Search

Nghe Không Rõ Hiểu Sai

Công Minh đánh máy, Tuệ Uyên biên tập

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Các bạn thân mến, hãy cho nhau những lời tốt đẹp nhất trong cuộc đời và hãy nói thật rõ những lời tốt đẹp đó. Khi lời tốt đẹp được trao cho nhau, được nói rõ, được nghe rõ và được đón nhận thật rõ, tận tường, để rồi sau này chúng ta không than phiền hoặc là hiểu lầm, nghe không tỏ rồi làm sai.

Các bạn thân mến, ở cuộc đời có nhiều cái sai thật là kỳ cục, sai đến mức mà thật đến ngỡ ngàng. Chúng ta có thấy rằng đôi khi trong cuộc sống quá bận rộn, những người thương yêu chúng ta như cha mẹ, những lời yêu thương của cha mẹ, lại không được tỏ bày thật là rõ. Nên đến khi lớn tuổi, con cái chẳng nhận ra cha mẹ thật sự yêu thương mình. Từ đó cứ chạy theo những điều ở bên ngoài nói để họ từ bỏ cha mẹ, quên rằng cha mẹ là những người thương yêu. Và khi gặp cha mẹ họ lại nói rằng cả cuộc đời họ đâu có nghe rõ mẹ cha nói yêu thương họ đâu. Hai chữ nghe rõ nó quan trọng lắm các bạn. Bởi khi yêu thương, khi quan tâm, khi chúng ta nghĩ đến một ai, cách truyền đạt tư tưởng và tình yêu đó, lòng quan tâm đó cần phải được thể hiện thật là rõ. Còn nếu chúng ta không thể hiện rõ, người ta sẽ hiểu lầm. Chúng ta không thể hiện rõ người ta sẽ không có nhớ.

Các bạn nhớ là nếu thực sự quan tâm thương yêu hãy tìm những phương tiện thiện xảo để chúng ta có thể giãi bày, trình bày, để chúng ta có thể trao cho nhau ở một môi trường, ở một thời gian thật rõ ràng để ai cũng cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm đó. Đặc biệt nhất là sự giáo dục đối với nhau hoặc hướng dẫn trên con đường sống để có được sự hạnh phúc bình an. Chúng ta cần phải nghe cho rõ. Nhất là con đường đi tầm cầu đạo giác ngộ. Khi nghe kinh kệ, khi nghe những bậc đại giác khai thị, chúng ta là đệ tử cần phải nghe rõ, cần phải hiểu, chưa hiểu cần phải hỏi, hỏi thì phải hỏi cho tới lẽ, cho thông. Đừng mập mờ để rồi khi không hiểu, chúng ta hành sai. Chúng ta hãy nhớ rằng rất cần thiết trên con đường tầm đạo giác ngộ cần phải có cái tâm dám hỏi, dám suy nghĩ và dám làm.

Thuở xưa thời Đức Phật có thật là nhiều đệ tử được Đức Phật khai thị nhưng lại có người nghe nhầm rằng hưởng thụ dục lạc không phải là chướng ngại cho sự tu tập. Đây là sự nguy hiểm trong cái nghe nhầm lời khai thị của Phật. Đức Phật dạy cho chúng ta làm sao để chuyển hóa cuộc đời, đừng đắm chìm trong dục lạc. Nhưng đối với người này lại nghĩ rằng hưởng sự dục lạc này không có gì phải đáng sợ, không có gây ra chướng ngại gì trong sự tu tập hết. Do đó ông ta cứ hưởng sự dục lạc ở đời. Và rồi ông ta thường hay khoe khoang với mọi người về những điều ông ta học của Phật về kinh sách, về lý luận, về giáo lý để ông ta khoe, ông ta nói, ông ta tranh luận. Òng ta bắt đầu mang những mục đích giải thoát của ông ta ra phô bày cho muôn người tới để nghe, để biết, để từ đó ông ta hãnh diện. Nhưng ông ta đâu có ngờ rằng chính sự khoe khoang phương tiện giải thoát ông ta thực hành, tranh luận trong giáo lý của đức Phật và hiểu lầm rằng dục lạc không có phải là chướng ngại trên con đường giải thoát đó, đã tạo ra chướng ngại thật sự và đau khổ phiền não cho ông. Chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã quy tụ những người hiểu lầm lại và giảng cho họ về một phương pháp qua câu chuyện đó là thủ thuật bắt rắn. Và thời đó ngài dạy cho ông A Lê Sá câu chuyện về thuật bắt rắn. Và câu chuyện đó kể như vầy. Khi một người khôn ngoan bắt con rắn độc, họ không thể chụp lấy cái đuôi vì con rắn độc sẽ cắn chết ngay. Gà họ cũng không thể chụp lấy phần lưng bởi vì khi chụp lấy phần lưng con rắn độc sẽ cắn chết họ. Như vậy họ phải bắt con rắn như thế nào? Đức Phật kể như vầy, thủ thuật bắt rắn tức là chúng ta phải có cái cây sắt và rồi phải kè ngay cái đầu con rắn, kè cái đầu con rắn lại để làm gì? Để cho cái đầu con rắn có nọc độc bị chặn đứng lại không còn gây tác hại cắn chết và phun độc cho chúng ta nữa, từ đó mới an toàn. Thủ thuật bắt rắn là phải tìm ra cái đầu của nó và rồi dùng mọi phương tiện kẹp ngay cái đầu của nó, chặn đứng cái đầu của nó để nó không còn cắn chúng ta, phun độc lên chúng ta. Các bạn nhớ rằng thời xưa Đức Phật, ở Ấn Độ rắn rết thật là nhiều và người Ấn Độ cũng là những con người thường gần gũi với rắn, họ biết cách bắn rắn. Do đó câu chuyện mà là thủ thuật bắt rắn kể cho ông A Sa Thế này nghe, ông ta hiểu được ngay và từ đó ông ta nhận rõ ràng lời Đức Phật khai thị rằng con rắn độc trong con người của chúng ta chính là sự dục lạc, sự khoe khoang, tự cao, tự mãn, tranh luận ở đời. Đó là cái đầu của con rắn độc, trong dục lạc nó có nọc độc phun ra bất cứ lúc nào, trong sự tranh luận, trong sự tranh cãi khoe khoang tự cao nó có nọc độc phun ra bất cứ lúc nào cắn ngược lại ta, ta sẽ chết. Do đó, để có thể bắt con rắn an toàn thì chúng ta phải chặn đứng ngay cái đầu của nó là dục lạc trong cuộc đời, là tự cao, tự mãn tự đại, là khoe khoang, tranh luận. Ông ta đã hiểu ra và ông ta đã hành điều đó để rồi ông ta đạt đến sự chứng ngộ tịch tĩnh.

Các bạn thân mến, trong cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta đi vào con đường Phật pháp để tầm cầu đạo giác ngộ, chúng ta đi tới những bậc minh sư để được khai thị mà chúng ta không hiểu rõ ở chỗ là chính mỗi người chúng ta cần phải có một tự lực lìa xa dục lạc của cuộc đời, lìa xa cái tôi của mình, chặn đứng tất cả mọi sự tranh luận khoe khoang về niết bàn, giáo lý cao thâm uyên bác của ta đã nhận được mà chúng ta phải trở nên một con người có sự khiêm nhẫn thực sự. Vừa khiêm cung, vừa kham nhẫn đó được phối hợp gọi là sự khiêm nhẫn. Kham nhẫn và khiêm cung hạ mình xuống, nhẫn nại vượt qua những thử thách và nhớ rằng luôn luôn quán tưởng dục lạc là cái đầu của con rắn. Tranh luận hơn thua, cống cao ngã mạn, khoe khoang đấu đá nhau là đầu của con rắn. Nó sẵn sàng phun độc lên chúng ta và không cần biết cái thân của các bạn đã chứa bao nhiêu kinh, thân của các bạn đó chứa bao nhiêu chùa, thân của các bạn chứa bao nhiêu bậc cao tăng thạc đức, thân của các bạn chứa biết bao nhiêu là luật, là tu, là tụng, là tán, là chẩn tế, là niệm phật. Cũng không kể biết bao nhiêu các thứ trong đầu các bạn đã có, biết bao nhiêu bậc sư phụ, biết bao nhiêu đền miếu, biết bao nhiêu tịnh xá am thất, thiền đường, chùa chiền, biết bao nhiêu đồ cúng, biết bao nhiêu thời kinh… Những cái đó sẽ trở thành vô bổ nếu các bạn không chặn đứng được cái đầu của con rắn tức là sự dục lạc ta đang đắm chìm thì những cái đầy đầy đầy kia chỉ là đất chôn thân cho các bạn mà thôi, chỉ là cát trên sa mạc một cơn gió nhỏ qua sự tử suất qua cái nghiệp chướng nó trổ quả. Các bạn sẽ vùi sâu, bị vùi sâu vào sa mạc và cát sẽ giết chết các bạn.

Các bạn thân mến thời Đức Phật ngài nói thật là rõ thế nhưng có một số đệ tử như ông A Lê Sá khi đó quá vội vàng nghe không rõ mà lại không hiểu, nghe không hiểu mà không hỏi cho nên ông ta đã lầm tưởng chư Phật dạy rằng dục lạc không phải là chướng ngại. Các bạn thân mến dục lạc Đức Phật đã dạy là chướng ngại, là đầu của con rắn. Nó có độc cho nên toàn thân này tức là toàn cuộc đời của các bạn có được nuôi dưỡng bởi kinh, bởi sách, bởi ý tưởng, bởi sự thuyết pháp bởi sự tán tụng, bởi từ những vị này vị kia nếu mà các bạn không chặn đứng dục lạc của các bạn thì các bạn không khác gì như một kho tàng để chứa kinh ở trong đó thôi, để rồi một cơn lốc xoáy đi qua tàng kinh cát đó bị xoáy, căn nhà đó bị sụp đổ, kinh sách sẽ bị xé tan tác. Chẳng có lợi ích gì đâu. Quan trọng là khi nghe kinh, khi nghe giảng hiểu được chúng ta làm sao làm chủ được dục lạc của mình.

Câu chuyện của ông A Lê Sá kia nhắc nhở cho mọi người chúng ta trên con đường học đạo hãy cố gắng, cố gắng gì? Cố gắng làm sao đó chúng ta luôn luôn phải lắng nghe thật rõ những bậc thầy dạy cho chúng ta và khi nghe phải nghe bằng tâm thành kính, trang nghiêm để có thể đón nhận được sự khai thị đó một cách rõ ràng. Và hơn nữa là khi chúng ta nghe nếu chúng ta không hiểu, nếu chúng ta không biết, nếu chúng ta chưa thể thế nhập được, thể nhập được chúng ta cần phải hỏi cho rõ, cho tận trường đừng có ù ù ù nghe qua rồi chưa rõ, chưa hiểu, chưa thấu lại trở thành ông A Lê Sá thời xưa lời Phật nói phải xa lìa thì lại đắm chìm. Phật dạy xa lìa dục lạc, xa lìa sự hưởng thụ dục lạc thì lại hiểu rằng ngược lại đó, là phải hưởng dục lạc đó không có ngăn ngại không có sợ, để rồi cứ tự cao tự mãn tranh chấp đấu lý với nhau, rồi cứ khoe khoang mục đích giải thoát của mình, chẳng làm được gì hết. Các bạn nhớ Đức Phật dạy như vậy, ngay cả chiếc bè khi chúng ta mượn nó để qua sông còn phải bỏ khi chúng ta qua được sông rồi. Ta không đội bè lên trên đầu để đi nữa bởi vì bè chỉ đưa ta qua sông. Các pháp của chư Phật dạy cho chúng ta là phương tiện như chiếc bè đưa chúng ta qua sông, do đó pháp của ngài là phương tiện như bè đi qua sông còn phải bỏ. Phật dạy rằng pháp của ta còn phải buông bỏ, huống hồ là cái không phải pháp của ta. Pháp của ta là con đường giải thoát các ngươi còn phải buông bỏ để đi tới bờ niết bàn an vui, huống hồ chi là khắp thế gian đau khổ dục lạc. Cái tự ngã, những điều cám dỗ sa đọa mà các bạn không bỏ làm sao các bạn có thể tới được sự giác ngộ? Do vậy mà nếu các bạn có nghi ngờ khi các bạn nghe chưa rõ, các bạn hãy hỏi đừng sợ. Bởi vì các bậc thầy, các người có căn duyên với chúng ta đi vào cuộc đời để khai thị dưới các hình thức, và các danh tướng được tôn trọng là một bậc thầy, chúng ta hãy tới với lòng hoan hỷ thành khẩn cầu đạo giác ngộ và hãy tự nhiên hỏi các đấng đó, các vị đó những điều ta chưa rõ để chúng ta được giải thích phù hợp với căn duyên. Còn không chúng ta cứ hấp tấp như ông A Lê Sá kia để rồi lời Phật nói là lìa thì ông ta lại không lìa, lời Phật nói là không lìa ông ta lại lìa. Trên đời này tất cả chỉ là phương tiện, lời khai thị của Phật như mặt trăng soi đường ta đi chứ đừng ôm mặt trăng vào trong lòng để thương tiếc để mơ mộng làm gì các bạn. Pháp nhà Phật là mặt trăng, là ánh đuốc dẫn đường đi. Các bạn hãy nương vào ánh sáng đó để đi nhưng rồi khi các bạn lên bờ niết bàn an vui rồi các bạn không cần phải vác nó theo nữa, bỏ hết.

Bài học hôm nay là hãy mạnh dạn hỏi những điều ta chưa thông. Nếu chưa thông đừng vội vàng làm coi chừng làm sai tổn phước báu nha các bạn.
Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn