Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn
Các bạn thân mến, sự gợi ý ngày hôm nay sẽ bắt đầu bằng một câu chuyện, mà có lẽ sẽ làm cho các bạn phải tư duy về một hiện trạng ngày nay đang xảy ra, trong các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Phật giáo của chúng ta là một nền giáo lý đi đến sự giác ngộ, do hiểu thấu được nhân quả, thiện ác. Mỗi một con người tự thắp đuốc để mà đi, tự tu để chuyển nghiệp, và phải cố gắng vượt qua tất cả để thành tựu, ta tu để thành tựu, không ai tu để thành tựu được cho ta.
Các bạn, đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Phật giáo, đây là chân lý rõ ràng Đức Phật đã truyền dạy.
Câu chuyện kể như vậy: Có một thuở Đức Phật đi cùng các đệ tử qua một cái làng, trong làng đang có một đám tang có người chết. Trong đám tang đó, hàng Tỳ kheo, đệ tử của Đức Phật thấy có các vị Thầy đang tụng niệm ở trên rềnh ràng to lớn lắm. Các Tỳ kheo, đệ tử mới hỏi Đức Phật: Thưa Thầy, chúng con thấy ở nơi đây có đám tang người chết, mà lại có nhiều vị Thầy đang tụng kinh, tế lễ đông như kia. Con hỏi Thầy rằng: tụng kinh cho người chết như vậy thì họ có được siêu thoát hay không?
Đức Phật tiếp tục đi, các Tỳ kheo đệ tử cũng đi theo, nhưng khi đi tới giếng, Đức Phật cầm một hòn sỏi quăng xuống giếng, các đệ tử đều nghe “bụp” một tiếng, bởi vì hòn sỏi rớt xuống giếng lặn chìm dưới sâu. Đức Phật mới hỏi hàng Tỳ kheo, đệ tử rằng: Các con ơi, các con nghĩ thử coi, các con tụng kinh, viên sỏi có thể nổi lên trên mặt nước, mà trở về tay của các con không? Các đệ tử suy nghĩ và nói rằng: Bạch Thế Tôn, không thể, không thể, bởi viên sỏi đã chìm, sức nặng của nó không thể nổi lên mặt nước. Phật nói: Đó, các con nhìn rõ rồi, người chết sẽ theo nghiệp của họ mà tái sanh, như viên sỏi, chẳng thể chìm xuống nước rồi mà cầu cho nổi lên. Người chết nếu tạo ra nghiệp bất thiện, thì tái sanh trở về cảnh dưới ở bên dưới, không lẽ lời cầu nguyện của các Thầy lại có thể chuyển sanh về cõi thiện lành. Cảnh thiện lành chỉ có thể do chính chúng ta tu, chúng ta tu tâm, không tạo ra nghiệp, rồi chúng ta chuyển hóa nghiệp dưới sự thanh tịnh, hộ mạng thân xác trong năm giới và chuyên mật tu thiền, tĩnh tâm tọa thiền, thanh tẩy thân tâm. Khi chúng ta mệnh chung, thì chẳng cần lời cầu nguyện của ai, chúng ta cứ theo thiện nghiệp đó mà tái sanh về cảnh thiện, còn nếu gắng tu thân nữa, sẽ giác ngộ thành Phật, sẽ không lệ thuộc vào luân hồi, khổ đau. Câu nói đó của Phật đã làm cho hàng Tỳ kheo, đệ tử tỉnh thức hiểu rằng, mỗi một con người theo Phật, học Phật đều phải hiểu rõ đây là chân lý, cần phải tu tập chính mình, không thể không tu, chỉ để dành tiền, đến khi cuối đời nhờ mọi người cúng kiến cầu kinh để được giải thoát. Phật giáo không phải như vậy, lời Phật dạy không phải như vậy.
Các bạn thân mến, trong cuộc đời ngày nay, dĩ nhiên về mặt xã hội, khi có quý Tăng Ni tới tụng kinh, cốt là để an ủi thật nhiều cho những người còn sống thấy được như có một nghi thức, đó là mặt nổi. Còn mặt chìm thì năng lượng thanh tịnh, từ bi, sự trang nghiêm, cung hạnh của những vị tu, cũng chỉ một phần đánh thức thần thức người vừa ra đi, hiểu rõ được nhân quả, mà tái sanh theo tánh thiện, theo pháp thiện những điều họ đã làm, để rồi nhớ rằng siêng năng tinh tấn mà tu, chuyển hóa cuộc đời, khỏi phải chờ ai cầu nguyện.
Sự khác biệt là khi các bậc giới hạnh đến tụng kinh, thì giúp cho thần thức đó dễ hiểu, dễ nghe và biết được phải làm gì trong kiếp chuẩn bị, không thể vì các bậc giới hạnh đó tới tụng kinh, thì tất cả sự việc gì ta làm trong cuộc đời, khi chết đi sẽ được giải thoát.
Nếu vậy thì khi xưa Đức Thế Tôn còn sống, Ngài sẽ rất bận rộn với đám ma, đám tang. Bởi vì Ngài là Phật, khi có đám tang ai đó chết, mà nhờ Phật đến đọc kinh, chắc chắn được siêu thoát. Nếu là như vậy, Phật sẽ làm và Phật sẽ truyền dạy cho các đệ tử phải làm chuyện đó rồi, sẽ bận rộn vô cùng, bởi vì ngày nào cũng có người chết, mà Phật thì nổi tiếng thời đó, tang thân ai cũng biết, nhất định sẽ trở thành Thầy tụng cho đám ma, độ cho những xác chết mà thôi.
Các bạn thân mến, trong giáo lý của nhà Phật, có hai hướng đi. Hướng đi theo phong tục tập quán, theo ý nghĩa của một tập tục để an tâm người còn sống, độ cho người sống nương vào người chết thấy được Tăng, được Pháp, thấy được Phật, từ đó khởi tâm mà tu, không đợi đến phút chết. Cho nên trong những đám tang, nếu có Chư Tăng Ni khai thị, thường các Ngài nhắc nhở cho các đệ tử, đồ môn Phật giáo rằng: Hãy cố gắng mà tu, nhân khi người thân mình ra đi mà tĩnh ngộ, để biết rằng gắng tu đi, để được giải thoát, đừng chờ đến lúc chết, thì lời cầu nguyện chỉ trợ lực một phần cho người chết hiểu, cần phải làm gì cho kiếp tới, chứ không thể thay đổi nghiệp của họ được đâu.
Phật đã dạy, hòn sỏi quăng xuống nước nó sẽ chìm, chẳng thể vì tế tụng, cầu nguyện mà nó nổi lên trên mặt nước. Một con người khi chết đi sẽ theo ác nghiệp hoặc thiện nghiệp, nếu họ toàn tạo ra ác nghiệp, thì họ sẽ như viên sỏi chìm xuống đáy nước sâu, xuống tam đồ khổ, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Còn nếu như họ không tạo nghiệp thì sẽ nhẹ như cánh chim, bay lên bầu trời, tái sinh vào những cảnh cao hơn thiện lạc.
Các bạn, hiểu được điều đó chúng ta thấy, giữa hai cách tụng niệm cầu siêu, thì rõ được mục đích. Con người thực hiện chỉ là để làm an tâm cho những người còn sống, và sách tấn trong 49 ngày để Chư Tăng Ni khai thị, giảng dạy cho những người còn sống, hổ trợ cho họ hiểu được đạo Phật, mà quy y Phật Pháp Tăng, học giáo lý của nhà Phật. Đồng thời cũng khai thị cho người ra đi, hiểu thấu nhân qủa của Phật, cố gắng tu để chuyển hóa nghiệp chướng, tu để đi tới cảnh giới thiện lành, bằng chính công phu tu tập thiện nghiệp, thiện pháp của họ. Điều đó rất cao đẹp.
Còn nếu như chúng ta quên đi ý nghĩa đó, chúng ta sẽ biến cầu siêu trong xã hội này, đặc biệt trong Phật giáo, thành một điều kiện cần phải có, khi người thân chúng ta ra đi, để rồi chúng ta vô tình biến các vị xuất gia thành những vị Thầy cúng tế, độ tử, độ cho những xác chết sắp sửa chôn xuống lòng đất, phơi sương ba ngày sách tấn, rồi có được chút tiền, có món ăn, mà không chịu khai thị cho Phật tử hiểu.
Chúng ta phải nhớ rằng, tất cả các bậc tôn túc khi tới với chúng ta, để siêu độ cho người thân ra đi, mục đích cao cả là khai thị cho chúng ta học về Phật pháp, hổ trợ cho người sống thấu nghĩa lời Phật dạy về nhân quả mà tu. Chứ không phải một thời kinh hoặc những cuốn kinh của Địa Tạng, của Di Đà, của Vô lượng thọ, mà chuyển hết được mọi nghiệp chướng của người ra đi, để người đó có thể tái sanh về tịnh độ thiện lành. Như vậy thật sự đồng tiền đã làm nên bậc Thánh, chứ không phải công phu của người tu. Thế là người chết chẳng cần phải tu, cứ để dành một số tiền, ghi vào trong sổ, nói rõ với các con cháu, khi chết thì nhờ các Thầy tụng là được rồi. Cả cuộc đời cứ làm tội, gây nghiệp đi, như vậy là sai giáo lý, sai lời Phật dạy, chúng ta đã làm biến dạng Phật giáo và giáo lý của nhà Phật qua một chiều hướng khác, như những ma vương đã, đang dẫn đường cho lục tặc, biến chúng ta đang làm tôi tớ cho ma vương, chứ không phải là hàng xuất gia con cái của Phật.
Các bạn thân mến, tất cả những hiện tượng đó ngày nay xảy ra thật là nhiều, đặc biệt các nước Á Đông, nơi mà tín ngưỡng Phật giáo được phát triển, nơi mà mỗi một con người còn nặng ân nghĩa với người thân ra đi, nơi mà truyền thống tế tụng, cầu siêu, của kinh của phong tục tập quán, nơi mà Phật giáo chưa được soi sáng thật sự, với ý nghĩa cao siêu mà Đức Phật đã dạy là mỗi người chúng ta phải chuẩn bị cho bước đường chuyển nghiệp để về kiếp khác, bằng cách tu tâm, dừng hẳn mọi nghiệp tức khắc, để gieo vào lòng và tâm của chúng ta những thiện nghiệp trong sáng. Đến khi chúng ta từ bỏ cuộc đời này, chúng ta có đầy đủ hành trang và năng lượng, có đầy đủ giới hạnh để làm chủ sự tái sanh của mình, được về cảnh giới an lành hơn.
Các bạn thân mến, đó là những mặt đã xảy ra, chư Phật mười đời đã từng nói như vậy, chư Phật ba đời cũng đã từng nói như vậy, mà đời nào, kiếp nào, lúc nào có Phật cũng luôn dặn như vậy, đời đời về trước, muôn đời về trước, Đức Phật, các Chư Phật cũng từng dạy chúng ta biết rằng phải tu thân.
Ngày hôm nay khi hiểu được điều đó, chúng ta thấy Đức Phật Thích Ca giáng trần, trong 40 lần giảng đạo, Ngài nhắc cho đệ tử và chúng sanh thời đó thấy được rằng, mỗi một người chúng ta phải tự tinh tấn tu học để giải thoát, đừng mong nhờ vào người khác tu cho chúng ta, bởi đó không phải là Phật giáo, không phải là con đường Đức Phật dạy. Vì vậy những lời cầu siêu, tế tụng của người này, để người khác được thoát thì không có, nó chỉ trợ lực một phần cho người ta hiểu, và người đó hiểu thì phải thực hành, tức là chúng ta hồi hướng san sẻ, chứ không thể nói rằng vì đạo hạnh. Đạo hạnh chúng ta cao hay chúng ta đã là một vị Thầy, vị Thánh, thì sự cầu siêu của chúng ta có thể hổ trợ cho thần thích đó, vậy thì Phật đã làm rồi, Phật đã cầu siêu hàng ngày rồi.
Hồi xưa trong tất cả các kinh, không thấy một lần nào Đức Phật cầu siêu, mà Phật chỉ dạy: Nghiệp chúng ta tạo, ta phải theo nghiệp chúng ta mà tái sanh. Nghiệp ác hay nghiệp thiện do ta làm chủ. Nếu ta làm chủ nghiệp thiện thì được tái sanh về cảnh lành, nếu ta để cho nghiệp ác làm chủ, nghiệp ác sẽ kéo ta xuống dưới địa ngục. Cho nên các bạn nhớ người tu là người hiểu được chân lý đó, chúng ta đừng nghe những lời ngọt ngào của các vị Thầy, Sư Cô, những bậc được gọi là có danh, đáng tôn kính nói: qua sự tụng niệm, cầu kinh của họ, thì người thân chúng ta sẽ được chuyển nghiệp, hết nghiệp mà được tái sanh về cảnh thiện, đó là một tư tưởng hoàn toàn sai, phản lại lời Đức Phật dạy.
Đức Phật dạy: Té ở đâu, vịn chổ đó đứng dậy, hãy tự mình thắp đuốc mà đi. Người chuyên tu chuyển nghiệp thì sẽ được tái sanh về cảnh lành, còn không làm chủ được thiện nghiệp, thì nghiệp ác làm chủ mình, thì tái sanh về tam đồ khổ, địa ngục và súc sanh.
Cám ơn các bạn.