Search

Thiền Sư Và Con Chó

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn

Niềm vui của chúng ta sẽ tăng trưởng thật là nhiều nếu như mỗi người chúng ta mỗi một ngày trôi qua luôn tâm niệm rằng “Cuộc đời vô thường sanh diệt tới lui”, để rồi chúng ta giữ được chánh niệm hơi thở sống an vui tịch tĩnh, để mang phước báu hiện thân trong kiếp người này san sẻ những niềm vui và chuyển hóa những nỗi thống khổ cho nhau. Đây thật là tuyệt vời, chúng ta mang vui để chia sẻ và nâng đỡ những sự thống khổ của cuộc đời. Đơn giản: chia sẻ vui và an ủi sự khổ đau – đó gọi là từ và bi, nói cho cao siêu, hay ho gọi là ban vui cứu khổ. Sự ban vui cứu khổ là đối với các vị Bồ Tát Thánh Hiền Chư Phật, các Ngài ở trên nên các Ngài ban vui và cứu khổ chúng ta. Còn trong phận làm người của chúng ta đây, lấy đẳng cấp gì, lấy danh gì mà để chúng ta nói rằng ban vui cứu khổ? Chỉ lấy tình thương, sự tử tế mà san sẻ niềm vui với nhau và rồi nâng đỡ khi khổ đau mà thôi. Cuộc sống sẽ ý nghĩa biết bao, con người sẽ nhẹ nhàng xiết bao và tình yêu hình như thật nhiệm mầu bởi năng lượng của tình yêu, năng lượng của sự biết san sẻ, năng lượng của sự biết lắng nghe an ủi trong lúc lận đận gian khó hay lúc thành công bình thường rất là quan trọng. Cái tình, cái nghĩa, cái ân giữa người với người cần phải đặt ở đằng trước hiểu thấu và thực hành. Đừng vội sống vong ân cũng đừng vội sống vô trách nhiệm và không có nghĩa tình. Là thân phận thú hay là người, tình nghĩa và ân rất quan trọng. Do đó Phật thường hay nhắc nhở chúng ta về những điều như thế. Chuyện thật là nhỏ trong ân trong nghĩa chúng ta phải trọng, trọng ân trọng nghĩa trọng tình. Tình và ân nghĩa của đấng bậc sinh thành, của vợ chồng của người thân của người đời dù một chuyện giúp đỡ thật là nhỏ hoặc là một chuyện rất bình thường như là một câu hỏi han chúng ta phải trân trọng nghĩa ân tình. Tính nhân cách biết trọng nghĩa ân tình đó nó sẽ giúp cho chúng ta san bằng những thống khổ và tràn đầy những niềm vui trong cuộc sống. Trên khuôn mặt của ai vui ai khổ nó hiện ra ngay, nó hiện rõ không giấu được đâu. Có điều người khác nhận ra mà họ không nói cho mình thấy mà thôi vì nói ra nó chạm. Dưới con mắt tinh tế của nhiều người, dưới con mắt tinh luyện của những bậc đã đi qua trải nghiệm cuộc đời và dưới những con mắt của trí tuệ pháp thiện họ sẽ nhận ra trên nét mặt của ta, trên con mắt của ta, trong hành động và sự đối xử của ta họ nhìn, họ thấy, họ thấu, và họ hiểu. Nhưng có lẽ những người đó cũng vì hai chữ tình thương mà chẳng bao giờ nói nặng hoặc chả đả động gì đến, chỉ mong rằng một ngày nào đó ta tỉnh ngộ, sẵn sàng lắng nghe họ sẽ giải bày, bởi ta là người thường hay giận lẫy mà. Tánh của con người thường lạ lùng như vậy đó, mình có thể đụng chạm đến người khác, chứ còn đụng chạm tới mình á thì không có cửa, mình la ầm ầm mình giận mình dỗi, rồi mình xoay mặt mình làm ngơ, rồi mình bơ bơ, mình chơi đủ kiểu cách. Vô duyên thật sự nhưng ở trên đời vẫn xảy ra. Bảo Thành cũng từng làm những chuyện ngớ ngẩn như vậy nên hối hận dữ lắm. Chắc các bạn cũng 1, 2 hoặc 3 lần trong cuộc đời cũng đã từng trải qua những điều đó. Có thể các bạn chưa hối hận như Bảo Thành nhưng nhìn kỹ đi, chúng ta cần phải nhìn kỹ để tự sám hối và hối hận cho những gì mình đã làm sai. Có một câu chuyện kể như vầy:

Có một con chó, nó bị một con cọp vồ và tưởng rằng sẽ bị chết. Nhưng rất may trong khi con cọp vồ nó, ngoạm được nó thì có một vị thiền sư đi ngang, không hiểu oai lực của vị thiền sư mạnh cỡ nào mà con cọp phải dừng bước và nhả con chó ra và rồi con cọp đã lặng lẽ bỏ đi. Con chó bị thương nên vị thiền sư đắp thuốc chữa lành vết thương cho con chó, nó khỏe mạnh và chạy tuốt về làng. Một năm sau vị thiền sư có việc lại đi ngang làng đó nhìn thấy một con chó hình như rất là quen. Nhìn kỹ vị thiền sư thấy con chó này trên lưng có vết sẹo như dấu răng năm xưa bị cọp cắn nên vị thiền sư nhớ lại chuyện chó bị cọp vồ và đã thoát. Nhưng lần này thì khác, con chó không bị cọp hoặc thú dữ khác bắt, mà toàn thân nó bị xà mâu (ghẻ lở). Nhìn kỹ vị thiền sư mới hiểu rằng con chó này khi bị cọp vồ bị thương và chạy về trong làng trong xóm, nhưng người chủ vì thế nghĩ rằng hình như nó không có giá trị gì mấy bởi nó bị thương chẳng làm được gì, rồi tính giết hại nó. Nó sợ nó cứ trốn quanh trốn quẩn trốn lủi trong cuộc đời – chỗ này chỗ kia bụi này gầm kia dơ dáy bẩn thỉu cộng với vết thương cũ chưa lành hẳn thuở đó dẫn tới lở loét và dần dần trở thành xà mâu toàn thân dơ dáy bẩn thỉu. Thương cảm cho phận của một con chó hai lần có nhân duyên gặp, vị thiền sư liền tắm rửa sạch sẽ và chăm sóc thoa thuốc, tẩy uế tẩy trược mấy tháng ròng, xà mâu dần dần tan biến, vết thương cũng lành. Con chó mạnh khoẻ trở lại, đẹp ra và tỏ vẻ thích thú lắm, nhưng con chó chỉ ngoảy đuôi chạy về trong xóm. Vị thiền sư lại ra đi và rồi một năm sau lại có dịp trở về ngôi làng này, lòng vòng chỗ mình đã cứu con chó 2 lần nhưng không thấy chó đâu, nên đi vào trong làng như một nhân duyên để thăm thì thấy bóng dáng con chó năm xưa đang đứng đó. Nhưng khi nhìn thấy vị thiền sư, chó sủa – sủa to sủa lớn mà còn muốn cắn vị thiền sư và lại còn quấn quít bên người chủ mà năm xưa đã ruồng bỏ chó khi chó bị cọp vồ, đã ruồng bỏ chó khi chó bị xà mâu. Vị thiền sư mỉm cười và nói với chó rằng: Chúc mọi sự bằng an và hạnh phúc, chúc cho chủ tớ vui vầy, hãy cố gắng sống để chủ đừng bỏ rơi mình. Và rồi vị thiền sư lại ra đi như những dấu chân của bao nhiêu năm khi đi qua làng qua thôn để chúc phúc và rải tâm từ tới muôn người.

Các bạn thân mến, loài người trong nhân đạo, hoặc loài thú trong lục đạo, tuy khác nhau về thân tướng nhưng chẳng khác về cái tâm. Cái tâm là chúng ta trong một chừng mực nào đó thật trung thành với những điều hình như mình thật là mù quáng. Ví dụ như con chó đó, nó đã trung thành với người chủ nhưng người chủ đã từ bỏ, đã khước từ, đã xua đuổi, đã đánh đập nó. Khi nó bị nạn, người chủ không có bao dung, không cứu, không chữa cho nó mà còn xua đuổi và còn muốn giết nó luôn. Rồi nó bị bệnh xà mâu chẳng ai muốn nuôi, vậy mà khi vị thiền sư tắm rửa, chữa trị cho nó (2 lần) mà nó chẳng nhớ, chẳng tri ân. Nếu nó không nhớ ân, nhớ ơn nghĩa thì ít nhất nó phải thật là thân gọi là gặp nhau nhớ giây phút năm xưa ngài đã cứu, đã rửa, đã tắm, đã chữ trị cho nó hoặc bây giờ coi ngài như người bình thường cũng được rồi. Nhưng nó còn sủa nó còn cắn thậm chí còn có thể gây nguy hại cho vị thiền sư nữa đấy. Rồi người đã xua đuổi không chấp chứa nó, chê bai đánh đập nó thì nó lại quấn quít ở bên – chó đã vong ân bội nghĩa. Người đời cũng có hoàn cảnh dù ta không phải là thú, là chó, nhưng trong hoàn cảnh nào đó – Bảo Thành và các bạn chưa nhìn rõ được cuộc đời, chưa rõ và phân biệt được đâu là chủ, đâu là tớ, đâu là ân là nghĩa là tình, cho nên chúng ta thường cứ quấn quít bên những điều quy lụy, để bị đày đọa, bị gièm pha bị chê bai bị xua đuổi bị đánh đập, thậm chí mà có thể vong mạng nữa mà sao lúc đó ta phải chạy phải trốn, phải đi chỗ này chỗ kia để rồi gặp được một người nào đó thương ta mến ta vì một nhân duyên sẵn sàng ra tay thì ta chẳng nhớ, ta quên. Các bạn, chuyện này có trong cuộc đời. Tất cả những điều đó Chư Phật dạy rằng là bởi vì chúng ta vô minh, chúng ta chưa được khai thị, chúng ta chưa được hiểu, chúng ta chưa được vị nào đó làm gương hoặc chính trái tim của chúng ta đã bị phủ kín bởi năng lượng bất tịnh, làm mù lòa con mắt trí tuệ, chẳng nhận ra được nghĩa và ân để rồi cứ mụ mẫm quanh quẩn mãi của cảm tình được gọi là như chủ và chó. Hôm nay sống ở trong cuộc đời này, với thời đại mà chúng ta tiếp cận với Phật học gần gũi mỗi ngày, mỗi một người trong chúng ta luôn luôn phải nhắc nhở mình về những lời của Phật đã dạy mà ta nghe ta đọc ta thấy để đi vào thực hành. Ở đời chữ vong ân bội nghĩa là không tốt đấy, chưa nói đến đạo, ở trong tất cả các giới chúng ta từng phát nguyện là rải tâm từ. Huống hồ chi là người đã rải tâm từ để giúp đỡ chúng ta mà chúng ta cứ nằng nặc, dễ dàng chẳng nhìn chẳng nhận chẳng thấy. Ít nhiều gì thì chỉ cần vẫy đuôi thôi khi vị thiền sư tới cửa ngõ thôn làng là tốt rồi, thay vì sủa thì có thể phát lên những âm thanh vui mừng quấn quýt như người xưa nay gặp lại cũng được đấy. Nhưng ngược lại nó còn sủa và còn đòi cắn, ở đời sao lại có những chuyện lạ lùng như thế? Phật giải thích đó cũng là bất thiện nghiệp nó dẫn mà mỗi người chúng ta như Bảo Thành và các bạn chưa thể quản thúc được tâm của mình, chưa quản chế được tánh của mình nên bị cái lực – cái lực của nghiệp xấu nó dẫn. Không sao! Không sao! Ta là người, một lần hay nhiều lần cũng không sao, chỉ mong rằng Bảo Thành và các bạn ít nhất có một lần thấu nghĩa được lời của Phật là biết tri ân và biết đáp lại cái nghĩa cái ân cái tình của ai đó đối xử với chúng ta. Đừng quá vội vàng vong ân bội nghĩa, đặc biệt nhất là ân nghĩa sinh thành của các đấng bậc cha mẹ, ân nghĩa vợ chồng con cái, ân nghĩa của các bậc sư trưởng, của các bậc thầy, của bạn bè, của người với người, của vật với mình. Ở đời rất cần sự đối xử với nhau bằng ân bằng nghĩa, bằng cái tình, bằng lòng từ bi. Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn