Search

Người Thợ Điêu Khắc

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa!

Còn nguyện Mười Phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta đang gặp gỡ với nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn Thiền Mật Song Tu. Hôm nay, Bảo Thành gặp gỡ các bạn với một lời gợi ý về đời sống tu tập tâm linh của chúng ta.

Các bạn thân mến, có một câu chuyện kể rằng: Ngày xưa có một người thợ điêu khắc nổi tiếng, anh ta có một triết lý tạc tượng thật là hay mà hầu hết dân làng ở trong đó đều ngỡ ngàng về các phương châm làm nghề tạc tượng của anh. Anh ta mua được một tảng đá quý thật là lớn. Và rồi anh ta tốn biết bao nhiêu công sức để nhờ người mang về nhà của anh. Trải qua bao nhiêu tháng trời và tốn biết bao nhiêu tiền anh ta mới có thể mang được tảng đá quý đó về tới nhà. Khi tảng đá thật là lớn về tới nhà rồi, anh ta bắt đầu gia công để mà tạc tảng đá này thành một con bò tuyệt kỷ mà anh ta thích.

Tảng đá quá lớn, trải qua biết bao nhiêu năm trời tạc, từ tảng đá lớn anh ta đục anh ta đẻo anh ta gọt anh ta cưa. Cho tới một thời gian thật là dài, từ tảng đá quý lớn anh ta cưa- đẻo- đục- mài, cuối cùng anh ta đã làm nên được tượng một con bò bằng cầm tay nhìn thật là xinh xắn và cái đá quý đó nó lại phản ánh lên một lớp bóng thật là tuyệt mĩ, ai nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Thế rồi cả dân làng đều tới và trầm trồ khen ngợi con bò thật đẹp. Nhưng cuối cùng người ta mới thấy lạ làm một tảng đá quý lớn như vậy mà tại sao lại tạc được con bò bằng cái cầm tay nhỏ bé. Người điêu khắc mới nói cho họ biết rằng điều gì càng khó, điều gì cần phải vận công thật là lâu, điều gì càng dùng nhiều thời gian để làm nó mới trở thành cao quý, do đó tôi muốn tải tượng của con bò bằng cầm tay, nhưng nếu tảng đá nhỏ thì thời gian quá ít, công phu không có nhiều, do đó tôi phải bỏ tiền ra thật là nhiều, và nhờ nhiều người để mang về đây.

Các bạn, đá quý thật là lớn để rồi phải gia công tốn sức, bao nhiêu năm trời tạc- đục- đẽo- cắt- cưa để tạc nên con bò này. Giá trị của tảng đá lớn nó nằm ở trong con bò nhỏ, giá trị tiền tài lớn, giá trị của công sức và công phu nằm trong con bò nhỏ đó. Dân làng cảm thấy thật là ngỡ ngàng và ngạc nhiên trong một tư tưởng và triết lý sống của người điêu khắc này, dưới con mắt của phàm phu dân làng chỉ thấy tiếc cho biết bao nhiêu tiền, công sức và những sự vụn vặt của những tảng đá quý kia. Người ta chỉ nghĩ nếu tạc một con bò nhỏ, chẳng cần phải tốn tiền tốn sức chi nhiều, chỉ cần mua một tảng đá nhỏ là đủ rồi chứ chi đâu mà phải mua một tảng đá quý lớn rồi đục- đẽo- vụn vặt tảng đá quý lớn đó ra, rồi lại phải trả hết bao nhiêu tiền, bỏ biết bao nhiêu công sức để có được một con bò nhỏ bằng cầm tay. Nhưng triết lý sống của người điêu khắc và sự suy nghĩ tầm thường của dân làng có sự trái ngược.

Các bạn thân mến, đứng trên phương diện về lý và về tình, mỗi người đều đúng. Nhưng ở đây Bảo Thành muốn mượn câu chuyện này để nói với chúng ta rằng: “Trên các con đường tầm cầu giác ngộ, trên con đường ta học đi tới sự giải thoát an lạc, chúng ta có nên ôm ấp khư khư cái triết lý của nhà điêu khắc kia hay không?” nghĩa là phải tốn thật là nhiều sức, nhiều công, nhiều tiền tài, thời gian, để thành tựu được chút xíu, thành tựu được con bò nhỏ bằng cầm tay? Hay chúng ta chỉ cần một chút thời gian vừa đủ, vừa nhỏ để có được con bò.

Đời sống tâm linh vẫn theo những cách truyền thuyết huyền bí kia cho tới giờ. Thường miệt mài trên những công phu gọi là phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, phải mất hàng trăm năm từ bỏ cả gia đình, bỏ hết tất cả, thì mới có được sự thành tựu. Đối với chúng ta, khái niệm chân lý đó có lẽ đúng, đúng khi Đức Phật chưa giác ngộ để dạy cho chúng ta. Lúc như vậy, chúng ta lần mò trong vô minh u tối, chúng ta phải mất thật nhiều thời gian, phải mất thật là nhiều công sức của cải, phải hy sinh thật là nhiều. Nhưng từ khi chúng ta có nhân duyên, sinh trong cái thời mà Đức Phật đã giác ngộ và giáng trần. Giáo lý của ngài đã khai thị cho chúng ta và phương pháp của ngài truyền dạy cho chúng ta thật là đơn giản gọn gàng, không cần tốn sức, chẳng cần tốn công, chẳng phải đánh đổi tất cả để có được con bò bằng cầm tay. Chỉ cần cái tâm chân thật cầu đạo giác ngộ, chúng ta liền có được con bò đó chỉ trong một chớp mắt.

Các bạn, có lẽ ở trên đời vẫn còn sự cầu kì như vậy, sự cầu kỳ ở trong hình tướng của sự công phu ngồi đó mà đục đẽo cày cấy. Cũng có những người đắm chìm trong hình tướng, phải đầu tư thật nhiều tiền nhiều của, nhiều sức, phải thật là rườm rà sắc tướng thì mới có thể thể hiện được cốt lõi tinh túy. Đời sống tâm linh chẳng cần những sắc tướng ở bên ngoài khoác vào, nó chỉ cần lòng chân thành và phúc báu do những pháp thiện mà chúng ta tạo ra hàng ngày mà thôi. Đã có Đức Phật giáng trần, đã có bậc thầy Như Lai thì tất cả các phương pháp phương tiện mà Ngài truyền dạy cho chúng ta thật đơn giản, thật dễ dàng, dễ như chỉ trong chớp mắt chúng ta cũng có thể thành tựu được pháp thiện đơn giản, nhưng chỉ cần có phước báu nhân duyên gặp, được khai thị, chúng ta liền có sự thành tựu rõ ràng. Chúng ta không bán cả cuộc đời hoặc đánh đổi cả cuộc đời để tìm thấy một sự an lạc trong cõi tâm linh mờ ảo nhiệm màu không thật, như cả một khối đá cao quý kia thay vì có thể tạc được biết bao nhiêu thứ quý, nhưng anh ta đã phung phí thời gian tiền bạc và của cải làm vụn hết cái tảng đá đó, để cuối cùng chỉ được con bò bằng cầm tay. Chúng ta đã phung phí sức lực tiền bạc của cuộc đời, trí tuệ của con người để cuối cùng không thành tựu được pháp an lạc là bởi vì chúng ta cứ miệt mài theo những truyền thống, phong tục, gia truyền của những bậc thầy này thầy kia, tông phái này tông phái kia, mà chúng ta không có một cái dũng hay nói đúng hơn là chưa đủ nhân duyên để tiếp cận giáo lý của nhà Phật.

Thật đơn giản là trở về với hơi thở của chánh niệm, với cái tâm chân thật, lột bỏ tất cả sắc tướng của cuộc đời đi để chúng ta trở về trung thực với sự tịch tỉnh vốn có ở trong tâm của chúng ta.

Các bạn thân mến, đừng uổng phí thời gian như nhà điêu khắc kia, đừng gia công quá sức để tạc tượng từ một tảng đá quý lớn thành những con vật nhỏ. Chúng ta chỉ cần có cái tâm chân thật cầu đạo giác ngộ, chúng ta chỉ cần tu pháp thiện để tăng trưởng phúc báu và thiện duyên. Chúng ta chỉ cần an trú trong hơi thở ở chánh niệm, quán chiếu tất cả các hiện tượng xảy ra trong tâm với một sự bình đẳng tánh trí. Không chấp vào trong đó, dùng trí tuệ của chánh kiến quán chiếu nó, an trú trong chánh niệm đó để trở về với nguồn tâm thức chân thật, thì tức khắc hằng hà sa những con bò bằng đá quý sẽ được tạc thành tức khắc, bao nhiêu sự an lạc sẽ tràn tới trong cuộc đời của các bạn.

Trong cuộc đời tu tập, cái chữ thành tựu là ở chỗ ta có hết khổ và an lạc hay không. Nếu chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm và quán chiếu sâu sắc thì chúng ta sẽ nhìn rõ cội nguồn của phiền não tới từ những mầm mống đau khổ để từ đó chúng ta ngừng hẳn gieo những việc ác, việc khổ để không có phiền não phát ra từ trong tâm. Từ khi nhìn rõ được phiền não đó, nhìn rõ được cái nhân khổ đó, chúng ta sẽ toát lên niềm hạnh phúc vô biên và từ đó an lạc sẽ khởi nguồn khi nhìn rõ được cái khổ của cuộc đời, cái phiền não đang phát ra trong cuộc đời của chúng ta, bởi những cái nhân bất thiện mà ta gieo. Và khi chúng ta nhìn rõ được như vậy do an trú vào trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu với trí tuệ như vậy, ta sẽ bắt đầu nhìn rõ những cái nhân thiện để gieo nhân thiện đó vào cuộc đời, để nó nảy mầm yêu thương, pháp thiện và khi an trú trong hơi thở, gieo nhân thiện, phiền não sẽ tự đoạn diệt, hạnh phúc sẽ dâng trào trong cuộc đời. Chúng ta không cần phải phí công như thợ điêu khắc kia, tốn công, tốn sức, tốn tiền, để mà di chuyển cả một tảng đá quý lớn về đến nhà, rồi lại bỏ sức công phu của mình để đục đẽo làm hư cả tảng đá quý, kết quả cuối cùng chỉ là một con bò nhỏ được gọi là quý giá.

Tại sao phải đi theo những triết lý như vậy, tại sao phải đi theo những niềm tin mà phải tốn công tốn sức tốn cả cuộc đời, tại sao phải đi theo những phong tục tập quán, tại sao phải đi theo những lời dạy của các bậc thầy mà lại không đi vào cái chân truyền của đấng từ bi là Phật.

Các bạn thân mến, trong cuộc sống mà những luồng văn hóa, tôn giáo, tông phái khác biệt, chúng ta thường bị lôi kéo bởi những triết lý cầu kỳ phức tạp mà không đưa đến sự thành công. Phật đã tới. Ngài là bậc giác ngộ đã dạy cho chúng ta một con đường thật đơn giản, đơn giản như an trú trong hơi thở chánh niệm để có sự sự quán chiếu sâu sắc, nhìn rõ được những nhân ác, nhìn rõ được phiền não ở trong tâm đang lan truyền, tác động cuộc sống, thì chúng ta nhìn rõ được cội nguồn của phiền não, như vậy thì phiền não rụng rơi và đoạn diệt. Chẳng cần tốn công đâu các bạn. Hãy tôn trọng thời gian và mạng sống, hãy yêu thương cuộc đời của mình bởi quá ngắn ngủi. Hãy chú trọng vào đó và thực hành pháp thiện, an trú trong hơi thở chánh niệm để chúng ta vượt qua những sự gọi là triết lý khủng hoảng, không đúng, không còn phù hợp của những sự khác biệt lưu truyền trong dân gian nữa, mà trở về với lời dạy thực sự của Phật. Để chỉ trong một giây một phút chúng ta thành tựu được sự an lạc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi sự gợi ý trong pháp thoại ngày hôm nay. Nguyện xin chư Phật luôn gia hộ cho bạn và gia đình của bạn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa!

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn