Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Bảo Như bút ký
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Các bạn thân mến, chúng ta là con người, vốn là con người nên ta hay so sánh. Ở trong bản thể của con người, so sánh là một tính cách mà ai cũng có. Nhưng so sánh theo chiều hướng tốt đẹp để làm cho cuộc đời mình vui và làm cho những người khác vui là một sự biểu hiện cao quý. Còn so sánh theo chiều hướng ganh tỵ, gièm pha chê bai để cho người này người kia biết về đối tượng ta chê bai đó, so sánh đó bị nhục mạ, hoặc bị giảm giá. Nghĩ ra cũng thật là buồn cười khi Bảo Thành và các bạn, ai trong chúng ta cũng có cá tính như vậy. So sánh hình như nó là một nhịp độ sống ở trong đời, ta đã làm tăng lên theo cấp độ tốt đẹp hay ta lại làm tăng nhịp theo sự rắc rối của cuộc đời. Đó là sự khác biệt giữa người này và người kia. Chúng ta làm sao đây? Chúng ta làm sao để mà chuyển hóa, mà kiềm chế những sự so sánh theo chiều hướng xấu, tiêu cực để tăng trưởng sự so sánh theo chiều hướng tốt tích cực.
Chúng ta đi về một câu chuyện của ngài Mục Kiền Liên thời xưa. Trong thời Đức Phật, ngài Mục Kiền Liên luôn luôn được hướng dẫn cho các vị tỳ kheo trẻ – là những vị xuất gia mới tới. Và trong các hàng tỳ kheo trẻ đó, có một vị tỳ kheo trẻ đi thực tập luôn luôn so sánh. Vị tỳ kheo trẻ này luôn so sánh về mặt tiêu cực, tức là nâng cái đẹp của mình lên và chỉ trích những tiêu cực của người khác. Khi vị tỳ kheo trẻ này thấy ai đó làm gì mình không ưu thích, tiêu cực thì vị tỳ kheo này bắt đầu đưa cho mọi người thấy, đồng thời đánh bóng tên tuổi của mình lên cho mọi người thấy rằng ta là người tốt, thiện hảo. Cứ sống như vậy hoài và làm cho tăng đoàn trẻ lộn xộn lắm. Bắt đầu có sự chia rẽ, không có hòa hợp. Ngài Mục Kiền Liên lúc đó mới dạy các bậc tỳ kheo trẻ chung. Bởi vì ngài là một bậc thần thông trí tuệ nhìn xuyên suốt ý tưởng của người khác. Thông cảm cho những tỳ kheo trẻ mới vào tăng đoàn, chưa có cái nhìn viên thông, và ngài cũng muốn tạo điều kiện để cho các hàng tỳ kheo trẻ đó có cơ hội phát triển bản tánh của mình rồi cân bằng sửa đổi theo chiều dài của sự tu tập. Do đó, ngài Mục Kiền Liên mới dần dần hướng dẫn cho tất cả các hàng tỳ kheo trẻ bằng cách dắt các hàng tỳ kheo trẻ ra một cái vườn và trong vườn đó có nhiều loài bông đẹp khác nhau, Ngài mới nói với các hàng tỳ kheo trẻ rằng: Đức Phật dạy, chúng ta thiền quán chiếu về đất – gọi là đại điạ, đất nằm yên một chỗ, đất không nâng ai lên mà cũng không dìm ai xuống. Trong tất cả các loài hoa được trồng dưới đất, đất không nghiêng về hoa này hoặc nghiêng về hoa kia. Đất không nghiêng về hoa Dâm Bụt mà chê hoa Hồng, không nghiêng về hoa Hồng mà chê hoa Ly. Tất cả các loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng, và khi đã trụ vào trong lòng đất, đất đều ôm ấp cho sự sống và mỗi thể loại hoa đều đứng vững trên mặt đất, tăng trưởng và lộ rõ cái đẹp, hương sắc của thể loại hoa đó. Ngài Mục Kiền Liên lại nói, mỗi một con người như một bông hoa được gieo trồng trên đại địa của tâm Phật. Tâm Phật của mỗi một con người chúng ta không có sự phân biệt cá tánh, nhân phẩm, tính cách. Nhưng mỗi một tính cách, nhân phẩm cá tánh của con người lại phải chọn đúng thế đứng của đất mới có thể tồn tại được. Như các loài hoa chúng ta trồng trên đất vừa độ ẩm, không thể trồng trên đất có nước. Do vậy cá tánh của mỗi một con người khi trồng vào miền đất tâm chân thật, đất không so sánh chê bai gièm pha, đất ôm ấp che chở để nuôi dưỡng. Các hàng tỳ kheo trẻ nghe đây, ngài Mục Kiền Liên nói như vậy, khi chúng ta đi với Đức Cồ Đàm – có nghĩa là Đức Phật, Ngài giao cho chúng ta chìa khóa bí kíp để trồng loài hoa vốn có trong chân tâm của mỗi chúng ta và chúng ta hãy nhìn vào bản thể của mình để tăng trưởng sắc hương đẹp nhất trong tâm thiện của mình, và cũng hãy tôn trọng và che chở, đùm bọc để cho các loài hoa khác chung quanh ta có thể thể hiện được hương sắc riêng của họ. Nhưng nếu một loài hoa cứ lo nhìn đến loài hoa khác thì nó chẳng có cơ hội để nâng cao phẩm giá hương sắc của tự thể nơi bản thân nó. Khi gièm pha một người khác là mình đã làm cho hương sắc của mình giảm đi. Khi chà đạp lên những cái đẹp nhất của các loài hoa khác là mình đang tự hủy hoại mình. Hãy quán chiếu vườn hoa này, thấy trong vườn hoa có hằng hà sa số các loài hoa khác nhau, hương sắc khác nhau, hoa nào cũng có cái đẹp của nó. tánh thiện, tánh chân – chân thiện mỹ của mỗi một con người đều đẹp. Hãy sống bao dung như đất, hãy sống im lặng như đất để có thể che chở và nuôi dưỡng tất cả mọi người. Các hàng tỳ kheo trẻ nghe qua những lời khai thị thật nhẹ, ví dụ tánh tình con người như những loài bông loài hoa, thì các hàng tỳ kheo trẻ đó hạnh phúc vô cùng. Bởi vì ngài Mục Kiền Liên thấy ở trong mỗi một con người đều có một phẩm chất cao cả đẹp tươi, hương sắc đều thể hiện được bản thể của cái nghiệp của mỗi một con người khác biệt và trong vườn bông đó, muôn hoa đều đẹp, muôn sắc đều hiển lộ dưới mặt trời và muôn hương đều làm cho lòng người phấn khởi tươi vui, cho thế giới nhộn nhịp an vui. Và rồi họ đã tri ân Đức Mục Kiền Liên khai thị điều đó.
Câu chuyện dẫn chứng thật là đơn giản mang một ví dụ đời thường để cho hàng tỳ kheo trẻ, là những người đang có sức mạnh trưởng thành và thường muốn vươn lên tất cả, che và lấp hết tất cả những người chung quanh. Cho nên tỳ kheo trẻ khi nghe được như vậy, bắt đầu sống một đời sống biết tôn trọng tất cả mọi người, hòa hợp hơn, tăng thân lúc đó tốt đẹp hơn. Các bạn, chúng ta cũng như vậy, cũng là những con người thật trẻ đang học theo Phật giáo, có tâm hướng cao lên. Và chính vì dũng mãnh mà muốn hướng cao hơn tất cả mọi người, đôi khi chúng ta để vươn lên được 1 thước thì đè bẹp người ta xuống 2 – 3 thước. Mà trong cuộc đời chúng ta cứ phải vấp đi vấp lại nhiều lần trong sự so sánh, làm tổn hại đến danh phẩm của người khác. Làm tổn hại đến danh phẩm của người khác chính là làm tổn hại chính mình. Lời của Đức Phật dạy là chúng ta quán chiếu đất là để thấy lòng đất bao la, bao dung ôm ấp tất cả, che chở để cho sự sống được vươn lên. Nếu chúng ta trong cuộc sống có so sánh, so sánh để vươn lên, chớ đừng so sánh để đè bẹp người ta xuống. tánh so sánh là tốt, nếu so sánh để vươn lên, có chiều hướng tích cực hơn và nâng đỡ những người khác cùng vươn lên là điều tuyệt vời. Còn nếu chúng ta so sánh để bị ngã sâu vào chiều hướng tiêu cực để từ đó gièm pha chê bai đè bẹp những đối tượng khác thì sự so sánh đó làm tổn hại đến năng lượng tích cực của chúng ta. Nếu chúng ta đầu tư quá nhiều vào sự so sánh như vậy để rồi không những đè bẹp người ta mà đôi khi chúng ta không thể nâng tầm mình lên cao hơn người khác được chúng ta rơi vào sự tự ti, mặc cảm và lâm bệnh đó các bạn ơi. Do vậy mà chúng ta luôn quán chiếu rằng mỗi một con người chúng ta ai ai cũng vậy, những người có nhân duyên sống gần gũi với chúng ta, nếu theo như lời Phật, biết quán chiếu – chúng ta nhìn sâu vào, thì ai ai cũng có cái đẹp tự nhiên, có một cái đẹp tuyệt vời, cái đẹp thoát tục.
Do đó, các bạn thân mến, trong cuộc sống của chúng ta không ai mà có thể tránh được sự so sánh khi đang sống ở trên đời. Nhưng chúng ta hãy chuyển hóa sự so sánh theo chiều hướng tiêu cực để làm giảm giá người khác hoặc làm cho mình bị tự ti mặc cảm thành một sự so sánh tích cực hơn. Ví dụ như chúng ta nhìn gương của Đức Phật, nhìn gương của Bồ Tát, nhìn gương của các bậc Thánh Tăng, chúng ta so sánh với bản thân mình để từ đó hướng nguyện vươn lên thành tựu được những phẩm hạnh cao cả của những vị Thánh, của Bồ Tát, của chư Phật, đó là sự so sánh tích cực. Mà sự so sánh này cần được sách tấn để mỗi người chúng ta tự sách tấn mình, tự phấn khởi, tự nâng mình lên hướng tới những điều cao cả, để vượt qua những thử thách trong đời thường, điều so sánh này rất tốt cần được khuyến khích rộng hơn để mọi người nhìn những gương thánh hiền, những gương đức độ của các bậc giác ngộ để từ đó vươn lên. Nhưng nếu như các bạn có những chiều hướng so sánh tiêu cực quá, làm cho chúng ta lúc nào cũng bồn chồn, lo lắng sợ hãi rồi thì chạy đua làm cho mệt mỏi, và làm cho chúng ta không đạt được những hãnh diện, sống cuộc đời với nhân cách mình được sinh ra mà cứ tủi thân, cứ tự kỷ, sống không có vui, cách tiêu cực như vậy cúng ta cần phải bỏ. Làm so chúng ta bỏ được? Chư Phật dạy hãy an trú trong chánh niệm đời sống và luôn luôn quán chiếu rằng tất cả mọi loài, mọi vật và mọi chúng sanh, mọi người đều có thể tự tánh đẹp đẽ là trong suốt, là không có dơ, là tịch tĩnh để rồi với cái nghiệp hiện hữu, nhân duyên hiện tại chúng ta vươn lên đạt được điều đó như các vị Bố Tát, các vị Thánh hiền. Với sự chánh niệm như vậy thôi, chúng ta làm được, nhận biết được sự so sánh tích cực và so sánh tiêu cực để chúng ta bỏ đi những tiêu cực và chúng ta bắt đầu thực tập những cái cao đẹp hơn. Bởi vì có những con người hiểu sai, thấy chiều hướng tích cực thì bỏ, thấy chiều hướng tiêu cực thì đi theo. Cho nên chúng phải ta nhớ rằng chúng ta phải bỏ những tiêu cực, đừng bỏ lầm những tích cực. Có những con người thấy rằng so sánh để vươn lên là một chiều hướng tích cực họ không thích, bởi vì thấy nhiều người ta hơn quá, họ tức. Cho nên tích cực như vậy để vươn lên họ không muốn, họ lại ngả nghiêng về chiều hướng tiêu cực, họ bỏ tích cực đó để đi theo chiều hướng tiêu cực là gièm pha chê bai những người tốt hơn. Các bạn nhớ những cách như vậy sẽ làm tổn thương bản thân của mình. Do vậy mà chúng ta ngày hôm nay nghe câu chuyện của ngài Mục Kiền Liên, chúng ta cố gắng quán chiếu cái đẹp của thiên nhiên nơi đất trời và quán chiếu cái đẹp của thiên nhiên nơi mỗi lòng người, để chúng ta vươn lên theo chiều hướng tích cực. Đừng biến tích cực thành tiêu cực, đừng biến tiêu cực thành tích cực. Những tiêu cực và tích cực phải nhìn cho thật rõ. So sánh là một điểm son trong cuộc đời để vươn lên, để đạt được những điều tốt như những người khác. Đừng so sánh để dìm người ta xuống và nâng mình lên. Nâng mình lên mà không tu học những với kiến thức thì cái nâng đó thật là hụt hẫng, dễ bị sụp đổ.
Cám ơn các bạn đã nghe, cầu chúc rằng mỗi người chúng ta, ai trong chúng ta cũng có tánh so sánh, nhưng so sánh theo chiều hướng tích cực nghe các bạn – tức là vươn lên để thành tựu với đời sống chánh niệm hiện tiền của mỗi người chúng ta. Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa