Search

Tâm Hạnh Đáng Kính

Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Tâm Sĩ bút ký

Bảo Thành kính chào các bạn,

Đối với thế giới đang sống, nếu thiếu đi lòng bao dung độ lượng chiến tranh sẽ xảy ra. Chiến tranh từ trong gia đình giữa vợ chồng. Vợ chồng không có lòng khoan dung, thì một chút xíu nói hờn lòng là bực bội, chửi mắng, la ó, thì gia đình vợ chồng đó như hai kẻ thù đối địch với nhau, rồi cuối cùng ghép rằng chúng ta khắc khẩu nên cứ cãi nhau. Thực ra cả hai vợ chồng đều không có lòng khoan dung. 

Lòng khoan dung quan trọng lắm, ngay cả trong cha mẹ, con cái có những tình huống, mà những bậc làm cha mẹ chúng ta bị lôi trượt theo tính nóng, rồi quên mất lòng bao dung, không có lòng bao dung rộng lớn, đâm ra con cái buồn lòng và có cả tình huống con cái bỏ nhà ra đi. 

Trong xã hội, trong tình bạn cũng vậy, có những sự xô xác, tương tác, mà mỗi người bạn thiếu đi lòng bao dung, tình bạn sẽ không còn. Giữa những con người và con người, lòng bao dung rất cần trong quan hệ, có những con người không thể trở lại với nhau, bởi đã thiếu đi lòng bao dung. 

Có kẻ, nói về hàng xuất gia tăng sĩ, thiếu nuôi dưỡng lòng bao dung, luôn tạo chuyện, luôn xây dựng tên tuổi của mình, trên những tư tưởng hư ảo không thật, luôn tạo nên những tư tưởng, hành động, ngôn ngữ thiếu tâm chân thật, để xây dựng tên tuổi của mình mà dèm pha đè bẹp những hàng tăng sĩ khác. Đôi khi sự việc xảy ra qúa rõ, đã làm cho hàng phật tử đau lòng, mất đi niềm tin vào Tam Bảo. Nếu nói Tăng Ni không sai, luôn đúng thì không phải vậy, ai cũng sai, bởi không có ai hoàn thiện. Tăng Ni có sai của Tăng Ni, Phật tử có sai của Phật tử, chính vì trong hàng Tăng Ni, Phật tử, tứ chúng của chúng ta, có những chuyện sai đó, mà tấm lòng bao dung cần phải được nuôi dưỡng, để giữ được hạnh xuất gia, hoặc ít nhất cũng giữ được sự tương giao trong cuộc đời. 

Chúng ta từng chứng kiến có Thầy này Thầy kia, muốn xây dựng tên tuổi của mình, mà dèm pha, vu khống, hàm oan, xây dựng những ảo giác, truyền bá cho Thầy này, Sư Cô kia, rồi mang ảo tưởng ngôn ngữ mình đã gán ghép để nói Phật tử này Phật tử kia, để mà chê bai dìm vị Thầy này, vị Thầy kia xuống. Có không các bạn, có, bởi chính các Thầy đã từng nghe Thầy này, Thầy kia nói như vậy và chính hàng Phật tử cũng nghe, kẻ trên thì nói xâu kẻ dưới hoặc kẻ dưới nói xấu kẻ trên, để làm sao xây dựng tên tuổi của mình, dựa trên những điều không đúng là dèm pha kẻ khác.

Hôm nay nói rõ hơn là trong hàng Tăng sĩ xuất gia là các Thầy các Sư Cô, chúng ta thấy đầy dẫy các Thầy luôn nói xấu các Thầy khác, dù không biết Thầy kia, Sư Cô kia là ai, đúng hay sai. Nhưng để tôn vinh bản ngã của mình, sự học của mình, tôn vinh cái tôi của mình, thì vị Thầy, vị Sư Cô đó tạo chuyện, mang những chuyện không có, không rõ, không thật, nói những chuyện không chân thật làm ô uế, đè bẹp danh dự, danh tiếng vị Tăng, vị Ni, vị Thầy, Cô kia, để tâng bốc, nâng mình lên để lôi kéo hàng trước xuống. Tâm xây dựng tiếng tăm của mình trong sự tạo ra ác khẩu, ác ý, ác nghiệp như vậy không tốt, về lâu về dài, đức hạnh không tốt, phước báu sẽ tổn thất và những trú xứ của những vị đó an trú sẽ mất đi sự bình an, lo toan sẽ dồn dập, sức khoẻ sẽ hao mòn, tinh thần sẽ sút giãm, thậm chí sẽ nguy hại. Bởi vì ác khẩu rất nguy hại, nó là gì, là nhiệt phiền não, cắt đứt hết mọi sự sinh hoạt chân thật của mỗi vị xuất gia. Cần phải sám hối, cần phải trực diện, gặp những vị Thầy mình đã tạo chuyện, nói xấu để sám hối mới hết được. Còn không, không bao giờ hết nghiệp, bởi chỉ có lòng bao dung của một vị bị nói xấu tha thứ mới hết được nghiệp, ta tương tác với họ, nói xấu, dèm pha, chê bai họ, mà ta không gặp họ để sám hối chẳng thể hết đâu. Sự hão huyền trên danh tiếng tự xây bằng giấy, bằng ảo tưởng sẽ không bền, nó tạo nghiệp. 

Câu chuyện đó có thuở thời Đức Phật. Một hôm ông Xá Lợi Phất quán chiếu, thấy rằng ở một làng xa, có nhân duyên để ông ta tới độ, nên ông ta mới qùy xuống đảnh lễ Thế Tôn, và bạch với Thế Tôn rằng: “Thưa Ngài, con thấy nhân duyên ở làng kia phù hợp với con, xin Phật hãy chứng minh và xin Thầy cho con được tới làng đó để giáo dưỡng họ.” Đức Phật chấp nhận cho ông Xá Lợi Phất đi tới làng đó để dạy dỗ. Được Phật cho xuất sơn, được Phật cho hạ núi để đi dạy, khi Ngài Xá Lợi Phất đi xa một đoạn đường, thì có một vị tăng Tỳ Kheo khác tới nói với Phật: “Bạch Thế Tôn, ông Xá Lợi Phất đã xỉ nhục con, xâm hại con, nên bây giờ gặp con ông ta hổ thẹn, không muốn ở đây nữa mà muốn tránh đi xa”. Thế Tôn là bậc có trí tuệ, muốn để giải oan gia, nên mời gọi ông Xá Lợi Phật trở lại đối chiếu với vị Tỳ Kheo kia, để làm sáng tỏ.  Đó là pháp Yết Ma trong nhà Phật, sám hối chung với nhau trong hàng Tỳ Kheo, có bậc trưởng lão lúc đó là Đức Thế Tôn. Ngài Xá Lợi Phất nói với Phật: Người có trí tuệ khai thị được bởi Đức Thế Tôn, hiểu được điều gì phải làm và không bao giờ xúc phạm đến người khác. Bạch Thế Tôn, con là đệ tử của Ngài, được Ngài khai thị, trí tuệ đã mở, chẳng thể làm những chuyện như kia. Đức Phật đã hiểu, ông Xá Lợi Phất nói một thời, vị Tỳ Kheo kia cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, phủ phục xuống đất đảnh lễ Thế Tôn, thành tâm sám hối, và sau đó quay qua Ngài Xá Lợi Phất xin lỗi sám hối. Ông Xá Lợi Phất có lòng bao dung đã tha thứ, dưới sự chứng minh của Thế Tôn, vị Tỳ Kheo kia thành tâm sám hối đã được hóa giải.

Cuộc đời của con người, những bậc Tỳ Kheo học theo Phật, Tỳ Kheo Ni. Những bậc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni chúng ta, là gương mẫu mực, là trưởng tử của Như Lai, là những người đại diện cho Thầy của mình là Đức Phật, với tâm thành hoằng truyền giáo pháp ở những thôn xóm, vùng miền, thành phố, quốc độ phù hợp nhân duyên. Chúng ta mang hết phước báu tu, mang hết hạnh đức tu của mình ra, để giao duyên pháp quyến với muôn người, giảng dạy để hổ trợ cho tước chúng tinh tấn trên con đường tu, nhất nhất tụng niệm, quán chiếu từng niệm, từng ngôn ngữ, hành động, để oai nghi của một vị Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, luôn rạng ngời trong ánh hào quang của chánh pháp Như Lai. Đừng vì nhìn theo Xá Lợi Phất đi xa độ chúng, mà tâm ghen tuông khó chịu, tạo chuyện nói xấu. Ông Xá Lợi Phất đảnh lễ Thế Tôn, xin Thầy của mình chứng minh cho phép đi hoằng truyền giáo pháp. Xá Lợi Phất có Thầy là Đức Phật, và Đức Phật đã cho đi, để dạy với nhân duyên sau khi đã quán chiếu. 

Mỗi một vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni chúng ta đều có Thầy có Tổ, có Phật ở trên chứng minh. Sau khi được Thầy Tổ của mình chứng minh, cho phép vân hành tới những nơi nhân duyên để độ chúng, không cần biết Thầy là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thuộc Tông Phái, Tông Môn nào, khi gặp những huynh đệ cũng mặc áo của nhà Phật, cũng có tâm hạnh như chúng ta đều đáng kính, theo linh duyên mà đi độ chúng. 

Chẳng thể như vị Tỳ Kheo kia, thấy Xá Lợi Phất tới làng đó độ chúng, mà ghen tuông tạo chuyện. Chẳng thể thấy một huynh đệ nào đó là Tăng, Ni, đang độ chúng ở vùng này, xứ này, tỉnh này, tỉnh kia, mà chúng ta mang tâm ghen tuông, nói xấu, dèm pha, tạo chuyện, thậm chí chúng ta còn tô vẽ những chuyện hoang đường, để gây sự chia rẻ trong giới chúng trong Tăng đoàn, gây hận thù cho nhau. 

Nhiều khi các bạn nói: “Ồ, không có, người đi tu đâu có làm chuyện đó”. Có, bởi trong kinh Phật đã nói, đời của Đức Phật kể: Ngài Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ bậc nhất, có lòng bao dung đi độ chúng quán chiếu và được sự chứng minh cho phép của Thầy là Phật rồi mới đi. Thế mà Tỳ Kheo huynh đệ còn chê bai nói xấu, cuối cùng Phật đã kêu về để chứng minh sám hối, để làm sáng tỏ câu chuyện, nhưng rất là may Ông Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ, có lòng bao dung, nên vạn sự đều êm.

Chúng ta ngày nay vẫn thấy cảnh tượng Chùa này Chùa kia, Chúa sứ này, Chúa sứ kia, vị Chủ từ là Thầy, là Tăng, là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, vẫn thường mang tên tuổi của Thầy này Thầy kia, nói thêm nói bớt, nói xấu nói sai. Các hạng Tỳ Kheo trong thời Đức Phật, mà nói xấu Ông Xá Lợi Phất vẫn tái sanh đầy rẫy đây đó, vẫn ngọt ngào nói chuyện không đúng, vu khống hàm oan đến các bậc Tỳ Kheo khác. 

Nhớ là mỗi vị  Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni của chúng ta đều theo sự chứng minh và ấn truyền của Tổ, của Phái, của Tông mình, để đi vào những quốc độ, những trú xứ, những làng mạc, thôn xóm xa gần vòng quanh trên thế giới, mà nhân duyên, tạo nhịp cầu cho người khác tới được với Phật để tu, thanh lọc tâm, tìm lại hạnh phúc, thì chúng ta dù có đi xa như vậy, mà có khác Tông, khác Phái, khác Tổ Đình, khác Chùa, các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, phải luôn gắn chặt với nhau, thương yêu  nhau, đùm bọc, che chở, hỗ trợ, không nói về vật chất, mà nói về mặt tinh thần, tâm linh, luôn luôn phải như vậy.

Còn mỗi người chúng ta, phước báu hay vật chất có hay không là tuỳ theo nhân duyên. Nhưng phước báu về trí tuệ, về tâm linh đã có, nếu không có, ta chẳng thể là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Nếu có được phước báu đó để tồn tại trong phước, tăng trưởng phước báu đó mà độ chúng. Chúng ta không nên như vị Tỳ Kheo kia, dựng chuyện, nói xấu ông Xá Lợi Phất, chúng ta không nên dựng chuyện nói xấu nhau. 

Tỳ Kheo này không thể nói xấu bậc Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni khác, ngược lại trong hàng tăng sĩ giữa Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, luôn có lòng tôn kính, thương yêu, hổ trợ, trên con đường tu, hoằng truyền giáo pháp của Như Lai tới mọi miền, trong tinh thần Lục Hoà, không cao không thấp, không sai không đúng, chỉ có lòng bao dung, nuôi dưỡng bằng hơi thở chánh niệm, thì trú sứ của mình tự nhiên hương, trú sứ nào của các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thường tinh tấn, tu tập trong hơi thở chánh niệm, thì đó là hương đức hạnh, được toả khắp mười phương. 

Mong rằng tất cả các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đang hoằng pháp trên năm châu bốn bể, chúng ta khi gặp nhau qua lòng kính trọng, biết chuẩn dưỡng trong hơi thở chánh niệm, đừng như vị Tỳ Kheo kia nói xấu về ông Xá Lợi Phất, chân thật của một vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, qúy giá vô cùng, là phẩm vật vô giá, là viên minh châu, ngọc ma ni toả sáng cho đời.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe sự gợi ý này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn