Công Minh đánh máy, Bảo Ngân biên tập
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trên kênh youtube “Thất Bảo Huyền Môn”. Mỗi ngày qua chúng ta gần gũi nhau nhiều hơn, bởi chúng ta cho phép nhau lắng nghe những gợi ý trong cuộc đời.
Các bạn thân mến, chân lý không thể một ngày chúng ta có thể học hết nhưng sự gợi ý để chúng ta sống hòa nhập vào chân lý bình thường, ứng dụng trong cuộc đời thì rất cần. Chúng ta có lẽ có duyên với nhau trong một tâm thái bình thường, sự gợi ý bình thường cũng có thể đánh thức được sự tư duy sâu sắc. Bận rộn trong cuộc đời, tầng lớp đó quá nhiều, rảnh rỗi hoặc là thư thái để tới chùa thật là hiếm, còn người đi tu xuất gia so với bao nhiêu người khác cũng không là bao. Đức Phật trao truyền chân lý để phù hợp với mọi hoàn cảnh chúng sanh và những ai quá bận rộn trong đời thường cũng có pháp tu, ai không có bận rộn cũng có pháp tu, mỗi người chúng ta đều có một pháp tu đức Phật trao truyền phù hợp. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi nghịch cảnh hay thuận cảnh đều có pháp tu và mỗi một pháp tu chúng ta đều có thể nhìn thấy những sự việc xảy ra trong đời thường để nhìn ra pháp tu đó.
Các bạn, Bảo Thành kể cho các bạn nghe một câu chuyện để từ câu chuyện đó, Bảo Thành và các bạn bắt đầu lần mò gợi ý cho nhau tư duy.
Câu chuyện kể rằng có một vị thầy chùa sau khi đã gom góp được tiền cúng dường của đàn na tín thí Phật tử xa gần để đúc một Đại Hồng Chung (tức là một cái chuông lớn để về đánh thức, để về tu tập, để về làm một pháp bảo ở trong chùa, truyền thống ở trong chùa thường có chuông, chuông lớn treo ở ngoài hoặc ở đằng sau chùa gọi là Đại Hồng Chung), vị thầy này đựng trong một cái túi cũ kỹ đầy đủ tiền bạc để đi lên kinh thành đúc chuông. Trên đoạn đường đi ghé vô một quán ăn, một cái quán nghỉ thì gặp một người khác lấn cấn ở ngay cửa. Vị thầy chùa mới nói rằng: “Thôi mời anh vô trước”. Anh kia thì thấy vị thầy tu muốn nhường cho vị thầy tu vô trước nên nhường lại hai bước: “Kính mời thầy”. Rồi vị thầy chùa đi vô bàn ngồi nhưng không hiểu sao lại có nhân duyên ngồi cùng bàn với vị khách kia, hai người ăn ở trên bàn đầy đủ bữa ăn trưa và uống nước ngon. Sau đó trên con đường đi lại đồng hành với nhau, không hiểu sao lại cùng một hướng đi về kinh thành. Hai người trò chuyện hỏi qua thì vị thầy chùa nói mình ở chùa đi lên kinh thành để đúc Đại Hồng Chung, còn người kia nói lên kinh thành để buôn bán làm giàu. Người bên cạnh mới hỏi vị thầy chùa: “Thưa thầy cái túi cũ kỹ như kia mà thầy mang theo có gì mà khênh nặng trịch như vậy?” Vị thầy chùa là người tu có đức độ cho nên tâm thành thật nói rằng ở trong đó đựng cả một bịch tiền và vàng bạc để mang lên kinh thành nhờ thợ đúc chuông. Thế là anh chàng đi cùng đó lại tiếp tục song hành với vị thầy chùa nhưng khi trên một đoạn đường vắng vẻ, anh chàng đã hại vị thầy chùa này và cướp đi cái bao đựng vàng bạc và tiền kia để đi lên kinh thành buôn bán. Sau một thời gian dài anh ta trở thành người giàu có chất cứ một vùng.
Anh ta có sở thích trồng những cây bonsai ở đằng sau vườn và chung quanh nhà để thưởng lãm. Nhưng thường là gia nhân của anh ta trồng cây và chăm sóc mà thôi còn anh ta chỉ ở bên trong hưởng dụng, giàu rồi, tiền nhiều. Anh kinh hành cùng một chuyến với vị thầy chùa, sát hại vị thầy chùa rồi canh cướp mấy cái bao vàng đúc Đại Hồng Chung nên làm giàu trên của cải cướp của người khác, giàu có vô cùng. Nhưng rồi một ngày anh ta cầm một tách trà lang thang ở ngoài cảnh vườn bonsai. Lần đầu tiên anh ta đi ra ngoài, anh ta đã ngỡ ngàng thấy cái đẹp của tất cả các cây bonsai. Anh ta bước tới thật gần nhìn cái gốc của cây bonsai thì hỡi ơi tất cả các gốc cây bonsai đó không hiểu sao, do những người thợ làm vườn chăm sóc như thế nào, mà những cây bonsai đó cái gốc nó hiện mồn một hình ảnh của nhà sư năm xưa mà anh ta sát hại. Anh ta không tin vào mắt mình, anh ta dụi mắt rồi anh ta lại tiếp tục đi từ gốc cây này qua cây kia. Cây nào anh ta tới thì cái gốc cũng có vóc dáng của hình người mà hình người đó thì nhìn thật rõ ràng y như là nhà sư, vị thầy chùa mình giết năm xưa. Anh ta choáng hết đầu óc, gọi người làm vườn tới và hỏi tại sao tất cả các gốc cây bonsai đều có hình dáng của một con người? Người làm vườn cũng nói: “Không hiểu sao tất cả các gốc cây bonsai của chủ khi được mua về nhà, chúng tôi thấy đều có hình dáng như vậy. Và chúng tôi càng chăm sóc cho đẹp thì nó lại càng tạo dáng của con người giống nhau, một trăm gốc y chang một hình bóng.” Lúc đó, người chủ hoảng hốt chạy vào bên trong và chỉ trong một phút ông ta mới chợt nhớ tới hình ảnh của nhà sư, của thầy chùa năm xưa mình ám hại, cướp đi cái bịch vàng lớn công đức đúc chuông Đại Hồng. Lúc đó mới hiểu được nhân quả của một thời sát hại, lấy của bá tánh, lấy của nhà chùa, ăn cướp của nhà chùa, ăn cướp của bá gia bá tánh đà na tín thí cúng dường đúc chuông để làm giàu cho bản thân. Cho nên bây giờ nhìn thấy những cảnh vui thú trong vườn hiện hình của vị thầy chùa, của nhà sư, hiện hình công đức của đà na tín thí, trong lòng đau nhói, trái tim thì đập ình ịch, tâm trí hoảng sợ và anh ta đã hướng lên mười phương chư Phật thành tâm sám hối. Cuối cùng đã xuống tóc vào chùa đi tu và mang hết của cải của mình đúc thành Đại Hồng Chung treo ở trong chùa mỗi một ngày ngày đánh Đại Hồng Chung sám hối.
Các bạn thân mến, câu chuyện dừng ở đó để nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một con người đều có một mục đích sống, câu chuyện này thâm ý nhắc nhở mỗi người chúng ta về chiếm đoạt. Chiếm đoạt của chung, chiếm đoạt của chung tội nghiệp đã lớn lắm rồi mà còn chiếm đoạt và sát hại để có được cái của chung nơi chùa chiền, các nơi thờ phượng, cơ sở tôn giáo. Không biết tôn giáo nào, bất cứ tôn giáo nào mà những ai đó sát hại những người trong tôn giáo đó, có thể là sát hại thân xác của họ, có thể là sát hại danh tiếng của họ rồi chúng ta trộm cắp, lấy đi của cải của đà na tín thí, bá gia bá tánh cúng dường vào trong chùa, trong nhà thờ hay trong cơ sở tôn giáo cho vấn đề thờ phượng tâm linh thì hãy coi chừng vì quả báo thật là kinh khủng. Những người mà chiếm đoạt tài sản của chung nơi những chùa chiền tâm linh, những nơi thuộc về tôn giáo, cái tội có thể bị đọa xuống địa ngục đời đời kiếp kiếp, đó là kiếp sau mà trong hiện kiếp thì tất cả những hình ảnh đó không bao giờ phôi pha sẽ trổ quả ngay tức khắc, ngay tức khắc trong kiếp này.
Các bạn thân mến, chúng ta là người học Phật khi nghe câu chuyện này chúng ta đã không hài lòng cho anh chàng đi buôn trên kinh thành sao cam tâm lỡ tay giết hại một vị thầy chùa để lấy đi vàng bạc đó mà buôn cho thành người giàu. Trong khi đó là mồ hôi nước mắt của đà na tín thí cúng dường đúc Đại Hồng Chung. Nhà sư thì tâm chân thành, thành thật, hỏi một tiếng nói lời thân thật. Ở trong cuộc đời của chúng ta ngày nay, biết bao nhiêu những nghịch cảnh xảy ra mà khi ở ngoài nhìn thấy đau lòng, đau lòng vô cùng bởi chúng ta vẫn thấy đây đó có những người lẫn vô trong chùa khi không có ai ở chánh điện, lấy hết của trong cái hòm rồi chúng ta thậm chí còn lấy cả tôn tượng Phật thờ ở trong đó. Cái gì ở trong chùa, một giá trị nhỏ hay lớn gì cũng có những hạng người vô đó lấy. Rồi có những người chiếm cả chùa, chiếm cả cơ sở tôn giáo, hầu hết những người chiếm chùa, chiếm cơ sở tôn giáo đều bị trả quả hiện tiền trong kiếp này. May thay anh chàng này khi nhìn thấy điều đó, thấy quả đã trổ, cây đã biến thành hình hài của vị sư, của vị thầy chùa năm xưa, rõ ràng tánh mạng của mình sắp chết rồi. Chính sự thấy rõ được nhân quả đó, anh ta đã sám hối, anh ta đã xuống tóc và đi tu, bán hết của cải đúc chuông và lập nên chùa để tu, để cống hiến cho xã hội. Lòng chân thành sám hối đó đã giữ được mạng sống của anh ta và chính vì sự sám hối đó mà anh ta có được tâm thanh tịnh. Dù rằng anh ta đã phạm một tội rất nghiêm trọng là sát sanh chiếm đoạt của nhà chùa, chiếm đoạt của bá gia bá tánh trong những nơi tôn giáo. Sám hối đã thay đổi được. Nhưng làm sao để sám hối? Phải có một cái nhìn viên dung, một cái nhìn sâu sắc và phải có một sự tư duy. Chính tư duy giữa nhân quả ngay trong hiện tiền không đợi đến kiếp sau, anh ta đã chột dạ sám hối và thành tâm buông bỏ tất cả. Không phải để giữ lại mạng sống mà hiểu rõ nhân quả và anh ta đã thành công trên con đường đó.
Hôm nay câu chuyện này Bảo Thành gợi ý cho chúng ta mỗi một người trong chúng ta có thể kiếp này hay kiếp trước trong vô lượng kiếp qua, chắc có lẽ cũng phạm sai chiếm đoạt của công, trong nhà chùa hoặc ở những nơi thờ tự tôn giáo này nọ, có thể ngay trong kiếp này ai đó đang làm việc như vậy hãy cố gắng sám hối, hãy cố gắng nhìn lại và nhìn lại thật là rõ, phải dừng ngay tạo tác. Sám hối đi, nếu như không sám hối mà sát hại hoặc là chiếm đoạt của công, chiếm đoạt của tôn giáo, chiếm đoạt của nhà chùa, sát hại người lấy đi tiền bạc như vậy kết quả nó vô cùng khủng khiếp. Nếu không sám hối kịp mà phải chết đi thì nhất định các bạn sẽ đọa xuống địa ngục tăm tối đau khổ. Hãy có một niềm tin vững chắc, hãy cố gắng tin sâu vào nhân quả. Và nếu các bạn đang làm chuyện đó hãy ngừng và sám hối. Và nếu các bạn chưa bao giờ làm chuyện đó thì đây cũng là câu chuyện cảnh tỉnh để cho mỗi chúng ta đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chiếm đoạt tài sản công của các tôn giáo dù là một cọng cỏ, dù là một sợi chỉ, hạt thóc rất là nhỏ. Nhưng nhớ rằng tất cả sợi chỉ, hạt thóc, cọng cỏ đó đều là sự cúng dường của bá gia bá tánh, đà na tín thí cho ngôi chùa hoặc nơi thờ tự tôn giáo đó. Chúng ta phải kính trọng và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chiếm đoạt và cưỡng dụng một cách vô cớ không xin phép, cám ơn sự theo dõi.
Chúc các bạn bình an.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa