Bảo Diệu Tâm đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.
Các bạn thân mến! Học, học mãi mà thôi. Cái học tuổi thơ ở nơi gia đình cha mẹ dạy. Rồi cái học ở tuổi tới trường là cái học đối với thầy cô. Học mãi cho tới khi thành nghề nghiệp ra đời để sinh sống, ta lại học trong cái kinh nghiệm va chạm của cuộc sống. Tới phút cuối của cuộc đời, biết bao nhiêu điều cũng cần phải học. Học hình như là một điều không phải như chúng ta nghĩ rằng là vơ vét kiến thức để làm chi cho mệt, kiến thức hay kẻ ngu đều chết. Quan niệm như vậy là đối với những người không biết cố gắng vươn lên. Còn với những người biết cố gắng vươn lên để hoàn thiện đời sống, sự học là một điều rất cần thiết trong cuộc đời của mỗi chúng ta, cho nên đừng bao giờ chúng ta ngừng học hỏi. Mở rộng cái tâm để đón nhận những điều mới mẻ, dù những điều mới mẻ đó chưa có lợi ích gì cho cuộc sống của ta, hoặc không lợi ích. Nhưng ít nhất những điều mới mẻ đó nếu biết được, đôi khi chúng ta có thể giúp đỡ những người khác phù hợp cần đến họ.
Các bạn! Có một người đệ tử ở trong Thiền môn, sống cùng với một vị Thiền sư. Hôm đó Thiền sư ngồi uống trà và bắt đầu hỏi người đệ tử rằng: “Con ơi! con sống với Thầy đã lâu ở trong Thiền môn này rồi, con chưa có va chạm ở bên ngoài nhiều, hay có lẽ đã va chạm, điều đó tự thân con biết. Nhưng hôm nay Thầy sẽ hỏi con một điều, con trả lời thử coi” Người học trò chắp tay bạch Thiền sư: “Sư phụ xin cho con biết điều gì sư phụ hỏi?” Vị sư phụ Thiền sư hỏi đệ tử rằng: “Con à! Con sợ nhất là kẻ cướp hay kẻ trộm?” Người đệ tử trả lời thật là nhanh: “Thưa sư phụ Thiền sư! Con sợ nhất là kẻ cướp, bởi tàn ác vô cùng, có thể giết người và có thể hành hung muôn người. Sơ lắm! kẻ cướp không trốn vào ban đêm, hiện diện giữa ban ngày ra tay và có thể sát hại nhiều người. Kẻ cướp đi tới đâu ai cũng nhận ra sợ lắm! Còn kẻ trộm là chuyện nhỏ, ăn cắp vặt không đáng và cũng chẳng nhìn thấy nên không có gì sợ.”
Thiền sư lim dìm đôi mắt, hớp một tách trà nhẹ nhàng và nói: “Con à! Kẻ cướp ai cũng nhận ra được, cướp ngày cướp đường, cướp chợ, hung dữ, bạo tàn, ai cũng biết. Cho nên khi thấy kẻ cướp và biết được kẻ cướp, người ta đều phải tránh mặt không có bị hổ thẹn, bởi đó là kẻ cướp nên người ta tránh. Cho nên hầu hết những kẻ cướp đi tới đâu dân chúng và những người nhận ra, đều trốn hết, lánh mặt để cho họ muốn làm gì thì làm, bởi họ chính là kẻ cướp. Và khi ở trong đời kẻ cướp tới với ta, ta thấy và nhận diện ra kẻ cướp, nên ta cứ xua tay đầu hàng để cho kẻ cướp lấy đi những điều cần thiết. Thế vậy mà ta có thể bảo vệ được mạng sống. Đáng sợ thật! Nhưng ít nhất ta nhận diện ra để có thể phòng ngừa. Còn kẻ trộm nó đào tường, khoét vách. Nó không lấy nhiều đồ, nó lấy đi một chút ít một chút ít. Lấy trộm vặt, nhưng lâu ngày dài tháng nó sẽ lấy hết đồ đạc của chúng ta mà chúng ta không có biết. Rồi từ đó vị Thiền sư này mới nói thêm: “Kẻ cướp và kẻ trộm không khác gì như những cơn mưa. Cơn mưa rào tới nặng hột và cơn mưa bụi thật nhỏ. Nếu ta biết rằng cơn mưa rào hạt lớn chợt tới, chợt đi nhưng làm ướt người, thì ta cũng biết cách để mặc áo mưa che chở ta không ỉ i, ta cẩn thận nhìn trời, nhìn đất trước khi đi. Còn những cơn mưa bụi lất phất thật là nhỏ, ta cứ mặc kệ chẳng ảnh hưởng gì. Nhưng từ hạt bụi nhỏ của nước thì lao mình vào ở trong đó nó không ướt ngay, nó cứ thấm từ từ, thấm từ từ, để rồi khi nhận ra nó ướt thì nó đã thấm sũng cả áo rồi, ta không phòng được để mặc áo mưa.”
Vị thiền sư lại tiếp: “Kẻ cướp và cơn mưa rào đồng dạng với nhau, ta thấy rõ điều đó mặc áo mưa trốn tránh tránh xa. Còn kẻ trộm và cơn mưa bụi ta khinh thường, cho nên dần dần khi ướt mới nhận ra thì đã xong rồi, lấy hết đồ mới biết thì cũng chẳng nhận ra mặt kẻ trộm. Hình như tới lúc này vị Thiền sư trẻ đã hiểu được ý của sư phụ Thiền sư, nên mỉm cười cúi đầu thọ giáo và y giáo phụng hành (tức là y theo như lời khai thị của sư phụ mình mà thực hiện).
Các bạn, đúng như vậy! Ở trên đời có những hành động hung dữ, tàn bạo, ác độc của ta, ta không nói đến người. Của ta có những hành động sai trái hiện lộ và bộc lộ trong cuộc sống thật là rõ. Ta dễ nhận thức được, vì nguy hại thật, mỗi một khi nó xảy ra như thế, nó làm cho muôn người đau khổ và nó làm mất đi nhân phẩm của ta nữa. Nhưng ta vẫn nhận ra thấy để rồi ta sửa chữa, ta sám hối, ta xin lỗi, và ta luôn luôn phòng ngừa. Bởi mỗi một lần nó xảy ra nó đau khổ tang thương tới cho ta và cho người, nên ta biết ngăn ngừa. Như cơn mưa lớn mây đen kéo tới, nếu phải ra đường ta mặc áo mưa. Hoặc thấy kẻ cướp đứng đường, đứng chợ ta tránh xa. Nhưng những hành vi tạo các thật nhỏ như kẻ trộm, như cơn mưa bụi, ta thường coi thường và hay nói: Ôi chuyện nhỏ mà đáng gì, chuyện nhỏ mà quan tâm để làm gì? Chuyện này không có đáng thôi bỏ qua.
Chính vì chuyện thật là nhỏ như hạt mưa bụi, chính vì những hành vi lẩn trốn như tên trộm, lấy một chút, lấy một chút đào một chút, khoét một chút, để rồi khi nhận ra thì đã hết đồ. Vách tường đã mở toang ra, lúc đó quay trở về không kịp. Các bạn thân mến! Ta thường là hay bỏ qua những thói hư, hành vi, tật cố xấu, thật là nhỏ. Nhỏ như hạt bụi, nhỏ như hạt mưa bụi, chuyện vặt như kẻ trộm, nhưng nhớ rằng dù nó nhỏ như thế rất là nguy hại. Nếu chúng ta không nhận diện ra được nó và với cái tâm coi thường nó, để rồi nó cứ rỉ rả từng hạt mưa bụi. Nó cứ lún phún rơi vào, thấm ướt tâm trí của chúng ta, làm vẩn đục Trí Tuệ của chúng ta, làm lu mờ sự suy nghĩ của chúng ta một cách từ từ, khi nó đủ rồi, nó trổ quả không kịp trở tay. Cho nên ở trên đời, ngoài những cái xấu thật là lớn như cơn mưa rào, như kẻ cướp, ta phòng ngừa bởi thấy. Thì những hành vi, lời nói, những tư tưởng và cách sống thật là nhỏ mà tạo ra nghiệp, tổn hại phước báu như những lời nói gây mất lòng, bất ổn, sầu muộn, bi ai, rồi phiền não đau khổ cho ta và cho người dù là rất nhỏ, ta cũng phải ngăn ngừa. Và những tạo tác hành vi cũng rất nhỏ ta cũng phải ngăn ngừa. Chưa kể những tư tưởng nó khởi lên trong tâm, dù rất nhỏ, rất bình thường ta cũng phải ngăn ngừa và chặn đứng, chuyển hóa ngay đừng để nó tích lũy lại lâu ngày. Khi nó đã hình thành một khối lớn, một bức tường thành, thì lúc đó ta khó mà xóa, ta khó thay đổi và nó sẽ thiệt hại vô cùng. Hậu quả là mang lại và gây ra sự tổn thất lớn cho ta và cho người về mọi phương diện.
Cho nên các bạn nhớ rằng đức Phật dạy người tu Phật những việc thật là nhỏ, nhỏ như hạt mưa bụi, lặt vặt như kẻ trộm nếu nó xấu thì cũng phải nhận diện ra nó và phải thay đổi nó, đừng coi thường, đừng coi thường. Cái quan niệm rằng ôi chuyện đó là chuyện nhỏ hãy bỏ đi, đừng dựa trên những quan điểm đó để sống. Và hãy nhớ rằng chuyện nhỏ như hạt bụi cũng rất nguy hại, nếu nó sai. Cần phải nhận diện và sửa đổi. Cho nên chắc chắn các bạn và Bảo Thành không làm sai những chuyện lớn đâu, nhưng những chuyện lặt vặt như tên trộm đào tường khoét vách lấy đi một phần trong sạch của tư tưởng trong sáng trong ta, chúng ta cần phải ngăn chặn và chuyển hóa. Bảo Thành và các bạn nhất định đối với những việc xấu, như những cơn mưa bụi thật nhỏ, nhưng nhớ rằng hãy ngăn ngừa, hãy thay đổi. Còn không nó thấm ướt sũng cả người rồi, có thể bị chết lạnh và có thể nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.
Đời sống hiện tại, nhất là khi thọ tam quy y, ngũ giới mà cái tên gọi là Phật tử trong đời này. mỗi người chúng ta phải luôn luôn nhìn và nhận diện ra những thói xấu và hành vi xấu thật là nhỏ. Nhận diện ra nó để thay đổi, để chuyển hóa. Nhận diện ra nó để chúng ta bắt kịp, không cho nó tích lũy như từng hạt bụi bám vào cái góc chân tâm của chúng ta, để rồi nó làm vẫn đục cuộc sống của mình. Khi còn rất nhỏ như vậy dễ thay đổi, dễ chuyển hóa và dễ lau chùi, còn khi nó lớn quá ta không còn sức nha các bạn. Nhất là mỗi một ngày trôi qua, tuổi đời lớn nên, sức khỏe cũng tàn dần, chúng ta nhớ rằng hãy thay đổi cuộc sống và cố gắng nhận diện ra những thói hư tật xấu dù rất nhỏ đang xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Từ đó ta mới có được hạnh phúc và một tinh thần trong sáng tịch tĩnh ở đời.
Cám ơn các bạn đã nghe!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa