Search

Im Lặng Để Thành Công – Niêm Hoa Vi Tiếu

Im lặng giữ trong thiện tác
Chính là hành pháp tuỳ duyên
Tránh lời hơn thua - nghiệp khẩu
Chúng sanh hằng thuận an bình

Mô Phật, Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý cô, cùng các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi. Hôm nay ngày thứ bảy, giờ đồng tu Sống Trong Chánh Niệm đã tới, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi tam bảo Phật Pháp Tăng để chúng ta bắt đầu.

Nam mô Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trong đồng tu Chánh Niệm đời sống hôm nay, chúng con nguyện xin Chư Phật ban ân điển tha lực đại Từ đại Bi và thắp sáng đuốc Tuệ cho tất cả mọi người trên Thế Giới, đặc biệt là người dân Việt Nam của chúng con, quán chiếu Chánh Niệm Từ Bi để đồng cộng hưởng phước báu chuyển hóa đại dịch. Nguyện xin mọi người chiêm nghiệm hiện tại cuộc sống Vô Thường sanh – diệt, ăn chay Niệm Phật, trì chú tụng kinh, Thiền Mật song tu. Nguyện xin muôn người chúng ta hãy cùng tích đức tích phước qua những việc thiện lành, để hồi hướng cho nhau thoát khỏi nạn đại dịch. Xin Chư Phật chứng minh.

Mời tất cả các bạn đồng trì hồng danh của Chư Phật, đại Bi chú, vãng sanh và Thất Bảo:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Chú Đại Bi…..Vãng sanh chú……

Mu A Mu Sa

Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang

Ma Sa Ốp Uê

Sa Bi Mô U

Sa U Sa U Ba Thê Um

Nam Mô Saka Poutte Nam Mô Saka Poutte

Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha

Mô Phật, kính chào các bạn. Hôm nay thứ bảy ngày cuối tuần, chúng ta đang nghĩ về điều gì khi trên toàn thế giới người ta sợ lắm, nhưng Việt Nam của chúng ta lại phải tăng thêm hai mấy ngày nữa trong sự giãn cách, trong sự đóng cửa bất di bất dịch. Nói nếu không hoang mang và sợ hãi thì quả thật không đúng, nói không phiền não và đau khổ cũng chẳng đúng, nếu cứ nói cố lên để vượt qua mà không nhìn vào thực tại đang xảy ra thì chúng ta chỉ đang chơi trò chơi ngôn ngữ, nắm trong tay quyền lực để rồi mặc ai.

Chủ đề của hôm nay: “im lặng để thành công” chẳng phải để nói cho mỗi người trong thời kì đại dịch này rằng chúng ta phải im lặng để cho qua sự sợ hãi. Thói thường hai chữ im lặng trong cuộc đời để cho dĩ hòa vi quý, nghĩa là chúng ta im lặng để cho mọi chuyện được tốt đẹp, cho thành công, cho không đấu đá, không tranh dành, không hơn thua. Đại dịch làm sao im, khi nỗi thống khổ trong con người dâng tràn, sự đau khổ đó cứ ập tới, nghe tiếng than khóc của muôn người, chúng ta cứ lên trên mạng nhìn thấy những video của hàng trăm ngàn người đổ xô ra đường trên chiếc xe Honda nhỏ bé, thậm chí ngồi trên xe lăn bằng tay, đi bộ, gồng gánh gia tài trên vai, ôm ấp cả gia đình chạy tháo khỏi thành phố – nơi tụ tập đông, nơi mà họ đã bỏ quê hương tới nơi đó để kiếm sống bao nhiêu năm tháng qua, nay phải cắm đầu chạy trốn trong tức tưởi sợ hãi. Con đường dài hun hút, từ miền Nam ra miền Trung tới Miền Bắc tủa về các thôn quê từ thành thị, từng đoàn người cứ thế mà đi mặt cúi gằm bụng đói khát, trên tay có gì nữa. Từ miền quê xa, từ Miền Bắc Miền Trung, từ miền quê vào thành phố với 2 bàn tay trắng, tần tảo sớm hôm ở trong nhà trọ ở trong phòng thuê. Để rồi trong tình cảnh này lại phải lầm lũi chạy chiếc xe máy có chút xăng đi về miền quê. Chưa bao giờ chỉ cho đến ngày hôm nay, thế hệ trẻ sinh ra trong thời bình không có chiến tranh mới lại có một lần nữa có cơ hội chứng kiến sự ra đi sự chạy trốn… Hoang mang tột độ. Im lặng như thế nào để chúng ta thành công trong mùa đại dịch này. Thật khó. Đây là một điều cần phải suy nghĩ hơn, bởi nếu chúng ta không im lặng đúng pháp thì chúng ta sẽ tạo khổ cho chính mình, mà chúng ta lại cứ nói, nói không đúng pháp, viết lại không đúng pháp, truyền tải thông tin lại không đúng cách thì chẳng khác gì tăng trưởng thêm muôn sự sợ hãi.

Im lặng để thành công là đúng, đúng từ ngàn xưa cho tới bây giờ, với hiện trạng đất nước của chúng ta và trên thế giới thì sự im lặng là tích lũy công hạnh tu, không phải là im lặng để chịu nhục. Trong gia đình để cửa nhà êm ấm giữa tình nghĩa vợ chồng con cái cha mẹ, thật nhiều lúc chúng ta phải im lặng để cho tâm được bình thản, để có sự lắng nghe nhau rồi thông cảm và chia sẻ thì hạnh phúc mới bền vững. Còn nếu một trong những thành viên trong gia đình của chúng ta không biết im lặng thì nhất định sẽ có nhiều đổ vỡ trong tình cảm, gia đình sẽ tan. Trong tình bạn, trong tình người và trong xã hội này cũng vậy, nếu như chúng ta không biết im lặng đúng thời đúng pháp và đúng lúc, lúc nào cũng tuôn ra những ngôn từ; rải ra những văn chữ để tỏ lộ những cảm xúc lẫn lộn theo chiều hướng vô minh chẳng Trí Tuệ thì nhất định xã hội sẽ loạn. Và đặc biệt trong thời kì giãn cách đại dịch, nếu chúng ta không im lặng đúng pháp mà cứ tuôn ra những lời sợ hãi đe dọa hù dọa, mà viết lên những thông tin không đúng không chuẩn mực không phù hợp làm cho xã hội cuồng loạn sợ hãi càng thêm xấu đi. Ta không bàn về những chuyện đó quá nhiều, ta đi vào lời của Đức Phật dạy: Im lặng để thành công, im lặng để thành tựu pháp của Như Lai, im lặng để có công hạnh vượt bậc nội lực thâm hậu chuyển hóa Nghiệp chướng.

Chúng ta hỏi thử Đức Phật giảng 45 năm trời có khi nào Ngài Im lặng hay không. Trong kinh nói thật rõ, Đức Phật im lặng thật là nhiều, đôi khi người ta hỏi vấn đáp trình Pháp thì Đức Phật cũng Ipim lặng trong sự đón nhận. Trong khi có cả lúc Ngài giảng trong sự im lặng. Sự im lặng của Ngài có một sức mạnh tâm linh để chuyển hóa tánh ác và đồng thời cũng để truyền thọ Pháp Bảo cho tất cả hàng đồ chúng. Chữ thành công là ngôn ngữ đời thường, thành tựu là ngôn ngữ Phật Pháp, hai chữ không có khác nếu không có tâm phân biệt. Thực ra sự im lặng: im là tịch tĩnh, lặng là yên, tịch tĩnh trong yên tĩnh. Nhất định mọi người trong chúng ta rất cần sự thanh tịnh trong tịch tĩnh để gạn lọc, để bao dung, để thâu nhiếp tất cả trong sự trong sáng Trí Tuệ của Từ Bi, để có hạnh phúc và bình an, trong thời loạn cũng như trong thời bình, trong gian truân khổ cực cũng như khi hạnh phúc và an vui, sự im lặng rất quan trọng nếu chúng ta biết thực hành đúng khi đưa đến sự thành tựu thành công viên mãn trong cuộc đời. Từ góc độ sống của kiếp người hay con đường đi vào sự tu tập tâm linh giải thoát.

Các bạn, thời xưa Đức Phật ở Núi Linh Khứu, trong hội chúng đông lắm, Ngài không nói một lời, chỉ cầm một bông sen ở trên tay, bên dưới đại chúng im lặng để đón nghe xem Thầy mình sẽ nói bài Pháp gì đây, nhưng hôm nay Đức Phật thật im lặng, chỉ cầm hoa sen trên đầu ngón tay, nhìn xuống đại chúng trong sự an vui, rồi thì trong đại chúng cứ im như vậy để đợi Đức Phật nói nhưng Ngài chẳng nói, chỉ ông Ca Diếp nhìn thấy điều đó hiểu được lời của Đức Phật cho nên ông ta mỉm cười hạnh phúc. Đức Phật nhận ra ông hiểu thấu ý của Ngài khi Ngài giữ sự im lặng, và trong kinh gọi là Niêm Hoa Vi Tiếu. Ngài cầm hoa mỉm cười, ông Ca Diếp hiểu được. Đại chúng ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì thì Đức Phật nói với ông Ca Diếp rằng: này ông Ca Diếp ta có Chánh Pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu Tâm thực tướng vô tướng, nay sẽ truyền cho ông để ông học ông tu, thật tuyệt vời. Câu chuyện đó vẫn còn trong Pháp Thiền của dân gian, chúng ta vẫn thấy Tôn tượng của Đức Phật được tạc tay cầm một bông sen mỉm cười gọi là Niêm Hoa Vi Tiếu, tay cầm hoa mà mỉm cười. Chẳng nói một lời, vậy là Phật im lặng, im lặng mà trao truyền Pháp Bảo có sức mạnh phi thường, đánh thức và làm cho đồ chúng Giác Ngộ, ông Ca Diếp thọ nhận được trong sự im lặng đó và thành tựu được Pháp Bảo.

Thật là nhiều lúc Đức Phật im lặng, có một câu chuyện nữa, Phật im lặng mà đã thay đổi được lòng người. Thời Đức Phật còn sống có một ông vua đại gian đại ác, ông ta đã giết cha và sống bắt tay với Đề Bà Đạt Đa hãm hại Phật thật nhiều lần. Ông ta là vua A Xà Thế nổi danh cực ác thời đó, nhẫn tâm vô cùng, sẵn sàng giết cha đoạt ngôi, sẵn sang phối hợp với kẻ nghịch chống phá lại Đức Phật để rồi hãm hại Phật. Thế nhưng khi ông ta sanh con, hiểu thấu được lòng của cha qua mẹ của mình thì ông ta đau khổ đến loạn thần điên khùng. Chẳng ai chữa được đau khổ và chuyển hóa được điều đó. Ông ta theo một bậc đại thần hướng ý để đến gặp Phật, tới Chùa Kỳ Viên trong khu rừng đó, cả Tăng Thân Đức Phật trên 1.250 người, ông ta bước vào thấy toàn bộ im lặng, không một tiếng động, không một tiếng cười không một tiếng nói. Khi cả trên 1.000 người ở đó im phăng phắc, ông ta bước vào thì hoảng sợ và nói với vị đại thần: có phải ông lừa gạt dẫn tôi vào chỗ chết hay không, nhìn kìa hàng ngàn con người ngồi im như vậy không một tiếng động, ông ta run rẩy sợ hãi. Nhưng vị đại thần đó nói: không, chúng ta hãy tiếp tục đi để gặp Thế Tôn. Bước qua khu rừng cả ngàn người ngồi im lặng không một tiếng động tiếng cười, im phăng phắc như vậy ông ta bước đến gần tiếp cận Phật. Cuối cùng hùng lực trong sự im lặng đó, nội lực thâm hậu của Đức Phật đã giác ngộ làm ông ta tỉnh ngộ, và rồi sự bình an đã tràn ngập. Sau đó được sự khai thị của Phật, từ một ông vua gian ác cực ác giết cha hãm hại Phật, bắt tay với những kẻ nghịch đồ như Đề Bà Đạt Đa giết biết bao nhiêu con người, ông đã trở thành một Phật tử thuần thành, một vị vua Phật tử mang Pháp Bảo Như Lai và đời sống Từ Bi Trí Tuệ để dẫn dắt quốc độ của mình.

Dẫn chứng hai câu chuyện đời Đức Phật như vậy để thấy rằng ngoài 45 năm trời Đức Phật giảng liên tục, dùng ngôn ngữ phương tiện nói thật nhiều, bước chân đi mọi vùng mọi nẻo để khai thị giúp đỡ, nhưng niều lúc Đức Phật im lặng trong hùng lực của Bậc Chánh Giác Chánh Đẳng, và năng lượng của sự im lặng đó đã chuyển hóa 2 tấm gương cao đẹp là ông Ca Diếp hiểu được Pháp Bảo qua sự im lặng – Niêm hoa Vi Tiếu và ông vua A Xà Thế đã thoát khỏi nỗi thống khổ từ một kẻ gian ác giết người giết cha giết bạn giết dân trở thành một vua Phật tử thuần thành tốt đẹp. Trong cuộc sống Phật tử tại gia của chúng ta và đặc biệt trong thời gian đại dịch, chúng ta im lặng giữa Thiện và Ác, Thiện hay Ác ta đều im lặng, không phải ta bị nhục bị sợ để rồi chúng ta nhu nhược, mà im lặng đó chính là hành Pháp Tùy Duyên, như Đức Phật tùy duyên có lúc Ngài nói có lúc Ngài im lặng. Trong cuộc sống hiện thời hay trong đời sống mỗi một gia đình của mỗi người trong chúng ta, nếu biết im lặng để hành pháp Tùy Duyên thì giữa Thiện Ác trong cuộc sống gia đình đó chúng ta sẽ tránh lời hơn thua để tạo ra Nghiệp Khẩu và giúp cho chúng ta hằng thuận an bình trong cuộc sống

Các bạn thân mến, chúng ta nói bài pháp Im lặng để thành công trong thời đại ngày nay, trong lúc mà sự hoản loạn đang xảy ra, lòng người đang sợ hãi vô cùng, nhất định chúng ta thành công trong sự im lặng tịch tĩnh để tu chứ không phải im lặng trong sự sợ hãi nhu nhược. Như mặt hồ im lặng không gợn sóng thì bao nhiêu vẩn đục trong hồ đó dần lắng xuống, sự trong suốt sẽ hiển lộ và thấy rõ từng chút. Im lặng không phải là sợ hãi, không phải im lặng để rồi tránh xa, mà im lặng để Tâm được rỗng những bất thiện Niệm, những điều Ác, những sân si giận hờn, nó vẩn đục trong Tâm, nó có cơ hội lắng xuống bởi vốn trong chúng ta có Tham Sân Si, cóTừ Bi Hỷ Xả và Trí Tuệ, nếu ta cứ quậy vòng vòng để cho Tham Sân Si như bụi làm cho nước đục lên thì Tâm ta không thể nhìn thấy. Cho nên im lặng trong Chánh Niệm hơi thở của Từ Bi Trí Tuệ là tạo cơ hội cho Tâm lắng đọng nước vẩn đục trong cuộc sống, để chúng ta nhìn rõ nhìn thấu để buông đưa đến sự thành tựu thành công trong đời sống. Những thông tin không rõ hiện thời khi nghe chớ vội vội vàng vàng loan báo, hãy im lặng Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ, hành thiện tích đức, thực hiện hạnh bố thí giúp đời trong lúc này là sự im lặng ở trên núi Linh Thứu và sự im lặng trong Chùa Kỳ Viên. Ở đó, sự im lặng của Phật làm cho ông Ca Diếp thọ được Pháp Bảo, sự im lặng trong Chùa Kỳ Viên đã làm cho vua cực ác A Xà Thế tỉnh ngộ. Sự im lặng trong Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ như mặt hồ không sóng không gió, mọi vẩn đục của bất thiện sẽ lắng xuống, tánh thiện lương Trí Tuệ và Từ Bi sẽ hiển lộ, ta sẽ thành công được sự an lạc và tự tại để chuyển hóa nội tâm của chúng ta, để ta vững chãi và nhìn thấu nhân duyên nghiệp quả cộng hưởng ngày hôm nay để chúng ta hoan hỉ tiếp tục Chánh Niệm Từ Bi Trí Tuệ, để cùng với nhau chuyển hóa nghiệp thức vượt qua trong thời đại dịch đang lan tràn khắp chốn khắp nơi. Nhìn từng đoàn người thoát khỏi Thành phố ra đi về miền quê đau lòng vô cùng.. đó mà nước mắt chảy dài sầu muộn cay đắng bởi đã chứng kiến theo lời kể của cha mẹ. Năm 1954 từng đoàn người trốn Miền Bắc vào Miền Nam, mà bản thân chứng kiến từng đoàn người bỏ nước ra đi năm 1975 nay lại có cơ hội nhìn và những giới trẻ có cơ hội nhìn từng đoàn người bỏ Thành phố để chạy trốn. Buồn ơi là buồn, đau đớn. Nhưng trong lúc này nếu chúng ta thả mình theo những ưu tư phiền muộn đau khổ đó mà không nghe lời của Đức Phật im lặng trong Chánh Pháp, để thành tựu được Pháp Bảo, để thành công sự an lạc trong cuộc sống thì chúng ta chẳng khác gì nhảy chui đầu xuống vùng sình lầy vùng vẫy cho tới lúc chết giữa vùng sình lầy của sự sợ hãi của sự hoang mang. Từ trong cuộc sống đôi lứa xã hội cộng đồng bạn bè rất cần nhiều lúc mỗi người chúng ta cần phải im lặng trong Chánh Pháp để thanh lọc thân tâm, như mặt hồ lắng đọng, vẩn đục lắng xuống nhìn thấu mọi thứ. Hãy cùng với nhau trong thời kỳ này ăn chay niệm Phật trì kinh trì chú, ta Thiền Định Thiền Mật, ta tu những Pháp môn phương tiện phù hợp, cố gắng thực hiện im lặng trong Chánh Pháp để tăng trưởng nội lực nương vào đại hùng đại lực Đại Giác Đại Ngộ năng lượng Từ Bi của Chư Phật mười phương để cùng nhau im lặng gạn lọc mọi vẩn đục lo lắng sợ hãi trong Tâm, để chúng ta xứng đáng như Chư Phật dạy ông Ca Diếp: Niêm Hoa Vi Tiếu, để chúng ta xứng đáng như một người cực ác trong vô lượng kiếp như vua A Xà Thế thì chúng ta chẳng khác vị đó đâu, được một lần cảm nhận sự hùng lực trong sự im lặng Thế Tôn của Tăng Thân, để tỉnh ngộ mà vượt qua thoát khỏi sự sợ hãi trong vô minh. Im lặng đúng theo Chánh Pháp là công hạnh tu tập, chẳng phải nhu nhược sợ hãi, chẳng phải chạy trốn hay lãnh cảm, chẳng phải chai đá ngoảnh mặt làm ngơ, nhưng im lặng trong Trí Tuệ và Từ Bi là một công hạnh cần chuyên chú Chánh Niệm thực tập, đưa chúng ta đến thành công thành tựu giữ hạnh phúc gia đình đôi lứa  cha mẹ vợ con cộng đồng xã hội và giữ cho Phật tử tại gia của chúng ta có được an lạc. Riêng với những bậc xuất gia thì im lặng trong Chánh Pháp sẽ tăng trưởng năng lượng từ ái Trí Tuệ, có nội lực thâm hậu, rất cần trong thời kỳ này. Nhìn đi ở ngoài đường bạn thấy vắng teo, nhưng những trục lộ lớn từ Bắc đến Nam rần rần rộ rộ khăn gói lên đường chảy tỏa về quê, có khi nào người ta chạy như vậy đâu. Và rồi mịt mù trong con đường tăm tối biết bao giờ quê hương tôi, quê hương của chúng ta mới có thái bình trở lại, biết bao giờ dòng người ngược xuôi trở về miền quê mới vững tin trở về nơi kiếm sống hàng ngày, biết bao giờ đây. Đã là con người của quê hương, chúng ta có dòng tâm cảm và nhìn thấy nhận ra cảm xúc đau buồn cực độ, làm sao đây, hãy sống trong im lặng bằng Chánh Pháp tu tập Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ, tăng trưởng nội lực cùng với nhau hồi hướng bằng các làm việc Thiện bố thí Từ Bi với khả năng cho phép, để cùng với nhau góp sức trong sự tu đó cùng tạo dựng công đức phước báu hồi hướng cho nhau để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại này. Khuyên mỗi người chúng ta luôn để ý, để ý im lặng theo đúng Chánh Pháp như mặt hồ không sóng gió để lắng đọng tâm tư từ trong gia đình, từ trong cuộc sống của Xã hội, nơi nơi ta tới có sự thanh tịnh, có hùng lực của im lặng Chánh Pháp, để mỗi người chúng ta thành công trong cuộc sống, thành tựu trên con đường tu. Chúc mọi người tư duy một chút để nhận rõ lợi ích của sự im lặng và sự hướng dẫn mà Đức Phật truyền dạy cho ông Ca Diếp ở Núi Linh Thứu Niêm Hoa Vi Tiếu và sự Im lặng tại Chùa Kỳ Viên hùng lực đã đánh thức ông Vua A Xà Thế. Nhất định trong cuộc sống nếu chúng ta biết im lặng theo Chánh Pháp sẽ tạo được hạnh phúc cho nhau và làm cho xã hội dần dần ổn định và làm cho Tâm ta tăng trưởng nội lực vượt qua được cơn đại dịch hiện thời ngày hôm nay/

Nguyện xin Chư Phật Chư Bồ Tát Thánh Hiền hoan hỉ chứng minh.

Mô Phật

Câu hỏi:

Thưa Thầy, khi nghe Thầy khai thị sự Im lặng trong Chánh Pháp con thấy rất hay nhưng con thấy không dễ thực hành được. Im lặng bằng miệng đã khó lắm rồi vì ai cũng muốn bày tỏ suy nghĩ chánh kiến của mình, mà im lặng theo Thầy khai thị thì không chỉ bằng miệng mà còn bằng Tâm, Ý nữa. Điều này lại càng khó thực hành hơn nữa. Như vậy, Thầy có thể dạy cho chúng con cách tập trung Ý của mình để giữ im lặng, để con hiểu rõ ràng hơn và có thể thực hành hàng ngày.

Mô Phật, có một câu ngày xưa nghe mà ít ai nghĩ rằng có thể làm được. Đó là câu: di sơn, dời hải. Tức là dời được núi lấp được biển, chuyện đó khó đúng không con. Nhưng ngày nay người ta làm được rồi đó. Ở Việt Nam ngày nay thiếu gì người dời hải lấn chiếm bờ biển, đổ đá cho đẹp rồi người ta lấn chiếm. Những tảng núi to, những quả núi lớn người ta phá tan hết, con người nhỏ bé mà có thể phá được núi lấp được biển. Phương tiện ngày xưa bằng tay không làm được, máy móc ngày nay làm được. Sự im lặng không nói không phải là lúc nào cũng im lặng, im lặng tùy thời, Đức Phật dạy 45 năm trời, khi Giác Ngộ Ngài im lặng trong 49 ngày để suy nghĩ làm sao dạy cho chúng sanh, và sau đó Ngài đã ứng dụng từng ngày đi nói Pháp và nhiều lúc Ngài im lặng. Chúng ta cũng như vậy, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng im lặng, nhưng nhiều lúc cần phải nói với bản thân im lặng. Làm sao dời được ngọn núi cao, làm sao lấp được biển bằng thói quen ta thường nói là thể hiện chính kiến tư tưởng kiến thức suy nghĩ của mình. Cuộc sống mà, ai mà không nói. Nhưng có phương tiện người ta dời núi lấp biển, chúng ta có phương tiện lớn Đức Phật dạy Chánh Niệm hơi thở Từ Bi Trí Tuệ quán, với phương tiện này chúng ta thực hành với công hạnh thuần thục mỗi ngày, có khả năng giữ được sự im lặng khi cần thiết sẽ tăng trưởng sự thanh tịnh trong Tâm, để Trí Tuệ hiển lộ, để năng lượng Từ Bi lan tỏa. Nghe thấy khó nhưng không khó, ngày xưa nghe nói lấp biển dời núi thì thấy khó nhưng ngày nay dễ lắm. Nếu Nhà nước cho phép tự do thì chắc các ngọn núi ở Việt Nam bị san bằng hết, cát biển sẽ bị lấp cạn hết. Ta làm được chuyện đó bởi phương tiện, Đức Phật không thể nói với chúng ta rằng cứ im lặng mà không trao cho chúng ta phương tiện. Ngài trao cho chúng ta phương tiện lớn đó là Chánh Niệm Từ Bi Trí Tuệ quán trong hơi thở. Nếu các bạn thực tập, có nghĩa là học hỏi vận hành phương tiện như máy cẩu máy ủi máy đục máy khoan thì núi có thể san bằng, biển có thể lấp đi. Cả những ngọn núi cao trong sự thích nói trong sự không thanh tịnh trong sự không thinh lặng hoặc biển sâu của những ngôn ngữ hàng ngày tuôn ra, có phương tiện của Chánh Niệm Từ Bi Trí Tuệ quán, các bạn chỉ cần học cách vận hành nó từng ngày từng ngày từng chút từng chút như những người học vận hành máy móc thì nhất định biển có thể lấp, núi có thể dời đi. Sự khó khăn trong hiện tại, từ sự thanh tịnh nơi khẩu im lặng không nói nhiều, khi cần chứ không phải lúc nào cũng im lặng hoặc im lặng ở trong tâm thanh tịnh, im bặt trong tâm không khởi lên ý thì cần có công hạnh tu tập thực hành đúng phương tiện Đức Phật đã trao cho chúng ta nếu chúng ta có phước báu phù hợp với nhân duyên của phương tiện đó. Thiền Mật song tu Chánh Niệm hơi thở Từ Bi Trí Tuệ quán là một phương tiện, nếu các bạn thực tập ứng dụng thuần thục thì nhất định các bạn thuần hóa được tâm của bạn để bạn im lặng đúng theo như Chánh Pháp, khi đúng thời đúng lúc để tăng trưởng Từ Bi và Trí Tuệ , lan tỏa yêu thương giữ được thái bình trong gia đình và cuộc sống. Chốt cuối cùng là hãy thực tập. Đây là lời khuyên, cứ từ từ, đừng vội vàng. Các bạn thấy một quả núi lớn người ta đập riết phá riết nó cũng chẳng còn. Nếu các bạn có cơ hội tiếp cận những thành phố có những ngọn núi, Bảo Thành từng thấy ở Đồng Nai có những ngọn núi Bửu Long chỉ sau thời gian người ta phá sạch, Núi Châu Thới người ta cũng phá hết một nửa, nếu được cho phép nữa thì sẽ chẳng còn gì. Bờ biển ở duyên hải như ở Hà Tiên hay những bờ biển lớn hay bờ sông người ta đã lấn hết. Chỉ cần công cụ phù hợp thì pháp phương tiện vi diệu Đức Phật đã trao truyền, ai có nhân duyên phước báu phương tiện nào thì chúng ta ứng dụng cho thuần thục, nhất định chúng ta sẽ giữ được im lặng đúng Chánh Pháp, để trở thành một phần ông Ca Diếp lĩnh hội được mật truyền của Chư Phật hoặc có thể cải hóa tâm hồn của chúng ta để trở thành một người tốt như vua A Xà Thế. Quan trọng là ta phải thực tập, đừng vội vàng, mới ăn mà đòi no, mới làm mà đã đòi thành công là không được. Cứ kiên nhẫn thực tập, chọn lựa cho mình một pháp môn phù hợp, thực tập và tiếp cận với những bậc thiện tri thức, thường tham vấn với các Ngài để được các Ngài sách tấn nâng đỡ dìu dắt để ta vượt qua khi gặp thử thách. Văn ôn võ luyện pháp Phật cần phải tu mỗi ngày. Mô Phật.

Hồi hướng:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện xin hồi hướng công đức đồng tu ngày hôm nay nếu có nguyện cầu cho toàn thế giới và cho quê hương Việt Nam của chúng con có đầy đủ phước báu thoát ra khỏi đại dịch. Mọi người được an lạc hạnh phúc trở lại cuộc sống bình thường.

 Nguyện xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn