Search

Làm Sao Cho Mọi Người Vui

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và trên kênh Facebook chùa Xa Lợi.

Các bạn thân mến!

Chúng ta vẫn thường đặt một câu hỏi để tự thử thách bản thân của mình rằng: Làm sao chúng ta có thể trở thành một người sống vui vẻ nhất, để mang tiếng cười, để như một nhịp cầu nối liền với mọi người, để giao thoa trong sự tương tác, và để xây dựng niềm vui thôi, chưa nói đến hạnh phúc, với tất cả thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân mến, xóm làng ta chung sống. Hình như khi lớn lên, ai ai cũng muốn. Tùy theo tánh tình của từng người, nhưng mẫu số chung, chúng ta vẫn muốn sống và trở thành một người vui vẻ. Sống để trở thành người vui vẻ hình như là ước nguyện của tuổi trẻ. Và rồi trong suốt cuộc đời, ai cũng nuôi dưỡng cái ước nguyện: Ta phải là người vui vẻ, sống vui vẻ, và mang lại sự vui vẻ cho mọi người. Không cần biết chúng ta thuộc hệ phái nào, thuộc tôn giáo nào, thuộc tầng lớp nào ở trong xã hội, ta vẫn có một giấc mơ là cuộc đời luôn phải vui vẻ, và làm sao để vui vẻ với mọi người.

Đồng với ước mơ đó, có một chàng thanh niên khi vừa học đại học xong, mang kiến thức của tuổi trẻ đầy ắp những văn tự kinh điển của người xưa để lại trên học đường, của bốn năm đại học, tìm gặp một vị thiền sư và hỏi: Làm sao con có thể trở thành một người vui vẻ và làm cho mọi người vui vẻ trong cuộc sống? Vị thiền sư ngồi nhìn, thấy chàng thanh niên có hàm vị cao, vừa học xong đại học, kiến thức cũng nhiều. Nhưng bởi vì lo học từ nhỏ tới lớn, rồi mười hai năm học cho tới bốn năm đại học tổng cộng đến mười sáu năm rồi. Nhưng chưa từng bươn chải, tuổi đời vừa tròn hai mươi hai tuổi ra trường mà, mạnh lắm. Có sức vươn lên và ước nguyện làm sao trở thành người vui vẻ nhất, và làm cho mọi người vui. Điều đó là một điều tốt trong một chàng thanh niên có kiến thức trẻ, cho nên vị thiền sư mới nói bốn điều cho chàng thanh niên có hàm vị cao, là một người mới xong đại học ghi nhớ để trở thành một người vui vẻ.

* Điều thứ nhất vị thiền sư dạy là hãy: Đặt người khác là mình. Vị thiền sư nói, khi chúng ta đối diện với một người, ta đặt tất cả người ta gặp gỡ là mình, thì chúng ta sẽ có một sự trân trọng, có một sự đối xử có tương tác hòa hợp bởi họ là mình. Cho nên tất cả mọi chuyện như vậy, ta sống với tình thương, bởi ta thương ta, mà người ta là ta. Cho nên lúc nào ta cũng có một sự tương tác, giao thoa hòa hợp. Từ đó mà khi đối xử với họ, ta nhìn thấy họ là ta. Ta luôn công bằng vị tha. Ta luôn yêu thương và hết mình.

* Điều thứ hai là: Phải thấy ta là họ, thấy họ là ta, bây giờ thấy ta là họ. Khi chúng ta nhìn mọi người, tiếp xúc với mọi người, chúng ta thấy ta ở trong họ. Nó đặc biệt ở chỗ thấy họ trong ta bây giờ thấy ta ở trong họ. Từ điều đó mà ta cũng lại đối xử với họ bằng tình thương, sự công bằng. Bởi ta và họ chỉ là một không khác biệt. Cho nên mọi nghĩa cử hành động của ta luôn đối xử với họ như đối xử với ta. Ta sẽ tránh được sự khác biệt, bởi ta ở trong họ họ ở trong ta

* Điều thứ ba vị thiền sư nói là: Chúng ta phải nhìn thấy họ ở trong tất cả mọi hoàn cảnh và đặt mình trong hoàn cảnh của họ. Điều này thật là tuyệt vời, bởi phần đông chúng ta chỉ mang cái nhìn cái hiểu của mình nhưng chẳng bao giờ nhìn và mang cái hiểu của người tới với chúng ta nên luôn luôn có sự chênh lệch. Do vậy mà khi chúng ta nhìn, tức là đặt để mình vào trong họ, là họ không còn là ta nữa. Ta có cơ hội nhận diện cuộc sống từ phương hướng của đối tượng kia. Từ đó ta có lòng cảm thông và rộng vòng tay để đồng hành với tư tưởng của họ mà không có sự sai lệch. Đây là một điều mà chúng ta cần phải chú ý. Bởi vì ở trên đời ai a cũng muốn mình bao trùm tất cả, chẳng đặt để mình là họ nên chẳng bao giờ hiểu họ. Ta thấy họ là ta. Ta thấy ta là họ, vẫn chỉ còn là cái ta, trong hai điều đầu tiên là để ta đối xử bình đẳng. Nhưng bây giờ ta đặt mình ở trong họ để có một cái nhìn như họ. Ta đặt mình ở trong những người khác để ta có cái nhìn và hiểu biết như những người khác, để đồng bộ cùng với tư tưởng của họ. Nếu như vậy thì ta sẽ nhìn thấy cách nói, cách đối xử, cách sống của họ và thông cảm. Và từ đó chúng ta không bao giờ làm cho họ buồn

* Điều thứ tư thiền sư lại nói: Phải nhìn thấy họ, nhìn thấy mọi người khác biệt chính là ta. Có nghĩa là bây giờ ta là họ, ta tới với họ, bây giờ họ là ta họ ở trong ta. Những suy nghĩ của ta phải là suy nghĩ của họ đồng dạng như vậy không có sự đối nghịch.

Thực ra cách nói này của vị thiền sư chỉ sách tấn vị thanh niên rằng: Muốn sống ở trên đời để vui và mang lại niềm vui cho mọi người, ta và họ không nên có sự khác biệt. Để không có sự khác biệt đó, mỗi người chúng ta phải nhìn thấy người khác ở trong ta và nhìn thấy ta ở trong người. Và ta phải có cái nhìn như người và người phải có cái nhìn như ta. Làm sao làm được điều đó? Chỉ cần thay đổi cách nhìn, thấy được mọi suy nghĩ của họ, hiểu được suy nghĩ của họ khi ta đặt mình vào trong họ. Và để thể hiện tư tưởng suy nghĩ của ta phù hợp với họ, thì ta lại đặt họ ở trong mình. Sự trao đổi giao thoa giữa người và ta, giữa ta và người trong sự giao thoa đồng bộ, thì mục đích vẫn chỉ là giúp cho chúng ta từ bỏ cái tôi đừng bám vào cái tôi. Ta – Người là một chẳng có tôi, chẳng có ta và phát triển lòng từ bi. Để từ đó chúng ta có thể hòa hợp với mọi người. Rồi để làm sao nữa? để khai thông sự hiểu biết bằng tinh thần bao dung. Ta –  Người đều dung thông với nhau. Để cuối cùng là làm sao? là giữa sự khác biệt đó, đồng cảnh đó, ta xoay cho đúng chiều, đúng khớp bằng tình yêu thương và tha thứ.. Chính trong tinh thần gọi là Vô Ngã – không tôi. Cái tinh thần từ bi, tinh thần mà chúng ta thấu hiểu được họ bằng lòng bao dung và sự tha thứ. Bốn đức tính này chuyển hóa người và ta trong những phương vị phù hợp, thì nhất định ta và người cùng đồng về một hướng.

Hướng đó là hướng gì? hướng tới một chân lý toàn diện ở trên đời, không có ngã tướng của từng người. Hướng đó là gì? là hướng tới những điều cao cả bằng tình yêu thương và lòng từ bi. Hướng đó là hướng gì? Là hướng tới lòng bao dung trong không chấp nhặt, chẳng bám víu và trụ trên cái kiến thức, tri kiến, suy nghĩ, cái điều mình mong muốn và áp đặt họ trong khuôn mẫu lăng kính riêng của cuộc sống. Và hướng cuối cùng là hướng gì? hướng tới sự tha thứ.

Bởi trên đời này không ai toàn diện, luôn luôn tạo ra những lầm lỗi chấp trược, hoặc tạo ra sự khác biệt do tư kiến riêng của mình. Với cách nhìn như vậy thì nhất định mọi người chúng ta đã thực hành đúng ý tưởng của vị thiền sư kia, sẽ trở thành một người vui vẻ và luôn luôn làm cho mọi người vui vẻ trong cuộc sống. Thì đúng rồi, với tinh thần của chúng ta hiện thời, ta luôn ước nguyện rằng: Ta là người vui vẻ mang tiếng cười và mang  sự nhộn nhịp tới cho cuộc sống. Mà cuộc sống ngày nay nó quá nhiều những lo toan, quá nhiều những thử thách, bận rộn nhiều lắm. Ta làm được như vậy, với tinh thần như vậy, cùng hướng về. Ta và người cùng hướng về, Bảo Thành nhắc lại, hướng về một chỗ, tức là không còn cái ta, không còn cái tôi, bởi ta người cùng say để đồng về một hướng, để trong cái phá tan đi bản ngã riêng của mình. Và phát triển tâm từ bi, hướng tới lòng thiện hảo, san sẻ và yêu thương chân thành. Để từ đó ta và người luôn biết bao dung bảo bọc nhau trong mọi hoàn cảnh. Để những gì sai lầm trong cuộc đời của ta với người, ta người đều biết tha thứ cho nhau. Cho nên đây là một cách sống tạo nên một nhân cách, có phẩm cách cao bởi mang lại niềm vui cho mọi người, đúng như ước nguyện của mỗi người chúng ta.

Các bạn thân mến! Nếu các bạn muốn làm người vui vẻ và tạo cho mọi người vui vẻ hãy sống với ý nghĩa này, phương pháp này. Các bạn sẽ thành và sẽ hình thành một đời sống luôn luôn mang tiếng cười, luôn luôn tạo ra sự vui vẻ ở mọi nơi, ở mỗi người, ở mọi phương trời khi các bạn tới. Nơi đâu các bạn tới đầy ấp tiếng cười và niềm vui.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa!

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn