Bảo Lượng đánh máy, Bảo Ngân biên tập
https://youtube.com/live/HaPWDS76x90
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý thầy, quý sư cô cùng các bạn đồng tu đang hiện diện trên phòng ZOOM, các kênh Youtube, Facebook, chúng ta hãy quay trở về với cái tâm thanh tịnh, hướng về mười phương chư Phật. Và nguyện xin chư Phật gia trì cho sự đồng tu của chúng ta qua pháp môn phương tiện Mật Thiền Chánh niệm hơi thở, quán chiếu năng lượng tình thương vi diệu. Xin chư Phật gia trì để hàng đệ tử chúng con kích hoạt được năng lượng tự thể yêu thương, lan toả và san sẻ tới muôn người, để năng lượng yêu thương này chữa lành tất cả mọi vết thương nơi trái tim, nơi tâm hồn của chúng con và tất cả mọi người trên thế gian này. Mô Phật!
Mời các bạn hãy ngồi xuống, chúng ta hãy ngồi xuống với tư thế phù hợp, đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, toàn thân vững chãi, buông thư, thả lỏng, thân – cổ – đầu ngay ngắn, nhẹ nhàng. Các bạn, đây là buổi thứ 3 trên ZOOM, chúng ta mở rộng cái thất ở trên ZOOM, tạm gọi cho văn hoa là Mật Thất của ZOOM này, gắn kết với nhau qua công hạnh hành Mật Thiền tiếp nhận năng lượng. Cùng tu, cùng hành, cùng hiểu để thấm vào năng lượng nguyên thuỷ vốn có nơi ta, là năng lượng Từ Bi yêu thương, gắn kết lan toả, thắp sáng Trí Tuệ, giữ được sự tỉnh thức. Năng lượng yêu thương thật vi diệu, vốn có nơi mỗi một chúng sinh, trở về với cái tâm thanh tịnh, thể nhập vào trong hơi thở của Chánh niệm, quán chiếu tâm Từ Bi. Qua pháp môn Mật Thiền, năng lương yêu thương, mỗi người sẽ tiếp nhận được và kích hoạt được nguồn năng lượng vô biên ấy nơi thân tâm của chúng ta, ai ai cũng sẽ nhận ra và đón nhận được. Sự đồng tu của chúng ta nhằm mục đích khơi dậy năng lượng yêu thương qua sự quán chiếu tâm Từ Bi, khế hợp hài hoà với hơi thở Chánh niệm, dùng tâm theo dõi hơi thở nhẹ nhàng, đi bốn bước qua các vùng luân xa căn bản để khơi dậy kích hoạt cái tiềm năng yêu thương của mỗi người. Khi kích hoạt được, ta tiếp nhận được, khi tiếp nhận được, ta lan toả, san sẻ tới cho tất cả mọi người đều được. Tuỳ theo cái công năng, hạnh nguyện và cái sức tu của chúng ta mà năng lượng yêu thương của chúng ta sẽ lan toả gần hoặc xa.
Hôm nay rất đặc biệt, ngày lễ Noel, ngày lễ Giáng Sinh, ngày mùa hy vọng, mùa tình yêu, chúng ta mang năng lượng tình yêu vốn có để lan toả, chẳng phải để hy vọng, nhưng để thành tựu được sự thật, hiện tượng rất thật trong lòng của chúng ta là sự ấm áp của cái tâm. Trong sự tập luyện, mỗi người sẽ có sự trải nghiệm thật sự. Ta lắng lòng, quay trở về với hơi thở, buông bỏ những phiền luỵ, đua tranh, ghen tỵ, giận hờn. Chỉ về với hơi thở là đủ.
Tánh biết, hay còn gọi cái tâm cho đơn giản, các bạn hãy mang tâm về ngay nơi ấn đường, giữa 2 chân mày. Có nghĩa là sự nhận biết của ta đặt ở giữa chân mày đây, gọi là ấn đường hay còn gọi là con mắt thứ 3, đưa tâm – tánh biết về ngay chỗ này. Khi chúng ta hít vào, chúng ta hít vào bằng mũi và phình bụng ra. Khi chúng ta thở, chúng ta hóp bụng, cái sự biết của ta từ ấn đường này, nhìn xuống dưới bụng, đi qua 4 nấc thang. 1 là từ bụng, 2 ngay trái tim, 3 ngay ấn đường, 4 lên trên đảnh đầu, gọi là đếm 4 số. Hít vào, tánh biết từ ấn đường nhìn xuống bụng khi phình ra. Khi thở, hóp bụng vào từ từ, tánh biết đi lên tim. Tánh biết từ dưới luân xa số 1, số 2 vùng bụng là tánh nguyên thuỷ, cội nguồn của sự sống. Muôn loài sự sống phát huy từ cái nguồn cội, năng lượng của số 1, số 2. Cho nên cái tánh biết tiếp nhận năng lượng sự sống nguyên thuỷ, đó là năng lượng Từ Bi yêu thương, đưa lên vùng trái tim là luân xa số 3, số 4, và số 5. Toàn bộ cái vùng này là năng lượng sưởi ấm, chữa lành tất cả mọi vết thương trong tâm, trong tim. Và đây là vùng năng lượng chuyển hoá bằng tình thương. Từ vùng số 2 này, ta mang lên cái vùng luân xa số 6 là ấn đường, là cái nhìn thông suốt, không chướng ngại và dính mắc, phát huy cái tầm nhìn thông suốt, không chướng ngại và dính mắc, thêm 1 chút xíu nữa là cái tầm nhìn không có phân biệt. Rồi ta lên vùng luân xa số 7 là Bách Hội. Bách: nơi hội tụ tinh tuý của vũ trụ, của trời đất, và con người giao thoa. Có thể gọi đây là luân xa, đây là trung tâm điểm của thần linh và con người giao tiếp, của bậc giác ngộ và con người giao tiếp. Cho nên khi hơi thở ra, ta quán chiếu tâm Từ Bi từ số 1,2 ,3 ,4 là thở ra hết, bằng miệng nhẹ nhàng.
Hôm nay là buổi số 3, trong sự quán chiếu, ta tiếp hiện năng lượng Từ Bi yêu thương của Phật vào trong 3 cái dung thông, hơi thở quán chiếu từng bước và mật ngôn Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Mu A Mu Sa có 4 từ: Mu – A – Mu – Sa. Khi trì mật ngôn Mu A Mu Sa là lúc ta tiếp hiện năng lượng của Phật, của trời đất, của vũ trụ, của các đấng giác ngộ, hoà quyện vào với năng lượng Từ Bi vốn có trong ta, vận hành khắp châu thân, gắn kết, thông dung với muôn loài tận mãi hư không. Hít vào, tâm từ ấn đường này nhìn xuống dưới bụng phình bụng. Khi bắt đầu thở ra, ta hóp bụng lại và bắt đầu trì chữ Mu. Âm thanh đi từ đan điền khí hải đi lên nhẹ nhàng trầm bổng vững chãi, Mu – A ngay tim. Âm Mu thứ 2 ngay ấn đường, và âm Sa trên đảnh đầu. Hít vào, tâm từ ấn đường, nhìn xuống dưới bụng thở ra, mình trì mật chú, Mu – A Mu – Sa. Chữ Mu đầu tiên từ đan điền khí hải. A là nguyên âm, nguyên thuỷ cội nguồn của tình yêu đưa lên trên vùng trái tim, sưởi ấm toàn châu thân. Mu thứ 2 ngay ấn đường, cái nhìn với con mắt thứ 3, không còn chấp, không còn dính, không còn phân biệt, dung thông vạn pháp. Sa lan lên trên đảnh đầu – Bách hội, dung thông với trời đất. Cứ từ từ làm như vậy và chúng ta sẽ tiếp nhận năng lượng thật nhiều.
Đầu tiên ta chỉ hít 7 hơi thầm lặng. Chỉ hít vào, phình bụng đếm số, từ đan điền (1), tim (2), ấn đường (3), bách hội (4). Bảy hơi như vậy. Sau đó, ta tiếp tục 7 hơi với mật ngôn Mu A Mu Sa. Sau ta tĩnh lặng 5 phút để tiếp nhận, dung thông với trời Phật, với vũ trụ, với các đấng thiêng liêng. Các bạn có thể nhắm mắt để tập trung, hoặc các bạn có thể mở mắt nhìn nhẹ nhàng, nhìn xuống đan điền khí hải.
[7 HƠI THỞ THẦM LẶNG]
Chúng ta hãy bắt đầu. Tâm từ ấn đường, hít vào phình bụng, thở rất chậm như con rùa. Tâm đi trên trái tim, nhẹ nhàng tới ấn đường, tiếp tục tới Bách Hội. Buông thư.
Hít vào, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới bụng, thở chậm như rùa. Từ bụng đi lên tim, từ tim lên ấn đường, từ ấn đường lên đảnh đầu. Buông thư nhẹ nhàng, gắn kết giữa mình và tất cả gia đình.
Hít vào, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới bụng phình ra, chậm rãi như con rùa. Thở, tâm từ dưới bụng lên tim, từ tim lên ấn đường, từ ấn đường lên Bách Hội. Buông thư nhẹ nhàng.
Hít vào, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới bụng đan điền khí hải, chậm rãi như con rùa. Thở ra hóp bụng, tâm đi từ bụng lên trái tim, từ trái tim lên bách hội qua ấn đường. Buông thư và nhẹ nhàng.
Hít vào 1 hơi nữa, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới bụng đan điền khí hải, phình bụng chậm rãi như con rùa. Thở ra hóp bụng từ từ, tâm từ bụng lên tim, từ tim lên ấn đường, từ ấn đường lên Bách Hội.
Chúng ta hít vào chậm rãi như rùa và phình bụng, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới đan điền khí hải. Thở ra từ từ, hóp bụng chậm như rùa, tâm từ bụng nhìn lên tim, từ tim nhìn lên trên ấn đường, từ ấn đường nhìn lên bách hội.
Hơi thở cuối cùng, hít vào bằng mũi, đưa xuống bụng phình ra, chậm như rùa, tâm nhìn xuống dưới bụng. Thở ra hóp bụng vào, nhẹ nhẹ từ từ lên tim, tới ấn đường, tới bách hội.
[ 7 HƠI VỚI MẬT NGÔN: MU A MU SA]
Đây là lần đầu ta bắt đầu trì mật chú theo 4 bước y như vậy, nhưng trì âm MU A MU SA. Bắt đầu hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình bụng, chậm rãi như rùa, thở từ từ, bắt đầu trì mật ngôn đi theo 4 bước tới 4 điểm như đã nói trong 7 lần hít thở trên: MU A MU SA.
Mỗi 1 âm của mật chú đi tới 4 vùng, từ đan điền khí hải, trái tim, ấn đường và bách hội. Hít vào bằng mũi, phình bụng, chậm rãi như rùa, thở ra hóp bụng, từ từ trì mật ngôn: MU A MU SA.
Hít vào, phình bụng, chậm như rùa, thở ra hóp bụng, trì mật ngôn, qua 4 bước: MU A MU SA.
Hít vào, phình bụng, chậm như rùa, thở ra hóp bụng, tâm đi từ bụng đến tim, ấn đường và bách hội qua 4 âm của mật ngôn: MU A MU SA.
Hít vào đưa xuống bụng phình ra, chậm như rùa, thở từ từ, hóp bụng trì mật ngôn, 4 âm qua 4 bước từ đan điền tới tim, tới ấn đường, tới bách hội: MU A MU SA.
Hít vào phình bụng, chậm như rùa, thở ra hóp bụng, trì mật ngôn qua 4 bước: MU A MU SA.
Hít vào phình bụng, chậm như rùa, thở ra hóp bụng, trì mật ngôn, quán chiếu qua 4 bước từ đan điền lên tim, từ tim lên ấn đường, từ ấn đường lên bách hội: MU A MU SA.
[ 5 PHÚT TĨNH LẶNG TIẾP NHẬN NĂNG LƯỢNG]
Chúng ta hãy thở bình thường, trì thầm ở trong tâm, quán chiếu qua 4 bước, từ đan điền lên tim, từ tim lên ấn đường, từ ấn đường lên bách hội một cách tịch tỉnh. Từ đan điền là biển Từ Bi, yêu thương, suối nguồn đó tuôn tràn lên tim, ấn đường và bách hội. Nghĩ đến những người thân trong gia đình, mang năng lượng yêu thương gắn kết, tuôn tràn, lan toả tới những người yêu thương ấy, chúc phúc cho muôn người sống an lạc và bình an. Hãy chân thành, thành kính, chân thật, tiếp hiện năng lượng yêu thương của chư Phật, của Bồ Tát, của trời đất, vũ trụ vào trong thân tâm của mình, gắn kết với những người trong gia đình. Nguyện cho ngày này, mọi vết thương của mọi người đều được chữa lành, sự bình yên ngự trị trong tâm của họ, hạnh phúc dâng tràn. Hãy trải lòng ra tiếp hiện năng lượng, Bảo Thành trao gửi đến năng lượng yêu thương tới tất cả mọi người. Chúng ta tiếp nhận được năng lượng này từ Phật, từ trời đất vũ trụ, hãy cùng nhau san sẻ, và tiếp hiện.
Từ dưới bụng – biển nguồn yêu thương, chúng ta hãy mang yêu thương lan toả vào nơi oán thù, chuyển hoá mọi oan khiết ở trong đời, mang yêu thương vào nơi oán thù để hoà giải, tăng trưởng mạch sống, Từ Bi cho nhau.
Nghĩ đến cha mẹ, ông bà, anh chị em, những người thân đang bị bệnh, nguyện năng lượng Từ Bi, từ chư Phật, Bồ Tát, nơi trái tim thiện lành của chúng ta lan toả tới những người yêu thương đang phiền não, đang bệnh, đang đau, đang khổ. Nguyện năng lượng yêu thương này chữa lành tất cả cho ông bà, cha mẹ, cho anh em, cho chị em, con cái, bản thân, gia đình.
Mô Phật! Chúng ta đã xong. Sự thực tập Mật Thiền qua mật hạnh này trong 5 phút quán chiếu, tiếp nhận năng lượng, hồi hướng lan toả 1 cách gắn kết tới người trong gia đình và dung thông với trời, Phật, vũ trụ. Đây, đến giờ các bạn và Bảo Thành chia sẻ trong sự tu luyện này, mỗi người chúng ta tiếp hiện năng lượng như thế nào, cùng chia sẻ cho nhau. Hoặc có câu hỏi gì về sự tu luyện để làm sáng tỏ cho ta thấu, thực hiện cho đúng. Mời tất cả các bạn, mời MC Bảo Nghy chúng ta hướng dẫn các bạn.
[PHẦN CHIA SẺ VÀ GIẢI ĐÁP]
[Bảo Nghy]: Con xin hỏi là trong cái quá trình tiếp nhận năng lượng như vậy thì cơ thể có đôi lúc nó bị căng ra vì nguồn năng lượng vào quá nhiều. Thì những lúc như vậy chúng con phải làm như thế nào?
[Thầy]: Lúc ấy mình cứ tuần tự, quán chiếu theo 4 bước. Từ đan điền khí hải đó là biển Từ Bi, biển nguồn Từ Bi, gắn kết giữa luân xa số 1 và số 2, năng lượng nguyên thuỷ của trời đất để muôn loài hiện hữu theo những hình tướng phù hợp. Đây là nguồn năng lượng gốc, ta đưa tâm xuống dưới đó, mang năng lượng đó tưới tẩm vào trong tim bước thứ 2, vùng luân xa số 03, số 4 và số 5. Toàn bộ cái vùng này là vùng chữa lành tất cả, lấy năng lượng gốc nguyên thuỷ từ dưới số 01, số 02 đưa lên đây, sưởi ấm tim và chữa lành hoàn toàn thân, ta quán chiếu như vậy. Và rồi ta đưa lên trên con mắt thứ 3, cái nhìn không vướng mắc. Tới bách hội, dung thông. Tuần tự đi như vậy, nhẹ nhàng hít thở, điều độ, bình tĩnh, chậm rãi, phù hợp với cơ thể. Đừng quá sức hít vô quá nhiều, đừng quá vội thở ra quá nhanh. Tập luyện 1 thời gian, ta nhận diện được cái mức độ hít và thở của ta vừa đủ với cái cơ thể của mình. Và cứ như vậy, năng lượng sẽ được dung hoà, sự căng cứng của cơ thể phản ứng khi tiếp hiện năng lượng sẽ giảm đi và dần dần hết. Mô Phật!
[Bảo Nghy]Dạ thưa thầy, vậy là khi mà đang thực tập mà cảm thấy mệt, cảm thấy nó hơi quá sức chút xíu thì nên xem lại có nhanh không? Có nhanh quá không, có chậm quá không để điều chỉnh lại phải không ạ?
[Thầy]: Đúng rồi, như cái cây đờn, nếu mình thấy căng quá thì âm thanh nó sẽ cao, trùng quá âm thanh nó không có hay. Vừa thôi. Cho nên khi mà mình quá sức hít vào quá sức nó căng, mà hít vào ít thì mình thấy cái sự kích hoạt nó không có đầy đủ. Cho nên ta thay đổi cho nó phù hợp. Đúng rồi.
[Bảo Hỷ]: Thưa Thầy, hôm nay cái nguồn năng lượng của con ngồi tiếp nhận được thì nó rất là nhiều. Như mọi khi thì con không có hiện tượng quay quay quay vòng tròn, xoay vòng tròn bao giờ cả. Nhưng hôm nay trong người con có hiện tượng gật gù, gật gù, con thấy nhiều năng lượng lắm luôn, tức là nó gật gật làm cho con không muốn dừng lại và không dừng lại được. Và từ từ con quán chiếu cái tâm lại, dần dần nó mới từ từ lại.
[Thầy]: Dạ, khi ở tư thế ngồi, ta ngồi vững chãi, không cần gồng cứng từ xương hông đi lên đỉnh đầu, mà buông lỏng. Cho phép cái thân của mình có thể nghiêng qua phải, nghiêng qua trái, nghiêng lên phía trước, nghiêng ra phía sau khoảng chừng 5 độ. Đó là sự di chuyển cho phép khi năng lượng chuyển động. Mọi vật thể ở trong vũ trụ này không bao giờ đứng yên, chỉ vì mắt thường không nhìn thấy thôi. Khoa học chứng minh thật rõ, như hành tinh Trái Đất này cũng trong trạng thái chuyển động. Muôn vật đều trong trạng thái chuyển động để tồn tại. Giữa 2 tế bào có khoảng trống, và các tế bào luôn luôn chuyển động trong cái định luật Vô Thường sanh – diệt. Không có tế bào nào cứng ngắc đứng và tồn tại mãi. Muốn tồn tại phải chuyển động. Đừng ngạc nhiên khi thân di động, như cái lý thuyết khác nói về thiền, như như bất động. Không có cái gì như như bất động. Nếu sống theo nguyên tắc đó gọi là ảo tưởng sức mạnh. Cái nhìn của vạn pháp, dung thông ở chỗ luôn chuyển động, vạn pháp chuyển động, thân và tâm cũng chuyển động nhưng không dính mắc.
Cho nên khi năng lượng tiếp hiện thật nhiều, có sự di chuyển từ trái qua phải, đằng trước đằng sau, ở khoảng 5 độ nghiêng đều đón nhận được. Đừng để quá nghiêng, bởi nghiêng quá cái năng lượng nó sẽ tán ra bên ngoài, nó không thấm vào ở trong các huyệt mạch để tăng trưởng sức khoẻ. Cho nên chúng ta cố gắng mềm cái xương hông. Từ cái đốt xương cùng (xương cụt) đến 2 cái xương hông là tam giác đều, toạ cho vững. Cho phép phần trên của cơ thể có độ nghiêng 5 độ, trái phải, trước sau, cứ nhẹ nhàng đều được hết.Và khi nó rung động mạnh thì chú trọng vào hơi thở, hít vào chậm rãi, tâm từ ấn đường nhìn xuống bụng. Khi tâm từ ấn đường nhìn xuống bụng, toàn thân nó sẽ dịu lại ngay. Còn nếu quên đi, mình quên nó đi thì năng lượng nó không có được làm chủ bởi cái tâm theo 4 bước. Cũng như nguồn nước không được làm chủ, chạy qua ruộng rồi tuôn đi nơi khác, nó không tốt gì cho lúa mà nó còn làm trôi phân ở trong ruộng đi nơi khác. Từ khái niệm đó, nhận rõ năng lượng tới cần phải tích luỹ, mang tâm đưa xuống ruộng phước điền đan điền khí hải, tức là biển phước của ta, mang tâm xuống biển phước tắm gội, tự nhiên thân nó tịnh lại, cái động nó giảm dần, nó trầm, nó thấm, và nó đi sâu vào tâm thức hơn.
Mình tu là đang dùng tâm để làm chủ, còn nếu mình buông lung, tự do như nước chảy vào ruộng thì nước chảy ra bờ, một ngày nào đó lúa nó sẽ chết bởi hết phân rồi. Có năng lượng thâu nạp vô nhưng rồi để nó tán ra bên ngoài, không có hữu ích. Nên trong cái sự tu này luôn luôn phải giữ tâm trên ấn đường, tâm từ ấn đường nhìn xuống bụng. Nếu bạn nào thấy thân mình lắc mạnh, đầu mình lắc mạnh, cổ mình lắc mạnh, phải nhớ, phải có cái tánh biết từ ấn đường, nhìn xuống dưới bụng, hít vào phình bụng nhìn xuống, hết lắc ngay. Các bạn phải làm chủ được điều đó, phải làm chủ được điều đó. Đây là mấu chốt và cốt lõi của Mật Thiền.
Vậy nên chúng ta tu trên Zoom có lợi vô cùng, vì sao ? Vì Bảo Thành có cơ hội quan sát tất cả mọi người và điều chỉnh lại cho các bạn để các bạn tăng trưởng cái điều đó, chú tâm vào điều đó, thực hành cho đúng, thì một thời gian ngắn cái công hiệu nó nhiều hơn. Còn không, như con thuyền lắc lư trên biển, vô định, không bến không bờ, không có ngọn hải đăng, chẳng có người tài công, con thuyền đó dật dờ. Mà con thuyền không bến đậu, dật dờ trên biển, theo truyền thuyết người ta gọi là tàu gì biết không? Thuyền gì biết không? Thuyền ma. Ma là gì ? Là chướng ngại, gây ra chướng ngại trên biển cả, gây ra chướng ngại trong sự tu tập. Mình đi mình tập như vầy, Bảo Thành có cơ hội quan sát, nhắc nhở thật kỹ. Ai cũng sẽ có trải nghiệm qua những cách này, cách kia, rồi ta như người biết vuốt cung tên, gọt vuốt cho nó đúng để mũi tên đó nó cân bằng, nó thăng bằng và khi nó bắn ra, nó trúng cái đích. Ta đang vuốt cái cung tên Trí Tuệ qua sự thấm nhuần từng bước tu tập để đi tới cái mục đích là kích hoạt năng lượng dung thông với trời đất, để chữa lành những vết thương ở trong lòng. Mô Phật! Cho nên các bạn cố gắng nghe cho rõ.
[Bảo Hỷ]: Tại vì con nghĩ cái trường hợp này xảy ra khả năng là do tâm con nó đang không tịnh.
[Thầy]:Mình cứ trở về với hơi thở, dù tâm không định, hay dưới bất cứ hình thức nào, qua 4 bước, tâm sẽ định, thân sẽ an, tinh thần sẽ mạnh khoẻ. Nhớ như vậy, thực tập cho đúng và luôn luôn có cái tâm lắng nghe sự nhắc nhở, quay về bên trong, nhìn coi những lời nhắc nhở đó mình thực hiện đúng chưa? Cho nên gọi là tu. Chúng ta tập lái xe có ông thầy ổng ngồi bên cạnh ổng nhắc nhở, chúng ta tập bất cứ một môn gì cũng vậy, tới trường có thầy có cô, có thầy giáo nhắc nhở, nắn từng chữ cho viết thật đẹp, dạy từng số cho cộng trừ nhân chia cho đúng. Trên cái phòng thiền này, chúng ta được phép chia sẻ, san sẻ, và thành tâm lắng nghe để sửa, để tu. Còn nếu tu mà không có vị quan sát, giám sát, nhắc nhở, sai ta không biết, trật ta cũng không biết, và cứ về lâu về dài, cái sai cái trật nó lâu quá, sửa nó lại ngại, mệt, và sửa nó khó chịu cho ta. Đây là buổi thứ 3 ta tập, ta cần phải sửa ngay từ lúc đầu. Các ông bà có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, bây giờ mình dạy cái thân tâm của mình ngay cái ban đầu khi còn rất thơ và giữ được sự hồn nhiên để nuôi dưỡng từng bước tập luyện. Các bạn có thể chia sẻ trải nghiệm của mình, có thể đặt câu hỏi và chia sẻ ngày hôm nay chúng ta tập, chúng ta tiếp hiện năng lượng như thế nào, nhiều, ít, và phát hiện ra nguồn năng lượng đó tác động vào tâm, khơi dậy những suy nghĩ gì? Vui hay buồn? Sung sướng hay bất an? Hoặc tác động vào thân như thế nào, ở vùng nào, chỗ nào? Chúng ta chia sẻ, cái đấy từ ngữ trong Thiền gọi là trình pháp. Còn ông thầy ổng giải pháp cái đó, ổng hướng dẫn cái đó cho mình, chứng minh cho mình cái sự trình bày trong tiếp hiện năng lượng như thế nào để mình tiếp tục đi hoặc sửa. Mô Phật!
[Thanh Tâm]: Khi mình có bệnh ở trực tràng, hậu môn thì năng lượng ở vùng đang điền cũng giúp mình cải thiện đúng không ạ? Có cần dùng ý hướng về vùng bị bệnh không thưa thầy? Và hiện sau khi thiền hôm nay con thấy người ngứa ngáy ở cánh tay, đùi, đây là hiện tượng tốt hay như thế nào ạ? Dạ, Mô Phật
[Thầy]: Ngứa ngáy ở đùi, toàn thân là chuyện bình thường. Các tế bào của mình khi có năng lượng tiếp hiện, nó tạo ra các cảm xúc hoặc những cảm giác. Hoặc khi các vùng da ngoại biên nó khô, và năng lượng chạy qua nó tạo ra cái sự ngứa ngáy. Bình thường! Chuyện đó bình thường. Đừng lăn tăn, thắc mắc. Trở về 7 cái luân xa, năng lượng tự biết vận hành. Xưa đến giờ có khi nào mình tự vận hành cái gì không? Nó tự động hết, thiếu năng lượng, tụt năng lượng, sập năng lượng, cơ thể mình nó bại hoại, yếu đuối, bệnh hoạn, suy sụp tinh thần, suy nghĩ không có sáng suốt. Năng lượng rất quan trọng. Khi chúng ta đi 4 bước nhưng trong 7 luân xa, 4 bước chú tâm nhưng trong 7 luân xa, năng lượng tiếp hiện chảy vào trong cái nguồn mạch đó, nó tự động biết chữa lành tất cả các bệnh của chúng ta. Hơn nữa, nó tạo ra những cái nhân duyên, các phước báu đặc biệt để gặp sự trợ duyên từ bên ngoài cũng như kích hoạt từ bên trong mà được chữa lành các vết thương. Nên bạn không phải dùng ý, mà chỉ giữ tâm để chuyển năng lượng nằm trong các vùng đó tuần tự đi theo để cái tâm mình không có bị loạn thôi. Nương vào đó để tâm không bị phóng giật, bị phóng tâm, không bị chấp, không bị chạy, đuổi theo những tư tưởng, suy nghĩ của mình, không bị dẫn dắt bởi bên ngoài. Mô Phật!
[Bảo Minh Châu]: Dạ thưa thầy, hôm nay con học thì năng lượng vô người con nhiều lắm Thầy, vô đầu rồi lướt qua họng, rồi đau lưng Thầy, dạ con cám ơn Thầy.
[Thầy]: Cứ tiếp nhận tuần tự theo 04 bước để năng lượng được chạy theo cái tâm dẫn như thế có lợi lạc nhiều lắm và nghĩ đến cha mẹ của mình để năng lượng có thể liên thông với các vị đó. Mô Phật
[Bảo Tịnh Diệu]: Dạ Mô Phật, hôm nay con ngồi thiền, bình thường thì con vẫn hít thở, hôm nay con nhắm mắt thì khi con nhắm mắt như vậy thì con nhìn xuống đan điền khí hải thì con nhìn thấy 1 cái vùng tối mà rất là sâu, giống như là mình nhìn vào 1 cái giếng, một cái giếng sâu mà tối lắm, cái con giật mình xong mở mắt ra, lúc đó con hơi sợ.
[Thầy]: Mình thực tập là chia sẻ các cảm xúc trong những hiện tượng xảy ra. Khi mình cảm thấy vậy, mình bị dẫn dắt rồi, mình bị nó kéo vào cái vùng đó rồi, cái mình giựt mình, đâm ra hoảng sợ và sợ hãi. Nhớ, tâm luôn luôn tuần tự, từ ấn đường, tánh biết, hít vào phình bụng, đưa xuống dưới bụng nhẹ nhàng, thở ra hóp bụng, lên trên vùng tim, lên trên ấn đường, lên trên đảnh đầu. Cứ như vậy thì cái tâm của mình nó không bị cái hàng xóm của cái bóng đen mà mình cảm giác đó nó kéo qua để cho mình thành bà tám, thị phi, rồi mình gặp chuyện này chuyện kia mình hoảng hồn. Dắt tâm từ ấn đường nhìn xuống bụng, lên vùng tim, tới ấn đường, lên bách hội, cứ như vậy thì tâm không có thị phi vào cái chuyện của bóng tối, của bóng đêm, của sự ngứa ngáy, của sự khó chịu, của cảm giác này, của cảm giác kia. Nhưng vẫn biết tất cả mọi cảm giác, vẫn nhận ra mọi hiện tượng, nhưng tâm này không phóng giật, tâm này không chạy theo, không đi hoang bỏ phế, có Chánh niệm.
Khi mà mình như vậy hiểu ngay là mình mất Chánh niệm rồi. Không sao, ta lại trở về. Cái sự mất đi Chánh niệm, bị lôi kéo, để rồi thị phi vào những cảm giác, rất bình thườnng. Khác biệt là ta sẽ tồn tại, và dừng chân để mà ta tám cái câu chuyện đó để thị phi cái câu chuyện đó, một giây một phút hay nhiều ngày nhiều tháng, rồi kể cho người khác nghe. Giờ ta biết quay trở về thì ta chỉ biết rằng tất cả mọi cảm xúc đều chỉ là Vô Thường. Đừng để những cái hiện tượng Vô Thường tới lui dắt tâm ta, gọi là vọng ngoại phóng tâm, dắt tâm ta đi xa, để khi trở về mất 1 phút, 2 phút, 5 phút, 10 phút rồi thì không còn chánh niệm trong hiện tại. Cho nên nhớ luôn luôn từ ấn đường hít vào nhìn xuống dưới bụng, từ dưới bụng thở ra, ta hóp vào đưa lên tim, đưa lên trên ấn đường, đưa lên trên bách hội. Tuần tự sau 4 bước đó, cứ luân chuyển như cái vòng tròn liên tục như vậy thì năng lượng sẽ tiếp hiện liên tục như vậy trong một vòng tròn khép kín, và lấy cái đề mục quán chiếu đó, tâm ta Chánh niệm ngay chỗ đó. Mô Phật!
[Bảo Thiện Pháp]: Dạ thưa Thầy, khi con hành trì với Thầy, con chỉ quán chiếu khi con hít thở vào thì con đón nhận được cái năng lượng của chư Phật ban rải xuống thì hoà quyện với hơi thở của con. Khi con thở lên thì nó lan toả hết khắp thân và tự nó thoát lên đỉnh đầu nhưng mà nó không thoát lên ấn đường thôi ạ. Xong con vẫn trụ vào ấn đường thì con thấy như vậy là có đúng không ạ ?
[Thầy]: Nó lên Bách hội là đúng rồi. Cái tâm, cái tánh biết, cái trung ương nhận biết ở ấn đường thôi. Cái đài cái ra-đa nó ở ấn đường thôi, nói quay để nó biết rằng à nó biết từ bụng lên tim rồi từ tim lên đây, rồi từ đây lên đảnh đầu. Sự quan sát, cái phòng quan sát nó ngay đây, cái phòng quan sát nó ở đây, và để năng lượng tuần tự từ ở dưới cái biển nguồn yêu thương luân xa số 01, 02 đi lên 03 luân xa trên vùng tim là luân xa số 03, số 04, và số 05, rồi toàn bộ năng lượng nó lan toả ở toàn thân. Và rồi tánh biết nhận thấy ở ngay trên ấn đường luân xa số 06. Và rồi tánh biết nó nhận biết năng lượng lan toả lên cho luân xa số 07 là bách hội. Ở ấn đường đây chỉ là tánh biết thôi, cái chỗ gắn con mắt thần để nhìn, cũng như gắn cái camera để nhìn mọi vị khách tới, nhận biết ra và vẫn luôn luôn theo dõi cái năng lượng từ vùng đan điền khí hải đến vùng tim, đi lên ấn đường và lên trên bách hội. Không để cho những cái cảm xúc khác như những tên trộm nó rình. Tên trộm tạo ra những cái tín hiệu, để rồi cái máy này quay vô bên này theo dõi nó, bắt đầu tên trộm sẽ tìm cách nó đi vô nó phá tan đi cái sự Chánh niệm của mình. Cho nên cái con mắt này, cái tánh biết này nó có cái khả năng vi diệu là nó có khả năng nhìn tận hư không pháp giới nhưng nó vẫn trọn vẹn trong 4 vùng từ bụng lên tim, từ tim lên trên ấn đường, từ ấn đường lên trên bách hội. Vẫn có khả năng nhìn ra tận hư không pháp giới, biết tất cả, nhưng không bị lôi kéo dẫn dắt rời xa 4 cái vùng kia. Mô Phật.
[Bảo Nghy]: Khi mà tập trung quán chiếu, cơ thể thân và tâm của mình, tức là cứ chú tâm nhìn những cái chuyển động và dẫn cái hơi thở, dẫn cái tâm của mình đi lên 4 cái điểm như Thầy nói, thì cái tâm của con mà con cảm giác nó bị bận rộn trong những chuyện đó nên nó không có nhẹ nhàng.
[Thầy]: Mình làm cho mình căng thẳng quá con ơi, con làm cho con căng thẳng bởi vì phải chú tâm. Ở đây không có sự chú tâm, chỉ nhận biết. Đừng tập trung, chỉ nhận biết, từ cái chỗ ấn đường giữa hai chân mày này, lấy sự nhận biết của mình từ đây, mình chỉ đếm 4 số, bụng, tim, ấn đường, đảnh đầu, 1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4, 1, 2, 3, 4. 4 số rất là dễ đếm, phải không? MU A MU SA, MU A MU SA, MU A MU SA, cứ như vậy thôi, và không cần tập trung để quán chiếu theo dõi toàn bộ cơ thể. Từ cái tuần tự 04 bước đó mà ta có sự cảm nhận, trải nghiệm những cảm giác của toàn châu thân từ đầu tới gót chân. Nhưng không cần tập trung theo dõi. Khi phát hiện năng lượng nó ở chân dồn toàn bộ quân đi xuống dưới đó, rổi cái văn phòng của mình nó bị trống trơn à, trộm nó vô lấy hết. Vẫn có cái con mắt nên gọi là con mắt thần, ở đây là con mắt thứ 3 ở đây là cái sự biết của nó là biết toàn châu thân. Cái sự biết của con mắt thứ 3 này, cái luân xa số 06 này là cái biết toàn vũ trụ tận hư không nhiếp thâu vạn pháp vào từ trong hư không vào trong chỗ này, thấy hết, biết hết nhưng không bị nó xúi dại chạy đi, bỏ nhà đi hoang. Không gồng cứng, không tập trung. Chỉ nhận biết, nhận biết và trở về với MU A MU SA. Mà MU A MU SA là gì ? Là tình thương, mang tình thương từ vùng bụng lên sưởi ấm trái tim, thắp sáng cái nhìn, và dung thông với trời đất. Cứ quán chiếu như vậy, tức nhìn vào cái tình thương đó, hiện diện với tình thương đó, thể nhập vào với tình thương đó, trở nên 1 với tình thương đó, không phân biệt với tình thương đó, cho hoà quện thành 1. Từ từ cái tâm mình nó sẽ trở thành chỉ có 2 chữ yêu thương mà thôi, tức là Từ Bi mà thôi, Từ Bi, Từ Bi.
Nhưng mà trong cái công đoạn, giai đoạn mà thực tập, nhất định mình sẽ trải qua giai đoạn bị căng thẳng bởi tập trung, cái mình mới trình pháp để chia sẻ, à, ta tập trung quá, à bây giờ không cần phải tập trung, phải nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.
[Bảo Chân]: Dạ lúc mà con cảm nhận năng lượng, thì nghĩa là khi mà con hít vào, rồi con thở ra, thì khi mà con thở ra cái hơi của con quá ngắn, nó không đi được tới 4 điểm thì nó lại hết, thì nó đã hết.
[Thầy]: Thầy nhắc đi nhắc lại rồi. Bây giờ cái hơi thở con, con chia ra làm 4 dù có dài hay ngắn, chứ con dồn ngay chỗ 1 rồi, thì 3 bước kia hết hơi thở rồi. Ngắn hay dài không quan trọng, mà ở chỗ ta phân hơi thở đều đặn, phù hợp với cơ địa và sức thở, sức hít của mình. Không chạy đuổi theo người ta, sửa ngay chỗ đó sẽ thấy thuận hảo, nhẹ nhàng thôi, rất tốt mình chia sẻ như vậy để điều chỉnh nhé
[Bảo Chân]: Với lại con tự nhiên chuyển từ cái tâm của con tại đây thì con ngưng thở ngay lúc đó, nghĩa là con cũng khá căng thẳng cho nên là con ngưng, xong rồi cái lúc từ đây lên đây, con hết hơi thở.
[Thầy]: Bây giờ con định tâm lại từ từ, con phân hơi thở cho nó đều. Con đếm, con đếm giùm thầy, từ bụng nào, 1, 2, 3 ,4 thử coi, 1,2,3,4, đếm đi, đếm coi. Rồi bây giờ hít vô, thở bắt đầu đếm 1,2,3,4 hơi thở đều không ? Tới số 4 mới hết hơi đúng không? Thì khi mình thở tới số 4 mới hết hơi. Giờ thực tập, đây là sự thực tập mà, mình tu tập có ông thầy ổng ngồi ổng nhắc mình như thế này để mình thay đổi ngay. Đừng để đến ngày mai ngày mốt. Bây giờ hít vào, hít vào đi, rồi đưa tới bụng Mu, A, Mu, Sa đọc đi. Đừng kéo dài.
[Bảo Chân]: Dạ, kiểu như là lúc nhắm mắt chắc là con có căng thẳng.
[Thầy]: Mở mắt ra, Mở mắt ra, tuỳ theo có người nhắm mắt, có người mở mắt.
[Bảo Chân] :Dạ, lúc con cảm nhận năng lượng thì con thấy cái năng lượng nó làm cho con nhức nhức ở đây xong rồi ngay cái thái dương đi đến vùng này nó đau nhức là do nó không có lên thoát ra được bách hội phải không ạ ?
[Thầy]: Không, tại sao lại do không lên thoát ra bách hội, chẳng có gì thoát mà chẳng có gì vô. Mà mình tiếp nhận, mình đón nhận nó vậy thôi. Con căng thẳng, con có nghe đến căng thẳng thần kinh thì nó đau ở 2 thái dương này không? Căng thẳng thần kinh mà đau thái dương, mình chưa tập quen, mình tập trung quá nhiều tới đó mình thấy hơi thở nó thấp, hơi thở nó ngắn, nó chưa lên tới đây nó tắc rồi, mình bị căng thẳng. Cho nên mình thực tập trở lại, nó sẽ thư giãn nhẹ nhàng, nó sẽ buông thư và thần kinh nó sẽ được xoa dịu, được massage thì nó sẽ hết căng thẳng. Những cái đó rất bình thường. Y như mình đi học vậy, y khi mình đi làm vậy, trong cái buổi đầu mình đi làm vậy, y như mình chạy trên một đoạn đường mới vậy, y như mình đi tới 1 đám tiệc toàn người xa lạ không vậy. Nó có 1 sự căng thẳng như vậy, thần kinh mình mệt mỏi, nhưng khi mình vô cái bàn tiệc mình làm quen rồi, quen với mọi người rồi cái tự nhiên nó thư giãn. Khi vô văn phòng mình tiếp cận sếp, mấy bạn cùng làm việc mình thư giãn. Khi chạy một hồi mình quen con đường, cái mình thong dong.
Sự thực tập sẽ luôn luôn nó có căng thẳng xảy ra, nhưng sự thực tập đó sẽ được nhắc nhở, hướng dẫn để mình hiểu được những cái hiện tượng xảy ra là do nguyên nhân gì. Mà thực tập cái nó hết. Cho nên đừng có sợ những hiện tượng xảy ra mà chỉ sợ hiện tượng tượng xảy ra có những cảm giác đó mình không chia sẻ. Mình tu tập với nhau, mình phải trình ra những hiện tượng đó, và quý thầy bắt đầu hướng dẫn cho mình thấy những hiện tượng đó bình thường hay không bình thường và cách chữa trị, sửa nó như thế nào để cho nó tốt đẹp hơn. Cho nên Bảo Chân cứ tiếp tục thực tập như vậy thì thần kinh nó hết đau.
[Quý Trịnh]: Dạ con chào Thầy, Thầy cho con hỏi lúc con đang ngồi làm việc hay con ngồi nói chuyện hay con đang ăn uống gì đó Thầy, là cái đầu con muốn lắc lư, rồi người con như là đang chơi quả bóng bay luôn Thầy. Con phải cố gắng ngồi im và nhìn vào gì đó, mà không dám ăn hay là làm việc gì thưa Thầy. Con tiếp tục làm gì đó con lại có cảm giác như người đang ngồi trên chiếc tàu lướt sóng và con đang say sóng, con phải vịn vào con tàu con mới có sức mạnh để không bị rớt xuống biển. Con xin hỏi Thầy đó là năng lượng hay là con bị gì ạ ? Đôi khi con yếu đuối quá Thầy ơi
[Thầy]: Không sao, yếu tập riết nó mạnh. Cứ đứng lên ngồi xuống có bị nhức đầu không, chóng mặt không?
[Quý Trịnh]: Dạ khi con ngồi con bị ạ.
[Thầy]: Đang ngồi đứng lên rồi có bị chóng mặt không ?
[Quý Trịnh]: Dạ có, nếu con ngồi thỉnh thoảng con bị chóng mặt lắm Thầy, khoảng 01 tuần nay con bị, trong công ty con bị khóc lóc, vật vã trong đó đến giờ con yếu lắm Thầy.
[Thầy]: Rồi, không sao, cái đó là cơ thể nó bị yếu, mình, cái năng lượng mình, máu huyết mình lưu thông yếu. Cái trường hợp thường bị là nhiều, có thể là bị hơi cao máu.
Nhớ mình đi khám bác sĩ thường xuyên để có gì để điều chỉnh kịp thời, để cùng phối hợp với phương pháp tu tập. Mình tu luyện mình tin vào cái sự tu tập và cũng cần phải tin vào khoa học để chữa trị bệnh. Có sự mất thăng bằng, cân bằng trong cơ thể, mình điều trị lại cho nó hết, nghe hong. Và những triệu chứng đó rất bình thường thôi, là những triệu chứng mà máu huyết mình lưu thông không có đều, bất thường, có thể ảnh hưởng đến nhịp mạch của cơ tim nên phải đi khám để coi như thế nào. Và nếu gặp những trường hợp như vậy, nếu mình chưa đi bác sĩ kịp, nhưng không phải khuyên không nên đi bác sĩ, nếu gặp trường hợp như vậy trong trường hợp đó ta hít thở đều đặn, mang tâm xuống dưới bụng, mình sẽ giữ được quan trọng, hít vào phình bụng, theo dõi cái bụng, lên trên tim… 04 cái bước như vậy sẽ giúp cho thăng bằng máu huyết kịp thời ngay lúc đó để không còn chóng mặt, không còn sa sầm mặt mũi, ngay lúc đó cần phải như vậy. Và hãy đi bác sĩ khám. Đây là chứng bệnh của thân. Mô Phật
Bảo Sơn]: A Di Đà Phật, con xin chào Sư Phụ, chào mọi người, con xin chia sẻ cái kinh nghiệm của con trong những cái bước tập đã được sư phụ hướng dẫn. Thì con nhận thấy được rằng cái đầu tiên là bài pháp đầu tiên sư phụ hướng dẫn rất là quan trọng đối với con và mọi người khi thực hành.
Thứ nhất sư phụ đã dặn dò là không ăn quá no. Bản thân con đã từng kinh nghiệm qua, khi mình ăn no quá, mình hít vô cái hơi thở mình sẽ bị tức ngay cái bao tử, hơi thở của mình cũng rất là khó để mà nó nhẹ nhàng. Yếu tố mà chúng ta chú ý, con cũng từng kinh nghiệm rồi, phải ăn trước giờ tập 1 tiếng, và mình tránh trường hợp mình ăn những cái thức ăn khó tiêu thì nó cũng sẽ gây ra cho mình hít thở cũng sẽ rất là khó. Thứ 2 là phần điều thân sư phụ cũng đã nói ở bài pháp thứ nhất, là mình có 5 phút chuẩn bị cái tư thế. Đặc biệt là buông lỏng các khớp, tại vì những cái hơi thở không quen, có những hơi thở ngắn, nếu hơi thở không quen nó sẽ dẫn đến co cứng, đặc biệt là cái bờ eo, và phần chân của mình tiếp xúc nó sẽ bị cứng. Và bản thân con cũng vẫn bị lặp lại việc này trong 1 số các tình huống. Nhờ mình tập cũng lâu nên mình phát hiện ra ngay cái thời điểm mà bắt đầu nó cứng, thì mình sẽ trở lại hơi thở. Khi mình trở lại hơi thở thì tự động chỗ đó sẽ mềm ra, chân được mềm ra. Thì sư phụ chỉ ở bài pháp thứ nhất, 5 phút nó rất là quan trọng, thì trước khi tập, trước khi đi vô như vậy thì ngoài cái chuyện buông lỏng, cái tâm của mình trụ lại ấn đường buông lỏng toàn thân, hơi thở mình nhẹ nhàng, nó bình thản, người thở ngắn, cứ việc thở, người thở dài được thì cứ việc thở. Làm sao mà nó dung thông, nó nhẹ nhàng nhất trong mỗi cơ địa của mỗi con người. Thì con cứ áp dụng phương pháp này, và đặc biệt tâm không bao giờ rời xa ấn đường. Và sự nhận biết được cái hơi thở của mình, điều đó rất quan trọng. không phân biệt ngắn dài, và cũng không là cố gắng hít. Bởi vì bản thân con cũng đã trải qua, khi mà cố gắng hít như vậy hoặc là nghe những lúc sư phụ đọc ở trên đây có thể hơi sư phụ dài hơn mà mình cố theo, thì con nói chắc chắn sẽ bị cứng người và sẽ không thể theo kịp cái hơi thở đó. Thì con chỉ nói là kinh nghiệm của con là trở lại đúng với thực trạng của mình, đúng với hơi thở của mình được bao nhiêu thì mình thở ra đúng cái nhẹ nhàng như vậy. Và điều quan trọng là tâm luôn trụ tại ấn đường, và mình luôn nhìn được cái vòng chạy của hơi thở của mình, cái cơ bụng của mình đi xuống và nhìn vào ngay cái đan điền thì sẽ vượt qua từ từ. Đừng cố gắng là hít được thật sâu mà đi theo cái hướng dẫn. Bởi vì hơi sư phụ dài lắm, mọi người cố gắng buông lỏng toàn thân, con nghĩ được rằng mọi người cố gắng như vậy sẽ vượt qua được cái điểm này. A Di Đà Phật.
[Bảo Nghy]: Dạ vâng xin cảm ơn sự chia sẻ của anh Bảo Sơn. Dạ đúng rồi đó Thầy, hơi của Thầy rất là dài. Mà hơn nữa Thầy vừa thở vừa hướng dẫn, tức là có những câu hướng dẫn ở giữa cái hơi thở cho nên anh chị em chúng con thường là theo cái hơi thở đó, thì hầu như ai cũng bị vướng vào cái phần là hơi của mình không có theo kịp nên đôi lúc nó hơi mệt, hơi cố sức quá. Hoặc là như Bảo Chân nói hồi nãy, thở nửa chừng là hết hơi rồi, không có đi được 4 bước như Thầy. Nó có hơi khó cho tụi con chút xíu là vừa theo Thầy, tức là muốn theo cái hơi của Thầy để khi mà Thầy nói kế tiếp thì tụi con kế tiếp, nhưng mà nó cũng hơi khó với tụi con 1 chút là hơi thở của tụi con không có theo kịp hơi thở kéo dài của Thầy nên các bạn hơi khó khăn 1 chút xíu, ngay cả bản thân con cũng kinh nghiệm với nó.
[Thầy]: Bảo Thành bởi vì cứ phải nhắc đi, nhắc lại như vậy để cho các bạn mới vô họ theo luôn. Còn không như trong các ngày thường đó, ta thấy hít vô ta thở, đâu có nói gì đâu. Nhưng cái ngày thứ 7 phải nhắc đi nhắc lại thật nhiều, không những cho người mới, mà còn cho người đã quen nghe lại lần nữa. Còn những ngày thường không nhắc, hít vô bắt đầu MU A MU SA. Ngày thứ 7 là ngày mình học, ngày mình đồ lại, nhắc nhở lại.
Thì khi mà Thầy nhắc mà hơi thở con vô, con cứ thở, hít vô MU A MU SA, MU A MU SA, như vậy là được rồi. Còn ông Thầy ổng đang nhắc là nhắc các bạn khác, ổng phải nhắc đi nhắc lại để cho người khác người ta nghe người ta nhớ, cái đầu tiên là đi từ bụng lên tim, lên ấn đường, lên bách hội cho người khác nghe lại cho họ nhớ. Trong 1 cái lớp có bạn nhanh, có bạn chậm hoặc có bạn vô lâu, bạn mới vô, mình mở cái lớp này là để tiếp nhận tất cả người mới cũng như người cũ đều học lại như nhau. Cho nên bạn học nhanh quá thì bạn dừng lại chút, ở lại lớp đi, đừng lên lớp. Trong cái sự tập này chúng ta nên ở lại lớp để thành tựu cao hơn, đừng nhảy lớp để rồi không có đậu, bị rớt đài ở phút cuối.