Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh
Bảo Thành kính chào các bạn.
Chúng ta lại gặp nhau trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Có lẽ đời sống con người hiện tại, với một môi trường trắc trở, nhưng nhờ phương tiện đã đưa chúng ta gặp nhau trên mạng Youtube này. Mong sao sự gặp gỡ của chúng ta, tạo được mối giao hảo trong nhân duyên phù hợp. Nếu như các bạn có duyên thì mời các bạn cùng chia sẻ với Bảo Thành.
Các bạn thân mến. Cuộc sống của con người có lẽ cũng giống như loài thú, bởi vì bốn mùa thời tiết thay đổi, rồi có những chuyện bất chợt xảy ra không thể ngờ, cho nên từ ngàn xưa muôn thú và loài người, đã luôn luôn tìm cách tích trữ cho mình lương thực để sẵn, để phòng khi sa cơ lỡ bước, kho lương thực vẫn có để mà ăn uống, hoặc khi nắng hạn, thiên tai, lũ lụt, còn có lương thực trong kho dự trữ. Loài thú cũng vậy, ở bên này có bốn mùa, khi vào giữa mùa thu, các con sóc, con chim, bắt đầu đi tìm lương thực, tích trữ vào trong tổ của chúng nó, để sau khi mùa thu đông đi qua, tới đầu xuân, chúng nó mới bắt đầu đi ra tìm lại. Trong chiều dài mùa thu và đông lạnh lẽo, chúng nó có lương thực dự trữ để ăn.
Con người chúng ta cũng có sự dự trữ như vậy. Tiền bạc chúng ta dự trữ thật là nhiều, kiến thức cũng dự trữ, cái gì cũng dự trữ. Đó là sự tự nhiên, không có sai các bạn. Chúng ta biết dự trữ là không sai. Cũng như trong nhà Phật, chúng ta biết dự trữ phước báu, sự dự trữ phước báu được gọi đơn giản là tích phước, tích lũy là dự trữ, tức là chúng ta tích lũy phước báu của mình, đừng có chút phước báu mà cứ phung phí, bằng cách hành những điều ác, tổn phước báu, phước báu bị tuông ra bên ngoài các bạn sẽ bị khổ.
Chính vì điều đó mà các bậc Tổ đức, Thánh nhân thường dạy cho chúng ta phải biết tích phước, từ đó khi con người sinh ra, Cha Mẹ, nền giáo dục dạy dỗ cho chúng ta phải biết tích lũy tiền tài, vật chất, lương thực vào kho. Nhưng mà tích trữ thế nào đây các bạn. Cái nhìn của Đức Phật là cái nhìn viên thông của bậc giác ngộ, các bạn có thấy không, đây là điều kỳ diệu của kiếp người, nếu có nhân duyên học được lời của Phật, ta sẽ thành tựu được nhiều thứ.
Có một câu chuyện kể rằng: Có một ông đại phú thời xưa giàu có vô cùng, nhưng tánh ông ta khác mọi người. Sự giàu có đó ông ta làm ra được và cũng do Ông Bà, Cha Mẹ để lại, cộng hưởng vào nó nhiều quá, nhiều đến nỗi ông ta trở thành đại phú trong kinh thành, ai cũng đều kính nể về gia tài kết xù của ông ta. Thế nhưng ông ta là người keo kiệt bậc nhất trong kinh thành, không bao giờ cho tiền ai, ngay cả vợ con cũng không cho xài, chỉ cho đủ mua đồ ăn, thức uống hàng ngày tiêu dùng, chứ không cho xài. Bởi vì đã giàu, có nhiều tiền, làm ăn mà lại keo kiệt, nên kho tàng của ông ta càng ngày càng chất chồng càng lớn. Ông ta nhất định không ghi di chúc để lại cho ai, bởi vì ông ta keo kiệt, không muốn ai hưởng gia tài đó. Do vậy đến khi ông ta mãn đời di chúc không có, toàn bộ khối gia tài kết xù của Ông Bà, Cha Mẹ, cộng với công sức của ông ta tạo ra, bị nhà vua tịch thu hết, không còn chút gì để lại.
Các bạn, thế là gia tài đó đã mất, vợ con chẳng được hưởng. Các bạn thấy không? đây chính là điều mà Đức Phật mang câu chuyện ra kể, để giải thích cho hàng đệ tử rằng: người giàu có đầy tiền bạc mà không dám xài, keo kiệt, không dám làm phước thiện, không dám nuôi vợ, nuôi con, không dám cho người ăn kẻ ở, không dám mang đồng tiền ra chia sẻ, bo bo giữ lấy một mình, không khác gì một hồ nước mát nơi chốn hoang vu, không ai đến để được uống, thì có khác gì tài sản của kẻ keo kiệt, không biết tiêu xài, cũng chẳng biết cúng dâng cho Tam Bảo, hoặc giúp người bị thiếu thốn. Bởi tấm lòng không có rộng lượng, do vậy của cải không dám tiêu xài đó, lại không thể làm được như phụng dưỡng Cha Mẹ, giúp đỡ bạn bè, những mảnh đời bất hạnh, những con người đau khổ, thì con người như vậy đó, có tài sản nhiều như vậy đó, không khác gì hồ nước kia, nó trở thành vô dụng, bởi ở trong rừng hoang vu, nước thì mát, đẹp, nhưng không ai có thể tới đó uống, sử dụng.
Đây chỉ nói trên góc độ đơn giản các bạn, đó là cách so sánh đơn giản nhẹ nhàng. Nếu chúng ta có tiền bạc như hồ nước trong suốt kia, mà không biết ứng dụng vào cuộc đời, nuôi vợ nuôi con, hiếu đạo với Cha Mẹ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, cúng dường Tam Bảo, mà chỉ bo bo giữ lấy, ôm lấy, để rồi khi chết đi không mang theo được, để nhà nước, vua chúa hoặc những kẻ khác lấy đi, không những thế, còn con cái tranh dành, đánh đập, tạo ra biết bao nhiêu khổ cho biết bao nhiêu con người.
Hôm nay Đức Phật nói về câu chuyện này, để hướng dẫn cho chúng ta phải tránh và chuyển hóa tánh keo kiệt của chúng ta. Nếu chúng ta keo kiệt, bo bo ôm lấy của cải vật chất thế gian, chết không mang theo được, mà rồi của để lại gây ra chiến tranh, tội ác cho con người. Từ đó mà khi chúng ta có tiền tài, có vật chất, có phước báu, để trở thành người giàu có, chúng ta cần phải có sự giàu có về tấm lòng, về tình thương, để san sẻ những mảnh đời bất hạnh, với những con người đau khổ, đặc biệt nhất là cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc và những con người đang đau khổ ở ngoài kia.
Rất quan trọng các bạn, bởi vì khi các bạn không biết chia sẻ, các bạn sẽ làm cho gia tài của các bạn khô cứng lại, hoang vu đi. Rồi khi các bạn chết đi, các bạn không mang được đâu, cho nên ở trên đời này, có tiền thì chúng ta nhớ ứng dụng cho đúng để tạo phước. Vật chất chúng ta có được là phước báu của chính mình. Nếu như các bạn biết ứng dụng nó vào cuộc đời, vật chất có được đó, các bạn sẽ tạo ra nhiều phước báu thêm.
Đức Phật nói: Nếu có của cải vật chất do phước báu, thì khi các bạn ứng dụng vào, thì nên san sẻ tình thương đó, bằng cách trao cho Cha cho Mẹ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, thì các bạn sẽ làm tăng trưởng phước báu, tiền bạc sẽ vô được nhiều hơn, nhất là khi biết cúng dường Tam Bảo. Cho nên các bạn nhớ cuộc sống chúng ta học theo lời của Phật, như hồ nước trong suốt ở khu rừng, đừng để hoang vu, mà phải tạo điều kiện cho muôn người, muôn thú tới để uống, để tắm, để sử dụng.
Cái hồ vàng bạc, châu báu, danh vọng, địa vị, quyền lực chúng ta có, nếu như chúng ta biết làm lợi ra, tăng trưởng nó bằng tâm thiện, lòng từ bi, bằng những điều nghĩ rộng ra lời Đức Phật dạy: ở trên đời này không có gì mang theo được, chỉ có thiện nghiệp, lòng tốt và tâm thiện mà thôi, thì vật chất do phước báu kia mà ta có, ta ứng chúng cho khéo, để làm gì, tăng trưởng thêm, không những tăng trưởng thêm cho ta, mà còn giúp cho biết bao nhiêu người bất hạnh, cho Cha Mẹ, có thể vượt qua những nỗi thống khổ trong cuộc đời. Đặc biệ,t nếu như chúng ta có tiền tài, có phước báu như vậy, biết cúng dường lên Tam Bảo, biết cúng dường cho những mảnh đời bất hạnh, chia sẻ như; làm đường, làm cầu, xây nhà tình thương giúp đỡ người khổ, đó là điều tuyệt vời, đừng như kẻ keo kiệt kia, một kẻ giàu đó, cả cuộc đời bo bo ôm lấy gia tài, không dám xài, đến khi chết rồi, chôn xuống lòng đất, khối gia tài đó bị Vua tịch thu hết.
Các bạn nhớ, câu chuyện này nhằm nhắc nhở cho chúng ta thấy rằng, cuộc sống chúng ta đừng bo bo keo kiệt, không những về vật chất mà về cả tình cảm con người cũng thế. Chúng ta phải biết chia sẻ, đôi khi chỉ một lời nói, một lời chào nhau, một câu nói dễ thương, một lời nói ái ngữ vậy thôi là đã đủ, là một sự hiến tặng đặc biệt, để giúp cho biết bao nhiêu con người được sống an vui. Chúng ta nhớ không, có những lần mà người ta chỉ cần chào mình một câu thật dễ thương, chúng ta đã vui ở trong lòng thế nào rồi, huống hồ chi, ta chào một người khác, bằng một câu thật tử tế an vui, lòng họ sẽ sung sướng và hạnh phúc. Trên đời đã khổ nhiều, nhưng đừng vì khổ mà quên mất những lời dễ thương, mà quên trao cho nhau những niềm vui, đôi khi rất đơn giản.
Các bạn nhớ, chúng ta là những người giàu có, chưa hẳn đã có tiền, nhưng rất giàu ở tấm lòng, biết thương người, hãy mang tấm lòng đó ra để thương muôn người, để trao, để tặng và hiến dâng cho họ. Càng cho đi, càng hiến dâng, càng được phụng hiến, thì chúng ta càng có nhiều niềm vui trong cuộc đời. Như người giàu có về vật chất, nếu biết cho đi, cho đi là được đón nhận trở lại, đó là định luật Chư Phật đã dạy. Cho đi, hãy cho đi tất cả những gì chúng ta có, bằng tấm lòng yêu thương thực sự, đừng vì sự keo kiệt, bo bo ôm lấy, để rồi chết xuống tuyền đài, ma qủy nó tranh dành.
Các bạn, chúc các bạn hiểu thấu nghĩa lý này, để chúng ta thấy rằng lợi lạc của sự cho đi và phụng hiếu Cha Mẹ, vợ con, người ăn kẻ ở, chúng sanh, gần gũi những mảnh đời bất hạnh, về vật chất, tiền tài, tinh thần, về tình cảm, về mọi phương diện. Sự cho đi luôn luôn được thêm nhiều lợi lạc trong cuộc sống, rất cần nhiều tấm lòng như vậy, hơn là những con người keo kiệt, bo bo. Các bạn đã có sẵn một gia tài trong trái tim, một kho tàng vĩ đại, đó là đức hạnh của pháp thiện, nơi những con người đã quy y Phật, Pháp, Tăng và thọ năm giới. Chúng ta là những nhà đại phú, có tâm an nhiên tự tại. Hãy sống với tinh thần này để ta và người luôn an vui, đừng đợi đến khi chết không mang được gì theo đâu.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa