Search

Sám Hối Nghiệp Chướng

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Hôm nay, Bảo Thành nói về điều mà Đức Phật dạy cho chúng ta đó là phước báu của người biết nhận ra lỗi lầm của mình qua sám hối. Phật giáo dạy cho chúng ta không phải nhìn lỗi của người khác, hay moi móc những lầm chấp của người mà hãy luôn luôn nhìn vào chính mình, thay đổi, sửa, để tăng trưởng phước báu cho ta. Phước báu của ta đời này là do phước báu của đời trước truyền lại. Phước báu hay tai họa đều do đời trước truyền lại cho chúng ta. Đôi khi trong đời này có phước báu nhiều ta hưởng phước báu trước rồi tai họa nó tới, hoặc đôi khi họa nhiều, ta gặp họa trước, rồi phước mới tới. Hoặc đôi khi chúng ta họa nhiều mà không có phước thì họa tới cả đời hoặc là phước nhiều họa không có mà nếu có cũng ít, thì phước cả cuộc đời. Cho nên dân gian mới có câu “Tiền bần, hậu phú” – có nghĩa là lúc sanh thời ta gặp họa, nhiều chuyện rắc rối, nhưng càng lớn tuổi ta càng hưởng phước, hoặc có câu “Tiền phú, hậu bần” – tức là lúc sanh thời phú quý, còn khi về già thì khổ cực, hoặc có câu “Tiền bần, hậu cũng bần”- tức là cả cuộc đời từ khi sanh đến khi già đều bần cùng đau khổ tai họa nhiều, và cũng có câu “Tiền phú, hậu phú” – tức là sinh thời đã phú mà khi già cũng phú, cả đời phú quý. 4 trường hợp này thường xảy ra trong cuộc đời, chúng ta nói rằng không quan tâm. Nhưng thực ra mỗi một con người chúng ta đều có những phước phần do những thiện nghiệp và ác nghiệp đã tạo ra.

Hiểu rõ được những nhân quả thiện ác chúng ta tu sửa, đặc biệt là pháp sám hối. Sám hối là phải nhìn thấu được lỗi lầm của mình rồi mình, dốc hết tâm của mình sửa đổi, từ bỏ, không tạo, hoặc không hành ra nữa, đồng thời tăng trưởng pháp thiện thì chúng ta sẽ có được phước báu. Có một câu chuyện mà hầu hết Phật tử chúng ta đều nghe bởi vì chúng ta thường tụng kinh Thủy Sám. Khi chúng ta hiểu kinh Thủy Sám, tụng kinh Thủy Sám chúng ta biết câu chuyện này. Tuy nhiên Bảo Thành muốn kể sơ qua trong góc độ người bình dân bận rộn sớm hôm để chúng ta trong sự bận rộn đó, thoáng qua câu chuyện một cách thật nhẹ, theo như lời dạy của các tổ, để chúng ta thấm nhuần được sự sám hối là nhìn ra tai họa bởi bất thiện nghiệp, bởi ác nghiệp đã tạo, thì sám hối sẽ tận diệt và chuyển hóa được ngay.

Ngày xưa khi ngài Ngộ Đạt chưa đi tu, chưa thành tựu được gì, vẫn còn là người bình thường. Lúc đó ngài Ngộ Đạt là phật tử bình thường như chúng ta thôi, đã chăm sóc cho một vị sư xuất gia bị bệnh. Sau vài năm trời thì vị sư đó đã chia tay ngài Ngộ Đạt để lên núi tu, còn ngài Ngộ Đạt sau đó đã trở thành một vị quốc sư được nhà vua kính trọng và tặng nhiều vật phẩm, trong đó có chiếc ghế gỗ trầm hương rất quý. Khi đã có chức có quyền thì luôn luôn được mọi người tán tụng, nên hình như tinh thần bắt đầu tăng lên, nâng lên thì cái ngã bắt đầu trổ mầm, mọc ra nhiều cành của sự ngạo mạn. Khi vị quốc sư Ngộ Đạt ngồi lên chiếc ghế trầm hương quý của vua ban cho thì biết bao nhiêu những tư tưởng suy nghĩ tự cao tự đại nó trồi lên, nó vượt lên, nó che phủ hết tâm thiện của Ngài. Chính vì khi ngồi trên ngôi cao của quyền, danh và tiền, vị quốc sư Ngộ Đạt đã quên đi sự khiêm tốn, nên không còn hưởng được sự an bình lâu bền, mà từ đầu gối của Ngài đột nhiên đau nhức và nổi lên một mụn ghẻ thật là to, có mặt hình người trông gớm ghiếc. Ngài Ngộ Đạt quốc sư thấy đau khổ vô cùng bởi khi ngồi lên ghế trầm hương cao quý của vua ban tặng để hưởng phước, thì cái mụn ghẻ mặt hình người đó gây đau đớn chịu không được và Ngài cảm thấy xấu hổ nên từ chức quốc sư ra đi. Ngài đi đâu? Ngài lên núi tìm lại vị sư khi xưa Ngài nuôi bệnh để thỉnh sư giảng pháp, khai thị tại sao mình bị như vậy. Khi Ngài lên núi gặp được vị sư thì vị sư đó đang ngồi thiền quán chiếu nhân duyên và thấy được trong tiền kiếp của ngài Ngộ Đạt khi xưa là một vị quan thần tên là Viên Áng. Khi còn đương chức làm quan thời tiền kiếp đó, ngài Ngộ Đạt có tâm thật là ác, đã giết oan một người tên là Triệu Thố. Chính vì mối thâm thù giết oan vị Triệu Thố đó của ngài Viên Áng mà kiếp sau này khi lên chức quốc sư, ngồi hưởng thụ trên cái ghế trầm hương cao quý, cái ngạo mạn nó tăng cao nên Ngài không nhớ được để sám hối những ác nghiệp của mình tạo ra. Cho nên oan hồn của ngài Triệu Thố đã đi theo nhiều kiếp rồi nay mới có cơ hội nhân lúc mà cái cống cao ngã mạn, đã biến thành cái mụn mặt hình người trên đầu gối của ngài Ngộ Đạt để hành, trả thù Ngài. Khi ngài Ngộ Đạt được nhà sư khai thị về ác nghiệp của mình tạo ra trong tiền kiếp nay khi ngồi ghế quan cao, cống cao ngã mạn thì nó có cơ hội trổ quả để trả thù thì ngài ngộ ra. Theo lời của vị sư đó thì xuống dòng nước ở chân núi – vị sư khai thị dòng nước đó là dòng nước từ bi có thể rửa được sạch sẽ tất cả những chứng bệnh của ngài Ngộ Đạt – tức là mụn ghẻ trên đầu gối. Ngài Ngộ Đạt đã nghe theo vị sư xuống dòng nước từ bi dưới chân núi, hằng ngày sám hối miên mật về tội của kiếp xưa khi làm quan tên Viên Áng đã giết oan người tên là Triệu Thố. Với tâm dốc lòng sám hối ngày đêm và lấy nước từ bi để rửa mụn ghẻ mặt người kia nên chỉ sau một khoảng thời gian thì mụn ghẻ đó dần dần tan biến không còn nữa.

Các bạn thân mến, đây là một câu chuyện có ở trong kinh Thủy Sám, nói về cái hạnh khi mà chúng ta đã nhận ra lỗi lầm của mình thì chúng ta biết sám hối. Khi sám hối chúng ta đặt điều sám hối ở giữa – ngay chỗ trung tâm, đè lên trên tất cả mọi thứ để chúng ta nhìn thật rõ, có thể nhận diện mỗi ngày tội lỗi của chúng ta. Cũng như mỗi người các bạn, khi đã phạm sai thì các bạn làm gì? Các bạn nhìn lại nhiều lần thì các bạn sẽ sửa hoặc các bạn chú tâm đến một việc gì thì các bạn ghi lại những ghi chú, dán lên chỗ các bạn thường hay nhìn để có thể thấy được điều đó. Cho nên ngài Ngộ Đạt đã nghe theo vị sư kia xuống dòng nước đó sám hối hằng ngày, và lấy nước từ bi – gọi là Từ Bi Thủy Sám, lấy nước từ bi, năng lượng từ bi trong sự sám hối tẩy rửa mụn ghẻ mặt người kia và sám hối với ngài Triệu Thố. Sau đó ngài Triệu Thố được giải oan bởi sự sám gối đó, đã tha thứ nên cái mụn ghẻ đã hết.

Các bạn thân mến, chúng ta nhớ hãy sám hối. Chúng ta sám hối làm sao? Chúng ta hãy đọc hoặc suy nghĩ theo những nội dung như vầy: “Con đã gây ra bao lầm lỗi khi nói, khi làm, khi tư duy, đam mê, hờn giận và ngu si, nay con cúi đầu xin sám hối, một lòng con cầu Phật chứng tri, bắt đầu hôm nay nguyện làm mới, bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm. Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm, sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm, ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong, lấy nước tam muội rửa sạch oan khiên”.

Các bạn thân mến, cuộc sống rất quan trọng. Chúng ta là người con Phật phải học theo đức hạnh của quốc sư Ngộ Đạt là sám hối. Ngài sám hối từ chỗ nhận ra cái mụn ghẻ mặt người đau khổ quá và sẵn sàng từ bỏ vị trí là quốc sư – sự từ bỏ mới là quan trọng các bạn à. Ngài quốc sư khi nhận ra bị bệnh, hiểu được cái tội đã từ bỏ chức quan cao là quốc sư. Còn các bạn bao nhiêu lần các bạn đã làm sai có tội lỗi, khi tai họa tới các bạn không dám từ bỏ cái sai đó, chúng ta khi làm sai không biết từ bỏ lỗi lầm. Các bạn, chúng ta phải biết từ bỏ, không tạo ra lỗi lầm nữa và rồi chúng ta phải đi tìm minh sư hay các bậc Hòa Thượng, Tôn Túc, Đại Đức, Tăng, Ni khai thị dẫn ý để hiểu rõ cội nguồn. Khi vị sư năm xưa có nhân duyên mà ngài Ngộ Đạt chăm sóc, nay tìm tới được khai thị về câu chuyện tiền kiếp, ngài Ngộ Đạt đã sám hối, dùng nước từ bi năng lượng sám hối rửa sạch những oan khiên lỗi lầm đối với ngài Triệu Thố năm xưa nên bệnh đã hết, nghiệp đã tan.

Nếu các bạn là người đang gặp tai họa thì các bạn nhớ tìm đến các bậc cao tăng, các bậc Hòa Thượng tôn kính, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni hay tìm về với kinh Thủy Sám để chúng ta tụng và đọc lại câu chuyện của ngài Ngộ Đạt, để thành tâm sám hối, từ đó rửa sạch mọi oan khiên. Con đã gây ra bao lầm lỗi khi nói khi làm khi tư duy. Các bạn, chúng ta phải nhận ra những lầm lỗi khi ta nói khi ta làm khi ta tư duy để từ đó ta biết rằng tất cả những lầm lỗi đó là do đam mê hờn giận và ngu si và để rồi chúng ta thành tâm cúi đầu xin sám hối. Sám hối như vậy tội sẽ sạch nghiệp sẽ tan và phước báu sẽ tới.

Cảm ơn các bạn thật nhiều. Cầu chúc cho các bạn nhận rõ được điều này, siêng năng sám hối sớm hôm về những lầm lỗi đã tạo khi ta nói, khi ta làm, khi ta tư duy do chúng ta mê, hờn giận và ngu si. Thành tâm sám hối để cuộc đời thênh thang nhẹ nhàng. Thành tâm sám hối để phước báu luôn luôn tới với các bạn, tai họa sẽ đoạn diệt. Cảm ơn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn