Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta đang ở trên mạng Youtube Thất bảo Huyền Môn.
Cách sống của con người trải qua nhiều thời kỳ khác nhau trong những giai đoạn lịch sử. Từ thời tiền sử đến thời tân tiến nhất hiện nay, chúng ta vẫn thường vướng vào sự bàn cãi, qua những ý nghĩa đặc biệt, trong những câu chữ đặt để vào ý nghĩa sinh hoạt hàng ngày. Sự khác biệt về ý nghĩa trong ngôn từ cứ làm cho chúng ta luẩn quẩn hoài. Người nói đàng đông, kẻ nói đàng tây, mà đông tây nam bắc cũng chỉ là những phương hướng được đặt để cho chúng ta một chổ dựa, để cho chúng ta biết rằng đang đi về hướng nào, để chúng ta có sự nói chuyện thông lý đạt tình, đạt tình thông lý với nhau. Nói cách nào cũng được, miễn là khi hiểu rối thì ngôn ngữ chẳng cần nữa. Tuy nhiên ở phương diện giao tế hàng ngày, chúng ta vẫn phải xử dụng ngôn ngữ. Nếu tâm thông, ngôn ngữ bình thường cũng sẽ thông, nếu tâm không thông, ngôn ngữ bình thường sẽ là chướng ngại trong sự tranh cãi.
Câu chuyện kể, có một Vị Sư phụ già và một chú tiểu còn trẻ, nhỏ thôi, độ sáu bảy tuổi vô trong chùa nhận vị Sư già làm Sư Phụ, khi chú tiểu gọi Sư Phụ, đi đâu cũng gọi Sư Phụ, coi Sư Phụ như một người Cha, bởi chú tiểu mồ côi, không những mồ côi mà còn trẻ thơ, nên đối với chú Sư Phụ là người Cha, chăm sóc và che chở cho chú ngày đêm.
Sống ở trong cảnh chùa u tịch dưới chân núi, chỉ có hai thầy trò: Sư Phụ và Chú Tiểu. Một hôm Chú Tiểu đang đi theo Sư Phụ thì bị vấp chân té, nằm xoài ở dưới đất, chú cứ nằm vậy mà Sư Phụ thì cứ đi, chẳng nhìn lại. Chú tiểu mới gọi: Sư Phụ, Sư Phụ… Sư Phụ quay lại chỉ nhìn, không động đậy gì hết. Chú tiểu nói: Sư Phụ, con té mà sao Sư Phụ không đỡ con dậy. Sư Phụ nói: Mai mốt Sư Phụ chết rồi, ai đỡ con. Chú tiểu nghe vậy liền đứng dậy. Rồi một hôm Sư Phụ ngồi tụng kinh trong chánh điện, Chú Tiểu đi vào nói nhỏ bên tai Sư Phụ: Sư Phụ ơi, con có ước mơ mai này con trở thành Bác sĩ, con có ước định, suy nghĩ và mong cầu như vậy. Sư Phụ nói: Người đi tu không có cầu mong những chuyện khác, ngoài cầu sự giải thoát. Chú tiểu nghe vậy bỏ đi, nhưng rồi quay lại hỏi: Sư Phụ nói gì? Sư Phụ nói: Người tu không có tham cầu một cái gì, chỉ cầu sự giải thoát mà thôi, còn con đừng có tham cầu làm bác sĩ, chuyện đó không phải chuyện nhà tu, tham cầu như vậy không được. Chú tiểu hỏi lại: Sư Phụ à, Sư Phụ cầu giải thoát như vậy có phải là tham cầu sự giải thoát không, cũng như con tham cầu là bác sĩ không? Sư Phụ nhìn Chú Tiểu trợn con mắt và cười.
Các bạn. Câu chuyện có vẻ đơn giản. Chú tiểu té bên Sư Phụ đó, Sư Phụ nói mai mốt ta chết ai đỡ cho con, nó tự đứng dậy. Đệ tử nói ước mơ, mong cầu của mình làm bác sĩ, thì Sư Phụ nói người tu không cầu điều đó, chỉ cầu sự giải thoát, đừng tham cầu những chuyện ở trần gian. Ngược lại đệ tử hỏi Sư Phụ: Tham cầu, cầu giải thoát có phải là tham không và mong muốn không. Ý nghĩa của những chữ ngược xuôi đó, hầu như cũng là một vấn đề.
Trong câu chuyện này đơn thuần chỉ là sự đối đáp của Sư Phụ và học trò là chú tiểu ngây thơ, ngây thơ mà, nên cũng có những câu hỏi ngây thơ. Nhưng chúng ta thì không ngây thơ như vậy, khi hỏi là vì nghe, suy nghĩ, tư duy rồi hỏi. Chúng ta thường bắt bẻ nhau, từ những câu chữ thật là nhỏ, nhưng sao không thể bắt bẻ, là vì chúng ta quen đi ngôn ngữ này, quen đi giải thích như vậy. Chúng ta nghe âm giọng người này, người kia rất phù hợp, chúng ta đã quen rồi, nên vì thế khi nghe những người khác, âm giọng khác, cách nói khác, ta thường có nghịch ý và giãi bày với mục đích là để hiểu rõ mà thôi, trong sự hiểu rõ đó thường là không khéo, đâm ra chúng ta chạm vào sự tranh cãi trong ngôn ngữ.
Khi đã hiểu nhau ở trong tâm, khi đã thương nhau và thông cảm, khi đã gần gũi đến mức không còn cần đến ngôn ngữ, chỉ cần dùng ánh mắt, thì tất cả các pháp nhẹ nhàng. Trong Nhà Phật, điều chúng ta muốn làm bác sĩ hay muốn làm gì, thì đó là kiến thức của loài người, nói đến kiến thức, chứ không nói đến mong cầu. Chúng ta muốn có bác sĩ, thành bác sĩ, sự ham muốn, nếu có thể nói rằng chúng ta muốn học đi cho nhẹ nhàng, nếu học kiến thức của loài người, thì chúng ta sẽ giúp ích cho cuộc sống của kiếp người, điều đó không sai, là điều tốt, bởi trong cuộc sống này ai không khuyến khích tất cả mọi người hãy nâng cao kiến thức ở đời bằng cách tới học đường và đi học, Chú tiểu cũng được Sư Phụ dạy, cũng được Sư Phụ dạy cho để học, nâng cao kiến thức ở đời. Nhưng trong hoàn cảnh sống ở trong chùa, Sư Phụ chỉ muốn đệ tử của mình nâng cao kiến thức, đi tới sự giác ngộ do lời Đức Phật dạy, chứ đừng đắm chìm trong kiến thức của cuộc đời, dù là danh giá đó, như là bác sĩ, luật sư, những bậc thạc sĩ, tiến sĩ, cao học đều là tốt, kiến thức ở đời đều là tốt.
Những môn học ở đời, chúng ta học để có kiến thức tốt đẹp, bởi nó mang lại sự hiểu biết để phục vụ quần sanh. Nhưng ở trong chùa, kiến thức tối cao mà Sư Phụ muốn cho Chú Tiểu học là kiến thức đưa đến sự giải thoát, phá chấp, phá mê, để không còn lầm chấp trong tham sân si. Tuy nhiên câu chữ mà chúng ta thường hay dùng như chú đệ tử và Sư Phụ vậy, đừng có tham cầu những điều kia, mà hãy cầu đạo giác ngộ tốt hơn, lật ngược lật xuôi, đệ tử hỏi qua, sư phụ hỏi lại.
Bảo Thành mượn câu chuyện đó để nói cho lòng của các bạn và lòng của Bảo Thành, chúng ta thường hay vướng mắc trong những câu chữ và ngôn ngữ. Trên thực tế tất cả mọi chữ nghĩa được gọi là ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết, cũng chỉ định nghĩa theo định mức của một môn học nào đó, sáng tác cho ngôn ngữ đó. Nếu khi chúng ta hiểu rồi, chúng ta tránh chấp vào ngôn ngữ, mà thẩm thấu vào trong ý nghĩa, từ trong tâm của người truyền đạt cho chúng ta muốn điều gì, thì điều đó thanh cao như thế.
Bây giờ chúng ta không dùng chữ muốn, chữ cầu, mà chỉ dùng tới sự học viên thông, kiến thức làm người hay sự học viên thông kiến thức, đưa đến sự giác ngộ và giải thoát. Nói đến sự học thì có hai sự học: sự học của thế gian là kiến thức, sự học xuất thế gian cũng là kiến thức của Phật, đưa đến sự giác ngộ. Hai kiến thức này đều có lợi cả, nhưng sự học kiến thức làm người ở thế gian có lợi cho thế gian rõ ràng. Ngày nay khi chúng ta cần kiến thực khoa học, như trong nông nghiệp thì cần kiến thức về nông nghiệp để trồng trọt tốt đẹp, kiến thức đó hữu dụng, tốt đẹp. Và trong con đường thiền, chúng ta phải có kiến thức về thiền, kiến thức về tôn giáo, nếu học về tôn giáo, kiến thức về Phật giáo, nếu học về Phật giáo. Chúng ta nên dùng sự học hay dùng cầu mong, phát nguyện, chữ nguyện chữ cầu cũng chỉ là mang ý nghĩa chúng ta học đạo.
Các bạn, câu chuyện đơn giản, nhưng không đơn giản, bởi hầu hết các bạn và Bảo Thành thường bị vướng mắc khi giao tế, người nói ngôn ngữ miền Bắc, miền Nam, miền Trung, ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ thường dục, ngôn ngữ thông thường, thông dụng ở đời, ngôn ngữ mới. Bởi vì mỗi một thời gian, thường tạo ra những ngôn ngữ đồng nghĩa đối với những kẻ thích, chán chán ngôn ngữ, không được sáng chế. Bình thường mỗi một thời gian ngắn có một loạt những ngôn ngữ mới. Chúng ta hiểu được ý của ngôn ngữ đó, người ta dùng để nói chuyện trong cuộc đời, chúng ta vui. Vui là vì chúng ta không có tìm chấp, bám vào ngôn ngữ, chúng ta hiểu ý. Trên con đường học Pháp của nhà Phật, nếu chúng ta cứ bám vào ngôn ngữ của kinh điển, của văn tự cứng ngắt ở đó, thì chúng ta sẽ bị kinh sách chôn vào lòng đất sau này.
Nếu chúng ta hiểu được ý trong ngôn ngữ người viết đặt để vô, hoặc đấng giác ngộ là Phật truyền dạy lại cho chúng sanh, rồi chúng sanh lại phải ký tự bằng ngôn ngữ của loài người nó giới hạn nhiều lắm và ý nghĩa của bậc giác ngộ nói thì mênh mông như biển trời, bao la như vũ trụ. Ngôn ngữ của con người thì nhỏ, gồm vài chữ ký tự, sao có thể gom tất cả những điều Chư Phật giác ngộ. Dù tam tạng đại thừa, kinh điển hiếu nghĩa, phương quản nhiều nhiều trăm cuốn cũng không ghi hết lời Đức Phật giác ngộ đâu. Như vậy đọc kinh, đọc sử, để diễn những điều Chư Phật giác ngộ thật khó mà đâm ra tạo thành nguồn hoang tịch, tranh chấp vào ngôn ngữ. Đọc cho rõ, hiểu cho thông, buông chữ nghĩa, đi tới sự tu hành lĩnh hội, chúng ta sẽ nhẹ nhàng thanh tâm, và rồi bất cứ ngôn ngữ, văn tự, chữ nghĩa nào, khi chúng ta nghe trong sự tương tác hàng ngày, đối với người khác ta luôn bình an.
Ngôn ngữ thật sự mang lại hòa bình, cũng thật sự gây ra chiến tranh. Ngôn ngữ thật sự mang lại hạnh phúc, mà cũng chính ngôn ngữ mang lại đau khổ, cho nên nếu ai tu được, không còn chấp vào ngôn ngữ nữa, nghe như hiểu được ý để tự hành, thì người nghe đó sẽ luôn hạnh phúc, và chẳng bao giờ đau khổ.
Chúc các bạn nghe được vạn pháp, nghe nhưng không moi bới ở trong đó, tìm tòi ở trong đó những ý nghĩa mà ta đặt để, để khi nghe thấy sự khác biệt, đâm ra chấp mà gây ra sự phiền não.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa