Search

Phước Báu Cúng Dường

Bảo Ngọc đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Con nguyện xin chư Phật mười phương ban rải năng lượng đại từ đại bi đến muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh Youtube thiền mật tông Thất Bảo Huyền Môn. Hôm nay Bảo Thành muốn gợi ý và chia sẻ với mọi người về phước báu cúng dường. Làm sao khi chúng ta cúng dường tạo được nhiều phước báu. Trong nhà Phật, nhân quả phước báu của thiện pháp và cái họa của ác pháp rất quan trọng trong đời sống tu tập. Là những Phật tử chúng ta phải biết sàng lọc. Ở kiếp người này, ta phải biết lựa chọn thiện pháp và trong cuộc sống của người Phật tử thường có mối liên quan đến sự cúng dường.

Hầu hết khi chúng ta tới chùa là bổn phận trách nhiệm của người đệ tử cúng dường Tăng bảo để xây dựng bảo vệ ngôi Tam bảo, hoặc cúng dường cho các chư tăng ni, hoặc cúng dường để làm từ thiện, cúng dường để hoạt động xã hội. Những hình thức cúng dường như vậy đều tạo ra phước báu, nói mà có thể chúng ta chưa có được sự trải nghiệm ảnh hưởng của phước báu đó tới với đời sống hiện tại. Có vẻ mông lung bởi thấy cúng dường mà ta không được gì, mà đôi khi lại xui xẻo nên chúng ta chẳng có thành tâm cúng dường.

Có câu chuyện trong nhà Phật về tiền kiếp của đức Phật. Thuở đó, ở kiếp đó Ngài nghèo, từ ngữ dân dã bình thường gọi là nghèo rớt mồng tơi, nghèo mà nghèo không thể nói được, nghèo mạc. Nhưng người nghèo đó lại có tâm chân thành, tâm thành kính cúng dường. Cho nên khi thấy các thầy đi khất thực, dù nghèo đến đâu đi nữa, anh nhà nghèo này cũng thành tâm tìm những điều khả năng mình có, tốt đẹp nhất, vật thực, phẩm vật ngon tốt nhất có được trong ngày đó để cúng dường lên hàng chư tăng khất thực. Với tâm thành kính cúng dường bậc đáng cúng dường, cúng dường bậc xứng được nhận sự cúng dường với tâm thành kính, với tâm chân thật dù rất là nghèo, rất là nghèo.

Thế rồi khi anh ta – phận nghèo thọ mạng đã tới, anh ta chết. Anh ta tái sanh với phước báu cúng dường chư tăng thời xưa, nay tái sanh trở thành một vị vua. Nhưng bởi phước báu cúng dường đó, với tâm thành kính hướng thiện đó, tốt đẹp trong kiếp nghèo, kiếp trước, anh ta tái sanh thành vua nhưng có tâm thiện, tâm cúng dường nên ông vua trong kiếp này luôn luôn tạo ra những luật thật là tốt để giúp đỡ dân của tổ quốc của ông ta, của quốc độ ông ta. Và ông vua này cũng thường khuyên con dân trong quốc độ của ông ta hãy làm việc thiện, hãy tranh thủ cúng dường cho những bậc đại đức tăng ni khi khất thực. Và nó sẽ tạo được công hạnh phước báu vô cùng cho đời này và đời sau. Quả đúng như vậy. Bởi quốc độ của thời vua đó, dân chúng trong nước sống an vui. Trên có vua có lòng từ bi tạo ra những luật làm cho người dân sống an bình hạnh phúc, ban phát những luật mà người dân sống biết làm thiện, biết giúp đỡ, biết trao tặng cho nhau. Còn dưới, người dân thì cảm thấy nhẹ nhàng bởi những luật của vua ban ra thật là phù hợp với lòng dân, ai cũng hoan hỉ. Quốc độ của ông ta tồn tại lâu dài, đây là một câu chuyện về tiền kiếp của đức Phật và Ngài nói để cho mỗi người chúng ta thấy pháp cúng dường thật là cao quý.

Cúng dường bậc xứng đáng cúng dường, là những bậc tăng ni xuất gia, tạo được phước báu vô cùng. Không cần biết hoàn cảnh sống của chúng ta là người nghèo hay người giàu, chỉ cần cúng với tâm thành kính, tâm thành kính. Tâm chân thành thì dù chúng ta có nghèo như anh nghèo trong tiền kiếp của đức Phật, nghèo mà rớt mồng tơi, nghèo đội sổ nghèo mà không có ai có thể hơn được nữa, nghèo tới mức tận cùng bằng số, thế vậy vẫn tạo được nghiệp, nghiệp thiện bằng phước báu cúng dường tăng ni khi khất thực. Do đó khi những người Phật tử chúng ta tới chùa cúng dường Tam bảo hoặc cúng dường Trai tăng, chẳng cần thiết phải có số nhiều, chẳng cần thiết phải tìm cái có để mà cúng dường bằng hiện vật, bằng hiện kim, chỉ cần có lòng thành kính chân thành, cúng dường với tất cả tâm hương giới hạnh của mình, thì đó đã là phước báu vô cùng rồi. Mà nếu như chúng ta nhìn thấy các hàng Phật tử khác với khả năng và sự cúng dường của họ vượt trội hơn ta, thì ta luôn luôn có sự như là như đức Phổ Hiền dạy: Tùy hỷ công đức.

Khi chúng ta tùy hỷ tức là hoan hỷ và hạnh phúc với những Phật tử khác có tâm thành cúng dường thì chúng ta còn có phước báu nhiều hơn người cúng dường. Chúng ta nên làm như vậy để tâm được an và luôn luôn tạo được nhiều phước báu trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Dù ta có thể thiếu thốn về vật chất, về tiền tài, nhưng ta không thiếu về lòng thành kính, tâm thành kính. Tâm thành kính không bao giờ thiếu nơi mỗi Phật tử chúng ta. Là Phật tử giàu hay nghèo, kẻ có trí tuệ hay người bình dân một chữ không biết, kẻ làm trong văn phòng hay kẻ làm ở đồng ruộng cũng đều bình đẳng tánh trí của Như Lai. Do đó khi chúng ta cúng dường Tam bảo để có phước báu lớn hơn, cần quan trọng nhất phải nhìn lại có tâm thành kính, tâm chân thành hay không.

Chẳng phải mang số nhiều, số ít số hiện kim hiện vật để mà so sánh công đức hoặc được gọi là tạo công đức phước báu lớn. Mà mang lòng thành kính, tâm chân thành thì đều tạo được phước báu lớn như anh nghèo, nghèo rớt mồng tơi trong truyện tiền kiếp của Phật. Có gì đâu, nghèo mà nhưng mang lòng thành kính cúng dường chư tăng ni khi khất thực. Thế mà tái sanh để được làm vua, vị vua này tái sanh với phước báu thiện như vậy nên lại làm ra biết bao nhiêu quả thiện cho đời sống của vị vua và đời sống của con dân ở trong nước. Nó là tuyệt vời, tuyệt vời bởi vì ý tưởng cúng dường đó của ngày nay chúng ta cũng còn thực hiện được. Nhưng có thể vì cuộc sống xô bồ giữa sự thay đổi đời sống vật chất quá nhanh trong thời ta đang sống mà Pháp cúng dường tạo thành phước báu đôi khi nó bị lệch lạc trong ý tưởng sống hiện đại.  Mỗi khi tới chùa thấy sự cúng dường Tam bảo, thấy sự cúng dường Trai tăng kiểu những kẻ không biết pháp cúng dường của nhà Phật, miệt thị, chì chiết, gièm pha, phê bình. Bởi đúng, trong sự cúng dường đó, có cái to, có cái nhỏ, có tranh chấp, có khác biệt. Âu đó cũng là do Phật tử, hàng Phật tử chúng ta nhìn chưa rõ mà thôi. Do đó, để cúng dường tạo được phước báu nhiều nhất, tốt nhất – phước báu thiện, thì trong hàng phật tử chúng ta phải làm gì?

Đầu tiên nếu nói về Phật tử thì hàng Phật tử của chúng ta phải có tâm thành kính, tâm chân thành quan trọng lắm. Và khi cúng dường cho một vị tăng ni nào đó thì vị tăng ni đó cũng phải có tâm thành kính và tâm chân thành. Nó tương ứng, ví dụ như Phật tử có tâm thành kính và tâm chân thành cúng dường cho một vị tăng ni mà vị tăng ni đó cũng chẳng thành kính với những phẩm vật cúng dường của ta, bởi vì đôi khi thấy nó nhẹ hoặc nó nặng. Rồi tâm tỏ lộ sự bất mãn không hoan hỷ thì ta không tạo được phước báu, vị tăng đó có nhận cúng dường cũng không nhận được phước báu. Nếu có tạo được chỉ một phần phước báu do chính ta giữ lòng thành kính, an nhiên tự tại chân thành. Rồi mà nếu như chúng ta cúng dường mà chư tăng ni thành kính chân thành mà ta lại không thành kính chân thành vì đôi khi ỷ vào điều ta cúng dường ví dụ như tiền nhiều, vật chất nhiều hoặc nghèo quá – ít, tâm đâm ra bất kính không có chân thành. Dù tăng ni chân thành thì ta không tạo được chút phước báu nào, chỉ chư tăng ni thành kính và tâm chân thành đón nhận sự cúng dường nên kiến tạo được phước báu. Còn mà nếu như cả ta đều thành kính và chân thành và tăng ni đều thành kính và chân thành thì sự cúng dường đó dù ít hay nhiều, dù có hay không thì đều kiến tạo được phước báu vô lượng. Mà buồn thay nếu tăng ni chẳng có lòng thành kính, tâm chân thành và ta ngược lại cũng như vậy, không có thành kính, không chân thành thì cả hai bên có tướng cúng dường mà chẳng tạo được phước báu. Cho nên sự cúng dường Trai tăng hay cúng dường Tam bảo trong sinh hoạt của người Phật tử là một pháp cúng dường mà Phật thường sách tấn chúng ta làm việc với tâm thành kính và chân thành.

Và những ai là bậc đáng cúng dường? là những bậc có tâm thành kính và chân thành đón nhận và ta là những người có thành kính và chân thành cúng. Người nhận cũng thành kính và chân thành và người cúng dường cũng thành kính và chân thành phước báu vô cùng. Chắc chắn rằng ông nhà nghèo xưa tiền kiếp của Phật, tâm thành kính của ông đã cúng dường đúng những bậc đáng cúng dường có tâm thành kính và chân thành. Do đó ông ta tạo được phước báu để rồi tái sanh trở thành một vị vua, một vị minh quân biết ban rải lòng từ hướng dẫn con dân làm những việc thiện, thích cúng dường Trai tăng và hành thiện giúp đời, cũng như ông vua cũng làm việc tốt để cho quốc độ của ông ta tồn tại mãi.

Hôm nay nói tới điều này để nhắn gởi cho mỗi người biết pháp cúng dường tạo phước báu vô lượng, chính là sự cúng dường với tâm thành kính với lòng chân thành. Cho nên các bạn – các Phật tử đi đến chùa gặp các tăng ni để cúng dường, chúng ta không cần biết phận đời ta là ai có nhiều hay có ít, dù nghèo hay giàu sang hay bần, nghe không? Xấu hay tốt đều phải quy ra từ lòng thành kính với tâm chân thành để khi chúng ta cúng dường chúng ta đều tạo được phước báu, phước báu lớn cho chính tự thân của mình và cũng có thể là phước báu lớn để hồi hướng cho những người khác. Cảm ơn các bạn đã nghe qua sự cúng dường, phước báu cúng dường này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn