Pháp thoại Thiền sư Bảo Thành, Bảo Như bút ký
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Câu chuyện hôm nay Bảo Thành kể là một câu chuyện thật thích thú vui vẻ nhưng hàm ý lợi lạc cho cuộc sống của chúng ta. Các bạn, câu chuyện được kể rằng:
Có một ông vua thời đó đi cùng với đoàn tùy tùng của mình vào trong rừng để săn bắn. Và rồi khi đêm về, người ta làm một cái lều cho vua nghỉ ở đó. Trong đêm vua đang nghỉ, thì nghe thấy có tiếng ai gọi rằng: “Tâu bệ hạ, tâu bệ hạ, tâu bệ hạ”, ba lần kêu như vậy thì vua thức tỉnh, nhìn quanh không thấy ai, đi ra ngoài cũng không thấy ai vua lại ngủ tiếp. Nhưng tiếng kêu vẫn tiếp tục 3 lần như vậy, 3 lần kêu 3 lần dậy vẫn không thấy ai. Trong 3 đêm liên tục như vậy thì vua cảm thấy sợ hãi và đi về, không muốn săn bắn nữa. Khi vua về tới nhà, vui mới kể cho quần thần biết rằng ở trong đó có một con quỷ hay một con ma, nó luôn luôn kêu tên của nhà vua, làm cho vua không ưa thích và sợ hãi. Nếu ai bắt được thì vua sẽ trả thưởng một số tiền thật là lớn vàng bạc nhiều. Thế rồi có một anh thanh niên tới tâu với vua rằng anh ta là người biết bắt quỷ ma. Nhà vua đồng ý cho anh ta đi bắt quỷ ma để lấy tiền. Anh ta đi vào khu rừng và cũng trong khu rừng đêm đó anh ta nghe được tiếng kêu, anh ta đã lần mò theo tiếng kêu đó, đi vào một hang động. Trong hang động đó anh ta thấy cả một kho vàng và vị thần. Người kêu gọi đó chỉ nói với anh ta rằng trong này có kho bạc thuộc về nhà vua. Cho nên vị thần này mới kêu vua vào đây để lấy, nhưng vua đã sợ hãi đi về. Nay nếu biết được sai anh tới thì hãy về tâu với vua rằng số vàng này là của vua, để vua mang quân tới đây lấy về. Anh chàng này lấy vàng mang về nhà và rồi tâu với vua rằng anh ta đã bắt được quỷ rồi. Thế là anh ta vừa có vàng của vị thần đó lại vừa lấy vàng bạc của ông vua ban cho. Nhưng sau đó một thời gian, dân làng khám phá ra anh chàng này trở thành giàu có, ngoài số vàng của vua còn có thêm số vàng lấy ở trong hang động mang về. Vua phát hiện được, bắt đầu kêu anh ta tới để tra vấn. Trải qua nhiều cuộc tra vấn, cuối cùng anh ta mới thành thật khai ra rằng ở trong đó có một vị thần, khi vua ăn nghỉ trong ban đêm đã tâu vua rằng ở đây có kho bạc thuộc về nhà vua để mời vua đến lấy, nhưng vua đã sợ hãi từ bỏ, đến khi tôi vào trong đó thấy vậy sanh lòng tham đã lấy vàng bạc trong hang động không thuộc về tôi và lấy luôn vàng bạc của vua. Vua cảm thấy tức tối và bực mình, nên đã đánh đòn anh ta và lấy lại số vàng thuộc về của mình đã trả cũng như số vàng của vị thần kia đã mách bảo cho vua. Rồi mang số vàng đó ban phát cho dân nghèo, cho mọi người, cho quốc độ của vua sống được bình an.
Câu chuyện chỉ kết thúc ở đó. Nhưng các bạn và chúng ta nhìn thấy gì qua câu chuyên này? Các bạn nhớ, những gì không thuộc về ta, ta đừng khi nào chiếm cứ. Đó là một chân lý. Chân lý thứ 2: ở đời sự cao đẹp nhất vẫn là tâm chân thật. Ta phải có lòng chân thật. Đừng vì thấy tiền tài danh vọng phú quý, để rồi tâm tham trỗi dậy, đánh mất đi tâm chân thật của chúng ta. Chúng ta phải nên nhớ rằng cái gì thuộc về ta, đó chính là do phước báu ta tạo ra, nó sẽ thuộc về ta. Còn nếu chúng ta không có phước báu, nó sẽ chẳng thuộc về ta, ta có dùng đủ mọi mưu mô chước quỷ gì để chiếm đoạt thì ta cũng chẳng có thể giữ nó lâu được, mà còn mang họa vào thân nữa. Kho bạc vàng kia là thuộc về vua, vị thần đó mách để cho vua lấy. Nhưng vua sợ, vua sợ cũng có lý. Ít nhất vì vua sợ nên vua sẽ không đi săn bắn nữa, như vậy sẽ không phạm vào tội sát sanh. Chính vì nỗi sợ đó vua trở về. Nhưng vị vua này có tấm lòng tốt, khi lấy lại được gia bảo của mình, thuộc về mình mà vị thần đã mách bảo, cũng chẳng sử dụng cho bản thân của mình mà mang ban phát cho thần dân để cho mọi người an vui và hạnh phúc.
Các bạn thân mến, đây là chỗ chúng ta cần phải học, nhất là trong cuộc sống mà đôi khi thật là nhiều người không có đầy đủ về cơm ăn áo mặc, vì sự khó khăn trong cuộc đời. Như anh chàng thanh niên kia không biết bắt quỷ ma, nhưng khi nghe thấy vua sẽ cho tiền để đi bắt quỷ ma, thì trong lòng khởi lên lòng tham. Thực sự anh ta cũng có tâm không biết sợ hãi, nên khi nghe được tiếng kêu của vị thần mách bảo, anh ta sẵn sàng đâm đầu vô, đó gọi là nghèo mà đâm ra liều, tham mà đâm ra không sợ. Nghèo quá hóa ra liều, tham quá hóa ra không sợ. Vì tham của vua mà dám xuống lấy tiền của vua, dám nói dối với vua là đã bắt được quỷ. Vì nghèo nên sẵn sàng liều, tiếng ma tiếng quỷ chẳng sợ cứ lần mò vô.
Các bạn thân mến, người xưa nói và thường dạy chúng ta: Đói phải cho sạch, rách phải cho thơm. Dù cho có nghèo cỡ nào đi nữa, chúng ta cũng đừng liều mạng lấy của không thuộc về ta và dù cho có tham tới đâu đi nữa cũng đừng vì đồng tiền mà đánh mất danh phẩm của ta, hại đến cuộc đời, đánh mất đi cái cao quý của mình, đó chính là lòng chân thành, lòng thành thật của mình. Các bạn ơi, chúng ta sống ở trên đời, dù nghèo hay giàu hay ở bất cứ một hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn có một cái thật là cao quý đó là tấm lòng chân thật, đó là sự sạch sẽ của cái tâm không có tham, của cái nghèo thật thơm tho đức hạnh. Nghèo nhưng không liều lĩnh làm bậy, nghèo nhưng chẳng tham để nói dối lừa gạt tiền của người khác. Trong cuộc sống của chúng ta hiện thời khống biết có bao nhiêu những người nghèo nhưng chẳng có thơm chút nào. Bởi vì nghèo quá, họ hay xảy ra nhiều chuyện mà càng ngày càng nghèo, từ đó họ đâm ra liều lĩnh, đánh mất đi tâm thành thật, để cho lòng tham vươn dài như vòi bạch tuộc. Mượn ba tấc lưỡi tới đó tới đây lừa gạt tiền bạc của người này người kia. Như anh chàng nghèo kia, đã tham tiền mượn danh là kẻ bắt ma bắt quỷ để rồi chiếm tiền của vua, còn lấy luôn của thuộc về nhà vua. Cuối cùng bị phát hiện, bị bắt, phải nhận tội rồi bị đánh đập thật là đau đớn. Chúng ta trong cuộc sống, lưới trời tuy rộng tuy thưa, nhưng khi lừa gạt kẻ khác thật khó mà có thể thoát được. Chúng ta khi lừa gạt để chiếm cứ tiền tài, cuả cải của người khác, chúng ta không thể chạy đâu thoát được, không trước thì sau cũng sẽ bị pháp luật trừng trị và còn bị tòa án lương tâm dằn vặt ta. Hơn thế nữa, chúng ta còn tạo ra nghiệp đốt cháy hết phước báu của cuộc đời. Đói cho sạch, rách cho thơm, chúng ta dù có đói thì đời sống tâm linh củng phải thanh sạch, chúng ta chúng ta dù có rách rưới thì chúng ta cũng phải thơm mùi đức hạnh. Vì sao? Tiền không có, có thể làm ra, nhưng đức hạnh mất rồi phước báu chẳng còn thì không thể làm ra được gì nữa. Tâm thành thật và đức hạnh của một con người thật là cao quý. Có được đức hạnh, có được tâm chân thật, dù phận nghèo thế nào đi nữa rồi sẽ có tất cả. Còn nếu như có giàu có, tiền bạc thật là nhều nhưng không có đức hạnh và tâm chân thật thì dù vàng có nhiều như núi cũng sẽ tan dần thành con số 0. Ở trên đời thiếu gì kẻ giàu có hôm nay, ngày mai trở thành kẻ ăn xin nghèo khổ. Và ở trên đời cũng thiếu gì kẻ ăn xin nghèo khổ bỗng chốc trở thành những người giàu có ở trong đời. Tại sao? Là bởi vì người nghèo tăng trưởng phước báu qua giới hạnh của mình, qua tâm chân thật của mình, sống đúng với trời đất với lời Phật dạy nên có đủ phước báu để phát triển trở thành người giàu. Còn nhiều kẻ giàu ngạo mạn, có quyền lực, có tiền tài, coi trời bằng vung, từ đó đã làm hao tổn phước báu của mình. Và tiền dù có nhiều cũng dần dần chạy trốn, bỏ họ mà ra đi, để rồi kiếp sống giàu có khi xưa nay trở thành lầm than nghèo khổ. Chúng ta không biết rằng ngày mai sẽ ra sao, nhưng ngày hôm nay chúng ta có quyền sống chân thật với chính mình. Đứng giữa trời đất chẳng hổ thẹn, dù trong hai lòng bàn tay chẳng có gì để nắm giữ, nhưng vẫn còn giới hạnh của một con người sống chân thật, sống đúng với pháp thiện, sống đúng với tinh thần của người với con người, của người với trời đất. Khi đối xử với nhau, những gì thuộc về ta, chúng ta luôn luôn có, những gì không thuộc về ta dù có nắm chặt trong lòng bàn tay nó cũng ra đi.
Do vậy, Đức Thế Tôn đã dạy cho mọi người chúng ta rằng tất cả của cải vật chất ở thế gian này, nếu nó thuộc về của mình thì chính là do phước báu của chúng ta tích lũy được do giới đức giới hạnh của chúng ta và do chính giới hạnh, giới đức tâm chân thật đó, chúng ta sẽ có được thật nhiều phước báu về tịnh tài như phương tiện sống trong đời. Còn nếu như chúng ta đánh mất cái cao quý nhất là giới đức và lòng chân thật của chúng ta, thì những gì không thuộc về ta mà của người như vàng bạc châu báu, quyền lực lấy vào ở trong tay giữ được ở trong người rồi nó cũng mất hết đi mà thôi. Thiếu gì những kẻ không có giới đức, chẳng có lòng chân thật, tìm đủ mọi cách, mưu chước để có được tiền tài danh vọng và thành tựu được phước báu để có danh phận trong cuộc đời. Thế nhưng khi đi tới danh phận đó rồi, nó cũng bị sụp đổ trong chốc lát, để cuối cùng cuộc đời của họ cũng trở về tay không mà thậm chí còn gây hại tới cho gia đình, bà con cô bác, người thân của gia đình, tổn hại đến cuộc sống của chính người đó. Xã hội ngày nay đầy rẫy những người như vậy. Ta đã thấy, cứ hôm nay hoặc ngày mai, mỗi ngày đều thấy có thông tin về kẻ này người kia bị bắt bớ bởi vì tham, bởi vì chiếm đoạt, chiếm hữu tiền tài của người khác hoặc của đất nước hoặc của công dân.
Các bạn thân mến, xã hội càng khó chúng ta càng cần phải giữ tâm thanh sạch của chúng ta. Và xã hội càng khó khăn trong vật chất ta càng phải giữ giới hạnh. Bởi ví đó chính là lúc chúng ta cần phải tích trữ phước báu trong giới hạnh và tâm chân thật. Để có được, vì hoàn cảnh tạo cho chúng ta thấy được điều trân quý nhất trong mốt kiếp người đó chính là tâm chân thật và giới hạnh. Tiền bạc có rồi cũng mất, tới rồi đi, những gì không thuộc về ta, ta không thể gom về cho ta, sẽ mất đi rồi tổn hại đến chính đời sống chúng ta. Hãy sống một cách an bình chân thật và hãy dùng giới hạnh của mình xây dựng nền tảng của cuộc đời bằng giới hạnh đó, để tăng trưởng phước báu có được tất cả. Nhưng đừng khi nào vì lòng tham mà chiếm đoạt của người khác, vì nghèo để rồi liều mạng trong cuộc sống. Nghèo đừng liều, các bạn nhớ, nghèo có đừng liều. Đừng tham, đừng chiếm đoạt. Nhớ, với lòng chân thành, với lòng thành thật, giới đức thì vạn sự không có sẽ dần dần tới với bạn trong nay mai.
Chúc các bạn nghe được câu chuyện này, hiểu được một chút để chúng ta cùng đồng hành có được cuộc sống bình an. Những gì thuộc về ta đều do phước báu của ta và nếu tu dưỡng phước báu thực sự bằng giới đức và lòng thành thật chúng ta sẽ có được. Không thuộc về ta đừng khi nào đụng tới, bởi đụng tới sẽ không bao giờ giữ được mà còn tổn hại đến sanh mạng của chính mình.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật-Mu A Mu Sa