Search

Tại sao sống tốt nhưng lại không qua khỏi khi còn trẻ

Thưa Thầy, cho con hỏi tại sao có những người sống rất tốt, làm nhiều việc thiện, cống hiến cho cộng đồng nhưng vẫn bị bệnh không qua khỏi khi tuổi còn trẻ. Vậy thì phải quán chiếu như thế nào để không hoang mang, đau thương ạ. Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Tất cả chúng ta theo bất cứ một tôn giáo nào, dù là Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay các tôn giáo bạn đang tin theo. Chúng ta, trong đó có Bảo Thành đều bị một chứng bệnh tâm lý trầm trọng là khi đi theo một tôn giáo, tin tưởng vào Phật, vào Chúa, các đấng giác ngộ hoặc các đấng giáo chủ, thường có một tư tưởng buộc rằng các Ngài phải ban cho chúng ta, hoặc khi chúng ta thực tập theo những gì các Ngài dạy là phải có sức khỏe, không bao giờ bị bệnh, phải trường thọ – gọi là trường sinh bất lão.

Tư tưởng bệnh hoạn ấy luôn luôn có trong Bảo Thành và các bạn mỗi khi thân xác này bị bệnh, bị mệt mỏi, hoặc tinh thần cũng như thế. Một câu trả lời đơn giản mà có lẽ không cần phải trả lời thật dài dòng, đó chính là đời sống của Đức Phật. Đức Phật trong 80 năm trời sống ở trần gian, trước khi giác ngộ, Ngài cũng thường bị bệnh và khi Ngài giác ngộ thành Phật. Thành Phật nha các bạn! Nếu là một vị Phật rồi tức là viên mãn tất cả, làm toàn là việc tốt, tu toàn là pháp thiện và đã chứng ngộ, giác ngộ nhưng Ngài vẫn bị bệnh. Từ bệnh đau nhức của tuổi già, bệnh mệt mỏi, bệnh kiết lỵ, đủ thứ bệnh hết… và phút cuối trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có nói, Ngài bị trúng độc, bị bệnh, ăn nấm độc, ăn chén cháo cuối cùng có nấm độc của ông Thuần Đà rồi bị bệnh kiết lỵ, rồi Ngài chết.

Câu hỏi nếu bạn hỏi rằng bạn làm việc thiện và ai đó còn trẻ làm việc thiện nhiều, tu nhiều. Gọi là tu nhiều, việc thiện nhiều, sao vẫn còn bệnh? Bạn có thể trả lời rằng sao Đức Phật vẫn bị bệnh khi Ngài là Phật?

Câu hỏi đó để cho chúng ta đi sâu hơn, tìm hiểu về Luật Nhân Quả của Đức Phật, chẳng phải là chỉ ở kiếp này mà nó là một sự truyền kì nối tiếp nhiều kiếp. Cũng như chúng ta ví dụ trong cuộc đời, bạn nhịn đói 20 ngày, 30 ngày, 40 ngày, ví dụ trong thời gian đại dịch vừa qua, chúng ta giãn cách cách ly đến 40 ngày, ngày đầu tiên còn tiền, còn đồ ăn, ngày thứ hai cũng như vậy, ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, đến một tuần là tiền đã cạn, đồ ăn đã cạn. Dần dần tuần thứ hai, thứ ba, thứ tư…và bây giờ nhiều người đã hết tiền trả phòng trọ, hết tiền mua đồ ăn, vật thực cũng đã cạn dần, cạn hết, cạn hết bởi chúng ta là người kiếm cơm, kiếm sống qua ngày. Và rồi đi đến sự cùng cực là không còn gì nữa, khủng hoảng tinh thần. Thì giả sử ngày hôm nay chúng ta được giãn cách, không còn bị ràng buộc, được mở cửa, được ăn tha hồ, thì cũng không thể ăn trong ngày hôm nay để mà no đủ trong 40 ngày đã đói. Vậy bạn có ăn nhiều, cái đói vẫn còn ở bên trong, dù no ngày hôm nay, sức vẫn kiệt bởi 40 ngày qua không đủ đồ ăn. Tất cả mọi nghiệp báo của chúng ta nhiều đời dù trong kiếp này nhiều bạn tu, làm thiện pháp nhưng thân vẫn bệnh, thì Đức Phật vẫn bệnh mà. Ngài giác ngộ rồi, chuyển hết nghiệp nhưng vẫn bệnh, bởi có những nghiệp về thân khi sinh ra làm người; định luật Phật đã tìm ra trong Tứ Thánh Đế là Sinh – Lão – Bệnh – Tử, sinh ra mang thân người, sinh ra mang thân tướng trong sáu nẻo luân hồi đều phải bị quy luật của Sinh – Lão – Bệnh – Tử xoay vần; bởi có sinh là có bệnh, có già và có chết. Ai cũng như vậy, tu hay không tu cũng phải trải qua giai đoạn như vậy!

Cho nên bạn tu hoặc bạn không tu, bạn làm ác hoặc bạn làm thiện đều như vậy hết, đều phải trải qua chu kỳ sinh là phải có tử, có bệnh và có già. Sự khác biệt của người tu là ở chỗ ta nhìn quy luật của Sinh – Lão – Bệnh – Tử mà không khổ, bởi ta hiểu được điều đó qua chân lý Vô Thường: Thành – Trụ – Hoại – Không Phật đã dạy. Hiểu được điều đó, thấu được điều đó, quán chiếu được sự Vô Thường như vậy, ta không khổ. Người không tu, không hiểu được Vô Thường, không hiểu được Thành – Trụ – Hoại – Không, không hiểu được Sinh – Lão – Bệnh – Tử; khi sinh ra thì hớn hở, sắp chết thì khổ đau, bệnh hoạn thì than phiền, già nua thì khóc lóc. Khác biệt chỉ có ở chỗ hiểu thấu để không khổ khi nhìn qua quá trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử, Thành – Trụ – Hoại – Không. Và sự hiểu thấu đó là qua sự tu, công hạnh của quán chiếu vạn pháp Vô Thường, Vô Ngã. Còn bạn làm việc thiện, bạn tu là tăng trưởng phước báu để chuyển hóa những nghiệp nhiều đời, những món nợ nhiều đời. Nếu vẫn còn xảy ra những chuyện như vậy, Sinh – Lão – Bệnh – Tử tới với bạn là chuyện thường, bởi Phật cũng mang những chuyện như vậy, Phật không tránh khỏi thì ta chẳng tránh khỏi bởi sinh ra trong sáu nẻo luân hồi đều bị quy luật đó. Đó là quy luật ai cũng phải bị.

Làm việc thiện đi, cứ làm, tăng trưởng phước báu để chúng ta sống an tịnh và hạnh phúc, nhìn qua quy luật của Vô Thường sanh diệt đó để chúng ta được tịch tĩnh và an vui. Đừng làm thiện mong cầu rằng trường thọ bất lão, không bệnh, không tử, không chết, đó là Tà kiến, suy nghĩ sai! Tà tức là chướng ngại, những suy nghĩ sẽ tạo ra chướng ngại để rồi chúng ta nói: “Ôi, người ta không tu cũng bị vậy, tu cũng bị vậy, thôi không tu nữa”. Không! Tu thì khi nhìn nó xảy ra, ta không khổ; không tu khi nó tới ta sẽ khổ nhiều; sự lựa chọn của các bạn tu là không khổ khi trực diện với chân lý sự thật của Sinh – Lão – Bệnh – Tử.

Mô Phật!

Tham vấn Phật pháp 12, https://youtu.be/AFyxY_UZyg4

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn