Tâm Sĩ đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và trên Facebook Chùa Xá Lợi.
Các bạn thân mến,
Chúc cho các bạn luôn luôn an nhiên tự tại, sống hạnh phúc với lý tưởng chánh niệm và thực tập cho mình một phong cách sống hạnh phúc, bằng cách hiểu rõ được ý mình.
Các bạn, cuộc sống của chúng ta mỗi một người, dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi, đều có một quá khứ chúng ta đã trải qua, dựa trên nền tảng quá khứ đó, mà kiến lập cho chúng ta có được những kiến thức thực dụng trong đời sống. Kiến thức đó bổ ích, bởi vì giúp cho chúng ta sống trọn vẹn, sống tốt. Đó là sự trải nghiệm kinh nghiệm thực tế của đời mình. Tuy nhiên có những kiến thức mà chúng ta nhận không rõ, bởi vì khi chúng ta chỉ thu lượm cho chính mình, bởi chính mình, mà không chịu lắng nghe, tìm hiểu đúng phương pháp.
Sự hiểu biết kiến thức của chúng ta cũng có giới hạn. Trong tầm kiến thức sâu rộng của mình, vẫn có những chỗ kiến thức chưa được thấu đáo rõ ràng, cho nên vẫn có những sự suy nghĩ sai lầm, làm cho chúng ta cứ miệt mài tranh đua mãi, chẳng được tự nhiên trong cuộc đời, sống đúng với, chính với bản tánh của mình, với nhân tố, phẩm cách vốn có ở trên đời.
Các bạn, có một câu chuyện cũng bình thường thôi, một câu chuyện ngụ ngôn, như nói cho chúng ta thầm hiểu về ý nghĩa sống của cuộc đời.
Ở một khúc biển trên đại dương đó, sóng biển thật là nhiều. Một hôm có một cơn sóng lớn đập thật là mạnh vào vách núi làm núi vỡ tan, trôi xuống lòng biển cả. Rồi cũng có một đám sóng nhỏ cũng vỗ vào núi, nhưng chẳng thấy có sự biến chuyển gì. Đám sóng nhỏ đó mới tủi, nhìn đám sóng lớn nó thấy buồn, ta cũng là sóng mà sao sóng lớn mạnh như thế, đập vào núi, núi tan chìm xuống biển, còn ta cả nhóm trên biển, từ ngoài xa dồn tới đập vô vách núi, mà chẳng thấy lay chuyển gì, nó buồn nó sầu dữ lắm cho thân phận làm sóng của nó.
Cơn sóng lớn nói với cơn sóng nhỏ rằng: Các anh có chi đâu mà phải buồn, bản chất thật sự của anh và tôi chẳng phải là sóng. Sóng nhỏ nói: Ta là sóng, anh cũng lá sóng, bây giờ nói không phải là sóng, vậy chúng ta là gì? Anh sóng lớn mới nói: Chúng ta bản chất thật sự là nước, là nước biển bằng nhau, giống nhau chẳng mặn chẳng lạt, dung thông hòa hợp, còn sóng kia chỉ là tướng mà thôi. Bởi không có một cơn sóng nào tồn tại mãi trong cuộc đời, nó đánh tới nương vào sức gió và tan đi khi gió tan, còn nước bản chất thật sự của chúng ta vẫn còn. Cơn sóng nhỏ ngồi suy ngẫm, mới thấy anh sóng lớn nói thật là đúng, từ đó dung thông cùng với nhau, như một chất nước hòa hợp trong biển khơi, chẳng còn phân biệt sóng to sóng lớn và tìm được sự hạnh phúc.
Đây là một chuyện ngụ ngôn để nói trong hàm ý thật là rộng, bởi là ngụ ngôn, nhưng chúng ta tóm lại sơ qua những ý trong cuộc đời. Có những bạn và có nhiều lúc Bảo Thành suy nghĩ rằng mình phải làm cái gì, là những cái mình lắp ráp vào trong con người, là người có quyền, người có tiền, là người giàu, người có kiến thức, là người thành công, là người có cái này có cái kia, rồi khi ai hỏi tới thì vỗ ngực: à, tôi là người thành công, tôi là người học rộng, là kỹ sư, bác sĩ, tôi là nông dân. Nói chung tất cả những thứ đó chúng ta mang vào, như để thành lập hình hài của một con người, để rồi từ đó như những cơn sóng kia, được hình thành ngọn sóng là do gió và nước tạo ra, bản chất của nó vẫn phải là nước.
Chính những hão huyền trong cuộc đời, mưu cầu cái danh hão huyền đó, những cái tướng hão huyền đó, hoặc những cái mà chư Phật gọi là tiền, tài, danh, những vật chất sinh sống trong cuộc đời, như nhà cao cửa rộng, những thứ ăn uống ở đời, năm thứ đó là căn bản sống của một kiếp người cần có. Nhưng nếu chúng ta không hiểu rõ, thì chúng ta lại tự biến mình thành năm thứ đó. Thay vì hiểu rõ những thứ đó cần thiết trong cuộc đời do chính chúng ta tạo ra, cũng như sóng được tạo bởi nước bởi gió, thì, vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị, nhà cao cửa rộng, ăn uống ngủ nghỉ, đều là những sản phẩm của chính chúng ta, cho nên chúng ta không phải là sản phẩm của những điều chúng ta suy nghĩ, của chính chúng ta tạo ra, mà chúng ta là gì, là nước.
Đức Phật đã dạy cho chúng ta, chúng ta là gì? Chúng ta là sự chân thiện, là sự tĩnh giác, là hạnh phúc, bình an, là không có dính mắc. Đó chính là nguyên vị của chúng ta, đó chính là chất, phẩm chất chúng ta là thế, chỉ gom lại trong hai chữ, hình như nó thật nặng về hình thức tôn giáo, nghĩa là: Phật tánh. Hay nói cho rõ hơn một chút xíu là: Phật trong tâm.
Chúng ta có phẩm vị Phật, chất Phật. Để lược giảng cho dễ hiểu, chúng ta có cốt cách và phẩm chất hạnh phúc an lạc vốn có luôn tồn tại. Từ hạnh phúc an lạc vốn có luôn tồn tại với sự tĩnh giác đó, sẽ tạo ra tất cả mọi thứ ở trên đời, tùy theo phước báu, nhân duyên của chúng ta. Do đó chúng ta đừng nhìn thấy sóng lớn để rồi lại ganh, thấy những con người thành công về tiền tài, lại ganh đua chạy theo, để mưu cầu nơi họ, như cơn sóng nhỏ vỗ vào núi không thấy lung lay, thì đâm ra phiền lòng đau khổ.
Chúng ta ở đời thường hay chạy theo, bởi so sánh. So sánh với người thành công về phương diện này, ở phương diện kia. Hầu hết chúng ta cả cuộc đời cứ so sánh để vươn lên, nhưng không hiểu rõ phẩm cách chính của chúng ta là hạnh phúc và an lạc. Chúng ta có thể quy về sự hạnh phúc an lạc đó, sống đúng với phẩm cách đó, để thành lập nên phước báu trong pháp an lạc, chánh niệm đời sống, thì chúng ta sẽ huân tu để có kiến thức như nguyện.
Nhưng chúng ta lại không dựa trên nền tảng đó, mà lại dựa trên nền tảng của sự bon chen, ganh đua, hơn thua, như sóng này nhỏ hơn sóng kia, nó đồng một chất là nước, chúng ta đồng một chất như lời Phật nói, đó là phẩm hạnh cao quý.
Phẩm hạnh cao quý của cái gì? phẩm hạnh cao quý của sự hạnh phúc, an lạc và tĩnh giác vốn có. Khi chúng ta tĩnh giác, an lạc và hạnh phúc, chúng ta có khả năng vươn tới những kiến thức ở trong cuộc đời này, để thành tựu những điều chúng ta mơ ước, phù hợp với khả năng và phước báu của chính mình. Do đó đừng nhìn người bên cạnh như sóng to sóng nhỏ. Đừng nhìn người bên cạnh hơn chúng ta về cái này về cái kia, mà cả cuộc đời phải lao công nhọc trí đeo đuổi, để mà vươn lên như những cơn sóng thần, để rồi tự thoát mình khỏi sự bình an và hạnh phúc của phẩm hạnh rất thiện, có lương tri sống thực sự, để đánh đổi lấy hão huyền bằng danh, tướng ở đời, chúng ta sẽ khổ.
Các bạn, chúng ta thấy thật sự cái nghiệp của Bảo Thành và các bạn cũng rất thực tế. Bảo Thành và các bạn cũng từng trải qua thời gian, mình tự so sánh mình với những người khác, họ thành công, họ được cái này, được cái kia, sự so sánh đó luôn luôn có, trong bất cứ một con người nào. Ai cũng có, Bảo Thành có, các bạn có, chỉ có sự khác biệt là chúng ta có nhận ra lời Phật dạy, để thấy chúng ta không phải là sóng nhỏ, sóng lớn, mà ta là Phật sẽ thành, là an lạc hạnh phúc, là phẩm hạnh cao cả của tánh thiện lành vốn có.
Nhận đúng nhân đó, hiểu rõ mình như vậy, chúng ta sẽ phá tan đi những vọng ngã, những ôm ấp vào những ngã tướng ở bên ngoài, thì nhất định chúng ta sẽ hạnh phúc. Khi chúng ta hạnh phúc và bình an thì chúng ta sẽ có một sự lợi lạc trong cuộc đời. Bởi vì sao, bởi vì chúng ta tăng trưởng đúng phẩm hạnh của mình, đúng với chất thiện lành của chúng ta, nên phước báu sẽ được tăng trưởng, bình an và hạnh phúc sẽ luôn luôn có.
Nhớ, tất cả những gì ở bên ngoài chỉ là ngã, khi ngã quá cao, chúng ta vơ vét bên ngoài ôm vào đặt để, để biến chúng ta trở thành như thế, nhưng chúng ta không phải như vậy. Phật giác ngộ đã khẳng định thật là rõ, chúng ta là Phật sẽ thành, có nghĩa là chúng ta có phẩm hạnh của sự an vui, hạnh phúc và thiện lành tĩnh giác. Hạnh phúc, bình an, thiện lành, tĩnh giác chính là phẩm hạnh của chúng ta, đó chính là chúng ta. Đừng quên sự thiện lành, sự an vui, hạnh phúc, bình an đó. Đừng quên, đừng quên sự tĩnh giác, bốn điều đó luôn có trong chúng ta, còn tất cả chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, sản phẩm của tư tưởng và kiến thức. Khi các bạn sống chính với mình, phẩm chất cao quý Đức Phật đã khai thị cho chúng ta, thì chúng ta hình thành được tất cả phương tiện sống ở trên đời, có thể thành sóng lớn, có thể biến thành sóng nhỏ. Dù lớn hay nhỏ, có danh hay không danh, thì hạnh phúc vẫn luôn luôn ở trong trái tim của các bạn.
Các bạn nhớ, đời sống luôn lôi kéo, thử thách. Nó làm cho chúng ta trượt dài, khó có thể trở về với chính mình. Nhưng nay có phước báu, hiểu được lời Phật, sống trên cuộc đời dù bận rộn tới đâu, dù hoàn cảnh các bạn có thế nào đi nữa, chẳng so sánh với những người khác, mà hãy trở về sống với tự thân. Từ đó, là nền tảng vững chắc để cho chúng ta vươn lên thành lập được những phương tiện phù hợp với hoàn cảnh sống, hạnh phúc, bình an, thiện lành, tĩnh giác, đó mới là cao quý. Còn tất cả những gì thiên hạ có, danh thiên hạ được, quyền lực ở trong tay những người khác, rồi chúng ta sẽ có, nếu chúng ta thành tựu đúng phước báu của chính mình.
Nhưng những điều đó chỉ là những hư ảo tới rồi đi, còn bản chất luôn luôn tồn tại trong ta là hạnh phúc, bình an, là tĩnh giác, thiện lành. Sống với phẩm hạnh như vậy, với nhân cách như thế, với chuẩn từ vốn có trong chúng ta như thế, chúng ta sẽ luôn luôn hạnh phúc.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa