Search

Bảo Đức đánh máy

Biết thân như bọt nước

Ngộ thân là hư huyễn

Sẽ lìa được tham ái

An nhiên và tự tại.

Hôm nay chúng ta chia sẻ về chủ đề là làm sao chúng ta có thể lìa được tham ái. Các bạn, làm sao đây, cuộc đời mà đã bao nhiêu năm trời chúng ta sống có sự liên hệ với biết bao nhiêu con người. Và trong con người với con người nảy sinh cái tình cảm. Tình cảm như đối với cha mẹ, tình cảm như trong gia đình, tương quan mối quan hệ với mọi loài. Bây giờ chữ “tham ái” mình phải hiểu làm sao để chúng ta lìa bỏ cái tham ái này? Ta là người nếu nói không được yêu, không được thương thì trở thành vô cảm đâu có gia đình. Nhưng nếu có gia đình, cha mẹ rồi lại vợ chồng chúng ta có tình yêu thương, chia sẻ với nhau. Trong cuộc sống của mỗi người Phật tử tại gia chúng ta nên hiểu lìa tham ái trên một cái góc độ rằng chúng ta luôn luôn phải nhớ tình cảm chúng ta trao cho nhau đối với bậc ở trên là cha mẹ hoặc vợ chồng, con cái hoặc những người ta thương mến là một thứ tình cảm trong sáng dựa trên nền tảng của đức hạnh, của lòng Từ Bi, yêu thương và hiểu rõ được Nhân Quả Thiện − Ác. Đồng thời chúng ta biết rằng sự tôn kính, thương yêu, đối xử bình đẳng trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta có cái lòng yêu thương, đối xử bình đẳng đó là điều quan trọng. Cái tham ái ở đây nói trong cái hoàn cảnh của chúng ta đang sống trong gia đình là Phật tử tại gia là chúng ta phải quán chiếu sâu sắc rằng Đức Phật đã dạy chúng ta phải biết đối xử bình đẳng với nhau. Giữa vợ chồng, con cái, giữa người ở bên ngoài cũng như cha mẹ, chúng ta luôn luôn phải đối xử bình đẳng, bình đẳng trong cái sự tôn kính, trong sự yêu thương. Và luôn luôn phải biết quán chiếu thân mạng của chúng ta sẽ không bao giờ tồn tại mãi mãi. Do đó cái tình yêu được tôn trọng bình đẳng trong cái phẩm giá của pháp thiện không phải ở trong tướng sắc của cái thân tướng con người, đắm chìm trong yêu người, thương người, vì người nói hay, vì người đẹp, vì người dễ thương. Những cái đó thuộc về thân.

Chư Phật dạy nếu chúng ta đắm chìm trong cái tình yêu thương bởi vì nghĩ rằng cái thân của người đó đẹp, cái mặt của người đó đẹp, cái diện của người đó hợp thích. Và chúng ta đắm chìm ở trong cái tình yêu thương đó, yêu thương mà chỉ muốn chiếm đoạt và luôn nghĩ rằng cái thân xác của người đó tồn tại mãi mãi để chúng ta bám víu vào cái thân xác đó thì đó là một cách đắm chìm ở trong tình yêu thương lục dục của thân xác. Lìa tham ái là chúng ta phải lìa bỏ cái tư tưởng cho rằng thân xác đó sẽ tồn tại muôn đời và yêu con người đó là yêu thân xác của họ. Mà chúng ta phải thực hiện theo cái lòng yêu thương của Chư Phật đã truyền dạy đó là tình yêu thương được đặt lên cao trong cái phẩm giá của con người với sự tôn trọng, bình đẳng với những nhân phẩm của pháp thiện Chư Phật thì cái tình yêu đó sẽ là tình yêu cao quý. Và tình yêu đó sẽ là tình yêu được gọi là lòng Từ Bi bởi chúng ta không dính mắc vào thân xác.

Ở trên đời này biết bao nhiêu những con người bị đắm chìm vào thân xác, sắc tướng của nhau để rồi khổ. Ngay mỗi người chúng ta cũng đắm chìm trong sắc tướng của mình. Mỗi lần soi gương thấy nó đẹp nhưng đó là tuổi đời mới còn rất trẻ. Thời gian trôi qua khi luống tuổi rồi nhìn trên khuôn mặt những vết nhăn, nhìn trên khuôn mặt những cái tàn tích của năm tháng trôi qua ta nuối tiếc cái sắc đẹp của tuổi thanh xuân ta buồn, ta khổ. Đó cũng một cách tham ái tức là bám víu vào cái sắc đẹp của thân, chẳng hiểu được thân sẽ dần dần theo năm tháng mà trở về bụi đất. Người cứ nghĩ thân xác của ta luôn tồn tại mãi mãi và đắm chìm trong cái sự yêu thương thân xác đó người đó sẽ đau khổ. Nhưng đã là người chúng ta vẫn luôn luôn thích cái đẹp. Đức Phật không cấm mình từ bỏ chạy xa cái đẹp nhưng Phật dạy cho chúng ta phải yêu thích cái đẹp trong sự bình đẳng, trong sự tôn kính lẫn nhau bằng pháp thiện. Và chúng ta thương yêu vượt lên ngoài, vượt lên trên cái nhìn của thân xác là phải chạm vào được cái phẩm giá thanh cao của cái tình yêu con người đó ở trong tâm hồn, ở trong cái tâm cao quý, cái tâm cao đẹp, cái tâm thiện hảo. Đó là tình yêu vượt lên trên khỏi cái thân xác mà khó thật.

Chính vì nó khó là chúng ta chưa thấu được, nhìn rõ cái thân này rồi sẽ ra đi. Chúng ta sống trong cuộc đời cứ cao ngất với cái ý tưởng rằng thân của chúng ta luôn luôn tồn tại, sắc đẹp của chúng ta luôn luôn vững bền. Từ đó thấy một chút gì xấu, thấy một chút gì theo năm tháng tàn phai ta khổ tâm. Đó là đối với bản thân của ta còn đối với những người ta yêu thương, ta chỉ yêu cái vẻ đẹp của họ để rồi khi cái đẹp của họ hết ta hết lòng chung thủy lại tìm cái đẹp của người khác. Chúng ta chưa thực hiện được cái hạnh của phẩm giá thanh cao người con Phật là nhìn thấy những cái đẹp trong tâm hồn của mỗi người và tôn quý cái đẹp đó bằng sự tôn trọng, bình đẳng để chúng ta lìa khỏi cái tham ái đó, để chúng ta lìa xa cái cách yêu thương con người dựa trên cái nền tảng của sắc tướng. Chúng ta phải nhìn rõ cái thực tướng của thân này không tồn tại mãi mãi bằng cách theo như câu kinh Pháp Cú dạy rằng: “Biết thân như bọt nước”. Các bạn phải biết thân của mình chỉ như bọt nước. Có khi nào các bạn nhìn ở trên thềm nhà, mỗi khi nước mưa rơi xuống từ mái nhà đụng mặt đất tạo thành cái bọt rồi cuối cùng nổ tung. Nó chỉ hiện hiện trong chốc lát rồi không còn tồn tại, chúng ta mới thấy rằng thân tướng của chúng ta, thân xác của chúng ta cũng tồn tại trên thế gian này như bọt nước mà thôi. Nó không bền vững mãi, nó không đẹp mãi, nó không trong suốt mãi mà nó sẽ nổ tung.

Con người cứ hoang tưởng đắm chìm trong cái ái dục của thân xác nên luôn nghĩ thân xác là đẹp, là bền vững. Rồi phản ảnh trong những cái tư tưởng nó lan ra thành những hình hài tô điểm đẹp hơn, đắm chìm ở trong đó. Nhớ rằng thân như bọt nước biết nó dễ vỡ không có bền thì chúng ta mới từ bỏ được. Dù cái bọt nước đó có đẹp tới đâu bởi nó phản ảnh cái ánh sáng của mặt trời lấp lánh như kim cương, trong suốt hay nhiều màu thì nó cũng sẽ nổ tung. Chúng ta sống trong cuộc đời nhờ phước báu sinh ra có những cái tướng hảo đẹp, thân tướng đẹp thì cũng là phước báu của tiền kiếp nay tái sanh có cái phước báu đó ta có tướng hảo đẹp. Những vẫn phải luôn luôn quán chiếu thân của ta như bọt nước, cái đẹp kia là sự phản ánh của phước báu. Ta phải nhớ cái tâm là quan trọng, chúng ta vẫn chăm sóc cái sức khỏe, cái đẹp của thân tướng nhưng phải chăm sóc bằng pháp thiện, chăm sóc bằng Nhân Quả thiện, gieo mầm thiện vào cuộc đời của ta và cuộc đời của những người ta yêu thương. Nếu chúng ta biết quán chiếu thân như bọt nước thì chúng ta luôn luôn nâng cao cái giá trị lời Đức Phật dạy là đối xử với tất cả những người ta yêu thương bằng tình yêu sâu ở trong tâm hồn cao quý, bình đẳng. Cái chữ bình đẳng này Đức Phật đã dạy hơn 2500 năm trước rồi chúng ta vẫn luôn luôn bình đẳng. Các bạn nhớ phải luôn luôn bình đẳng. Nhớ rằng biết thân như bọt nước và ngộ được cái thân hư huyễn, chúng ta sẽ không đắm chìm trong cái yêu thương bởi vì cái thân tướng đẹp. Thân như bọt nước nó sẽ tan vỡ, thân chỉ là hư huyễn cho nên sống trong giây lát của cuộc đời hư huyễn cái thanh cao vẫn là cái đẹp trong tâm hồn, cái cao quý trong những phẩm giá của pháp thiện. Các bạn thân mến, đây là một điều mà mỗi người chúng ta cần phải ghi nhớ lời Đức Phật dạy. Nếu chúng ta quán thân như bọt nước, ngộ thân là hư huyễn thì chúng ta sẽ lìa được tham ái, đắm chìm trong thân xác này và chúng ta sẽ an nhiên và tự tại. Để có được một cuộc sống an nhiên tự tại ta phải ngộ được thân của ta, thân của người cũng chỉ là bọt nước, cũng chỉ là hư huyễn mà thôi nếu không chúng ta sẽ đắm chìm và đau khổ. Có một câu chuyện kể rằng:

Có một cô công chúa, cô công chúa này đẹp lắm nhưng có một hôm cô ta ngồi bên cửa sổ. Cô ta nhìn trời mưa và thấy những giọt nước rơi ở trước thềm nối đuôi nhau chạy cộng thêm mặt trời hừng sáng nó tỏ lộ trong cái bong bong nước đó hiện thành những vòng cầu vồng thật là đẹp. Ngồi bên khung cửa cô ta mơ mộng rồi cứ tưởng rằng những cái bọt nước có những cái cầu vồng ở trong đó là những cái viên kim cương đẹp. Cho nên cô ta muốn xâu thành chuỗi để đeo trang sức cho cuộc đời, xâu thành chuỗi để trang điểm cho cuộc đời. Nhưng rất tiếc rằng cô ta không thể nào làm được như vậy và cứ mơ tưởng như vậy nên cô ta sinh bệnh, gầy gò, sắp sửa chết. Vua cha mới thương công chúa tìm đủ mọi cách để ai đó có thể tạo một cái chuỗi ngọc đẹp như bọt nước kia. Nhưng biết bao nhiêu người tạo ra những chuỗi ngọc thật đẹp cô ta không có đeo, không chấp nhận bởi chẳng đẹp bằng những bong bóng nước lóe lên tia sáng đẹp của cầu vồng hiện trong đó. Và thế là cô ta cứ bệnh mãi, sinh bệnh chắc có lẽ sắp phải chết. Nhưng cuối cùng có một ông lão phu già tới đó – là một nhà kim hoàn và hứa rằng sẽ xâu cho cô ta một chuỗi ngọc như ý như vậy. Cô ta mừng lắm và rồi lão già đó đã mời cô ta ngồi chứng kiến cùng làm việc để xâu cái chuỗi ngọc đó lại với nhau. Và cô ta thực hành xâu cái chuỗi đó bằng ngọc thạch, bằng kim cương.

Trải qua một thời gian thật dài mài dũa, xọ qua, xọ lại cô ta không làm được xâu chuỗi nào và thấy được lão già kia quá cặn kẽ. Và trải qua biết bao nhiêu năm trời cũng không làm được nhưng ít nhất cô công chúa này đã có cái thời gian đồng hành với cái lão già để tạo ra một xâu chuỗi. Cuối cùng sao bao nhiêu năm trời với cái công sức bỏ vào để tạo cái xâu chuỗi đó cô ta đã có dịp quán chiếu những cái xâu chuỗi từ những viên ngọc đẹp được mài, được dũa để tạo ra cũng chỉ là những vật vô tri. Nó có thức đó mà cũng chỉ là vô tri theo năm tháng, có gì đâu mà phải đắm chìm vào cái đẹp như vậy. Và trong chính lúc đó khi xâu chuỗi cuối cùng cô ta làm được tự đeo lên cổ nhưng cô không hài lòng. Nhưng bởi vì hôm đó trời lại đổ mưa, những bong bóng nước đua nhau hiện hình cầu vồng tiếp tục chạy trốn ta. Bước ra khỏi thềm nhà, nhìn rõ xâu chuỗi trên cổ của mình và xâu chuỗi của bọt nước cô ta thấy hai thứ cũng chỉ là một bởi chúng chỉ là vật vô tri, có đó rồi mất nên cô ta ngộ ra và cuối cùng cô ta đã tỉnh, khỏe mạnh trở lại.

Các bạn thân mến, trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã đắm chìm trong thân xác đẹp này, đắm chìm trong cái đẹp của thân nhưng Đức Phật dạy cái thân này cũng chỉ là một cái phương tiện. Nếu chúng ta ứng dụng được cái tánh thiện, phát huy được cái Trí Tuệ thì thân này chúng ta mài dũa thành chuỗi ngọc, kim cương đẹp nhưng cũng chỉ là vô tri không có giá trị. Cái giá trị ở đây là cái giá trị của Trí Tuệ nhận rõ được thân xác này rồi sẽ ra đi, chỉ là bọt nước mong manh giữa đời. Nó mong manh như rồi nó nổ tung, nó không còn. Vậy thì còn hiện thân trong cuộc đời nà, tới với nhau chúng ta phải luôn luôn quán chiếu cái gì tồn tại trong cái bọt nước nước đó? Là cầu vồng hiện lên trong bóng nước đó. Bọt nước sẽ tan mà ánh sáng cầu vồng đó là phản chiếu từ mặt trời, mặt trời là Trí Tuệ. Nếu chúng ta tăng trưởng cái tánh thiện chúng ta sẽ có được Trí Tuệ phản ánh ở trong cái bọt nước của thân kiếp cuộc đời này. Thân là bọt nước hư huyễn nhưng ít nhất mượn cái thân bọt nước, hư huyễn này chúng ta làm việc thiện, tăng trưởng pháp thiện chúng ta sẽ có được ánh sáng nhiệm mầu, cầu vồng của Trí Tuệ chiếu vào trong thân xác này. Và tình yêu đối với nhau trong cuộc đời này nhất là cư sĩ tại gia khi đối xử với cha mẹ, đối xử với vợ chồng, con cái ta luôn nhìn thẳng vào nhau bằng cái Trí Tuệ, Trí Tuệ của pháp thiện, Trí Tuệ của tình yêu thương chân thật ở trong tâm hồn.

Ta cũng yêu thân của ta như bọt nước nhưng phải phản ánh được cái Trí Tuệ. Mỗi một ngày qua ta trang điểm thân tâm bằng Trí Tuệ chứ đừng trang điểm bằng cái sự níu kéo, nắm giữ cái đẹp của khuôn mặt của thân tướng này. Thân tướng chỉ là bọt nước, có đó rồi chỉ 3 giây, một vài giây sau nó sẽ nổ tung. Cho nên chúng ta là người học Phật chúng ta phải nhận ra rằng Đức Phật dạy phải lìa xa cái tình yêu thương đắm đuối trong cái thân xác. Mà đã là người thì khó, cái phương pháp mà chúng ta có thể lìa xa được là chúng ta phải quán chiếu thân của chúng ta chỉ như bọt nước và chính vì chúng ta quán chiếu thân là bọt nước nên chúng ta ngộ ra được thân là hư huyễn. Hư huyễn tức là nó chỉ ảo mộng đó thôi, nó không có tồn tại, nó huyễn hoặc, nó hiện ra rồi nó mất chỉ trong giây phút, chỉ trong sát na. Chính vì cái nhìn sâu sắc hiểu thấu như vậy ta mới nâng cao phẩm giá trong tình yêu của con người bằng Trí Tuệ của pháp thiện. Từ đó ta lìa xa trong sự đắm chìm của lục dục, của thân xác nên cái nhìn của phàm phu và chúng ta làm được như vậy chúng ta sẽ được an nhiên, chúng ta sẽ tự tại, chúng ta sẽ có hạnh phúc. Dù có xảy ra biết bao nhiêu những thử thách trong cuộc đời các bạn vẫn luôn luôn tự tại, luôn luôn hạnh phúc.

Các bạn nhớ chúng ta phải biết thân như bọt nước và thân là hư huyễn. Cho nên khi đối xử tương tác trong tình nghĩa của con người chúng ta luôn lấy sự tôn quý của cái tánh Trí Tuệ nhà Phật, tánh Phật, Trí Tuệ Phật và cái đó thật bình đẳng đối xử với nhau. Thì dù là thân hư huyễn, thân như bọt nước tồn tại bao nhiêu lâu không đáng kể nhưng đáng ở chỗ là trong cái chốc lát hiện hữu trong cuộc đời mang thân người như bọt nước, hư huyễn đó ta đã thể hiện được cái Trí Tuệ, ta đã hành được pháp thiện, ta đã tôn kính lẫn nhau, ta đã yêu thương thật sự tận đáy tâm hồn mình mang cái phẩm giá thánh thiện, Trí Tuệ. Chứ không phải dính mắc trong cái lục dục của thế gian, ham muốn bình thường của con người. Cái điều này không phải chỉ có người tu, người xuất gia mới phải quán chiếu mà trong gia đình của mỗi người chúng ta, ta phải quán chiếu được điều đó mới có được sự an nhiên tự tại, mới có sự yêu thương, chung thủy với nhau, mới tôn kính nhau thật sự. Cái gì mới cũng sẽ đẹp, cái gì trẻ cũng sẽ đẹp, cái gì mà mới có cũng cao quý. Nhưng thời gian qua dấu tích của cuộc đời sẽ làm ta nhìn rõ cái thân như bọt nước hư huyễn. Và nếu chúng ta chỉ đắm chìm trong cái đẹp đó thì chúng ta sẽ đau khổ và chúng ta không có một đời sống chung thủy đối với vợ chồng, đối với tình bạn. Và chúng ta đối riêng với bản thân xã hội, ai ở trong đời mỗi ngày không nhìn qua cái kính để nhìn thấy được gương mặt của mình. Và mỗi một ngày trôi qua trên gương mặt của mình ai mà không thấy được từ từ ẩn hiện dấu của thời gian và như vậy chúng ta sẽ thầm đau khổ. Để có được sự tự tại, an nhiên và hạnh phúc ta phải quán chiếu thân xác này chỉ là bọt nước, thân xác này chỉ là hư huyễn. Cái cao quý nhất như Đức Phật dạy vẫn phải là cái Trí Tuệ.

Các bạn, trong khi chỉ là bọt nước lênh đênh giữa cuộc đời này mỗi người chúng ta nói gọn trong cuộc sống của gia đình chúng ta hãy yêu thương chân thành từ nơi tâm hồn, từ nơi Trí Tuệ cao quý, cái phẩm giá thanh cao của mỗi một con người ta đang sống chung. Ta nhìn vào cái đó, Trí Tuệ là bền vững không như bọt nước, Trí Tuệ là bền vững, Trí Tuệ là vĩnh cửu. Nhìn vào cái phẩm giá của Trí Tuệ chúng ta sẽ thấy được cuộc đời đáng yêu như thế nào. Dù cho trăm năm trôi qua trên khuôn mặt chúng ta có như thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn luôn luôn hạnh phúc. Làm sao chúng ta có thể hiển lộ được cái Trí Tuệ đó trong cuộc đời? Đức Phật dạy chỉ cần chúng ta làm thiện, nghĩ thiện và nói năng những cái lời thiện trao cho nhau thì chúng ta đang trang điểm cuộc đời bằng Trí Tuệ, nâng cao cái phẩm giá sống của con người. Còn nếu không chúng ta chỉ đắm chìm trong cái thân xác đẹp, đắm chìm trong cái ái dục của thân, của tướng.

Chúng ta phải thực sự phát huy được cái tình yêu thương nhau bằng Trí Tuệ. Để có được điều đó chúng ta phải lìa xa tham ái và để lìa xa tham ái chúng ta phải nhìn rõ vào cuộc đời mang thân người này thật là hiếm nhưng nhớ rằng nó cũng chỉ là bọt nước, hư huyễn chẳng tồn tại mãi. Do đó chúng ta đừng bám víu vào cuộc đời, hãy cố gắng tinh tấn tu đi. Có những con người cứ mơ hão huyền rằng ta sống cả trăm năm, ta sống cả ngàn năm thôi đời sau này hãy tu. Không thể như vậy được, nó chỉ như bọt nước, hư huyễn hiện lên đó rồi mất cho nên hãy cố gắng tu với cái tâm thiện để trang điểm cho cuộc đời. Và lấy cái Trí Tuệ đó ta đối đãi với nhau, chúng ta yêu thương nhau bằng Trí Tuệ của pháp thiện hơn là với cái sự yêu thương nhau, đắm chìm trong cái thân tướng này. Trên đời này có biết bao nhiêu người đẹp, có biết bao nhiêu giai nhân rồi cũng tàn như hoa sớm nở tối tàn. Nhưng khi hoa dù đã tàn vẫn còn cái hương sắc đẹp, cao quý bởi trong lòng người nhìn cái cao quý của hoa là cái hương sắc tinh khiết của trời đất tạo thành. Chẳng phải cái màu sắc, hương hoa mà ta ngửi bằng mũi. Con người ta cao quý là cái đẹp thân tướng do phước báu kiếp trước tạo ra hòa lẫn với cái đẹp của hương hoa Trí Tuệ, hương hoa của Giới, của Định. Cái đó mới là cái đẹp viên mãn mãi mãi dù cho thân tướng của chúng ta có tàn phai theo năm tháng thì cái hương sắc của Trí Tuệ, của Giới, của Định vẫn luôn luôn tồn tại. Hãy yêu thương nhau bằng cái phẩm giá của Trí Tuệ, bằng cái tình thương thật sự.

Chúng ta phải tu ngay bây giờ, chúng ta phải quán chiếu cái thân này là bọt nước, chúng ta phải ngộ ra thân xác chỉ là hư huyễn, không có gì tồn tại mãi trong cái thân xác này. Vài trăm năm hay ngắn chỉ một giây chúng ta hiện hữu trong cuộc đời đã có nhiều lần nhìn thấu có những người chưa sanh ra đã chết, thấy những người chưa lọt lòng mẹ đã chết. Có những người tuổi đời mới có mười mấy đã chết, có những người còn rất trẻ đã đi, rồi có những người dù 80 tuổi cũng chẳng là bao, 100 tuổi cũng chẳng gọi là già, là thọ, nó chỉ thoáng qua một cái là hết rồi. Đừng khi nào nghĩ thân xác này sẽ bền vững để rồi nhất là cứ đắm chìm vào cái thân của tôi, tướng của tôi, cái đẹp của tôi để nâng cao cái bản ngã, nâng cao cái tôi của mình. Nhớ rằng là cái tôi này nó chỉ là bọt nước, nó chỉ là hư huyễn. Hiểu về điều đó, suy nghĩ về điều đó, quán chiếu về điều đó trong cuộc sống ta sẽ trân quý nhau vô cùng trong sự hiện hữu của hiện tại. Còn không ta chỉ là một cô công chúa mơ màng nhìn qua cửa sổ thấy cái bọt nước phản chiếu cái ánh sáng các bạn rồi mơ xâu một chuỗi ngọc đẹp như vậy. Các bạn, cuộc sống của chúng ta chỉ là bong bóng tạo ra sau cơn mưa rồi chốc lát sẽ nổ tung. Chỉ là hư huyễn hiện ra trong không trung rồi chẳng còn trong giây lát. Hãy lìa xa cái điều mộng tưởng của thân xác đó và khi lìa xa điều đó chúng ta sẽ được an nhiên tự tại.

Các bạn sẽ hỏi làm sao ta có thể lìa xa? Thì chúng ta phải quán chiếu thân là bọt nước, thân là hư huyễn. Đồng thời chúng ta phải phát huy được cái Trí Tuệ của mình. Mà cái Trí Tuệ dễ dàng nhất để phát huy trong mỗi một con người chúng ta để xuyên qua cái Trí Tuệ đó chúng ta nhìn rõ đó là siêng năng tinh tấn làm thiện bỏ ác. Phật dạy hãy làm việc thiện và bỏ việc ác, tâm thanh tịnh Trí Tuệ sẽ khai mở. Nếu các bạn làm việc thiện bỏ việc ác các bạn sẽ có Trí Tuệ và Trí Tuệ đó sẽ phản ánh hào quang trong cuộc sống của các bạn dù chỉ hiện thân trong cuộc đời ngắn gọn như bọt nước, như hư huyễn trong không trung rồi biến mất nhưng vẫn có cái giá trị trong giây lát đó. Đặc biết đối với chúng ta là cư sĩ tại gia sống trong một cái xã hội loạn ly, sống trong một cái xã hội cám dỗ thật nhiều và chúng ta thấy hiện tại hơn bao giờ hết thật là nhiều con người đang đắm chìm vào thú vui của ăn uống, của tửu sắc. Chúng ta cứ bước ra khỏi cửa nhà của mình trên những lề đường, quán xá đầy ắp vào một cái buổi chiều chúng ta thấy ai ai cũng tụ tập nào ăn, nào uống, tửu sắc đầy hết. Bởi vì họ không có một cái mục đích sống, bởi vì họ chưa hiểu được cái giá trị của cuộc đời nằm ở chỗ Trí Tuệ. Cho nên họ cứ bôn ba sớm ngày lao lực khổ cực tìm được chút đồng tiền lao vào ăn uống, tửu sắc đêm ngày. Bởi họ nghĩ rằng cuộc đời của họ sẽ dài mãi họ đắm chìm trong những điều đó.

Chính Đức Thế Tôn đã thấy đó là cái cội nguồn đau khổ nên đã dạy cho chúng ta thấy rằng cuộc đời dù có trên trăm năm cũng chỉ tồn tại như một bọt nước hiện hữu trong một sát na. Phải quán chiếu nhìn rõ được điều đó để chúng ta tiết chế được cuộc đời của mình, kềm chế cuộc đời của mình đừng đắm chìm trong sắc dục. Chúng ta phải lìa xa được sắc dục để không thể cứ đắm chìm ở đó mà rồi chúng ta gây ra phiền não, đau khổ cho những người trong gia đình. Chúng ta phải nhìn thấy được điều đó nhất là những người còn đang đắm chìm trong tửu sắc, ăn uống rồi đắm chìm trong cái cuộc sống của thân xác tôn vinh cái đẹp, sa ngã vào những cái đường Tà dục. Chúng ta hãy quán chiếu thân xác này chỉ là bọt nước, hư huyễn, phẩm giá cao quý là Trí Tuệ, Trí Tuệ là hành điều thiện. Nhìn thấy điều đó ta sẽ biết trở về cùng với gia đình, ta sẽ biết trở về cùng với vợ, ta sẽ biết trở về cùng với chồng, ta sẽ biết dừng lại ở chỗ đó và trở về với cái tâm sáng của con người được học và khai thị bởi Phật nên chúng ta có Trí Tuệ hành được pháp thiện, tôn kính nhau trong sự bình đẳng. Dù có trăm năm sống với nhau chúng ta vẫn chung thủy và hạnh phúc.

Các bạn thân mến, lìa tham ái là một cái điều Chư Phật rất quan tâm trong cuộc đời của Ngài khi Ngài dạy cho hàng Tỳ kheo cũng như hàng Phật tử tại gia. Tham ái là mấu chốt gây ra khổ đau và luân hồi, là cái nguyên nhân chính gây ra khổ đau và luân hồi, luân hồi mãi, chìm đắm mãi. Chính vì thế Đức Phật đã khuyên chúng ta quán chiếu thân xác này, cuộc đời này chỉ như bọt nước, chỉ hư huyễn để chúng ta lìa xa cái đó chúng ta sẽ được sự an nhiên tự tại, hạnh phúc và bình an. Và để chúng ta có thể từ bỏ được cái tham ái này chúng ta luôn luôn phải phát triển được Trí Tuệ của mình trong pháp thiện, quán chiếu trong đời sống Chánh Niệm cái pháp thiện. Trí Tuệ đi liền với pháp thiện, không ai làm ác mà có Trí Tuệ hết. Những người làm ác là vô minh, người làm thiện là Trí Tuệ và chúng ta phải nhìn cái phẩm giá cao quý nhất trong mỗi một con người đó là Trí Tuệ, chúng ta phải đối xử với nhau bằng Trí Tuệ. Nhìn thấy trong cái thân hư huyễn, già nua theo năm tháng của người bạn đời, của gia đình, của người ta yêu là Trí Tuệ, là ánh sáng hào quang Trí Tuệ pháp thiện. Ta sẽ mãi mãi tôn kính, ta sẽ mãi kính trọng, ta sẽ mãi yêu thương họ đúng với cái phẩm gia làm người cư sĩ tại gia trong cuộc đời này.

Các bạn, chúng ta cần phải tu luyện, chúng ta cần phải tập luyện chúng ta mới có thể đạt được điều đó. Còn nếu chúng ta chỉ buông trôi theo cuộc sống, mỗi một ngày qua chúng ta đầu tư quá nhiều thời gian mà chúng ta thích thú ở cuộc đời. Nhưng ít có khi nào chúng ta đầu tư thời gian cho cuộc sống xây dựng Trí Tuệ để có được hạnh phúc để rồi khi đau khổ tới chúng ta thường than phiền, khi bệnh hoạn chúng ta thường than khổ. Và rồi cái lòng của chúng ta chẳng trụ một chỗ trong gia đình để yêu thương, chung thủy đối với nhau, chúng ta đã lìa xa cái gia đình của mình bởi vì sao? Bởi chúng ta còn dính vào tham ái, dính vào tham dục. Các bạn nhớ chúng ta là Phật tử, sự khác biệt của người con Phật là ở chỗ chúng ta phải thực hành được lời giáo dưỡng của Phật. Hãy sống một đời sống thanh cao có phẩm giá bằng Trí Tuệ của pháp thiện. Hãy lìa xa thân xác này, nhớ rằng thân này như bọt nước. Nhưng không phải chỉ là bọt nước để rồi ta bỏ, nếu chúng ta tăng trưởng cái Trí Tuệ thì thân xác sẽ bền vững, sẽ khỏe mạnh. Bởi vì khi chúng ta lìa xa cái sự đắm chìm trong thân xác này, quán chiếu nó chỉ bọt nước, hư huyễn và chúng ta an trú trong Chánh Niệm hơi thở của Trí Tuệ thì chúng ta an nhiên và tự tại. Khi chúng ta sống tự tại an nhiên chúng ta sẽ khỏe mạnh, chúng ta sẽ hết bệnh và chúng ta sẽ giữ được cái phước báu để tăng trưởng cái đẹp tướng hảo của chúng ta trong pháp thiện. Không nên từ bỏ cái đẹp của thân tướng này, của thân xác này. Nhưng phải tăng trưởng cái đẹp của thân tướng này, thân xác này bền vững bằng thiện pháp.

Khi chúng ta thực hiện thiện pháp, hành thiện pháp chúng ta tăng trưởng phước báu và phước báu bởi hành thiện pháp đó sẽ là cái phước báu tăng trưởng tướng hảo và sức khỏe. Đây là một điều rất quan trọng, nếu các bạn muốn đẹp, muốn trang điểm cho bạn một cái đẹp vĩnh cửu thì các bạn phải trang điểm bằng Trí Tuệ và pháp thiện. Những ai hành thiện có Trí Tuệ tướng hảo luôn quang minh, tướng hảo luôn đẹp và họ luôn khỏe. Đối với mọi nghịch cảnh tới họ vẫn khỏe, họ vẫn đẹp. Còn ai không trang điểm cuộc đời bằng Trí Tuệ của pháp thiện tướng hảo dần dần sẽ bị suy sụp bởi vì họ luôn nghĩ tới những điều gây đau khổ cho người khác. Họ không làm chủ được cái tâm thiện, họ để cho cái tâm ác dày vò và những người ác thường họ không bao giờ đẹp đâu, vì sao? Vì cái phước báu họ đã bị tổn, khi phước báu bị tổn dần dần họ sẽ bị suy sụp, bệnh hoạn, tướng hảo nhìn không còn thanh cao, cao quý nữa. Cho nên cái đẹp của bọt nước phải là cái đẹp được phản chiếu được từ Trí Tuệ viên mãn qua hành pháp thiện, trong đó là ánh cầu vồng của Trí Tuệ.

Dù rằng cuộc đời chỉ là bọt nước, chỉ là hư huyễn, có đó rồi mất đó nhưng chúng ta đừng sợ. Chúng ta có thể giữ được nó bằng Trí Tuệ pháp thiện cho nên những ai thường hành pháp thiện để nâng cao cái Trí Tuệ của mình trong hơi thở Chánh Niệm tướng hảo sẽ thay đổi, sức khỏe sẽ có, bệnh tật sẽ tiêu tan. Để thân này như bọt nước dù chỉ hiện hữu có một giây cũng mang lại sự lợi lạc cho muôn người. Và chúng ta yêu thân của chúng ta là bởi vì thân tướng của chúng ta được kết tạo nên bởi Trí Tuệ của pháp thiện. Và cái phước báu đó dù thân tướng này có hoại đi cũng được tái sanh vào kiếp sau có cái thân tướng đẹp hơn bởi ta luôn luôn có phước báu đi theo. Do đó đã là con người chúng ta nhớ rằng hãy yêu thương nhau và trân quý nhau một cách bình đẳng trong tánh Phật, trong Trí Tuệ của pháp thiện. Đừng đắm chìm trong cái đẹp của thân xác hiện thời bởi nó chỉ là bọt nước, chỉ là hư huyễn. Chúng ta phải lìa xa cái cách nhìn đắm chìm trong thân xác này mà ta chỉ luôn luôn nuôi dưỡng Trí Tuệ bằng pháp thiện để có được sự an nhiên và tự tại. Để tăng trưởng cái tướng hảo của mình, thay đổi cái tướng hảo của mình đẹp theo Trí Tuệ của pháp thiện chứ không đẹp theo cái thân tướng mà ta ham muốn.   

Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta chia sẻ với nhau làm sao lìa xa tham ái để có tướng hảo đẹp. Chúng ta hãy quán chiếu thân này chỉ là bọt nước, thân này chỉ là hư huyễn thì chúng ta sẽ lìa xa được và an nhiên tự tại. Và chúng ta hãy tăng trưởng cái Trí Tuệ hành pháp thiện, quán chiếu nó trong từng hơi thở của đời sống Chánh Niệm chúng ta sẽ có phước báu, tăng trưởng được phước báu và chúng ta sẽ thay đổi được tướng hảo của chúng ta. Dù chỉ là bọt nước tướng hảo của chúng ta vẫn viên mãn trong cái pháp thiện của Chư Phật. Hãy trang điểm đời bằng Trí Tuệ pháp thiện, hãy thay đổi tướng hảo cuộc đời của chúng ta bằng Trí Tuệ pháp thiện. Và hãy yêu thương nhau, trân quý nhau trong cái tướng hảo của Trí Tuệ pháp thiện và đối xử với nhau trong sự bình đẳng yêu thương. Đó sẽ có được sự chung thủy mãi mãi trong cuộc đời, đừng đắm chìm trong lục dục thể xác, cái đẹp của thân tướng hiện tại bởi nó chỉ là bọt nước, hư huyễn. Nhưng chúng ta yêu thương nhau, tôn kính nhau trong sự đối đãi bình đẳng bởi Trí Tuệ pháp thiện, bởi hơi thở Chánh Niệm.

Chúc cho tất cả mọi người chúng ta có được cơ hội để suy nghĩ và chúng ta hiểu được điều này để trang điểm cuộc đời của mình, thay đổi tướng hảo của mình cho đẹp mãi, khỏe mãi bằng Trí Tuệ của pháp thiện, hơi thở của Chánh Niệm. Và đừng khi nào đắm chìm trong tham ái của thân xác, thân xác này. Bởi vì thân xác này chỉ như bọt nước, chỉ là hư huyễn, phải lìa xa và sống an nhiên tự tại. Cám ơn các bạn đã nghe Bảo Thành và chúng ta hãy cố gắng thực tập!                                          

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn