Thu Hằng đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta đang gặp nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn.
Trở về với câu chuyện mà chúng ta thường nghe mỗi một lần tiếp xúc với Bảo Thành để gợi ý cho chúng ta tìm về một đời sống an lạc và hạnh phúc. Hiểu được triết lý sống mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta.
Các bạn thân mến. Trong cuộc sống chúng ta thường phân biệt kẻ giàu người nghèo, rồi chúng ta thường phân biệt người thân kẻ sơ. Để có sự phân biệt đó, chúng ta mới đối đãi với nhau khác biệt. Chúng ta luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ như vậy. Đức Phật dạy cho chúng ta với tâm địa hiền lương Bồ Tát, dần dần thực hành theo giáo lý của Ngài miên mật, chúng ta sẽ chuyển hóa được sự phân biệt để đối xử với nhau bình đẳng và bằng cái tâm biết tha thứ cho nhau.
Các bạn thân mến, câu chuyện kể ngày hôm nay để nói lên một điều là chúng ta đừng chấp và đừng dính vào giữa 2 bên giàu nghèo, tốt xấu, kẻ thương hoặc kẻ ta khinh, mà luôn luôn rộng lòng tha thứ để cuộc sống của chúng ta luôn luôn bình an và hạnh phúc. Dù bị người ta đối đãi tới đâu ta cũng sẵn sàng tha thứ cho họ, bởi kẻ đối đãi với ta tốt hay xấu đều theo phúc duyên của ta. Và cũng vì họ nhìn thấy hoặc không thấy, chẳng vì họ đối đãi xấu với ta mà ta đánh mất phẩm giá làm người của chúng ta. Chẳng vì họ đối đãi sai với ta mà ta đánh mất đi cái tâm yêu thương, cái nhân phẩm trong chánh niệm của người con Phật.
Câu chuyện kể như vầy: Thuở xưa có một vị, vị này tu Bồ Tát hạnh với cái tâm Bồ Tát luôn cứu người. Và ông ta của cải thật là nhiều, nhà thật là giàu có, dư dả mọi thứ đồ ăn thức uống, vàng bạc châu báu ruộng đồng mênh mông. Nhưng quốc độ ông ta đang sống dươi triều đại của vua rất là thịnh vượng, dân chúng sống bình an và hạnh phúc, không có thiếu thốn thứ gì. Với cái hạnh bồ tát, ông ta phát nguyện giúp đỡ cho những người bệnh hoạn. Ai lâm vào cảnh bệnh hoạn đau khổ thì ông ta sẽ giúp, bởi dân chúng đều giàu khó, nhưng những người bệnh hoạn đau khổ hầu hết là những người phải xài tiền rồi hết tiền, nghèo. Ông ta bắt đầu giúp đỡ cho những người bị lâm vào những cảnh bệnh hoạn như vậy. Dân làng ở ngoài thành thị, ở những thôn xa, khi nghe đồn về người có tâm Bồ Tát như vậy thường lui tới và nương nhờ vào sự giúp đỡ của ông. Ông ta giúp đỡ thật là nhiều và dù tiền có nhiều như núi thì ông ta dần dần cũng hết tiền.
Thế là ông ta bắt đầu đi buôn bán để có thêm tiền phát hạnh Bồ Tát mà làm việc giúp đỡ cho những người bị bệnh nghèo khổ ở những thôn xa, ở những nơi xa tới thành phố này. Ông ta bắt đầu nhập vào một phái đoàn đi buôn và trên chuyến buôn đó, ông ta trở nên giàu có nhiều tiền nhiều bạc như xưa. Thế nhưng trên đường về, đoàn người đi buôn đó sanh lòng tham bởi ông này có tâm Bồ Tát của đã hết, sao lại đi buôn có thêm quá nhiều hơn xưa, nên họ mới bắt ông ta quăng xuống một cái giếng để giết ông ta, rồi khi quăng xuống giếng người ta đã chiếm đoạt toàn bộ gia tài tiền bạc của ông ta, trở về nơi xưa để sống trong kinh thành. Lòng Bồ Tát, tâm Bồ Tát với đức hạnh như vậy đã tạo thành phước báu. Dù rằng ông ta bị quăng xuống hầm giếng sâu, ông ta lại thoát ra được bởi trong hầm sâu đó nó lại thông một con sông lòi lên phía trước. Thế là lần mò theo, lần mò theo chỗ đó ông ta đã tới bờ sông và thoát lên được. Trong cái gian khổ tận cùng, trong cái chỗ chết tưởng chừng sẽ hết, phước báu làm từ thiện, tâm hạnh Bồ Tát, ông ta đã thoát ra từ giếng sâu mà trở về làng xưa. Khi trở về làng, trên con đường đó, ông ta nghe xôn xao rằng, nhà vua đang tra vấn tất cả các phái đoàn buôn đó là tại sao cái vị có tâm Bồ Tát kia đi đâu? Đi buôn cùng mà bây giờ không về, mà các ông lại giàu có như vậy thì đoàn buôn đó nói rằng ông kia đã bị chết, vì đi rồi tách riêng ra đi mất, không còn hòa hợp với họ nên họ không có biết, chắc có lẽ đã bị chết rồi.
Nhà vua nghe như vậy cũng không tin bởi tin rằng vị có tâm Bồ Tát kia là một nhà thông thái có tâm địa hiền lương thì chẳng bao giờ tách đoàn ra, luôn luôn gắn bó với đoàn, hướng dẫn cho đoàn buôn cho tốt. Nhưng ngược lại nhà vua lại thấy toàn bộ đoàn buôn này là những con người đi theo cũng không có khiếu về buôn bán, thế mà họ lại có tiền bạc dư dã giàu có như thế trong cùng một chuyến buôn, nhà vua tỏ ra nghi ngờ. Lòng nghi ngờ càng dâng cao, càng dâng cao nhưng khó trả lời, thì bất chợt cái vị có tâm Bồ Tát lại trở về, nhà vua gặp được, diện kiến đức vua, nhà vua hỏi ông ta trình bày thật là rõ. Nhà vua mang toàn bộ phái đoàn đi buôn mà quăng ông ta xuống giếng để tính giết đi, nhưng chính vị này với tâm hạnh Bồ Tát đã nói với nhà vua như vầy: kẻ phạm lỗi mà đã có tâm hồi đầu, sẵn sàng nhận lỗi, hãy để cho họ một con đường để làm thiện, chớ có sát hại họ.
Nghe theo vị có tâm Bồ Tát bị người ta quăng xuống dưới giếng hãm hại rồi lấy hết vàng bạc mà vẫn có tâm tha thứ như thế, nên vua tha thứ cho nhóm người kia và bắt buộc nhóm người kia phải hoàn trả lại tiền bạc châu báu cho vị có tâm Bồ Tát. Vị này lại có lại tiền bạc giàu có như xưa, giàu có hơn xưa nữa, lại tiếp tục con đường Bồ Tát hạnh giúp đỡ những người nghèo.
Các bạn thân mến. Câu chuyện chúng ta dừng ở đó để nói về cuộc đời của mỗi người chúng ta. Chúng ta có những lúc thật là giàu, có đầy đủ tiền bạc phú quý, nhưng rồi cũng có những lúc chúng ta mất hết. Cảnh có rồi mất. Nó thường tình trong cuộc đời. Có những người có rồi mất đi nhưng vẫn mãi mãi không thể tìm thấy. Có những người có rồi mất đi rồi lại tìm lại được. Chúng ta chiêm nghiệm một chút sẽ thấy được sự mầu nhiệm trong cái tâm Bồ Tát của chúng ta. Nếu chúng ta biết thực hành hạnh Bồ Tát đạo, biết dấn thân, có tất cả vật chất của cải trong cuộc đời này để nuôi thân để trở thành giàu có, tài phú, mà vẫn nghĩ đến những con người cùng khổ đau bệnh để rồi cúng dường tiền bạc chăm sóc nuôi nấng những người đó thì dù có mất hết chúng ta vẫn có thể lấy lại được. Hay ở cái chỗ khi chúng ta tu Bồ Tát hạnh, của cho đi là của sẽ trở về gấp đôi gấp ba gấp bốn. Là bởi vì không phải tiền cho đi nó sẽ trở về, nó trở về bởi vì tâm hạnh Bồ Tát chúng ta làm phước giúp đời. Chỉ cái tâm hạnh Bồ Tát đó tăng trưởng phước báu để rồi phước báu đó giúp ta thừa hưởng được những phương tiện đời sống bình thường, được tiếp công hạnh làm cho những người đau khổ được trở nên an ủi trong sự giúp đỡ của chúng ta.
Những ai có của cải vật chất ở thế gian sanh lòng giúp đỡ những người khác luôn luôn trở nên giàu có. Và đặc biệt ở đây không phải chúng ta cứ đi giúp đỡ để có tiền nhiều hơn, không phải chúng ta cứ đi giúp đỡ để có danh vọng nhiều hơn, mà ý ở trong câu chuyện này kể rằng người giàu có hay người có phước mà biết tăng trưởng đức hạnh của mình thì sự giàu có trong phước báu đó sẽ được tăng trưởng một cách tự nhiên. Bởi vì tất cả những điều ta có đều là phước báu ta đã lập ra. Mà phước báu làm từ thiện hay phước báu giúp đỡ những người cùng khổ, nghèo khổ, là một thứ phước báu cao quý nhất sẽ giúp cho chúng ta bền vững sống ở đời, và biết ứng dụng phương tiện trong cuộc sống để làm cho cuộc đời của chúng ta hạnh phúc và chia sẽ những nổi niềm đau khổ của người khác. Do vậy khi chúng ta đi vào con đường tu tập của Phật giáo, không cần biết các bạn là ai, có thể là cư sĩ tại gia, chúng ta nên tâm niệm rằng, của trần gian khư khư ôm lấy rồi một ngày nó cũng tiêu tan mất thôi. Nhưng nếu của trần gian ta có được thật nhiều, mang tâm hạnh Bồ Tát để giúp đời thì bao nhiêu thứ chúng ta giúp đời dù đến lúc trắng tay tay trắng chúng ta vẫn còn có phước báu để tìm lại chúng, bởi chúng ta luôn nghĩ tới những người đau khổ.
Nhớ rằng vị có tâm Bồ Tát này đã bị cướp hết tiền tài và quăng xuống dưới giếng nhưng giếng đó lại có một cái lỗ thông với bờ sông thoát ra và cuối cùng đi trở về nhà của mình, để rồi bao nhiêu tiền bạc bị kẻ cướp lấy đi đều hoàn trả lại cho ông ta. Vì sao, vì chính người cướp ông ta, chính người quăng ông ta xuống, chính người đoạt của đoạt mạng của ông ta mà ông ta vẫn sẵn sàng tha thứ. Làm sao chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù của mình? Đây là một điều chúng ta cần phải tu. Không phải nói như vậy là chúng ta có thể làm được. Có những chuyện nói được làm không được. Nhưng chúng ta đã theo Phật rồi, thực hành đúng giáo lý của Ngài, chúng ta phải biết tha thứ, tha thứ ngay cả cho kẻ thù của chúng ta. Kẻ đã đoạt của đoạt mạng của chúng ta mà chúng ta tha thứ được như vậy mới gọi là người có tâm hạnh Bồ Tát đích thực.
Các bạn thân mến, có lẽ hơi khó, nhưng thực tập được. Bởi cứu cánh đi về Niết bàn nếu chúng ta không thực tập sự tha thứ ngay cả kẻ thù của mình thì chúng ta không thể thành tựu được phước hạnh để thành Phật đâu. Cứu cánh để trở về với Niết bàn phải được thực hiện ngay trong cuộc đời này. Các bạn tự hỏi bản thân liệu các bạn có thể tha thứ cho những ai lừa gạt các bạn được không? Các bạn liệu có thể tha thứ cho những ai xâm hại đến tinh thần sức khỏe tiền tài danh vọng địa vị của các bạn hay không? các bạn liệu có thể tha thứ cho kẻ thù đã từng giết các bạn, đã từng phỉ báng các bạn, đã từng cướp đi của cải danh vọng địa vị của các bạn được hay không? Câu hỏi đó mỗi người chúng ta phải tự trả lời. Nhưng trên con đường hiểu thông lời của Đức Phật, thành tựu được Niết bàn, ta phải bước qua được cái cửa đó. Chúng ta phải ứng dụng được lòng bác ái yêu thương, tâm từ bi, hạnh của Bồ Tát là yêu thương ngay cả những kẻ đã sát hại sanh mạng, kẻ đã cướp đi tiền tài của cải vật chất của chúng ta.
Chúng ta phải tha thứ được cho ngay kẻ thù của chúng ta. Chúng ta phải yêu được ngay kẻ thù của chúng ta. Chuyện này không dễ nhưng sẽ thực hành được. Chỉ cần cho chúng ta mỗi người ý thức một chút xíu, thực tập một chút xíu và nhận rõ ràng giá trị của chúng ta là theo Phật để trở thành Phật. Muốn trở thành Phật mỗi người chúng ta phải cố gắng thực tập hạnh yêu thương và tha thứ, yêu ngay kẻ thù của mình, thương ngay kẻ thù của mình và phải tha thứ cho chính kẻ thù của mình thì chúng ta mới thật sự có đầy đủ phước báu ở trong đời để ứng dụng phương tiện phước báu đó giúp đời giúp người. Cuộc sống sẽ ý nghĩa thật nhiều khi chúng ta thấu hiểu được lời chân lý này.
Cám ơn các bạn đã nghe, chúc cho các bạn an vui để mọi chuyện tưởng chừng thật là khó chúng ta cũng có thể làm được.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa