Dạ thưa thầy, xin thầy khai thị giúp con về sự liên hệ giữa phước báu và nghiệp quả. Liệu phước báu có thể bù trừ cho những nghiệp quả mình đã gây ra không ạ? Vì sao con thấy khi con làm phước như phóng sanh hay làm công quả thì con cảm nhận thấy những điều chướng ngại, những bệnh tật và khó chịu về thể xác hay đến hơn. Có vẻ như theo con hiểu là việc tu và làm phước chỉ giúp mình dừng hẳn hoặc giảm bớt việc tạo tác ác nghiệp trong kiếp này thôi đúng không ạ? Mô Phật!
Trả lời: Mô Phật! Khi các bạn thiếu 1 triệu, mà chỉ trả có 1 trăm thôi, thì bạn còn thiếu đến 9 trăm. Bạn đâu có thể nói rằng cái hành động bạn trả 1 trăm là hết nợ. Nhưng cũng không thể phủ định rằng trả 1 trăm là chưa chuyển nghiệp, bạn đã chuyển phần nợ từ 1 triệu còn 9 trăm, rõ rồi! Khi các bạn tu, các bạn tạo được phước báu mới được một xíu thôi để trả cho cái nghiệp quả gây chướng Ngài cho các bạn được một phần, chưa hết, nên chướng Ngài vẫn tới. Không phải như vậy là sự tu tạo phước báu của bạn không có xi nhê, mà là vẫn còn ít, để chúng ta tự nhắc, à các phước còn mỏng, cố gắng tu để cái phước dày thêm. Tu phước là đã chuyển được nghiệp quả rồi, tùy theo cái mức nghiệp quả ta nhiều hay ít. Có nhiều người không tu mà họ không gặp chướng ngại, bởi cái phước của họ còn quá nhiều, trong tiền kiếp họ đã tạo ra. Nếu bạn tu tạo phước rồi mà chướng ngại còn tới về thân, như thân bệnh, về tâm như phiền não, về mọi sự vẫn xảy ra thì hãy nhớ rằng cái phước bạn tạo ra còn ít, cố gắng thêm. Nếu bạn biết chắc rằng bạn nợ họ 1 triệu, bạn trả họ 1 trăm, nhất định bạn phải hiểu bạn còn thiếu 9 trăm. Bởi vậy trong thiền quán chánh niệm, ta quán chiếu là quán chiếu cái sổ nợ. Khi bạn tu mà tạo được phước, mà chướng ngại còn xảy ra, là sổ nợ vẫn còn, người tu phải biết và hoan hỷ nói rằng tôi cố trả nợ một phần rồi, tôi sẽ cố làm thêm phước báu để hoàn hết số nợ kia, bạn vui ngay. Nhưng nếu bạn nghĩ sai, bạn đòi đánh cái người chủ nợ kia, tôi trả nợ rồi sao chưa hết, nếu người chủ nợ nói thì họ sẽ nói “bạn nợ 1 triệu mà, trả có 1 trăm à”. Nếu cái nghiệp quả của ta có thể nói được, thì nó sẽ nói rằng “anh ơi, anh còn nợ
nhiều lắm, cái phước anh trả còn rất mỏng”. Cái nợ đó nói được đấy, nếu các bạn chánh niệm hơi thở thiền quán cho rõ bằng trí tuệ Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang, bạn sẽ nhìn rõ được những khối nợ của tiền kiếp trong nhân quả khi nó trổ, và nhìn thấu được phước đức bạn tu như thế nào, để mỗi lần tu bạn trả được bao nhiêu, bạn chuyển được bao nhiêu. Trả nghiệp chính là chuyển nghiệp, trả 1 trăm là chuyển được cái nợ còn 9 trăm. Tu một chút phước tức là trả nghiệp và chuyển được nghiệp, có!
Rốt ráo để hiểu, nếu tu tạo phước mà còn chướng ngại thì nhận thức ngay sổ nợ còn quá dày, cố gắng tu, chứ còn bỏ tu cũng không hết đâu. Cố gắng tu để trả hết nợ. Và cái phương pháp trả nợ cho thật dễ là nương vào trí tuệ của Phật và nương vào lòng từ bi của Mẹ Hiền Quan Âm. Mẹ Hiền Quán Thế Âm được mệnh danh là tầm thinh cứu khổ cứu nạn chúng sanh, Ngài là đấng đại từ đại bi. Mu A Mu Sa là thể nhập vào tâm đại từ đại bi, thể nhập vào chứ không phải đứng để nhìn. Dòng sông là để đi thuyền bên bờ kia, đứng bên bờ này mà mơ ước đến bờ kia, không bước xuống thuyền, chẳng có thể qua. Chúng ta phải thể nhập, bước vào thuyền từ của Mu A Mu Sa, của Mẹ Hiền Quan Âm, thắp sáng đuốc tuệ, thì ta sẽ khơi dòng, xa lìa bờ mê tới bờ giác, từng bước, từng bước một. Không ai bước xuống thuyền là tới bờ bên kia, phải đi rất từ từ. Bạn đang còn chướng ngại trong cuộc sống về thân bệnh, tâm còn phiền não, nợ còn quá nhiều, phước tạo quá mỏng, gắng tạo thêm phước, tinh tấn tu học, tiếp cận với các bậc thiện tri thức để được sách tấn không bỏ cuộc. Cám ơn bạn!
Tham vấn Phật Pháp 17, https://youtu.be/oey87vr9NzM