khổ, cái cổ của họ thì teo lại, ăn và uống cũng khó, bụng của họ thì phình ra, xương thì trơ ra ai cũng nhìn thấy. Nếu nói như hình hài trên tranh vẽ về thế giới ngạ quỷ cổ nhỏ, bụng phình, xương xẩu lộ ra. Ngày xưa ta tưởng là hình, nhưng thực tế ngày nay có những con người đang sống như vậy. Nhất là những người đang sống ở Châu Phi. Họ khổ dữ lắm
Nhìn gần hơn một chút xíu nữa chung quanh cuộc sống của mọi người chúng ta, vẫn có những con người nghèo khổ cơm ăn không có, áo không có mặc, nước không có uống. Đôi khi phải nằm giữa màn trời, chiếu đất, ăn bụi, hút gió mà sống, khổ cực trăm bề, mà có lẽ các bạn đã nhìn qua trong cuộc đời rồi. Các bạn thân mến, cảnh khổ của cuộc đời như vậy, và có những con người có những dòng nghiệp thức luân lưu muôn đời, cho nên họ khổ kiếp này họ phải trả, họ không đủ phức báu có được những phần như chúng ta đang được hưởng.
Có một câu chuyện trong Kinh của nhà Phật kể rằng: Thuở đó, Đức Phật có một người đệ tử, trong nhà Phật thông thường các Ngài đi thọ thực vào ban trưa trước 11h00 hoặc khoảng 10h00 – 11h00. Đi dọc đường, có gì đó ai cho vừa đủ thì về ăn để nuôi sống thân xác, cái đó gọi là thọ thực. Người đi thọ thực như vậy tứ chúng có thể dâng đồ ăn, Phật tử có thể dâng cúng quần áo, tất cả mọi thứ vừa đủ để sống, để ăn, để mặc. Nhưng vào những thuở đầu khi Đức Thế Tôn bắt đầu đi dạy, thì Thế Tôn tại tiền còn sống, phước báu của Ngài quá nhiều nên hàng đệ tử được thừa hưởng phước báu đó. Cho nên khi đi khất thực, những người giàu, những người nghèo, tất cả chúng đệ tử trong dân gian thời đó đều hoan hỷ cúng dường cho Chư Tăng thật nhiều đồ.
Có một đệ tử khi thọ nhận sự cúng dường đó ăn không hết thì quăng đi chỗ khác, mặc không hết thì dụt bỏ, đôi khi còn ăn mặc để dơ dáy là bỏ, hơi rách một chút là dục đi, không biết trân quý những phẩm vật cúng dường của hàng tứ chúng trong Phật tử như từ đồ ăn đến quần áo mặc. Một hôm Đức Phật gọi người đệ tử đó, trao cho người đệ tử đó một mớ bông gòn. Chúng ta nhớ bông gòn là do người thợ dệt kết lại rất là khổ cực. Họ phải trồng bông gòn. Họ phải hái bông gòn. Họ phải kết rồi dệt thành tơ, rồi thành công đoạn thành vải, thành vải xong bắt đầu họ trộn vô hồ cho nó chắc, rồi họ mới cắt, họ may thành áo cho chúng ta.
Người đệ tử này không biết tôn trọng trân quý những phẩm vật được cúng được tặng được cho, hay phung phí một cách quá đáng. Cho nên Phật mới đưa một đống bông gòn và nói rằng: này con, con hãy may quần áo mà mặc từ đống bông gòn này. Thì người đệ tử đó muôn đời đâu có biết bông gòn là gì, mà cũng không biết được cách làm sao mà người ta may thành miếng vải để cho mình đắp, mình mặc.
Nói với đức Thế Tôn: Thưa Ngài, con đâu phải là một nhà ảo thuật gia mà có thể biến bông gòn thành áo để mặc. Anh ta không biết gì hết, anh ta hoảng sợ và ngỡ ngàng. Mà thực tế trong cuộc đời chúng ta, chúng ta có tiền mua quần áo mặc hoặc được những người khác cho tặng trong dịp lễ, chúng ta đôi khi có những lúc thấy thừa thải quăng bỏ phải không, hoặc là dơ dơ là bỏ, rách chút xíu, sờn chút xíu là bỏ rồi. Chúng ta cũng không biết quần áo chúng ta mặc nó từ đâu tới, nó như thế nào, công khó của người, người nhà nông. Rồi hái bông gòn, trồng tằm, nuôi tơ, để trồng cây dâu để nuôi tằm lấy tơ dệt quần áo cho chúng ta, chúng ta không nhìn thấy, chỉ nhìn thấy vải thôi.
Anh học trò này cũng nhìn thấy vậy và nói với Phật: thưa Ngài con đâu phải nhà ảo thuật gia mà biến bông gòn thành áo được.
Thì ngay lúc đó Đức Phật có cơ hội để nói cho anh ta nghe, công khó nhọc của người nông dân trồng cây bông gòn hoặc trồng cây dâu nuôi tằm lấy tơ khó vô cùng, nhọc vô cùng, phải đổ mồ hôi, phải hao tổn sức, mới mong hầu có được bông gòn, có được tơ tằm để dệt thành áo tặng cho chúng ta. Cũng như người nông dân khi cúng cơm cho chúng ta, họ cũng phải cày ở ngoài ruộng đó sáng tối, họ phải gieo trồng, họ phải chăm sóc. Nếu như được mùa không có hạn hán, nếu như được mùa không có những ôn dịch bất thường thì họ cũng có cơ hội gặt để mà nấu cơm, nấu đồ ăn cho chúng ta. Và nếu không có cơ hội họ cũng đói, công sức họ bỏ hết, trồng bỏ hết, không gặt hái được các bạn thấy không.
Do đó Đức Phật mới dạy: này các con, chính vì công khó của Đàn na tín thí, tức là của Phật tử đại chúng muôn người đó, bởi vì kính trọng Tam Bảo dâng chúng ta, ta phải kính trọng từng hạt thóc sợi chỉ, từng cái kim, tất cả những vật dụng thật là nhỏ khi đón nhận con phải trân quý, vừa xài đủ còn không con phải hiến tặng cho người khác, đừng phung phí.
Các bạn, đó là nói về hàng Tăng và Ni. Còn trong cuộc sống của chúng ta, các bạn có khi nào nghĩ đến vấn đề chúng ta phải trân quý những gì mà công sức của các bạn tạo ra hay không? hay các bạn phung phí? Có những người làm thật là nhiều nhưng rồi phung phí cuối đời nghèo khổ. Có những người vợ làm thật nhiều tiền nhiều của nhưng chồng lại ăn nhậu phung phí để rồi gia đình lận đận khổ. Có những người chồng làm thật nhiều tiền đó mà vợ lại phung phí đâm ra gia cảnh thì nghèo khổ và cứ chật vật hoài. Và có những gia đình vợ chồng cùng làm nhưng vợ chồng cùng tiêu xài hoang phí, do đó nghèo khổ riếc khố rách áo ôm lận đận suốt năm than trời than đất. Hay có những con người có phước duyên hơn, không làm mà có, có do cha mẹ để lại, có do ông bà để lại, có do người khác hiến tặng, biếu tặng.
Các bạn, không cần biết cái các bạn đang có như nhà cửa, đó là về vật chất tiền tài, đồ ăn, thức uống, áo mặc. Hay các bạn đang có nói về tình, tình bạn, tình cha mẹ, tình vợ chồng con cái thân bằng quyến thuộc. Nói về danh, sự cố gắng học hỏi để thành danh, tất cả mức thành công của các bạn đó, một là phước báu nhiều đời để lại, ông bà cha mẹ cho. Hai là do công khó nhọc của vợ của chồng, của cha của mẹ hay của chính chúng ta tạo ra. Các bạn có quyền hưởng những điều đó. Nhưng chúng ta hãy nhìn xuống những mảnh đời bất hạnh, lay lắt đây đó trên thế giới này. Họ còn khổ. Họ còn thiếu, thì chúng ta trân quý mồ hôi nước mắt ta hoặc người đã tạo ra. Nay ta có, với sử dụng vừa đúng, vừa đủ, còn chỗ dư nếu ta không sử dụng hoan hỷ hơn mang ra cúng dường hiến tặng cho những nơi, cho những người đang cần tới, tạo được nhiều phước báu hơn, đừng sống phung phí.
Có câu trong dân gian thường nói: gạo là ngọc thực do Trời ban cho ta. Cơm ta ăn là ngọc thực do Trời ban tặng chớ ăn phung phí. Nói về các món ăn trong cuộc sống, ăn vừa đủ, ăn vừa tới, của còn dư đem giữ cẩn thận để cúng tặng cho người khác, đừng đổ phung phí. Nếu ăn thì nấu vừa đủ để ăn, nếu ngời ta cúng cho mình, hoặc người ta tặng cho mình cũng ăn vừa đủ, nếu dư thì hãy san sẻ cho những người khác, đừng để trong bếp nó hư, đừng để trong nhà nó thối, các bạn nhớ. Và nói về của cải vật chất, chúng ta cũng chẳng mang theo được nếu ngày cuối tới, nếu quá dư dả, không cần hẳn phải dư thật là nhiều các bạn à, chỉ cần rằng nếu các bạn không sử dụng đến nó bởi các bạn sử dụng vừa đủ rồi, những phần dư kia có thể là phần giữ lại cho mình phòng ngừa khi chuyện xảy ra, phần có thể tặng cho cha mẹ, tặng cho ông bà, hoặc là hiến tặng cho người khác. Tốt nhất là chúng ta có cơ hội nhìn tới những mảnh đời bất hạnh đang sống xung quanh ta hoặc gần nơi ta sinh sống để tiếp tay với họ để giúp cho họ vượt khó, vượt khổ, để họ có niềm vui, có được nụ cười trong cuộc sống mà không đủ phước báu đang bất hạnh trong cuộc đời.
Các bạn thân mến. Hôm nay chủ đề Bảo Thành gợi ý như vậy là để mỗi người chúng ta cố gắng trân quý những điều ta đang có, đang có từ những món ăn về vật chất cho đến những món ăn tinh thần hay những món ăn tâm linh. Nếu như các bạn đã ăn được một món ngon, các bạn ăn mà vừa đủ rồi thì các bạn trao tặng cho người khác nếu còn dư. Nếu có những món ăn tinh thần các bạn hưởng thụ vui rồi thì các bạn trao lại cho người khác. Nhưng đặc biệt hơn nếu cá bạn ăn được những món ăn tâm linh giải thoát khỏi những khổ đau trong cuộc đời, giải thoát khỏi những phiền não trong cuộc sống. Các bạn cũng nhớ hãy trao lại và ban tặng cho những người khác món ăn tâm linh mà các bạn đã có nhân duyên ăn được, để muôn người cùng ăn với chúng ta, để họ đều được thoát khổ thoát đau, để họ thêm vui thêm hạnh phúc, để họ an lạc trong cuộc sống. Các bạn, khi chúng ta trân quý như vậy thì điều ta có ta hưởng được nó, điều ta có mà có lợi cho đời sống an lạc và bình an hạnh phúc và bớt khổ thì chúng ta cũng hãy hoan hỷ lên, chúng ta hãy vui lên để chúng ta mang trao tặng cho những người khác, để họ có cơ hội như ta ăn được những món ăn về tâm linh, để họ sống bình an mỗi ngày trong cuộc đời này. Một lần nữa Bảo Thành xin cảm ơn các bạn đã cùng nghe Bảo Thành nói về sự gợi ý trân quý những điều mình có ngày hôm nay. Mến chúc các bạn sống an vui như là một câu hỏi để hỏi, để tư duy. Thân ái chào các bạn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa