Bảo Nguyện đánh máy, Bảo Ngân biên tập
Ngực căng lồng khí tang bồng Hiên ngang vó ngựa vũ phong trên đường Xoải thân đọ với vô thường Tiêu diêu thoả chí đoạn trường nhân gian
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô, cùng các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi. Thứ bảy sống trong đời sống Chánh Niệm, chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để chuẩn bị đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho muôn loài và gia trì cho chúng con biết Chánh Niệm hơi thở, thiền Trí Tuệ và Từ Bi quán chiếu để thấu rõ vạn pháp là Vô Thường sanh – diệt, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện chư Phật gia trì cho quê hương Việt Nam của chúng con và toàn thế giới mau thoát khỏi cảnh đại dịch, cho tất cả các bạn đồng tu thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học. Nguyện siêu cho chư vị hương linh luôn theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh thiện lành.
Giờ đây Bảo Thành mời gọi tất cả các bạn hãy đồng trì niệm hồng danh Chư Phật, Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần)
Chú Đại Bi (01 biến):
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)
Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni, nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt sà rạ ta bà ha. (03 lần)
Chú Vãng Sanh (03 biến):
Nam mô A Di Đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A Di rị đô bà tỳ
A Di rị đa tất đam bà tỳ
A Di rị đa tỳ ca lan đế
A Di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Ma Sa Ốp Uê.
Sa Bi Mô U.
Sa U Sa U Ba Thê Um.
NamMô SaKa PuốtTê, NamMô SaKa PuốtTê.
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu. Vào chủ đề ngày thứ bảy Sống Trong Chánh Niệm, chủ đề nghe hình như là kiểu của quá khứ, kiểu thời xưa, bởi đây là chủ đề mang âm hưởng của Hán Việt cổ xưa nhưng chắc chắn người Việt Nam chúng ta ai cũng hiểu mà: “Phận mỏng tang bồng”. Tang bồng là ý chí mà chúng ta có thể làm nên sự nghiệp vùng vẫy bốn phương hoặc cách nói khác là mười phương Trời để thành đạt được công danh sự nghiệp hiển hách cống hiến cho cuộc đời và làm rạng danh tông môn, gia đình, tổ quốc. Ngày xưa chữ “tang bồng” thường đi trong câu “thỏa chí tang bồng”, cho những gia đình nào đó sanh ra con trai. Con trai là đệ nhất thời xưa, còn phụ nữ thời xưa không có cửa. Đó là quan niệm thời phong kiến. Cho nên sinh ra con trai, cha mẹ thường hay cúng mười phương Trời bốn phương đất để mong rằng người con nam nhi của mình có thể thỏa chí tang bồng thành công danh sự nghiệp, đỗ trạng nguyên, làm quan thần tể tướng, thậm chí muốn làm vua nữa. Thời nào chúng ta cũng theo sức nóng hừng hực như vậy để thỏa chí tang bồng. Nhưng không phải ai sinh ra cũng có thể vùng vẫy tứ phương thiên hạ mười phương Trời đâu, bởi có những con người phận mỏng, nghĩa là thiếu may mắn mà không đủ sức để vùng vẫy cho nên bị lép vế và đẩy lùi về đằng sau.
Ngực căng lồng khí tang bồng
Hiên ngang vó ngựa vũ phong trên đường.
Chúng ta sinh ra ở đời phận nam nhi, nếu mà nói về nam nhi thì xưa rồi, ngày nay phụ nữ ai ai cũng có chí khí để mà thành tựu được những việc lớn. Mà chẳng phải mỗi ngày nay, trở về với lịch sử của Việt Nam ta xưa có bà Trưng Trắc – Trưng Nhị, hai người phụ nữ này cũng đánh giặc ở Bắc Phương để tìm lại sự độc lập cho nước nhà. Trên thế giới lịch sử đã chứng minh biết bao nhiêu người phụ nữ thành công thỏa chí tang bồng, lập nghiệp bảo vể tổ quốc. Ngày nay không còn giới hạn ở trong khuôn mẫu chỉ có người đàn ông mới gánh vác chuyện tang bồng mà phụ nữ vẫn có chí nguyện đưa vai làm việc lớn. Thế giới ngày nay có biết bao nhiêu những nguyên thủ quốc gia như ở Đức, như ở Anh và các nước rải rác trên thế giới, nhiều phụ nữ đã đảm nhiệm những việc thật lớn, thậm chí còn hơn người đàn ông.
Ngực căng lồng khí tang bồng
Hiên ngang vó ngựa vũ phong trên đường.
Soải thân đo với vô thường
Tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian.
Bốn câu thơ này thật hay, bởi vì ai ai trong chúng ta ngày nay ngực cũng căng lồng khí tang bồng, tức là ai cũng muốn mình làm được việc lớn hết. Để rồi chúng ta hiên ngang vó ngựa vũ phong trên mọi nẻo đường của cuộc sống, thậm chí trên con đường tu, chúng ta còn soải thân để đo với sự vô thường của cuộc đời, tiêu diêu mà thỏa chí đoạn trường nhân gian. Nghe có vẻ kiêu hùng, chắc có lẽ ai đó cũng khí phách lắm nên hương vị của bài thơ này tạo ra sự sung mãn, khí phách bay bổng. Cuộc đời ai cũng bay bổng được hết, nhưng nhớ rằng chúng ta phải có sợi dây cột thật chặt thật vững, đó là lập trường trong tư duy và Chánh Kiến để cho cánh diều của chúng ta bay bổng trong sự thỏa chí tang bồng kia không bị đứt dây giữa chừng để rớt xuống vực sâu đen tối.
Khi nói đến “phận mỏng tang bồng” là nói đến người ít phước, phước mỏng cho nên khó thành tựu. Chúng ta chẳng nói đến chuyện ở đời gọi là thỏa chí tang bồng trong những cuộc phiêu du của loài người về trần thế. Nay mượn cái chữ “phận mỏng tang bồng”, ta đi vào cái chỗ mà “soải thân đo với vô thường” để mà “tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian”. Biết bao nhiêu chuyện tang bồng, bao nhiêu chuyện lớn, ý chí lý trí lớn làm việc lớn, để rồi trên con đường đạo đó chúng ta vỗ ngực chẳng sợ vô thường, tiêu diêu mọi miền, thậm chí có thể ngao du xuất thần lên mười phương. Thật là kiêu hùng! Ngày xưa trên con đường đạo và ngày nay đôi khi có những quan niệm vẫn như thế, những bậc có thể thỏa chí tang bồng trên con đường đạo phải là những bậc xuất trần thượng sĩ, trưởng lão, xuất gia, đạo học cao phi phàm thì đi vào con đường gọi là thành tựu đạo pháp, đủ phước để mà lập nguyện thoát khỏi luân hồi. Còn Phật tử tại gia, các bạn đồng tu và Bảo Thành thì phận mỏng tang bồng tức là phước mỏng lắm, làm sao có cửa đi vào con đường tu đạo để giải thoát luân hồi. Đó hầu hết là tư tưởng ý nghĩ nó ràng buộc ở trong tâm của chúng ta. Để rồi trên cửa miệng ta nói: thôi cái chuyện tu là để cho những bậc xuất trần thượng sĩ, những bậc xuất gia, còn chúng ta Bảo Thành và các bạn là phận mỏng tang bồng, đừng nghĩ, đừng nghĩ. Cái đó đúng theo khuôn mẫu văn tự được cài đặt nhưng hoàn toàn sai với lời của Phật, bởi Đức Phật dạy mọi chúng sanh đều bình đẳng tánh trí để từ đó có thể giải thoát khỏi luân hồi đau khổ, có đâu mà để dành cho những bậc xuất trần thượng sĩ, những bậc xuất gia. Phụ nữ ngày xưa còn có thể làm vua thì phụ nữ ngày nay, các bậc mà gọi là Phật tử tại gia phước mỏng đó các bạn, chúng ta vẫn có thể xuất trần thành thượng sĩ giải thoát khỏi luân hồi. Không phải chỉ để dành cho những bậc cao tăng thạc đức đâu, mà để cho tất cả mọi chúng sanh đi trên con đường mà Đức Phật đã truyền dạy đều được giải thoát, để chúng ta có thể soải thân mà đo với vô thường, tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian. Làm được điều đó tưởng như để cho những bậc xuất gia, đó là một khái niệm của tăng đoàn tăng thân, nhưng thực ra lời Đức Phật ngày xưa khi giác ngộ, Ngài đi khắp nẻo đường trong nhân gian 45 năm trời, gieo hạt giống Từ Bi khơi mầm giác ngộ nơi mỗi một chúng sanh.
Hôm nay chúng ta nói đến vấn đề ở chỗ Phật tử tại gia không bao giờ nghĩ rằng chúng ta có khả năng làm vua như Hai Bà Trưng, Trưng Trắc – Trưng Nhị, tức là làm vua, làm chủ chiến thắng được những quân địch của cám dỗ, của lục dục thế gian, của biết bao nhiêu chuyện lo toan của đời. Nhất là người phụ nữ chúng ta bị ý thức phong kiến đẩy lùi về phía sau, trọn vẹn cả cuộc đời đen đủi trong nhà bếp, lo cho con cái, lo cho chồng, xong một đời người chết xuống vực sâu chẳng biết gì. Đàn ông lấn chiếm hết rồi, quan niệm phong kiến ấy bây giờ đã sai. Chúng ta nhớ thời Đức Phật, Ngài đã luôn xiển dương sách tấn phụ nữ phải đi vào con đường xuất trần để giải thoát. Chúng ta nếu như nói là phước mỏng không thể thành tựu được thì đó là quan niệm sai của phong kiến. Quan niệm đó hoàn toàn không đúng. Phật không thấy chúng sanh có phước mỏng bởi khi Ngài giác ngộ rồi thì Ngài sẽ không để cho chúng sanh dù là phụ nữ hay đàn ông, người già hay kẻ yếu cũng không phải lần mò trong tăm tối từng bước. Bởi Ngài đã là bậc giác ngộ tìm ra con đường ngắn dễ và phù hợp với mọi chúng sanh, để chúng sanh sinh ra với tất cả mọi luồng nghiệp chướng, nghiệp thức như thế nào thì đều có cơ hội bắt đầu vào con đường để thỏa chí tang bồng, tức là có đầy đủ phước báu thành tựu pháp an lạc. Cho nên phận mỏng tang bồng là xưa rồi đừng để tự ti mặc cảm với chuyện đó. Bởi chúng ta cứ nghĩ rằng người đi tu trên con đường đạo phải là bậc xuất trần thượng sĩ, là người có cái dũng bỏ được tất cả, như Phật đó bỏ cung điện vợ con châu báu ngọc ngà ngai vàng, bỏ hết. Nhưng chúng ta nhớ Đức Phật bỏ hết trong lúc đầu là bỏ trên con đường tu đạo, trước khi đi tu nhớ rằng là Đức Phật cũng bận rộn dữ lắm, nào cung nào kiếm, học tất cả những bí pháp để mà quản trị quốc gia để phát triển đất nước, để mà bảo vệ quốc tổ, để đào tạo binh hùng tướng mạnh. Trước khi đi tu Ngài chăm chú vào đó, Ngài làm mọi sự một cách rất bận rộn để thành công về sự đời. Và dĩ nhiên các Phật tử của chúng ta cũng như thế, dù là người đã xuất gia gọi là bậc xuất trần thượng sĩ hay là Phật tử tại gia, đặc biệt là phụ nữ chúng ta trong nhà bếp, hay những con người làm lụng đầu tắt mặt tối trong xã hội thì chúng ta trước khi đi tu cũng công việc nhà bếp, cũng công việc chuyện đời, cũng lo cho chồng, lo cho con, lo cho vợ, cho tương lai. Ta bận rộn, ta rối rắm, ta vùi đầu, ta lao đầu, ta dồn hết sức để làm việc để mong có một ngày thành công. Nhất là người phụ nữ mong sao cho chồng khỏe mạnh, thành tựu được chuyện ở đời, lập được nghiệp và chí lớn, mong cho con cái thành tài thành nhân, luật sư bác sĩ công danh sự nghiệp. Cho nên dồn hết sức, còng cả lưng, mờ cả mắt, run rẩy cả tay chân, tóc đã rụng, hơi thở ngắn dần, để cuối cùng gọi là suốt đời thỏa chí tang bồng, khi nằm xuống đất ngậm ngùi ngàn thu, có thành công đâu. Bởi ai có thể thành công tất cả nhưng cũng không thể mà dám soải thân đo với vô thường, bởi vô thường tới cũng nằm xuống dưới đất để ngẫm nghĩ ngàn thu sao ta lại như thế.
Cho nên khi chưa tu thì chúng ta bận rộn lắm. Các bạn thấy không, khi chưa tu bạn bận rộn chạy ngược chạy xuôi bạn làm đủ mọi việc hết, nhưng khi tu thì bỏ hết. Khi chúng ta đi vào con đường tu, ta bỏ ta buông. Và khi chúng ta đi tu, ta buông bỏ hết như vậy đó, ta lại hay nhìn những người khác ngược lại như thời ta chưa tu: sao người đó không biết buông bỏ, sao người đó cứ để bận rộn như vậy lôi kéo trong chuyện đời. Ta đi tu mà, ta buông được. Chưa tu thì nắm bắt nắm giữ, hồi xưa ta như vậy, nhưng nay ta tu ta buông hết nhưng ta ngược lại nhìn thấy muôn người cứ nắm chặt. Đúng là tu có khác, tu rồi thì cái gì cũng buông. Như người mẹ năm xưa, cả cuộc đời lo cho con cái, lo cho cháu, cho chồng, người cha cũng như thế, đời là như vậy, lu bu lận đận. Nhưng khi người mẹ hoặc người cha từ bỏ, buông, đi vào con đường đạo thì thấy nhẹ nhõm bởi đã buông, nghĩa là những tháng ngày cũ nắm bắt quá nhiều mà thời gian trôi qua nay tuổi đã lớn, thấy cũng uổng bởi không buông sớm, bởi vì nay buông thấy nhẹ nhàng. Đúng là khi tu dễ buông lắm, nhưng vẫn còn cái chưa thể buông vì nhìn thấy người khác chưa buông ta chê ta trách, ta bị kẹt trong đó. Cho nên chưa tu thì nắm bắt đủ thứ, tu rồi buông thấy nhẹ nhàng nhưng vẫn còn dính mắc vì thấy những người khác chưa biết buông. Nhưng khi thực sự đã thể nhập vào con đường đạo của sự giải thoát nơi Đức Thế Tôn dạy rồi thì chúng ta chẳng mắc kẹt vào cái nắm bắt hay cái buông, chúng ta lại trở về với muôn sự bận rộn ở đời thường, ta cũng trở về muôn sự được buông. Giữa buông và bận rộn, nó chẳng còn có sự dính mắc bởi ta luôn hiện hữu trong Chánh Niệm. Bởi sự bận rộn năm xưa ta rối đầu ta mờ mắt, nhưng sự bận rộn ngày hôm nay đối với con người thể nhập vào đạo lý của nhà Phật rồi, có Chánh Niệm và có Trí Tuệ nên chẳng rối rắm nữa mà có khả năng làm được nhiều hơn trong cái tinh nhuệ của Trí Tuệ, không mệt, hiệu quả cao, công suất cao nhưng tịch tĩnh và an nhiên tự tại. Và khi buông thì buông cho muôn sự hiện tại ở đời đang hiện hữu, chẳng phải buông là gạt bỏ tất cả thế sự ra để từ đó nhìn thấy những người bận rộn mà có sự dính mắc ở trong tâm. Đây mới gọi là soải thân đo với vô thường để tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian. Ta đang so găng với vô thường đây, ta phải chiến thắng được vô thường, không phải lên đoạn trường mà lên võ đài, giữa vô thường và ta thì ta phải so găng và so với vô thường, đấu qua đấu lại ta phải thắng, bởi ta không phải là phận mỏng tang bồng, chúng ta đều bình đẳng, có đầy đủ phước báu để thành tựu. Chẳng phải chữ tu ở đời dành cho những bậc xuất trần thượng sĩ mà dành cho tất cả những ai có chí nguyện và lập nguyện để thoát khỏi luân hồi sanh tử. Điều này Bảo Thành hãnh diện lắm bởi vì trong cuộc đời chứng kiến biết bao con người thuở xưa gọi là tầm thường, gọi là bình thường, khổ cực trong nhà bếp nhưng đã lập nguyện để thoát khỏi luân hồi sanh tử, đây là Bảo Thành nhìn thấy cái gương mà cần phải sách tấn.
Một câu chuyện thực tế mà Bảo Thành chứng kiến được, đúng là chẳng phải phận mỏng tang bồng, phước mỏng chẳng thể tu, dù mang thân là một phụ nữ trong cuộc đời nhưng xứng đáng là một bậc xuất trần thượng sĩ. Có một cô Bảo Thành quen biết, ngày xưa khi còn sinh sống ở tiểu bang Minnesota, cô nổi tiếng là một người phụ nữ đảm đang. Thuở nhỏ muốn đi tu mà không được, rồi cuối cùng nợ duyên tình phải lấy chồng lo cho con cái. Cô có 4 đứa con, thuở mới sang Mỹ ở xứ lạnh (Minnesota là xứ lạnh nhất miền Đông Bắc Hoa Kỳ), tần tảo sớm hôm trong xứ lạnh như vậy bao nhiêu năm trời, mọi công việc to nhỏ đều xả thân vào để làm và cô ấy nổi tiếng nấu những món ăn thượng thừa ở vùng đất lạnh, ai ở trong xứ đó đều biết cô làm bếp giỏi. Cô làm đủ mọi việc, cô làm bánh nấu đồ ăn thật là ngon, bận rộn tần tảo để lo cho chồng con và gia đình. Thực tế con cái của cô ấy ai thành tựu, có người là bác sĩ, có người thành tựu trên thương trường hoặc học vấn cao làm cho nhà nước. Gia đình cô đạo đức có nền tảng vững chắc, sống an vui hài hòa với tất cả huynh đệ trong thân tộc, đời sống gương mẫu. Nhưng thuở trong nhà bếp làm người mẹ thì cô bận rộn lắm, nhưng cuối cùng trong sự bận rộn với chí nguyện tu đó cô đã gặp một vị thầy và cô ta đã ngộ ra chân lý để buông tất cả. Và rồi mãi sau này cô có cơ hội gặp được Bảo Thành và xuất gia thành sa di, pháp danh là Bảo Tịnh, cô ấy buông hoàn toàn sự đời. Ai có ngờ được một người có con làm bác sĩ, thành công hết, thay vì ở nhà hưởng phước, đi chợ, đi shopping, đi làm chuyện gì đó để có thể thỏa mãn những ước muốn đời thường bởi đã thành công. Nhưng bởi ngày xưa khi gặp được một vị thầy, vị thầy đó đã gieo vào lòng cô ấy chủng tử của sự xuất gia để có thể trở thành một vị bậc xuất trần thượng sĩ đi từ nhà bếp mang thân kiếp của một người mẹ phụ nữ bận rộn năm tháng, nắm chặt đồng tiền bát gạo để nuôi nấng các con thành tài thành danh, nay có thể phủi tay buông hết để xuất gia, cô buông hoàn toàn.
Ngày xưa, cô nấu các món rất ngon theo hương vị của cuộc đời các món mặn, nay buông hẳn. Nhưng rồi cô thể nhập vào được thể tánh chân như của nhà Phật, để rồi cô Bảo Tịnh khi tới Chùa Xá Lợi phối hợp với sư cô Quảng Nguyện thì cô đã trở lại nhưng khác xưa thật là nhiều. Cô trở lại mạnh mẽ hơn xưa, mới mẻ hơn xưa mà vẫn phảng phất hương xưa của một người phụ nữ cần lao nhưng trung trực. Cũng việc nấu bếp, cũng việc làm bánh, cũng việc nấu ăn nhưng không còn nồng mùi mặn của cuộc đời mà nồng hương đức hạnh, an nhiên tự tại tỏa sáng trong Trí Tuệ. Bảo Thành có cơ hội ở đó nhìn và quán chiếu, thật là lợi hại hơn xưa, thân đã lớn tuổi tưởng đã bị bào mòn trong lao lực của ngày xưa nuôi chồng con, nhưng không, cô lợi hại hơn xưa. Bí quyết thượng thừa nấu những món mặn đó nay được truyền thụ vào nhà chùa nấu chay, có hương Trí Tuệ có vị Từ Bi, và cô Quảng Nguyện đã được giáo dục bằng phương thức hướng dẫn bằng phương cách làm đồ ăn nhanh hơn bội phần. Hai cô ấy, cô Bảo Tịnh và cô Quảng Nguyện làm bằng sức của mười người nhưng không mệt. Bởi vì khi chưa tu ta làm thật nhiều nhưng mệt, khi tu rồi ta buông bỏ hết, ta thể nhập vào Phật tánh thì ta tự tại và an nhiên, ta có Trí Tuệ và Chánh Niệm, ta có Từ Bi nên tốc độ của ta làm có công suất cao hơn nhưng vẫn tịch tĩnh. Dù là chay nhưng nồng hương thiền, có vị giải thoát, có khí của Trí Tuệ và Từ Bi trong suốt, lợi hại hơn xưa nhiều lắm. Và cô Bảo Tịnh thực sự là tấm gương mà ta có thể nhìn thấy sự chuyển hóa vô song, từ con người trần bình thường mang thân phận người phụ nữ thay vì thuở xưa chẳng có cửa xuất trần đâu, gọi là phận mỏng tang bồng, làm sao mà thỏa chí đi mười phương ngao du khắp cõi. Nhưng rồi khi đã thấm nhuần buông bỏ hết, nhưng chẳng bỏ chẳng buông, nay thể nhập vào, vẫn như xưa, vẫn là người phụ nữ vóc dáng rất xưa rất thường, nhưng cái thường đó là cái thường lạc trong sự tịch tĩnh của Trí Tuệ và Từ Bi, lợi hại vô cùng. Bảo Thành ngồi nhìn hai cô làm, tay chân thoăn thoắt như con thỏ nhưng tướng hảo vẫn tịch tĩnh nhẹ nhàng, mặt thì sáng, Chánh Niệm và Từ Bi trong từng thao tác làm đồ ăn đó, nhanh gấp bội phần nhưng thong dong và tự tại, cô ấy đã lợi hại hơn xưa thật nhiều. Lợi hại ở chỗ là có Trí Tuệ và Từ Bi, có vị giải thoát, có sự tự tại. Bảo Thành kể gương này để chúng ta thấy rằng: đừng nghĩ rằng tu là buông tất cả, không tu là nắm bắt. Mẹ hiền Quan Thế Âm phổ độ chúng sanh tưởng là bận rộn nhưng không bận rộn, bởi khi Ngài đã thành một vị Bồ Tát như chúng ta tu Bồ Tát hạnh, chúng ta rất lợi hại bởi có thần thông nơi Trí Tuệ và lòng Từ Bi, mọi công việc đều tháo vát đều lanh lẹ, đều nhanh đều có công suất cao, nhưng vẫn Chánh Niệm Từ Bi trong Trí Tuệ. Ta có thể vỗ ngực và nói rằng ta đã nhìn thấy nhiều mẫu gương như vậy thật lợi hại, cô ấy đã trở lại lợi hại hơn xưa trong sự thanh tịnh và Trí Tuệ.
Vậy thì cái gì gọi là phận mỏng tang bồng? Không có ai mà không có phước để tu hết, Phật đã khai thị điều đó, Bảo Thành mang câu chuyện thực tế đó để nói với mỗi người chúng ta rằng đừng có tự ti tự kỉ rằng chúng ta không đủ phước để tu, thôi phần đó dành cho những bậc xuất trần thượng sĩ, những bậc xuất gia, còn ta lam lũ tối ngày vùi đầu trong tăm tối. Đừng! Trên đời này có biết bao nhiêu con người y như cô Bảo Tịnh cũng bận rộn lắm, nhưng khi hiểu được con đường đạo, có nhân duyên gặp được những vị thầy gieo vào trong tâm mầm mống thiện lành thì có thể buông bỏ tất cả, nhưng khi buông bỏ rồi thì lại có thể nhập vào đạo pháp nên trở lại ghê gớm hơn. Ghê gớm ở đây là không bị cái bận rộn của cuộc trần về tiền tài danh vọng địa vị, cũng làm mà làm nhanh hơn, làm nhiều hơn, công suất nhiều hơn. Nhưng ý tưởng làm việc đó chẳng phải là nuôi con, nuôi chồng, nuôi gia đình, mà là ý tưởng của Trí Tuệ và Từ Bi để phụng hiến cho tha nhân cho Tam Bảo, để xây dựng nền tảng vững chắc cho những thế hệ mai sau nếu bước vào con đường đạo thì có sẵn một chỗ một nơi mà nơi đó bình an hạnh phúc, có vận khí linh thiêng của Trí Tuệ, có năng lượng Từ Bi và hương vị giải thoát. Chính vì vậy mà tuổi đã cao nhưng chẳng mệt và cô đã giúp cho biết bao nhiêu con người thực tế như sư cô Quảng Nguyện lợi hại hơn xưa, làm việc thoăn thoắt như con thỏ, chẳng biết mệt, công suất thật cao nhưng tịch tĩnh và an vui. Không những thế cô còn mang biết bao bạn đạo tới chùa. Hồi xưa họ chưa tu họ nắm bắt, khi họ tu họ buông hết, thậm chí họ không thèm tới chùa nữa vì họ nghĩ rằng những chỗ đó không phải, vẫn còn có sự bon chen chấp trược. Nhưng sau khi cô Bảo Tịnh thể nhập được rồi, sự tu chẳng phải như thế, chẳng kẹt ở cái buông cái bỏ, mà là có thì nắm nhưng không giữ, nắm để vận dụng phương tiện một cách siêu thế để mang lại lợi lạc cho tha nhân, buông là buông trọn vẹn với cái tâm tình bao dung và tha thứ. Từ đó cô đã sách tấn các bạn đạo tới chùa cống hiến cái hương thiền, nơi chủng tử Bồ Đề mà vị thầy ngày xưa đã gieo vào nhóm của cô, nay phát huy trở lại chùa trong Trí Tuệ và Chánh Niệm. Không phải chỉ có cô Bảo Tịnh mà nhóm của cô ấy đã trở lại lợi hại hơn xưa bởi mầm mống Bồ Đề được gieo bởi vị thầy xưa đã hướng dẫn cho các cô.
Các bạn, chúng ta không phải là người có phước mỏng đâu, chúng ta có đầy đủ phước báu. Trên con đường tu có ba giai đoạn: tu nhân là thành công thỏa chí tang bồng thành tựu công danh sự nghiệp để thành nhân thành tài, tu đạo là buông hết. Cho nên người tu nhân thì nắm bắt quyền lực tiền tài danh vọng, người tu đạo thì buông. Cái giữ, cái buông này vẫn lỉnh kỉnh đấu đá lẫn nhau để cho người mới tu chê người kia không biết buông bỏ, tâm vẫn tham, tham một cách vi tế, tâm vẫn sân, sân một cách vi tế, vẫn si, si một cách vi tế. Thế là trong cuộc sống, người đã buông chê người chưa buông. Nhưng ngược lại khi họ đã tu tới một mức nào rồi, chẳng buông mà cũng chẳng nắm, đi vào trong hiện tại của Chánh Niệm muôn sự ở đời cái gì có nhân duyên tới họ thoăn thoắt họ làm và họ buông trong Chánh Niệm Trí Tuệ và Từ Bi, công suất thật là cao. Nếu các bạn tu, tu cho đúng, thì muôn sự ở đời với trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm người trong xã hội bạn sẽ được nâng cao, kỹ năng làm việc nhanh hơn, công suất cao hơn nhưng vẫn thong dong và tự tại. Vì sao? Bởi khi bạn làm việc có Trí Tuệ đó chính là tâm chân, bởi khi bạn làm việc mà có Từ Bi đó là tâm thiện, làm việc có Chánh Niệm đó là mỹ, có đầy đủ chân – thiện – mỹ. Từ Bi là chân – thiện – mỹ, Trí Tuệ cũng là chân – thiện – mỹ, mà Chánh Niệm trong Trí Tuệ và Từ Bi nó bao gồm chân – thiện – mỹ cho nên công suất cao. Chân – thiện – mỹ có đủ, sự thanh tịnh luôn hiện diện, Chánh Niệm luôn tại đó, công suất cao, làm việc nhanh không có mệt, Trí Tuệ bừng sáng, năng lượng dồi dào dư dả để phụng hiến cho muôn người trong thế gian.
Ta không phải là phận mỏng tang bồng, ta là phước dư để giải thoát, con đường của Phật là bí kíp thượng thừa khi Ngài giác ngộ bởi sự trải nghiệm thực tế là một bài học không để cho chúng ta phải lần mò nữa. Người xưa nói không Thầy đố mày làm nên, mình không có Thầy mình lần mò trong lao khổ, khi có Thầy là Phật rồi sao lại có thể lần mò nữa. Bí kíp của Phật trao cho chúng ta để chẳng nắm chẳng buông mà hòa nhập vào với thực tại cuộc sống bằng Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ. Trí Tuệ là chân, Từ Bi là thiện, Chánh Niệm là mỹ, có đầy đủ chân – thiện – mỹ trong cuộc đời. Hãy xóa sổ ngay sự tự kỉ rằng mình là phận mỏng tang bồng, phước mỏng chẳng thành tựu. Hãy xóa đi những ý niệm phong kiến là chuyện xuất gia là chỉ để cho những bậc xuất trần thượng sĩ. Không, phụ nữ trong nhà bếp cũng có thể xuất ra khỏi những sự ràng buộc mà vẫn làm muôn sự thành tựu trong Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ. Sẽ lợi hại vô cùng, chúng ta sẽ trở lại hơn xưa bởi chúng ta thừa hưởng được pháp môn vi diệu Phật dạy, đó chính là Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ. Cũng bận rộn, cũng trong nhà bếp, cũng trong nhà Chùa, cũng trong nhà của cuộc đời nhưng lợi hại hơn xưa bởi chúng ta làm việc có chân – thiện – mỹ, có Trí Tuệ, có Từ Bi và có Chánh Niệm.
Hồi xưa Bảo Thành ở ngôi Chùa này, có một thời khi mới qua Mỹ lo học thôi, rồi dần dần mới nói thôi phải theo Tổ, không thể mà cứ long đong ở đời lo lắng cho chuyện học chuyện này chuyện kia. Nên khi trở về đây, ngày xưa cách đây 20 năm nó là nông trại, Bảo Thành đã buông hết. Buông bỏ sự nghiệp công danh tiền tài, buông bỏ tất cả, tới nông trại này nơi Bảo Thành đang ngồi là chuồng bò, không điện không nước trống trơ, để soải thân đo với vô thường, là để đấu võ với con ma vô thường, với thế sự. Bỏ hết, thách đố. Lúc đó ngông vô cùng, ngạo khí ngất trời, chẳng sợ ai. Có thể nói theo nhà thiền là gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma. Tuổi lúc đó còn trẻ, mà xứ Mỹ bốn mùa, mùa đông lạnh lắm, mùa hè nóng lắm, phương tiện thiếu thốn còn hơn là những chỗ ở Việt Nam cách đây năm mươi mấy năm trước, bởi vì muốn soải thân đo với vô thường, ngạo nghễ với trời đất, thử thách với muôn người, chẳng sợ, buông hết. Tâm trạng lúc đó gặp ai còn nắm giữ cũng dính mắc vào, ôi sao họ còn không biết tu, không biết buông, thấy tội nghiệp cho họ chưa nhìn thấy vô thường luân hồi sanh tử, cứ lù khù ôm mãi cái lu của luân hồi, vùi đầu trong đó ngộp thở chết mà không hay.
Nhưng từ năm 2010, bất chợt một ngày Bảo Thành nhận ra trong sự miên mật tu tập của thời tu xuất trần, buông hết, mới ngộ ra rằng Bồ Tát khi đã hiểu thì chẳng buông mà nhập thế để mang đạo vào đời. Cũng muôn sự khi xưa bận rộn, nay ta cũng làm muôn sự đó trong sự tịch tĩnh an nhiên và tự tại, Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ. Từ thuở ấy Bảo Thành đã trở lại làm việc thật nhiều, hòa mình vào với mọi công việc, đời đạo song hành, tâm an nhiên và tự tại, Trí Tuệ và Từ Bi, Chánh Niệm trong hơi thở. Lợi hại hơn xưa nhiều lắm, lợi hại hơn ở chỗ là không bị dính và mắc kẹt giữa cái buông và cái chấp. Tùy duyên đúng như Ngài Phổ Hiền dạy: tùy duyên hằng thuận chúng sanh, mang đạo pháp nhiệm màu để gửi tới nhân gian, cho nên thong dong và tự tại. Có nhiều bạn nói Bảo Thành xưa buông hết rồi bây giờ quá bận rộn. Giai đoạn trên con đường tu là vậy: bận rộn trong nắm giữ chấp thủ tiền tài danh vọng địa vị, buông để đi tới luân hồi không còn ràng buộc nữa. Nhưng cuối cùng hiểu được đời và đạo, buông và chấp, bỏ và nắm chẳng còn là vấn đề, bởi vì chúng ta đã có tâm vi diệu phương tiện của Phật Chư dạy, nhẹ nhàng khinh an trong từng hơi thở của Chánh Niệm của Từ Bi và Trí Tuệ, làm được nhiều việc hơn, công suất tăng trưởng nhiều hơn nhưng tâm thái vẫn tịch tĩnh an nhiên, chẳng mảy may dính mắc vào tâm tham, bởi trong tâm có Chánh Niệm và Trí Tuệ, có Từ Bi. Mọi sự ta làm đều theo nhân duyên, và trong nhân duyên đó đều có ý tốt đẹp là phụng hiến cho tha nhân. Thân xác này chỉ là phương tiện mà thôi, nếu diệu dụng nó mang lại lợi lạc cho tha nhân, sự khinh an cho cái tâm của chúng ta thì nhất định chúng ta sẽ thành công.
Vậy chúng ta chẳng phải là phận mỏng tang bồng, chúng ta chẳng phải là phước ít không thể tu. Con đường đạo chẳng phải chỉ dành cho bậc xuất trần thượng sĩ mà là phương tiện vi diệu mà Phật khám phá ra để cho tất cả những ai có chí nguyện giải thoát, dù là phụ nữ lam lũ trong nhà bếp hay là một con người vai rộng lưng dài gánh vác sự nghiệp trên thế gian thì cũng đều bình đẳng như nhau đi vào con đường đạo, để hiện hữu với cái duyên tương tùy của cuộc sống, để hằng thuận với muôn loài với muôn người, để Chánh Niệm và Từ Bi Trí Tuệ, để khinh an và tự tại, để thong dong, để tịch tĩnh và để lợi hại hơn xưa thật nhiều. Phận mỏng tang bồng, phước ít khó tu hoàn toàn là sai, chúng ta đều có thể thỏa chí tang bồng, chúng ta đều có thể:
Ngực căng lồng khí tang bồng
Hiên ngang vó ngựa vũ phong trên đường.
Soải thân đo với vô thường
Tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian.
Nay ta Chánh Niệm Từ Bi Trí Tuệ, muôn sự đời ta vẫn tịch tĩnh thong dong. Việc đạo tu chẳng dành riêng cho bậc thượng sĩ xuất trần mà cho muôn kẻ có lòng thoát luân (luân hồi). Bảo Thành hạnh phúc vô cùng bởi thời gian gần đây có cơ hội đồng hành cùng cô Bảo Tịnh và thật là nhiều các bạn. Hồi xưa đã chấp đã buông, nay chẳng chấp chẳng buông, bồng bềnh trong thế giới của nhân duyên hóa hiện theo sự ứng hóa Bồ Tát hạnh để có thể soải thân đo với vô thường, tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian. Nước mắt chẳng còn rơi trong sự bận rộn, lo lắng, sợ hãi nữa, mà trên ánh mắt của cuộc đời phong thái tịch tĩnh, vẫn làm việc như xưa nhưng có chân – thiện – mỹ, có Trí Tuệ có Từ Bi có Chánh Niệm.
Các bạn hãy xóa tan đi phận mỏng tang bồng. Phước ít chẳng thể tu là sai. Đã có Phật, không có phước cũng tu được, chỉ cần lập chí giải thoát, phát nguyện giải thoát tới với Phật thì ai trong chúng ta phước báu cũng sẽ như nhau để khởi đầu sự nghiệp giải thoát khỏi luân hồi. Không mắc kẹt trong chấp trược, cũng chẳng mắc kẹt trong cái buông bỏ, bởi ta có Trí Tuệ là chân, có Từ Bi là thiện, có Chánh Niệm là mỹ, con đường đi về với Phật có đầy đủ chân – thiện – mỹ, Trí Tuệ, Từ Bi và Chánh Niệm. Ta sẽ có thần thông lợi hại hơn xưa bởi làm được nhiều việc hơn mà không mệt, Trí Tuệ hơn để có thể giải quyết mọi vấn đề thấu đáo trọn vẹn, và tất cả mọi sản phẩm chúng ta làm ra đều chan chứa năng lượng của chân – thiện – mỹ, của Từ Bi và Trí Tuệ và hương thiện. Nhớ đến cô Bảo Tịnh Bảo Thành nhớ rằng những món ăn của cô ngày hôm nay, nó không mặn nồng nước mắt cơ cực nữa nhưng nó có hương vị giải thoát của sự thanh tịnh, có Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ. Bảo Thành đã ngồi quan sát thật nhiều lần, tay chân thoăn thoắt, một mà làm như mười người, ngày nay chỉ có 2 cô đó ở Chùa Xá Lợi mà sức làm không ai có thể so bằng. Chẳng một mảy may dính mắc tham chấp ở trong đó. Ngược lại hương đức hạnh đó còn có thể mang các bạn đạo khi xưa trở về hợp khí thiền môn, giải quyết mọi sự trong sự phụng hiến an nhiên và tự tại. Chúng ta, tất cả mọi người chẳng phải là phận mỏng tang bồng không thể thỏa chí, chúng ta đều có phước bình đẳng như nhau.
Ngực căng lồng khí tang bồng
Hiên ngang vó ngựa vũ phong trên đường.
Soải thân đo với vô thường
Tiêu diêu thỏa chí đoạn trường nhân gian.
Người tu chỉ có bấy nhiêu: Trí Tuệ, Từ Bi và Chánh Niệm, đầy đủ rồi, đừng tự trách thân.
Cảm ơn các bạn đã nghe. Chúc một ngày thứ bảy an nhiên tự tại, để mỗi người chúng ta tìm lại chính mình trong những ngày tháng cuối năm, để dõng mãnh lên đứng dậy, nở nụ cười thật tươi, nhất cử nhất động mọi việc chúng ta làm hay chúng ta hành xử trong đời đều có đầy đủ hương vị của chân – thiện – mỹ, tức là của Trí Tuệ, Từ Bi và Chánh Niệm. Chẳng chấp trược vào cái nắm bắt, cũng chẳng chấp trược vào cái buông. Giữa cái nắm giữ và cái buông đều tùy duyên hằng thuận để hành xử bằng Trí Tuệ, Từ Bi và Chánh Niệm. Chúng ta chẳng phải phận mỏng tang bồng mà chúng ta đầy đủ phước báu thỏa chí trên con đường tu thành tựu pháp an lạc. Cảm ơn các bạn thật nhiều.
PHẦN HỒI HƯỚNG:
Thưa Phật, nếu sự tu có thành tựu được chút phước báu nào. Chúng con nguyện hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đều thành Phật đạo.