Search

Thói Quen Được Nuông Chìu

Bảo Uyên biên tập

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn! Các bạn thân mến, con người chúng ta luôn luôn thích sự yêu thương của người khác và những ai nuông chìu chúng ta, chúng ta sẽ hạnh phúc. Ngay từ thuở nhỏ mới lọt lòng mẹ, chúng ta luôn được sự nuông chìu của cha mẹ, của những người lớn trong gia đình và của muôn người yêu thương bởi ta là trẻ thơ mới vào đời. Rồi trong cái sự nuông chìu đó, chúng ta dần dần quen thuộc gần gũi, gần gũi đến mức sự nuông chìu đó luôn tăng cái cảm xúc an vui cho chúng ta và thiếu đi sự nuông chìu, ta bất an khó chịu.

Các bạn, có câu chuyện kể như vầy: Ở trong một xóm nọ, có hai người hàng xóm với nhau. Hai người này cũng sống độc thân mà thôi nhưng sát vách, nhà ở gần kề. Rồi ông hàng xóm mới thương người hàng xóm này bởi vì người hàng xóm này trẻ hơn, còn ông hàng xóm lớn tuổi, kinh nghiệm trong cuộc đời. Vì tình thương giữa những người chòm xóm sống gần gũi chung vách, chung thôn, chung xóm đó, nên ông quan tâm đến mức coi như người nhà. Rồi thì bữa ăn cũng mang tới, nước cũng mang tới, thậm chí những gì sinh hoạt trong cuộc đời hàng ngày người hàng xóm kia đều giúp đỡ một cách rất là tận tình, chăm sóc coi như người thân trong gia đình, không quản ngại một điều gì hết. Và cứ năm này tới năm kia, tình bạn càng thắm thiết. Một người vì lòng thương mà quan tâm, tăng trưởng tình thương, bởi thấy người hàng xóm không có thể tự chủ trong cuộc sống vì một lý do gì đó, cho nên dồn hết tình thương của mình quan tâm cho người chòm xóm. Tình bạn được gắn kết trong sự quan tâm yêu thương và hy sinh thật sự, từ vật chất đến tiền tài, đến chăm sóc cả đời sống.

Người hàng xóm trẻ tuổi ở bên này thấy người hàng xóm thương yêu mình thì hạnh phúc lắm bởi vì ở trên đời này khó tìm được một người bạn tốt như vậy. Khó có người bạn hàng xóm nuông chìu đủ thứ từ miếng ăn nước uống thậm chí tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều được người hàng xóm thương mến chăm sóc, trong lòng hoan hỉ và cảm ơn trời đất đã cho một người bạn thân luôn luôn biết nuông chìu mình.

Thế rồi một ngày kia, không thấy người bạn bên cạnh qua mang đồ ăn, mang nước uống và mang những điều cần thiết trong ngày qua, anh ta cảm thấy bực mình khó chịu, ngồi nhà suy nghĩ và cho người hàng xóm thêm một vài phút nữa. Anh ta nghĩ trong đầu “Tôi cho anh thêm mười phút nữa. Hôm nay anh có thể bị trễ tại do bận công việc gì đó nên tôi cho anh được thêm mười phút để quan tâm đến tôi”. Mười phút trôi qua, người bạn hàng xóm cũng không qua. Anh ta bực bội, anh ta bắt đầu có những tư tưởng sân giận trỗi dậy “Tại sao lại không làm chuyện như vậy? Tại sao không mang đồ ăn qua? Tại sao không mang nước qua? Tại sao không ghé qua đây nói chuyện với tôi?” Anh ta mới tiếp tục cho người hàng xóm thêm mười phút nữa. Trong mười phút trôi qua đó là hai mươi phút rồi, người hàng xóm không qua, anh ta bực bội vô cùng. Và anh ta bắt đầu có những tiếng nói lỗ mãng tục tĩu, chửi bới người hàng xóm rằng “Tại sao lại vô trách nhiệm như vậy? Tôi đã cho phép anh tới nhà của tôi và anh đã phục vụ tôi như vậy, tại sao hôm nay anh không làm chuyện đó?” Anh ta như là một kẻ có quyền dựa trên cái tình cảm của hàng xóm, la mắng một hồi bực bội, cho tới nửa tiếng trôi qua anh ta không cầm lòng được, vượt qua bên nhà hàng xóm để coi người bạn như thế nào. Thì người bạn đó không có nhà, ở trên bàn chỉ có một lá thư, đồ ăn nước uống chuẩn bị sẵn cho người bạn thân. Và trong lá thư đó chỉ nói thật ngắn gọn “Cha mẹ bị bệnh về gấp, khi bạn qua, tôi đã chuẩn bị sẵn. Hãy ăn uống và ngủ nghỉ, tôi sẽ trở về.”

Khi người bạn này đọc như vậy cảm động vô cùng, sụp xuống dưới đất khóc lóc than van. Cho tới lúc này mới hiểu rằng cha mẹ của bạn bệnh phải đi về chăm sóc, thế mà bạn vẫn sẵn sàng đồ ăn nước uống cho anh trước khi đi. Cho nên anh ta thấy được tình cảm như vậy và suy nghĩ lại những tư tưởng, lời nói thô tục của mình chửi oan cho hàng xóm lúc nãy thì thấy tội nghiệp cho bạn thân, thấy có lỗi nên sụp xuống khóc và từ đó thay đổi cách ứng xử. Anh ta bắt đầu dọn dẹp nhà của người bạn sạch sẽ để chờ người bạn trở về.

Các bạn thân mến, đây là một câu chuyện nó xảy ra hằng ngày bởi tánh của con người thích được nuông chìu. Và ai đã được nuông chìu thường ỷ lại, và rồi dần dần cái tâm ngã của mình dần lớn lên, cứ tưởng rằng ta luôn luôn phải được người khác nuông chìu và người khác thuộc về ta, thuộc chủ quyền của ta và ta nói gì họ phải làm theo và họ phải phục vụ ta. Để rồi khi họ phục vụ bằng tình thương, họ giúp đỡ bằng tình yêu, họ quan tâm bằng lòng chân thật thì chúng ta không biết tri ân nghĩ tới, chỉ nghĩ rằng người đó phải phục vụ ta mà thôi. Đến khi người ta đi xa rồi thì chúng ta không biết phải làm gì, sân giận tạo nhiều khẩu nghiệp. Rất may cho anh bạn này là anh hàng xóm để lại một lá thư đơn giản cha mẹ bị bệnh, phải trở về chăm sóc.

Các bạn thân mến, có những bạn ngoài kia đó hoặc chúng ta cũng như Bảo Thành, một thời được cha mẹ chăm sóc nuông chìu quá rồi chúng ta tưởng như cha mẹ phải luôn luôn có bổn phận chăm sóc cho chúng ta. Chúng ta ỷ vào sự nuông chìu đó để rồi thậm chí có những lúc chúng ta đã coi thường cha mẹ, để khi một trăm tuổi lớn rồi phải về trời, trở về với lòng đất, cha mẹ chợt đi quá nhanh. Chúng ta hụt hẫng, chúng ta mất đi sự quan tâm của cha mẹ và rồi chúng ta không có lập trường, không có thế đứng. Bởi vốn lâu nay chúng ta không tự lập, mà lúc nào cũng nằm ở trong cái nôi của cha mẹ mà bắt cha mẹ nuông chìu che chở, giúp đỡ cho chúng ta.

Các bạn thấy ở cuộc đời có thật nhiều cách học và hầu hết những môn học thường đưa chúng ta lệ thuộc vào sự nuông chìu nào đó như của người này, người kia, công ty này, công ty kia hoặc là của loại kiến thức này, kiến thức kia. Nhưng đức Phật tới với chúng ta, ngài không bao giờ muốn chúng ta lệ thuộc vào Phật. Ngài không nuông chìu chúng ta, nhưng ngài yêu thương và tận tụy, sẵn sàng giúp đỡ, khai thị, dẫn đường cho chúng ta. Ngài thật là nghiêm, nghiêm trong sự tỉnh giác tràn đầy từ bi. Cái nghiêm của ngài ai cũng dễ tới, ai cũng dễ thương, ai cũng dễ mến, lăn xả vào vòng tay của ngài. Nhưng trong lòng từ bi thanh tịnh giác ngộ của ngài đó, vẫn có một sự gì đó oai nghi để cho chúng ta không thể phiền trách đức Phật được, như người bạn kia đã phiền trách bạn của mình và coi người bạn như người ở phải có bổn phận trách nhiệm.

Các bạn thân mến, tuy thế vẫn có những người coi Phật như người bạn hàng xóm. Phật phải có trách nhiệm và bổn phận ban ơn, tri ân và ban rải điều mong cầu của chúng ta. Để rồi khi ta cầu không được, ta giận dữ, ta chửi Phật. Và trên đời có những người chửi cả trời, chửi cả Phật, chửi cả thần, cả thánh. Bình thường thì không sao, cầu cạnh không được thì có thể chửi. Rồi chúng ta coi Phật như người hàng xóm, coi thần tiên như người hàng xóm, điều khiển người hàng xóm. Người hàng xóm thương yêu chăm sóc bởi vì thấy ta còn trẻ yếu đuối mà thôi. Trong tình yêu không có ngăn ngại đó, sẵn sàng hy sinh giúp đỡ, nhưng chúng ta lại nghĩ rằng hàng xóm phải có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc nuông chìu chúng ta.

Khi con người thường được nuông chìu nhiều hay tạo ra tự ngã cao cho chính mình, và rồi người đó không thể đứng vững trong cuộc đời. Cho nên những ai đang được nuông chìu phải cảnh tỉnh ngay, đặc biệt là chúng ta khi có phước báu nhiều đó, để rồi khi chúng ta nguyện đến Phật, thỉnh đến Phật, chúng ta được phước báu đó chuyển hóa thành những điều phù hợp tới với chúng ta, gọi là may mắn trong cuộc đời. May mắn bởi có phước báu, cầu Phật cái gì được cái đó, nguyện được cái gì được cái đó thì tưởng rằng hình như Phật đang nuông chìu ban cho chúng ta để rồi chúng ta cứ tạo nghiệp thôi. Đến khi phước báu mất dần và những may mắn không tới nữa, để rồi tai họa nó ghé ngang qua, ta cầu Phật, Phật không tới. Ta cầu Phật ban, Phật không ban. Ta tức giận bởi vì ta được nuông chìu quá nhiều. Cho nên ta lại chửi, ta lại kêu, ta lại than, ta lại trách.

Nhưng ta có cái dũng như người bạn sẵn sàng bước qua nhà hàng xóm để thấy được lá thư của người bạn hay không? Ta có cái dũng để bước vào cửa thiền môn, cửa chùa? Ta có cái dũng để bước vào căn nhà của tự tâm, của chân như để thấy được lá thư của Phật ghi thật rõ “Con ơi! hãy đứng dậy và tự lập!” hay không? “Con đã trưởng thành rồi, hãy đứng dậy và tự lập đi”. Phật luôn quan tâm chăm sóc cho chúng ta khi chúng ta còn bé nhỏ như cha mẹ chăm sóc cho con cái nhưng khi con cái lớn trưởng thành và có kiến thức ở đời rồi thì ta phải đứng dậy tự lập để bảo vệ cuộc sống và đáp nghĩa lại với đấng bậc sinh thành. Chúng ta cũng vậy, được chư Phật quan tâm, gửi gắm những giáo lý cao siêu nhiệm màu để thoát khổ, nhưng hôm nay chúng ta đã học và thấu được giáo lý của ngài. Đứng vững trên cái lập trường, không còn phiền não, đau khổ, tai họa. Của cải, niềm vui luôn dâng tràn.

Chúng ta phải đứng dậy tự lập và mang kiến thức giáo lý của đức Phật, của người hàng xóm thân yêu trong tâm của chúng ta là bậc giác ngộ đó áp dụng vào đời, để trưởng thành, để đứng vững và phải mang lòng tri ân. Đừng để như người bạn kia, khi bạn mình về quê chăm sóc cho cha mẹ của anh ta, đọc được lá thư sụp xuống chờ người bạn trở về. Nhưng các bạn biết không, người bạn đó không bao giờ trở về nữa. Vì sao? Vì cha mẹ của người bạn đã tuổi quá cao, bệnh hoạn thường xuyên, không thể về mà ở lại thôn quê chăm sóc cho cha mẹ. Và thế là người bạn này trông chờ từ ngày này qua tháng kia, bạn thân năm xưa chăm sóc cho mình không bao giờ trở về để anh ta có cơ hội đáp lại ân nghĩa đó. Khi sống trên đời, nếu các bạn còn cha còn mẹ, các bạn nhớ rằng hãy cố gắng trưởng thành, đứng vững, chăm sóc tri ân với ân nghĩa của đấng bậc sinh thành như vậy. Đừng để khi các đấng bậc trở về với miền quê cha đất tổ ở dưới lòng đất rồi, ta chờ cha mẹ sẽ không về nữa đâu. Cho nên hãy yêu thương cha mẹ, thật sự chăm sóc cho các ngài, đừng để cha mẹ yêu thương chăm sóc rồi chúng ta cứ được nuông chìu quá. Rồi từ đó chúng ta cứ nghĩ rằng cha mẹ phải có bổn phận, trách nhiệm, chăm sóc nuôi nấng ta cả cuộc đời. Các bạn, hãy ý thức, hãy tỉnh giác, hãy đứng dậy khi kiến thức mình đã trưởng thành. Các bạn đã trưởng thành, hãy đứng dậy, đừng để khi cha mẹ ra đi nuối tiếc không còn nữa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn