Search

Phương Tiện Chứng Đắc

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn. Các bạn chúng ta đang ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Các bạn thân mến. Chúng ta là những người cư sĩ tại gia, là những người bận rộn trong cuộc sống bương chải thật nhiều lo cho cuộc sống của gia đình. Nào là phải lo cho vợ chồng hoặc là con cái, rồi những người có hiếu đạo phải lo cho cha mẹ, nội ngoại hai bên. Cuộc sống tương tác với xã hội, với bạn bè, sinh hoạt của một đời người cứ bao trùm trong nhiều sinh hoạt khác biệt. Khi chúng ta thấy mệt mỏi chúng ta khó chịu bởi quá bừa bộn. Khi chúng ta khỏe mạnh hạnh phúc chúng ta hăng say vào tất cả mọi công việc. Đó là cuộc đời. Và khi chúng ta bắt đầu mon men vào con đường đạo, là thân cư sĩ, thấy nhiều thứ lộn xộn quá trong con đường đi vào tâm linh, nào là giới luật, nào là phải kinh kệ, rồi cúng kiếng, bái sám, chẩn tế, từ thiện. Chúng ta thấy sinh hoạt của Phật giáo, hay nói chung của các tôn giáo quá nặng về những lễ nghi. Đơn thuần với nhiều người khác phù hợp và an vui nhưng có một số không thấy phù hợp nên không muốn tu, thấy buồn, rời xa chánh pháp, rời thiền môn hay nhà chùa.

Ngay cả những bậc xuất gia có tâm cầu đạo giác ngộ, xuống tóc lìa bỏ cuộc đời trong xã hội, từ bỏ tất cả đi vào thọ giới Sa di, Đại đức hay Tỳ kheo. Một thời lúc đầu hăng say, sau đó mệt mỏi bởi vì nhiều thứ quá, nào là phải công phu tụng kinh sáng trưa chiều tối, nào là ăn đúng giờ, đúng giấc, đúng canh, làm việc này việc kia. Hơn thế nữa, biết bao nhiêu kinh phải học thuộc, biết bao nhiêu giới phải thuộc lòng, phải hành cho đúng, phạm một giới là không được, quên một giới cũng không hay. Đối với Tăng 270 giới nhiều lắm, và nếu như ai hay lắm thì thuộc hết làu làu đọc được, còn không cứ phải mang những giới đó ra để mà tụng đọc. Nhiều vị sau khi tu sợ hãi vô cùng, giới nhiều quá, kinh nhiều quá, nhiều việc quá, hóa ra ở trong chùa tưởng nhẹ nhàng thanh tịnh, đi đứng nằm ngồi an tâm tu, từ bỏ hết, nhưng mình vào trong chùa rồi, tu rồi, thì lại khoác lên muôn sự bận rộn. Đặc biệt cho những vị Tỳ kheo mới xuất gia, bao nhiêu là giới, bao nhiêu là kinh, sinh hoạt thay đổi khác biệt. Lúc đầu hăng say nhưng tinh thần đó giảm bớt, nhiều vị đã hoàn y để trở về đời thường, dù vẫn có một cái tâm cầu đạo giải thoát xuất gia sống ở trong chùa. Không phải là đời nay, thời nay có những vị đã vô cửa thiền môn mà trở về bởi vì còn nuối tiếc cuộc đời, nhưng vì cái sinh hoạt ở nhà chùa nó quá mới, nó chưa quen mà nó cũng quá bận rộn, nó nhiều giới…

Thời xưa, thời của Đức Phật trong thành Xá Vệ, có một chàng thanh niên thường xuyên tinh tấn cúng dường cho Phật và Tăng đoàn của Ngài, và tinh tấn đến mức luôn luôn hiện diện ở bất cứ nơi nào có màu áo của Tăng, nơi nào có ánh sáng của Phật, cúng dường được tăng trưởng phước báu. Lâu dần chàng thanh niên này thấy con đường xuất gia là tốt đẹp, nên phát tâm muốn theo Phật để quy y thành Tỳ kheo. Đức Phật thọ giới cho anh ta. Anh ta trở thành đệ tử của Phật, trở thành một vị Tỳ kheo sống ở trong Tăng đoàn của Phật. Nhưng anh ta khi tụng giới đến 270 giới, quá nhiều giới, anh ta không có thuộc được, rồi những giới đó nhiều khi còn sai phạm, ngày qua tháng lại anh ta nản chí và thấy mệt mỏi không muốn tu nữa, anh ta hoàn y trở về với đời thường.

Đức Phật mới hỏi anh ta có phải chăng là anh ta chưa thể từ bỏ chuyện gia đình như tiền tài, danh vọng, phú quý, rồi vợ hoặc con, hoặc những sinh hoạt đời thường nên hoàn y trở về với cuộc đời mà không xuất gia tu nữa.

Anh ta bạch với Phật: Thưa Thầy, con thật sự thành tâm xuất gia, con muốn cầu đạo giác ngộ nhưng khi con đi tu vào Tăng đoàn rồi, con thấy nó nhiều giới luật cấm đoán, con sợ con không giữ được con phạm tội, rồi con sợ con không có thuộc mà thực sự con tụng hoài con không thuộc được, cái trí nhớ của con không thuộc được tất cả các giới, nên con cảm thấy buồn, con đi về con không muốn tu nữa.

Phật hỏi lại anh ta thực sự con có muốn tu đạo giải thoát không, anh ta cúi xuống và bạch Thế Tôn con thành tâm muốn tu đạo giải thoát và Thế Tôn chỉ dạy cho con nhưng chỉ vì giữ giới quá nhiều con không thuộc.

Đức Phật từ tốn và nói rằng nếu chỉ có một giới anh có giữ được hay không.

Anh ta nói: nếu chỉ có một giới con giữ được và con nhớ được, xin Đức Thế Tôn truyền giới đó cho con. Anh ta hoan hỉ, anh ta hạnh phúc, và anh ta quỳ xuống để thọ giới mà Đức Thế Tôn truyền cho anh ta. Cái giới đơn giản mà Thế Tôn truyền cho anh ta là hãy giữ hơi thở chánh niệm và đừng cho những niệm ác khởi lên, chỉ siêng năng tinh tấn khởi lên những niệm thiện, khởi niệm thiện mà thôi. Nghĩ niệm thiện, khởi niệm thiện, hít vào thở ra trong hơi thở chánh niệm, khởi lên niệm thiện, đừng khởi lên niệm ác. Đó là một giới, và chỉ hít thở khởi niệm thiện đó là đủ rồi. Anh ta chấp nhận và anh ta đã thọ giới đó, Đức Phật đã truyền giới đó, anh ta đã thực tập miên mật và cuối cùng anh ta đã chứng quả A La Hán.

Các bạn thân mến! Câu chuyện này cũng có thể trở về với mỗi người chúng ta. Có phải chăng có một vài bạn, khi chúng ta muốn tu về Phật Pháp, muốn cầu đạo giải thoát, nhưng rồi khi bước vào chúng ta thấy ở trong nhà chùa, ở trong thiền môn, trong những tịnh xá quá bận rộn kinh kệ. Những người khác phù hợp mà, họ cũng tới tụng kinh, họ bái sám, họ lễ lạy, họ ăn chay, những sinh hoạt bình giáo, bình thường của tôn giáo, của Phật giáo họ chấp nhận. Nhưng riêng với một số bạn không thể chấp nhận được điều đó, rồi thêm giới này giới kia khó quá. Có lẽ các bạn phù hợp với nhân duyên của đệ tử mà thời xưa trong thành Xá Vệ đã thọ giới với Phật, cũng như các bạn thấy sinh hoạt của Tăng đoàn bừa bộn, bận rộn nhiều thứ, kinh luật thì nhiều, học hoài không nhớ, luật nhiều, tụng hoài không nhớ, hành hoài không hết, sợ có tội, nhưng vẫn có tâm cầu đạo giải thoát. Các bạn, vậy thì các bạn hãy thọ một giới duy nhất của Phật đi, Phật cũng truyền giới đó cho anh Tỳ kheo, và anh Tỳ kheo kia đã thành Phật, đã chứng quả A La Hán, đã đắc đạo, đã thoát khổ rồi đó.

Cái giới đơn giản này các bạn chỉ cần nuôi dưỡng cuộc sống của mình trong hơi thở chánh niệm và rồi luôn luôn khởi lên những niệm thiện. Y như câu kinh pháp cú Đức Phật dạy: “hãy làm việc lành, bỏ việc ác, để tâm ý thanh tịnh”. Chỉ cần bấy nhiêu thôi, trong hơi thở chánh niệm các bạn buông bỏ hết mọi điều ác, nuôi dưỡng niệm thiện, các bạn sẽ chứng đắc quả A La Hán, các bạn xứng đáng là Tỳ kheo của Phật, các bạn xứng đáng là một người đã tu đúng hạnh mà Đức Phật đã truyền dạy trong hơi thở chánh niệm. Ai mà thuộc được tất cả các giới, thông thạo các kinh tụng niệm cho hay đó là phước báu của họ. Còn phần phước báu của các bạn, nếu thấy giới quá nhiều, kinh quá nhiều, sinh hoạt quá bận rộn cộng thêm đời sống hằng ngày nữa, dù các bạn là cư sĩ, hay các bạn là những vị xuất gia thấy những chuyện sinh hoạt kia mà nhàm chán, bởi quá ngao ngán khi nó quá nhiều, thì các bạn nhớ rằng thời xưa Đức Phật ở thành Xá Vệ cũng có một vi Tỳ kheo y như các bạn. Và Đức Phật không bao giờ từ bỏ các bạn, không cần biết trí tuệ các bạn như thế nào, trí nhớ của các bạn như thế nào, và tâm cảm của các bạn như thế nào, chỉ cần các bạn có tâm cầu đạo giải thoát, thì Phật luôn có phương tiện phù hợp để chúng ta thọ và hành, thọ và hành song song với nhau chúng ta sẽ chứng đắc A La Hán như vị Tỳ kheo kia. Bảo Thành nghĩ phương thức mà Đức Phật dạy tức là an trú trong hơi thở chánh niệm, nuôi dưỡng những niệm thiện, sẽ chứng đắc A La Hán, sẽ chứng đắc được cuộc sống an lạc, sẽ gặp được Phật ngay trong đời sống hiện tiền của giây phút hít vào thở ra. Các bạn không cần phải cầu kì, vùi đầu trong kinh điển hết cuốn kinh này đến cuốn kinh khác. Các bạn không cần phải cầu kì vùi đầu vào trong những nghi thức tế tụng cầu an cầu siêu, lễ lạy, bái sám. Các bạn à, các bạn không cần phải cầu kì với bất cứ mọi sinh hoạt nào được gọi là Phật giáo, nếu các bạn cảm thấy không phù hợp. Thì còn một phương pháp mà Bảo Thành thấy phù hợp với tất cả mọi người, đó là nuôi dưỡng mình trong hơi thở chánh niệm và luôn khởi dậy những niệm thiện ở trong tâm. Như câu trong kinh Phật đã dạy: buông bỏ Pháp ác, siêng làm Pháp lành, tâm sẽ thanh tịnh, thành Phật là đó, đó là lời Phật dạy. Các bạn, nếu các bạn ở trong hoàn cảnh như vậy, Bảo Thành sách tấn các bạn đừng sợ, mà trở về nhà. Đừng sợ để xoay lưng giáo lý của nhà Phật để rồi đâu lại hoàn đó, tiếp tục lại vùi đầu vào trong cuộc sống, trong khi tâm của các bạn vẫn thành kính, vẫn thành tâm cầu đạo giác ngộ. Hãy trở về với môi trường tu và xin với những vị ở trên rằng: xin chỉ giữ một giới nuôi dưỡng trong hơi thở chánh niệm, và luôn khởi lên những cái niệm thiện, niệm lành. Điều đó cho phép, bởi Phật đã mở phương tiện đó để tạo một con đường tu chứng đi với sự giác ngộ chứng đắc quả A La Hán. Ngày xưa Pháp của nhà Phật đã làm được, đã hành được, đã thọ được và đã thành công. Thì ngày nay chúng ta cũng sẽ hành được, chúng ta cũng có thể thọ được, và chúng ta sẽ thành công. Bởi Pháp của nhà Phật dù trải qua hàng ngàn năm sau đi nữa, bất cứ đời nào, kiếp nào, chúng sanh nào có nhân duyên thọ Pháp đó, thành tâm tu học nhất định sẽ chứng đắc.

Các Pháp của Phật đều chỉ là phương tiện giúp chúng ta chứng ngộ cảnh giới an lạc, thoát khỏi cái khổ của cuộc đời. Chúc các bạn thành công, chúc các bạn nếu như trong cuộc đời giống như vị Tỳ Kheo kia khó khăn ở các giới, các sinh hoạt đời thường của nơi thiền môn, gặp trở ngại trong sinh hoạt như vậy thì hãy mạnh dạn tới, hãy mạnh dạn tới thọ nhận Pháp thiền quán chiếu hơi thở trong chánh niệm và luôn luôn khởi lên niệm thiện. Các bạn sẽ chứng đắc quả A La Hán một mai sau này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn