Minh Thiện đánh máy, Bảo Ngân biên tâp
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta hãy về với kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn để Bảo Thành và các bạn, chúng ta cùng gặp gỡ nhau. Các bạn thân mến, đã có duyên rồi Bảo Thành mời các bạn hãy đăng nhập vào kênh YouTube này, kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn để mỗi lần Bảo Thành lên trên YouTube này nó sẽ báo cho các bạn biết, nếu có thời gian chúng ta gặp gỡ nhau. Ít nhất các bạn cũng nhận được là Youtube sẽ báo cho các bạn biết Bảo Thành đang ở trên YouTube, cám ơn các bạn.
Các bạn thân mến, Bảo Thành hôm nay gợi ý kể về một câu chuyện, đi thẳng vào luôn các bạn ơi.
Vào hồi xưa, sau khi nhà vua đã ổn định được quốc độ của mình, trăm họ ở trong quốc độ đều hạnh phúc, an vui, sống vui với những chính sách của nhà vua đặt ra. Đất nước đã an ổn, lúc này vua muốn đi kinh hành để tiếp xúc với mọi người dân. Sự đi kinh hành một cách bí mật để không lộ làm cho dân sợ hãi. Thế rồi vua bắt đầu đi xuống nơi dân cư ở với hai người, một người là quan văn và một người là quan võ. Hai vị quan văn và quan võ này đều phục tùng nhà vua một cách bí mật, đi để thám sát những người dân sống có hạnh phúc với chính sách của nhà vua đặt ra hay không? Vua rất là hạnh phúc trên cuộc hành trình này cùng với hai vị đại thần lớn nhất ở trong triều, một vị là quan văn, một vị là quan võ. Trên cuộc hành trình đó, quan văn thì nói liên tục những điều này điều kia còn quan võ, đã gọi là võ tướng, im lặng chẳng nói nhưng oai hùng vô cùng, như một vị thần hộ pháp bên cạnh nhà vua. Có những lúc khi tiếp xúc với dân, ông quan văn lấn ướt nói liên tục, giải thích đủ thứ bởi nhà vua ít nói, muốn giữ sự thinh lặng lắng nghe mà thôi, để muốn thấy được thực trạng của đất nước.
Nhưng ông quan văn nhà ta chứng tỏ tài văn hoa, đi tới đâu là nói ồn ào tới đó. Đến khi gặp sự bất công ở trong đời thì lại núp ra đằng sau, đẩy quan võ tới. Mà cũng là lúc để quan võ thị uy, ra sức mạnh biểu dương nên vung kiếm, vung gươm ngăn chặn những bạo lực đang xảy ra ở trên con đường mình đi. Thế là vua cũng cứ bình tĩnh đi như vậy, nhưng bên cạnh luôn luôn có quan văn, quan võ để mà đối đầu với mọi hiện tượng xảy ra trên con đường đi thám thính dân tình. Vua mới nghĩ rằng: “Thôi, quan văn và quan võ, hai khanh hãy cùng với ta đi vô trong cái miếu này để chúng ta thỉnh thần miếu, nói một lời công đạo là ta cai trị dân có tốt hay là không.” Thế rồi vua vô cầu thỉnh, vua mới cầm một đồng tiền quăng lên trên trời và vua nói: “Nếu cái mặt nó quay lên thì có nghĩa là ta đã chứng minh được với trời đất lòng thành mà cai trị dân chúng với những điều tốt, cho nên chuyện gì ta ban ra, dân cũng yên vui, và nếu như mặt lưng mà xoay lên thì có nghĩa thần linh không chứng minh, và cho rằng sự cai trị của ta đã sai thật là nhiều, cần phải sửa đổi”. Thế rồi vua tung đồng tiền lên, quan văn nhìn thấy mặt thì tán tụng vô cùng, tán tụng vô cùng là nhà vua đã cai trị đúng, chính sách của vua đã đúng, còn quan võ cũng mừng vô cùng, hai người đều quỳ xuống thuần phục nhà vua và ca tụng nhà vua. Nhưng vua mới nói với hai vị quan đó rằng: “Nếu chính sách của ta đúng thì tại sao trên suốt đoạn đường ta đi qua, ta cứ phải nhờ ông quan văn đi vào để giải thích những chuyện bất hòa ở trong dân chúng. Mà tại sao đi đâu cũng thấy mối bất hòa, dân chúng cãi nhau đánh nhau, sợ hãi, lo toan. Rồi ở đâu ta cũng phải nhờ quan võ ra chặn đứng những chuyện xô xát, chém giết lẫn nhau. Hai vị quan đó đều ngớ ngẩn cả lên, vua mới nói như vầy: “Thật ra đồng tiền âm dương này nó chỉ có một quẻ duy nhất, quẻ đó là hướng mặt lên trên trời, nó chẳng có cái lưng để hướng xuống dưới.
Chúng ta không phải cầu thần linh để chỉ bảo cho chúng ta đúng hay sai, mà hai khanh là quan văn võ của ta phải đồng hành với tư tưởng của ta để cai trị đất nước. Chúng ta phải hướng lên trên trời, hướng những điều thiện hảo, hướng thượng, hướng những điều tốt để cai trị dân bằng chính sách tốt. Để hiểu rõ điều này thì quan văn nhà ngươi phải tinh tấn siêng năng, đi gần gũi với dân chúng, coi chuyện gì bất ổn phải tấu trình lên, để cho ta ra những chính sách phù hợp giúp cho dân. Còn quan võ cũng phải đi quan sát để thấy được tình trạng của đất nước tại sao xảy ra những sự xô xát, đánh nhau liên tục như vậy, để ta về kịp thời sửa chữa. Các người phải nghe lời ta thám sát thật là rõ ràng, cặn kẽ, nghe đúng lời của ta chỉ dạy mà làm. Mặt ta phải hướng lên trời, đồng tiền chỉ có một cái mặt, cuộc đời chỉ có một hướng để hướng tới tức là hướng lên để đi, chứ đừng hướng xuống để cúi đầu”. Quan văn, quan võ hình như hiểu được điều đó và sau đó quan văn, quan võ phục tùng nhà vua cho tới thọ mạng viên mãn với chính sách luôn luôn quan tâm đến dân tình, lúc nào cũng sai quân sai lính của mình thăm dò dân có chuyện gì sai trái liền về báo cho vua biết và vua sửa đổi. Rất hay là ông vua này là một vị minh vương, biết hướng dẫn cho quan văn và quan võ làm đúng nên chính vì sự hướng dẫn tận tình như vậy mà quan văn võ đã nghe theo lời của vua. Để rồi từ đó, vua luôn luôn có sự hồi âm chân chính từ quan văn, quan võ và có những chính sách phù hợp để giúp cho dân chúng.
Ý của câu chuyện hôm nay nói tới là trong mỗi người chúng ta đều có một ông quan văn và một ông quan võ, hai vị đại thần trung kiên gắn bó suốt cuộc đời, mà ông vua đó tức là ý của chúng ta. Ý của chúng ta không thể có hai mặt âm dương úp ngửa. Mà như nhà vua kia nói, trong đồng tiền của vua chỉ có một mặt hướng lên, để ý của chúng ta phải chỉ có một mặt khởi lên những ý thánh thiện, những ý hướng thượng, những ý mà mang tới cho cuộc đời của chúng ta và cuộc đời của những người khác niềm hạnh phúc. Các bạn thân mến, hai ông quan văn của chúng ta là gì? Quan võ là gì? Quan văn là cái miệng, cái miệng nói lắp bắp hàng ngày thì chúng ta phải dùng ý của vị minh vương ở trên đầu để mà giáo dưỡng ông quan văn này biết nói những lời thật tốt để chăm sóc tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc đời. Nếu như ông quan văn này không được giáo dưỡng, không được chỉ dạy, không được huân tu theo một con đường đúng, chẳng khác gì ông quan văn này không có tuân thủ theo một chính sách tốt của nhà vua, là ý của chúng ta, thì ông ta sẽ tự tác nay đây mai đó nói chuyện xàm để rồi gây ra họa. Nhưng chúng ta phải chú ý đến vị quan văn này tại vì quan văn luôn chỉ tài ở chỗ biết ăn, biết nói, do đó thường tuôn ra những lời nói tạo nghiệp. Do vậy ông quan văn này luôn luôn, luôn luôn phải được vị minh vương là ý của chúng ta, phải luôn luôn làm chủ ngôn ngữ của mình, làm chủ ông quan văn này và phải huấn luyện cho ông quan văn này thuần thục cách ăn, cách nói. Để làm gì? Để tạo phước cho bá gia bá tánh, còn không rất nguy hiểm. Ngược lại, ông quan võ sức mạnh luôn luôn thể hiện, ông quan võ là ai? Là thân xác, là hành động của thân, hành động của thân thường tạo ra các nghiệp như nghiệp sát, nghiệp trộm cắp, nghiệp tà dâm. Chính trong ba nghiệp này nó thường hoành thành trong cuộc đời của chúng ta, là bởi vì thân này nó có sức mạnh luôn đòi hỏi những điều đó, nếu vậy minh vương là ý không chịu huấn luyện và chỉ dạy cho ông quan võ này những đường lối chính sách của mình thì thật là nguy hiểm.
Các bạn, vị minh vương giỏi là biết nói cho quan văn phải làm đúng chính sách của mình, quan võ phải hành đúng chính sách của mình, luôn theo một quy luật mà vua đã đưa ra và luôn bám sát dân tình để mà thấy được sự sai mà sửa, tấu trình lên để vua có những đường lối chính sách phù hợp mà an dân trị quốc. Thì khẩu của chúng ta và thân xác của chúng ta là quan văn, quan võ phải luôn luôn phải biết liên kết, lắng nghe theo vị minh vương là ý, và ý luôn luôn phải truyền xuống một khẩu lệnh đặc biệt cho cái khẩu và thân này để thân và khẩu luôn luôn hành theo ý, ý hướng thượng, ý của pháp thiện. Để làm gì? Để luôn luôn phải biết lắng nghe, phải biết đi sâu sát vào những cảm xúc của tất cả mọi chúng sanh để quan sát cái nào đúng, cái nào sai để hỗ trợ cho ý của chúng ta thành tựu được pháp thiện. Không thể nói ông vua làm một mình, vua rất cần quan văn, không thể nói vua có thể làm một mình với quan võ, văn võ song toàn hợp nhất với vua để thống trị toàn dân. Ý, thân và khẩu của chúng ta như một vị minh vương và quan văn, quan võ phải được đồng bộ nhất thể trên cái hướng, hướng lên, như đồng tiền xoay ngược xoay xuôi thì chỉ có một mặt hướng lên. Cuộc đời lật ngược lật xuôi từ quá khứ, hiện tại hay tương lai thì quan văn, quan võ tức là thân, ngữ, ý này cũng chỉ có một hướng duy nhất để hướng đó là hướng lên, chứ ta không thể hướng xuống được. Nếu chúng ta biết xóa đi một mặt của đồng tiền kia là mặt dưới để tạo một mặt nữa đều là hai mặt thì dù có quăng, xoay ngược trong cuộc đời từ quá khứ đến hiện tại thì cũng chỉ có một mặt hướng lên duy nhất để cho ý của chúng ta phục tùng theo những điều tốt đẹp mà chúng ta hướng thượng, để từ đó đưa ra những suy nghĩ tốt đẹp, dẫn khẩu và thân của chúng ta hòa hợp, hòa hợp, hòa hợp để đi lên một con đường mang lại sự lợi lạc cho chính chúng ta và lợi lạc cho những người khác.
Các bạn thân mến, cuộc sống thì bừa bộn vô cùng, biết bao nhiêu những chuyện đang xảy ra và dù chuyện gì xảy ra đi nữa thì ý của chúng ta cũng cần phải luôn luôn sáng suốt, ý của chúng ta cũng luôn luôn phải phối hợp nhịp nhàng với thân và ngữ. Ngôn ngữ sử dụng và hành động của thân phải được phối hợp nhịp nhàng với ý của chúng ta, với ý thượng hướng, hướng về chánh pháp, hướng về pháp thiện. Như vậy nhất định mỗi người chúng ta sẽ làm chủ được hai ông quan văn, quan võ này và chúng ta sẽ làm cho cuộc sống an vui hơn bởi quan văn, quan võ của ta là hai ông quan trung thành trước là biết trên, sau là biết dân tình, lắng nghe theo minh vương làm việc cho tốt.
Các bạn, thân, ngữ, ý mà đồng bộ nhất như thì nhất định cuộc đời của các bạn sẽ hạnh phúc. Nếu để có thân ý nhất như, các bạn cố gắng sống trong hơi thở chánh niệm, sống trong chánh niệm từng giây phút, thân, ngữ, ý của các bạn sẽ đồng bộ nhất như trong từng sát na của cuộc đời.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.