Bảo Diệu Tâm đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn.
Các bạn! Nay nói tới hàng Phật tử tại gia của chúng ta với hoàn cảnh hiện tại, thật là nhiều người trong chúng ta khó có thể lui tới chùa, khó có thể thực tập tu Phật một ngày, một tuần, một tháng, hoặc tụng kinh nghe giảng, nghe pháp. Có lẽ là bởi vì chúng ta theo truyền thống xưa đến giờ. Khi còn nhỏ, được ông bà cha mẹ dắt đến chùa để tham dự vào những nghi lễ của nhà chùa, nhưng chúng ta không có cơ hội học hỏi giáo lý như các tôn giáo bạn, được đào tạo từ thuở còn rất nhỏ. Ngay từ ba bốn tháng, họ đã được đưa tới để quy y với đấng tôn thờ. Rồi lớn dần họ được học nền tảng giáo lý vững chãi, dần dần từng tháng từng năm liên tục cho đến tuổi vị thành niên 18 tuổi. Đó là sinh hoạt của các tôn giáo bạn. Nhưng sinh hoạt của Phật giáo chúng ta, người Phật tử ít khi nào dắt con cái tới sinh hoạt ở chùa.
Có chứ không phải là không có, nhưng chỉ thời gian gần đây, còn thời gian xưa, sinh hoạt nhưng học hỏi về giáo lý cũng chỉ là một số thật là ít. Phước báu lắm, may mắn lắm, mới có nhiều bạn được học hỏi trong gia đình Phật tử từ thuở nhỏ. Nhưng số đó so với Phật tử tại gia chỉ là một số thật nhỏ chưa tới 1 %. Cho nên chúng ta lớn lên rồi theo nhân duyên đặc biệt, mỗi người lại nghe được tiếng Phật gọi. Phát âm của Phật vẫn lọt vào nhĩ căn mà chúng ta tự lực đi tìm cầu giáo lý của nhà Phật. Và trong cái đi tìm giáo lý của nhà Phật với một đời sống vội vàng, với một đời sống bận rộn đối với cái ăn cái mặc, đối với muôn sự ở đời quá nhiều phải lo lắng, ta cũng chỉ lướt qua như lướt Facebook mà thôi chứ không đi sâu vào chiều sâu của chân lý.
Có một câu chuyện kể như vậy, chỉ là câu chuyện thôi các bạn, không hàm ý ám chỉ chê bai ai, nhưng mượn câu chuyện trong dân gian hoặc được kiến lập như một nội dung ngụ ngôn hàm ý hướng dẫn.
Câu chuyện đó kể như vầy:
Có một cô gái kia tu theo pháp môn Tịnh độ. Ở đây không nói đến pháp môn nào hay pháp môn nào dở, nhưng nói đến cái tướng ở bên ngoài nha các bạn. Cô ta tu theo tịnh độ, cô ta niệm Phật đã mười năm rồi lúc nào cũng
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật, Nhất nhất như như lúc nào cũng
Nam Mô A Di Đà Phật
Nhưng tính tình của cô ta thì nóng nảy hay giận dữ, chửi bới tất cả không cần biết ai đụng chạm đến cô ta, nhất là vào những lúc cô ta niệm
Nam Mô A Di Đà Phật
Và sự việc đã xảy ra mười năm rồi cô ta niệm Phật, và trong mười năm đó, những người xen vào trong giờ niệm Phật hoặc đụng đến cô ta là cô ta chửi ngay, tính nóng nảy ai cũng biết. Có một người bạn thấy bạn của mình đã tu niệm Phật mười năm mà tánh tình nóng nảy, giận dữ, sân si, nên muốn làm một điều gì đó để gợi cái vùng kiến thức suy nghĩ tư duy thêm của người bạn. Do đó người bạn này thấy được người bạn kia đang trong giờ niệm Phật thì tới nhà cô bạn này gõ cửa liên tục và gọi tên cô ta. Cô ta đang ngồi trước bàn Phật niệm:
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nhưng cô ta lại nghe được bạn của mình gọi tên của mình kêu réo ở ngoài cổng và gõ liên tục. Cô ta dằn lòng, thôi cố gắng niệm Phật không thể để cho người ta chọc giận mình cô ta lại tiếp tục
Nam Mô A Di Đà Phật
Nhưng người bạn lại gọi to hơn tên của cô ta và gõ mạnh hơn, cô ta tranh đấu với tư tưởng nhất định không thể sân, không thể giận, mình đang niệm Phật. Nên cô ta lại tiếp tục
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thì tiếng gọi ngoài kia càng dồn dập, càng to. Tiếng kêu tên của cô ta to lắm, và tiếng gõ cổng, gõ cửa lại mạnh. Cô ta tranh đấu liên tục không thể! không thể để cho sự thử thách này làm cho ta gục ngã. Ta phải khuất phục được sự thử thách này, và cô ta lại tiếp tục
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Thì ngoài kia tiếng to quá, tiếng nói ồn quá kêu gào âm ĩ. Đến lúc này cô ta chịu không được nữa rồi, cô ta đứng dậy. Cô ta bước ra cổng, cô ta chửi thẳng vào mặt người bạn: “Tại sao anh cứ kêu réo ầm cả làng lên như thế? không biết giờ này là giờ niệm Phật của tôi hay sao mà anh cứ kêu tên tôi hoài như vậy? Anh cứ kêu tên tôi hoài như vậy? làm sao tôi chịu nổi? làm sao tôi có thể niệm Phật? Anh kêu liên tục suốt nãy đến giờ mấy tiếng đồng hồ rồi. Tôi cố tranh đấu để không làm cho bản thân mình nóng giận, bực bội, khó chịu, nhưng mà anh không chịu ngưng, anh cứ kêu tên của tôi liên tục liên tục, liên tục và tôi không chịu được nữa rồi. Cô ta ra chửi, chửi một hồi như vậy anh bạn cứ nghe, mỉm cười nhẹ nhàng chờ cho cô bạn mình chửi. Chửi một lúc sau thì anh bạn hỏi rằng: “Ủa làm sao bạn lại giận như vậy?” Thì cô ta nói: “Tôi đang niệm Phật mà anh cứ kêu tên tôi, kêu hoài cả mấy tiếng rồi chịu sao nổi cho nên tôi giận”. Lúc này anh bạn mới nói rằng: “Bạn ơi! Tôi chỉ kêu tên bạn mấy tiếng thôi, bạn đã giận dữ bởi vì bạn nghe nhức đầu nhức tai. Mười năm trên bạn kêu tên Đức Phật A Di Đà liên tục ngày đêm giờ này qua giờ kia, hỏi thử Đức Phật A Di Đà sẽ cảm giác như thế nào? Chỉ một sự lắng đọng đúng thời đúng lúc, cô bạn suy nghĩ: “À” chỉ à một tiếng.
Các bạn thân mến! Chúng ta tu bất cứ một pháp môn nào, chúng ta tu bất cứ một phương tiện pháp môn nào: Niệm Phật, Trì chú, Đọc kinh, Thiền định, quán chiếu Thân, Thọ, Tâm pháp, Tứ niệm xứ Vipasana, thiền chỉ, thiền định, thiền quán…, bất cứ phương pháp nào cũng là chúng ta nương vào phương pháp đó để cột Tâm, nương vào cái pháp phương tiện đó để giữ tâm. Và rồi tâm ta ở trong chánh niệm hơi thở, tư duy suy nghĩ với tánh thấy biết, để thắp sáng kiến thức của nhà Phật gọi là tuệ giác. Chúng ta suy nghĩ để thấy cuộc đời từ trong tư tưởng và lời nói, hành động. Lời của Đức Phật, pháp của Phật dạy là phương tiện để thay đổi đời sống của chúng ta. Chúng ta không thể cứ ngồi đó, đứng đó, đi đó mà cứ thầm kêu gọi tên Phật hoài để được an lạc. Chúng ta niệm Phật, trì chú, mật tông có những mật chú chúng ta trì để quán chiếu tâm thức, hiểu rõ mà hành động, hành pháp thiện. Các bạn tu pháp môn nào cũng vậy.
Câu chuyện này không hàm ý nói đến Tịnh Độ, mà nói đến tất cả các pháp nếu chúng ta không liễu thông và được hướng dẫn cặn kẽ, chúng ta chấp vào các pháp là phải trì chú miên mật không rời từng giây, từng phút, và niệm Phật không thể rời dứt niệm, đi tới vô niệm niệm, niệm liên tục. Và niệm phải 1000 lần liên tục như vậy như kia để rồi quên rằng tất cả những phương tiện đó đều ứng dụng để giúp cho chúng ta trụ lại, không phóng tâm, không phan duyên, không phóng dật, không mông lung. Để ta làm chủ sự suy nghĩ của mình theo chiều hướng thiện lành, Pháp Thiện làm chủ đời sống và biến đời sống thiện lành và tâm thiện lành đó thành tư tưởng, suy nghĩ thiện lành, lời nói thiện lành và hành động thiện lành.
Thực sự như vậy mới gọi là tu. Còn không chúng ta chỉ tu một cách sáo rỗng để mà khuếch trương cái danh của mình chứ không đủ nội lực quán chiếu để sửa. Cho nên tánh khí vốn có ở trong ta chuyển kiếp nhiều đời đó là tham sân và si cứ cô đọng mãi lớn dần. Niệm Phật mà cứ chửi cứ la. Trì chú mà sống bất an sân giận. Ngồi thiền mà chỉ chỏ đâm thọt. Rồi chúng ta tụng kinh mà tâm không an. Là bởi vì chúng ta cứ nghĩ rằng những cái đó làm cho chúng ta thành, nhưng không hiểu rằng đó chỉ là phương tiện giúp tâm của chúng ta trụ lại, cột tâm của chúng ta. Cốt lõi khi tâm của chúng ta được cột được trụ đã được an, đã được giữ vững trong chánh niệm, thì chúng ta tư duy ở góc độ cao hơn đi tới pháp hành, hành thiện, hành theo y như lời Phật làm thiện bỏ ác thì lúc đó Tâm mới thực sự thanh tịnh, siêu suất, hết phiền não, khổ đau và nóng giận. Tham sân si không còn nữa.
Cho nên chúng ta chỉ cần nhìn kỹ vào tánh sân giận, nóng nãy, tham sân si của chúng ta, đó là chúng ta biết chúng ta tu như thế nào. Và nhớ rằng tu là ứng dụng mọi phương tiện tùy theo nhân duyên phước báu của các bạn, chẳng pháp môn nào cao hơn pháp môn nào. Nếu nó phù hợp với nhân duyên rồi, một chữ của nhà Phật, chỉ chữ Phật thôi, còn chữ Pháp, chữ Tăng, niệm Phật Pháp Tăng là niệm thiên niệm thiện. Hoặc là một câu kinh, một tiếng kệ hoặc là hồng danh của một vị Phật, Bồ Tát, hoặc mật chú, hoặc sự hít thở cũng đủ làm cho bạn chuyển hóa đời sống chính mình.
Không phải rằng cái câu đó, hơi thở đó làm chuyển hóa đời sống của chúng ta, nhưng chính những phương tiện đó giúp chúng ta an trú tâm ở đó. Từ đó ứng dụng được sự hoạt động của Tâm Ý thiện lành, được làm chủ pháp thiện, vươn lên để sống đúng thì mới có thể chuyển hóa được tham sân si. Tên mình gọi có một tiếng rồi đến hai tiếng ta đã giận đã nóng, thì hồng danh Phật gọi riết Phật làm sao. Nói như vậy không phải là ta niệm Phật thì Phật buồn. Đó là một ý nghĩa để chúng ta thấy rằng cứ ngồi đó mà niệm Phật, niệm chú, ngồi đó mà hít thở, ngồi đó mở kinh kệ thì nó không thành được gì đâu. Mà những phương tiện đó để giữ tâm. Các bậc tôn Túc hòa thượng, thượng tọa, tăng ni, giáo thọ sư dùng thiệt nhiều phương tiện mà đức Phật đã dạy để giúp cho cái tâm phóng dật mông lung, cái tâm như ngựa chạy lung tung đó, giữ nó lại, cột nó lại, làm chủ cái tâm đó và dùng đúng như lời Phật dạy, vận dụng được tâm chân thiện lành tỉnh giác của chúng ta, để chúng ta làm chủ đời sống của mình. Không để cho những tư tưởng khác làm chủ kéo ta trượt mãi trong vùng đau khổ.
Các bạn đó là ý nghĩa của sự tu, mở rộng trong tất cả các pháp, nhưng Bảo Thành chỉ mượn một câu chuyện đời thường mà chúng ta cứ niệm niệm Phật rồi chúng ta tu pháp môn mật, pháp môn thiền, pháp môn này pháp môn kia, rồi chúng ta sân, chúng ta giận, rồi chúng ta đấu đá, chúng ta so sánh hơn thua chẳng khác gì người ở quán chợ tranh giành từng xu từng cắc hơn thua nhau từng đồng lợi.
Các bạn hãy suy nghĩ kỹ để tu đi đến sự thực chứng
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa