Bảo Tịnh Hương đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.
Con nguyện mười phương Chư Phật ban rãi năng lượng đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Các bạn, các bạn nên đăng nhập vào kênh YouTube thiền mật tông Thất Bảo Huyền Môn để Bảo Thành và các bạn tạo thêm nhiều nhân duyên chia sẻ và tư duy trong đời sống này. Cảm ơn các bạn.
Các bạn thân mến. Tất cả những gì chúng ta làm trong cuộc đời đều có hậu quả của nó. Nếu chúng ta làm việc tốt, hậu quả tốt sẽ tới với chúng ta. Nếu chúng ta làm việc xấu, hậu quả xấu sẽ tới với chúng ta. Trong Phật giáo, những việc xấu tức là những việc tạo ra các ác nghiệp. Nó sẽ trổ quả và gây đau khổ phiền não và chúng ta phải trả không thể chạy trốn được. Còn những điều thiện nó cũng tạo ra do những thiện pháp, tạo thành thiện nghiệp, thì quả của nó khi trổ nó sẽ an vui may mắn. Đó gọi là Phước báu của Thiện Pháp. Còn bên này là quả của ác pháp, quả của ác pháp là đau khổ của phiền não là họa. Quả của Thiện Pháp là an vui hạnh phúc là Phước báu. Ác nghiệp tạo ra họa, Thiện nghiệp tạo ra Phước. Phước do Thiện nghiệp các bạn thấy rõ ràng, hoạ do ác nghiệp.
Đức Phật dạy nhân quả khi nó trổ rồi, quả Thiện thì nó tới tốt đẹp, quả ác thì nó cũng tới mà xấu. Dù là quả nào đi nữa, ở đâu ta cũng nhận được. Quả tốt thì ăn vui rồi nhưng quả xấu kìa. Đó là điều chúng ta cần phải nói vô đó, ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống này, hầu mỗi khi chúng ta làm một việc gì, chúng ta cũng phải suy nghĩ sống trong chánh niệm, và mang tâm từ bi áp dụng đúng nhân quả để làm, để khi hậu quả nó tới đều là những hậu quả tốt đẹp, còn không chúng ta sẽ khổ lắm.
Là một bậc thánh hay là một vị nào đi nữa thì khi những nghiệp quả nó tới rồi chạy trốn không được. Sự khác biệt của những bậc thánh có tu là khi trổ quả ác họ hoan hỉ đón nhận. Còn những người không tu khi quả ác nó hiện hình trở về, dù là rất nhỏ, thì chúng ta than vãn kêu ca. Chúng ta oán trách ông trời không công bằng, hoặc chuyện này chuyện kia, đổ lỗi đổ thừa, mà chúng ta không nhìn nhận đó là lỗi của ta. Đó là tội của ta. Đó là nghiệp của ta. Mà càng sầu bi, càng oán trách, thì chúng ta lại càng tạo nghiệp. Và cứ luân lưu mãi để nghiệp quả bất thiện đó cứ ảnh hưởng mãi trong cuộc sống của chúng ta. Nhận ra những chân lý đơn giản như vậy trong luật nhân quả mà Đức Thế Tôn dạy sẽ giúp cho chúng ta tịch tĩnh hơn, cẩn thận hơn trong từng ý khởi lên, trong từng ngôn từ áp dụng trong cuộc sống, trong từng hành động, để giảm bớt tối thiểu những nghiệp quả bất thiện sẽ tới với chúng ta trở lại trong nay mai hoặc trong kiếp tới. Rất quan trọng, cuộc sống là một sự lựa chọn. Mà chúng ta đều là những người có kiến thức và trí tuệ, thì nhất định chúng ta phải có sự lựa chọn thật là tốt cho đời sống của mình. Nếu chúng ta thấy một cục đá và một trái ổi, khi đói bụng, người bình thường cũng chọn trái ổi để ăn, không ai chọn cách cục đá để nhai gãy răng. Đó, như vậy đó, mà một đứa nhỏ nếu chúng ta đưa một cục đá và cục kẹo, nó cũng biết chọn cục kẹo để ăn, uống hồ gì là ta sao không biết chọn pháp thiện để thực tập mà cứ đâm đầu vào pháp ác tạo khổ cho ta và tạo khổ cho nhau.
Trong thời của Đức Phật có một người để tử thần thông đệ nhất đó là Ngài Mục Kiền Liên. Ngài Mục Kiền Liên là một đệ tử liễu thông pháp của Chư Phật khai thị nên có thần thông cao dữ lắm. Ông ta có thể biến hình. Ông ta có thể bay lên trên trời. Ông ta có thể làm nhiều các phép lạ thần thông dữ lắm. Nhưng vì nghiệp quả của kiếp trước ông ta đã sát hại cha mẹ của mình, sát hại cha mẹ do đó trong kiếp mà ông ta là Mục Kiền Liên thời đức Phật, ông ta cũng đi rao giảng làm việc có thần thông đó, đụng chạm đến một nhóm Bà La Môn. Bởi vì những nhóm bà la môn này cũng tu theo một đạo phái khác mà ông Mục Kiền Liên thần thông giỏi rồi lôi kéo hết đệ tử, phật tử, những người theo họ về với ông Mục Kiền Liên, họ không có ưa, họ không có thích ông Mục Kiền Liên. Chúng ta nhớ Ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, không có ai có thể hại được Ngài. Ngài có thể dùng thần thông để biến hóa không ai bắt được Ngài, không ai giết được Ngài. Thế nhưng chính vì Ngài là bậc đã Giác Ngộ chứng quả thánh, hiểu được luật nhân quả. Và khi quán chiếu trong tiền kiếp mình đã hại cha hại mẹ như vậy, cho nên khi bị nhóm Bà La Môn bắt Ngài và giết Ngài, Ngài không dùng thần thông để trốn. Bởi Ngài quán chiếu thấy rõ rằng nghiệp quả này là do chính ta đã tạo nên từ kiếp trước, bởi ta đã giết cha mẹ của mình. Do đó hôm nay có những Bà La Môn này vì một lý do gì đó ghét mà ta đã trổ quả nên họ bắt ta và giết ta. Và thưa các bạn, ông Mục Kiền Liên thật hoan hỉ để cho nhóm Bà La Môn này bắt và giết chết ông ta, thậm chí nhóm này còn băm thân xác của ông ta ra từng mảnh nhỏ, và tung lên trên trời để cho vung vãi khắp nơi. Các bạn thân mến, một người chứng đắc quả thánh hiểu được nhân quả không thể trốn, nhưng tâm hoan hỉ đón nhận. Chính tâm hoan hỉ đón nhận đó đã tăng trưởng Phước báu cho vị đó và còn làm lòng tha thứ cho những ai đã phạm đến mình để những người phạm đến mình được sự tha thứ bớt đi nghiệp quả sát sanh.
Trong cuộc sống của chúng ta, nếu ai hại đến chúng ta thì chúng ta đã phải trả thù rồi. Nếu ai chửi chúng ta chúng ta đã vội chửi lại họ. Nếu ai đánh chúng ta chúng ta cũng vội vàng đánh trả lại. Có ai có đủ thời gian quán chiếu như Ngài Mục Kiền Liên, hiểu thấu được, đó cũng là phần nghiệp quả trổ ra cho ngày hôm nay bởi kiếp trước ta đã tạo. Khi một ai chửi các bạn, có khi nào các bạn lắng đọng tâm hồn và nghĩ rằng à nhân quả Phật dạy, kiếp trước hoặc lúc trước ta đã chửi mắng họ nên lòng sân hận của họ được nuôi dưỡng nay gặp ta trổ quả họ chửi mắng ta. Nếu các bạn hiểu được như vậy các bạn dằn tâm xuống, nhẹ nhàng quán chiếu đến tâm từ bi của Phật, giữ hơi thở chánh niệm, hồi hướng cho họ và chúng ta an vui đón nhận sự chửi bới đó với lòng hoan hỉ. Không những chúng ta không tạo nghiệp mà chúng ta còn chuyển hết nghiệp của kiếp trước. Hơn nữa, ta còn tạo ra phước báu cho ta và giúp cho người ta tỉnh táo có thêm phần phước báu khi họ chửi.
Có khi nào các bạn bị người ta đánh đập, các bạn vội vàng đánh lại người ta, hay các bạn dành một chút tư duy để suy nghĩ và hỏi rằng sao người ta lại đánh bạn. Và giữ hơi thở chánh niệm nguyện xin Chư Phật ban cho ta năng lượng từ bi và hồi hướng giữ cho thân tâm ta bình tĩnh đón nhận sự hành hung đó một cách nhẹ nhàng. Và chúng ta hoan hỉ tha thứ cho họ. Khó đó, bởi ai ở trên đời này có thể đứng cho người khác đánh. Nhưng mà trong cuộc sống có biết bao nhiêu những sự xô xát giữa chân tay, giữa ngôn ngữ, giữa ý tưởng xảy ra. Ở trong những hoàn cảnh mà ta chỉ muốn trả thù, nhưng nếu chúng ta biết kiềm lại không trả thù, tha thứ, và dung nhiếp, quán chiếu nhân quả, nguyện xin Chư Phật ban rải lòng từ, năng lượng từ bi, hồi hướng cho họ, thì chính lúc nguy kịch bởi quả bất thiện tiền kiếp nó trổ, ta lại có sự tỉnh táo thông tuệ để gieo trồng vào đó những chủng tử thiện hơn, mọc lên những quả phước báu cho ta, và cho những người ta yêu thương.
Sự bình tĩnh đó thật là khó, nói thật là dễ nhưng thật là khó. Nhưng không phải không ai làm được. Ngài Mục Kiền Liên Ngài làm được. Ngài sẵn sàng bởi biết kiếp trước giết cha mẹ nên nhóm Bà La Môn này do ganh tỵ trong cuộc sống, ám hại Ngài, giết Ngài. Và Ngài biết rõ rằng là họ sẽ giết Ngài, sẽ băm Ngài, nhưng Ngài vẫn hoan hỉ trả nghiệp, tự quả nó đã trỗ. Ta không bằng Ngài. Ta không thể bằng Ngài để đứng đó cho người ta đánh, ngồi đó nghe người ta chửi hoặc xuyên tạc, nhưng ít nhiều khi bị ở trong những tình huống đó, các bạn hãy bình tâm, hãy lắng đọng tâm của mình lại, sám hối nhìn nhận những lầm lỗi, tội lỗi, nghiệp chướng ta đã tạo, gây ra quả này. Và hãy cố gắng gắn kết với chư Phật mười phương, đón nhận được năng lượng từ bi của các Ngài, để các bạn có giàu lòng thương yêu, biết tha thứ cho chính mình, biết tha thứ cho người, để dùng năng lượng đó chuyển hóa ngay khi nghịch cảnh, ngay ác nghiệp, ngay quả bất thiện nó trổ. Để các bạn chuyển hóa xấu thành tốt, mượn ngay cái xấu để gieo trồng nhân đức phước báu cho mình. Bởi mỗi một cơ hội tới như vậy là một lần chúng ta có nhiều cơ hội để rải tâm từ, để trồng quả phước báu, gieo nhân thiện. Chỉ cần chú ý một chút, chỉ cần tư duy thêm một chút, chỉ cần gắng công một chút, sống trong sự tịch tĩnh, hay nói khác hơn là sống trong sự tỉnh táo. Khi giao tế, khi xử thế ở đời, mọi tình huống đều có thể xảy ra, nhưng bất kể một tình huống nào, có nhân quả bất thiện mà trổ, chúng ta đều đã sẵn sàng để đón nhận. Chúng ta đều đã sẵn sàng để đón nhận ân điển năng lượng vi thế, năng lượng siêu thế từ bi của Phật vào trong tâm, vào trong thân của ta, để ta đương đầu với nghịch cảnh trong an vui, trong an lạc. Lời nói này là không còn suy nghĩ về khó hay dễ nữa, mà lời nói này như một sự nhắc nhở gợi ý cho chúng ta hãy thực tập. Với công phu bền vững đó, ta sẽ có một tâm thái an nhiên tự tại, và có một sức mạnh trong tỉnh táo để làm chủ được những nghịch cảnh khi nó xảy ra. Để mượn nghịch cảnh kiến tu, mượn nghịch cảnh để tạo phước, mượn nghịch cảnh để nhìn rõ lầm lỗi của mình. Để chúng ta sẵn sàng, sẵn sàng tái sanh trở lại nơi chính dòng nghiệp thức bất tịnh của mình tạo ra, để vun trồng mầm mống Phước thiện, để có được phước báu tăng trưởng tư lương đi vào cuộc hành trình tìm tới Chân Thiện Mỹ.
Mỗi một người trong chúng ta đều có khả năng làm điều đó, mỗi một người trong chúng ta đều có khả năng làm được như ông Mục Kiền Liên. Và thần thông vi diệu không phải là bay lên trên trời trốn tránh kẻ thù của mình, mà thần thông vi diệu ở chỗ là tâm hoan hỷ nhìn rõ nhân quả trong tiền kiếp, sẵn sàng đón nhận khi trổ quả, để chuyển hóa quả xấu thành tốt, chuyển hoá bất thiện thành thiện, chuyển hóa tà niệm thành chánh niệm, để sống trong chánh niệm từng hơi thở, sống an vui, sống tha thứ và sống tịch tỉnh trong pháp lạc mà ta có nhân duyên đang tu tập. Chúc các bạn sống bình an, chúc các bạn bình tĩnh hơn, để đối diện với mọi nghịch cảnh trong cuộc đời, thấu rõ nhân quả, hoan hỉ đón nhận, và cố gắng sách tấn bản thân mình trên con đường tu tập tìm đến sự bình an.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa