Search

Nghi Ngờ Nghiệp Trả Khó Hết

Bảo Như bút ký

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Chúc các bạn bình an hạnh phúc và tinh tấn trên con đường tu học. Sự quen biết của Bảo Thành với các bạn là một sự nối dài trên những gợi ý tư duy vào cuộc sống, luôn luôn đặt niềm hy vọng vào ngày mai ta có nhiều cái nhìn khác biệt để thay đổi cuộc đời cho có ý nghĩa hơn.

Các bạn, có khi nào các bạn hiểu lầm hoặc nghi oan về ai đó mà các bạn cứ giữ dai dẳng ở trong lòng? Các bạn nghĩ rằng người đó làm cái này hay làm cái kia và thời gian cứ kéo dài, có thể nhiều tiếng đồng hồ hoặc vài ngày, đôi khi cả mấy tháng trời không hết. Chúng ta thường có tánh hay nghi oan, nghi ngờ. Sự nghi ngờ đôi khi nó cứ như vậy hoài, nó làm phiền não cho ta, nó làm cho chúng ta mệt. Đó là mới chỉ đề cập đến góc độ làm người mà thôi. Còn thực ra trong giáo lý của Đức Phật dạy thì sự nghi ngờ đối với người, dù nó gợi lên từ trong ý, trong tâm của chúng ta cũng tạo ra nghiệp. Và nghiệp đó nó cũng tăng giá đó các bạn à, tức là nó cũng tăng mức lên nếu chúng ta không giải nghi sám hối, mà chúng ta cứ nghi thì cái nghiệp do nghi ngờ đó nó cứ tăng dần theo năm tháng. Đôi khi nó là chuyện ngẫu nhiên bình thường, nó tới ta nghi. Ta nghi không nói mà ta còn nghi rồi nghĩ, nghĩ rồi nói, nói rồi bàn, bàn rồi cho như thật để rồi ám chỉ kẻ đó cho như vậy. Các bạn, Bảo Thành kể cho các bạn nghe về một câu chuyện:

Thời đó có một vị thiền sư tu ở trên núi lâu lắm rồi, có thật là đông đệ tử. Chắc có lẽ đã chứng ngộ được điều gì đó nên ngài sống đơn giản mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, với trời đất. Cả cuộc đời của thiền sư chỉ có một cái y để đắp và trải qua mấy mươi năm trời cái y đó cũng đã sờn đã cũ, màu cũng đã bạc lắm rồi. Thế nên đồ chúng của thiền sư, với tất cả các bạn bè xung quanh mới nghĩ ra một cách là làm sao giúp cho thiền sư có được một cái y nhìn tương đối, vì vậy họ muốn nhuộm cái y của thiền sư. Nghĩ vậy nên các đồ chúng bắt đầu lấy y của thiền sư để nhuộm. Khi cái y của thiền sư được bỏ vào một cái bồn màu để nhuộm, nhưng không hiểu tại sao cái y của thiền sư lại có một màu nhìn giống như da của con trâu và nước bốc lên y như mùi của con trâu vậy. Trong lúc đó ai cũng thấy ngạc nhiên vô cùng mặc dù họ biết chắc chắn đó là y của thiền sư đang được thuộc màu khác để cho cái áo bớt sờn bớt cũ. Nhưng ở ngay dưới chân núi có một anh nhà nông mất một con trâu cũng trong ngày đó, và vào lúc đó ông ta ngửi thấy mùi thịt trâu ở trên núi cho nên anh ta đi lên trên núi và tới gần chỗ mà các đệ tử của vị thiền sư đang nhuộm y. Thấy mảnh da trâu đang ở trong đó, mùi thì toàn là mùi trâu không à nên anh ta vội vàng chạy lên báo cho quan biết. Nhà quan mới kêu thiền sư lên và y của thiền sư đang mặc sau khi nhuộm màu nó biến thành mảnh da trâu, cũng có mùi trâu. Quan thấy vật chứng rõ ràng còn nhân chứng là anh nông dân mất trâu, không biết phải nói làm sao nữa, quan đành bắt nhốt thiền sư vào tù 12 năm trời. Ở trong tù, vị thiền sư này tinh tấn tu học thiền. Bởi ngài là thiền sư nên chuyện gì tới cũng vậy, ngồi ở ngoài trên núi cao sơn thiền, hay ngồi ở nhà tu thiền cũng chẳng khác. Bởi vì cảnh ở nhà tù hay cảnh ở trên núi không có gì khác, chẳng thể nhốt được thiền sư ở đâu hết – ngài đã chứng đắc. Tuy nhiên ngài ngồi thiền trong đó tự tại và tất cả những người coi tù đều thích ngài, còn những người bạn tù đều yêu mến ngài. Cho tới 12 năm trời sau thiền sư được thả ra và ngài đi về một cách thoải mái tự tại và an vui như chưa hề ngồi trong tù. Khi chúng đệ tử hỏi thì Ngài đều cười, điềm tĩnh – nụ cười thanh thoát nhẹ nhàng như đóa hoa sen điểm trên môi của Ngài. Thế rồi các đệ tử mới họp lại và nói với thiền sư rằng chỉ vì sự vu khống của người nông dân kia mà thiền sư phải ở tù 12 năm. Chúng đệ tử muốn trả thù cho thiền sư, muốn tới để dẫn chứng và bắt người nông dân đó phải hoàn trả 12 năm tù tội của thiền sư – thầy của mình. Tuy nhiên, vị thiền sư ngồi xuống ở trên thất và nói với chúng đệ tử rằng: Các đệ tử thân mến, ta đã ngồi 12 năm trời quán chiếu và thấy trong tiền kiếp ta đã nghi ngờ người nông dân đó đã ăn cắp con trâu của ta trong 12 tiếng đồng hồ liên tục. Chỉ vì ta đã nghi ngờ như vậy trong 12 tiếng mà ta phải hoàn trả trong 12 năm tù. Cái 12 tiếng nghi ngờ của tiền kiếp ta đã không hoán trả bằng sự sám hối nên nó dần dần tăng lên để thành 12 năm tù tội của ta trong kiếp này. Nhưng vì ta tu thiền, ta ngồi quán chiếu thấy được tiền kiếp tội lỗi ta đã tạo, nghiệp chướng ta đã gây bởi tánh nghi nông dân đó đã ăn trôm trâu bò của ta trong 12 tiếng. “Vậy có gì để trả thù, các con?” Thiền sư nói như vậy. Tất cả mọi chuyện xảy ra đều có nhân quả – nhân của tiền kiếp ta nghi lão nông ăn trộm trâu của ta trong 12 tiếng. Cái nghi đó tăng trưởng nghiệp chướng cho tới kiếp này ta phải trả 12 năm. Nhưng ta biết được đó là do ta nghi nên ta sẵn sàng trả, chẳng có gì phải buồn. Các đệ tử nghe vậy thì trong lòng vui, phấn khởi – vui là bởi vì thầy của mình đúng là bậc chân chứng đắc.

Các bạn thân mến, cuộc sống xảy ra có nhiều chuyện khó nói – chắc chắn 100%. Cái này chắc chắn 100% không chạy đâu được là các bạn và Bảo Thành từng nghi ngờ thật là nhiều người. Cái nghi của nhà thiền sư kia của tiền kiếp trong 12 tiếng phải bị nhốt trong tù 12 năm, nhưng bởi vì từ tiền kiếp cho tới hiện kiếp nó mới trổ quả và bởi vì ngài là thiền sư đã tu tập nhiều năm. Các bạn và Bảo Thành không phải là những người đã tu nhiều đâu, tu để đạt tới chừng mực nào rồi đó thì khó có. Do vậy mà sự nghi ngờ của ta không đợi đến kiếp sau đâu, kiếp này nó sẽ trổ quả ngay đó. Mà quả nó trổ là ta sống trong nghi hoặc sợ hãi bồn chồn, day dứt phiền não và đau khổ. Thậm chí mà đôi khi cái nghi của ta với người còn trổ quả mang lại đau khổ xui xẻo cho chúng ta. Khi chưa biết chính xác, rõ ràng ta đừng nghi ai hết. Nghiệp của nghi rất là lớn, không trốn được. Thiền sư còn không trốn được, phải trả 12 tiếng đồng hồ nghi ngờ bằng 12 năm. Còn Bảo Thành và các bạn chắc là phải trả nhiều lắm nếu như chúng ta nghi ngờ những chuyện kinh khủng. Đấy là chuyện mất con trâu thôi đó chứ chưa nói đến chuyện nghi ngờ lớn hơn mất con trâu thì nghiệp của nghi đó nó còn trổ quả lớn lao nguy hiểm như thế nào. Nếu vậy sao Bảo Thành và các bạn lại muốn rước nguy hại vào thân? sao lại muốn gây họa cho chính mình? Tại sao? tại sao ta cứ phải nghi? Chuyện có thì mình biết có, chuyện không thì mình biết không, chứ có gì đâu để nghi các bạn. Không có gì để chúng ta nghi hết, chúng ta nhìn rõ thấy nói thấy, không thấy nói không thấy. Không nên vì không biết, không nên vì không thấy mà chúng ta nghi ngờ – nghi ngờ kẻ bên trên, nghi ngờ kẻ bên dưới, chúng ta còn nghi ngờ bạn bè, nghi ngờ lung tung – tạo nghiệp. Khi chúng ta biết được sự nghi ngờ của chúng ta đối với người khác là tạo nghiệp chứ không phải là chuyện chơi.

Đạo Phật nói thật là rõ: tất cả các nghiệp thiện ác đều do ý gợi, đều do khẩu tạo, đều do thân tác thành. Cho nên khi ý của chúng ta khởi lên những điều nghi ngờ về người khác thì ý đó là ý bất tịnh, ý đó là ý tạo nghiệp. Mà đã tạo nghiệp thì ý đó tạo nghiệp phải trả, nếu ta không khéo ngay trong kiếp này ta trả không hết, đừng đợi đến kiếp sau các bạn. Kiếp sau à, không biết sao đâu nhưng mà kiếp này phải tra ngay đó. Thiền sư là bậc đức cao trọng vọng, tu chứng đắc nên ngài phải trả ở kiếp sau 12 năm tù cho chỉ 12 giờ nghi thôi. Còn các bạn và Bảo Thành mà nghi dài hạn là tù dài hạn, nghi dài hạn là ngục tù dài hạn. Chúng ta đang tự nhốt mình vào tù của sự nghi ngờ, chúng ta đang tự nhốt mình vào lao tù của khổ ải trong tâm thức nghi hoặc tánh nghi đó đang giết dần giết mòn sức mạnh sự sống của chúng ta. Sao Bảo Thành và các bạn khờ quá vậy? không nên khờ như vậy các bạn ơi! bởi vì nó sẽ tổn hại đến thân tâm của chúng ta. Cái phiền não, phiền nhiệt của não phiền đó trong sự nghi ngờ sẽ gây ra bệnh cho thân, cho tâm rối loạn, cho thần thức bất an. Không nên như vậy các bạn ạ, hãy cố gắng, hãy cố gằng thật là nhiều. Bởi nếu các bạn không cố gắng để xóa tan đi các nghi ngờ thì các bạn phải trả nghiệp đó.

Để làm sao các bạn không nghi người khác, Đức Phật dạy: trở về với đời sống chánh niệm, quán tâm chân thật luôn có ở mọi người. Chúng ta hãy quán tâm chân thật trong hơi thở vào ra để nuôi dưỡng tâm chân thật không có nghi ngờ. Chính hơi thở chánh niệm như vậy sẽ giúp cho chúng ta không bao giờ nghi ngờ, sẽ giúp cho chúng ta thành tựu được sự an lạc, sẽ giúp cho chúng ta xóa tan đi những sự nghi hoặc đối với người xung quanh. Hơi thở chánh niệm và quán chiếu tâm chân thật đó còn mang lại sự lợi lạc cho sự tịch tĩnh và làm thay đổi tướng hảo của ta. Bởi khi nghi mặt ta sẽ mau già, bởi khi nghi ngờ kẻ khác mắt ta sẽ đọng chữ “buồn” ở trên đó, bởi khi nghi ta sẽ cằn cỗi theo từng giây từng phút. Nhưng khi phá nghi, có lòng tin tưởng vào mọi người thì khuôn mặt của ta sẽ bừng sáng, tướng hảo của ta sẽ thật đẹp.

Chúc cho các bạn phá nghi, sống trong chánh niệm an nhiên và tướng hảo của các bạn càng ngày càng quang minh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn