Bảo Giác Tường đánh máy, Bảo Tịnh Minh biên tập
Rồi tất cả cũng tan thành tro bụi Đã sanh ra, sẽ về với đất trời Thiện hay ác, nghiệp sanh nào tránh khỏi Tích quả lành nên giá trị con người
Mô Phật! Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.
Hôm nay ngày thứ bảy, trong Chánh niệm đời sống, chúng ta trở về với chánh niệm hơi thở, nương vào sự thanh tịnh tuyệt đối của ba ngôi Tam Bảo, đồng trì hồng danh chư Phật, Đại Bi chú, Vãng Sanh chú và Thất Bảo Huyền Môn. Với lòng thành kính, hồi hướng lên cho Cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, người thân đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ và đặc biệt cho song thân phụ mẫu cùng mọi người yêu thương đang sống với chúng ta được thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, tinh tấn tu học pháp Phật nhiệm mầu. Đặc biệt chúng ta hồi hướng cho quê hương Việt Nam, quốc độ thân yêu của chúng ta đang bị cơn đại dịch hoành hành và đất nước Ấn Độ cũng như các nước Á châu. Nguyện xin Đức Bổn Sư Thích Ca, chư vị Bồ Tát Thánh Hiền với lòng bi mẫn, quang giáng thế gian, lan tỏa yêu thương, chữa lành bệnh tật, làm cho cơn đại dịch tiêu tan.
Cầu nguyện cho tất cả những người yêu thương của chúng con bên Việt Nam được bình an, được hết sợ, hết não hết phiền, được thường trú trong chánh niệm từ bi trí tuệ. Chúng con nguyện xin Chư Phật mười phương từ bi chứng minh cho chúng con!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần)
Chú Đại Bi (01 biến):
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)
Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni, nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt sà rạ ta bà ha. (03 lần)
Chú Vãng Sanh (03 biến):
Nam mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Ma Sa Ốp Uê.
Sa Bi Mô U.
Sa U Sa U Ba Thê Um.
NamMô SaKa PuốtTế, NamMô SaKa PuốtTế.
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mộ phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu!
Các bạn ơi, hôm nay ngày thứ bảy – ngày cuối tuần, có lẽ thật nhiều người không đi làm, ở nhà với gia đình, rồi cũng lại loay xoay với công việc mà cả một tuần chưa có cơ hội chăm sóc. Ta có cơ hội làm việc nấu nướng, giặt giũ, đi chợ cùng với vợ chồng con cái gia đình, một gia đình hạnh phúc trong ngày cuối tuần thật tuyệt vời.
Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng được nghỉ ngày thứ bảy, bởi có nhiều người làm việc không ngừng nghỉ cả bảy ngày đến tối chủ nhật, khi bắt đầu làm việc vào buổi sớm ngày thứ hai, quần quật như vậy quanh năm suốt tháng cũng chưa đủ để ăn, chưa đủ để uống, sống đời vất vả. Nhưng không phải vì vất vả cả bảy ngày một tuần như vậy, mà mỗi người chúng ta lại không muốn thể hiện giá trị của con người qua ngôi nhà ta có. Một khi cực khổ tới đâu, sắm được một ngôi nhà dù to hay nhỏ cũng là niềm vinh hạnh cho đời người. Cổ nhân nói câu mà ai cũng phải phấn đấu cho được cái ngôi nhà, đó là an cư lạc nghiệp, có chỗ cư trú, có chỗ để ở, có chỗ gọi là nhà của ta, thì mới gọi có đời sống an bình, cơ nghiệp mới thành tựu. Chúng ta được dạy như thế.
Và giá trị một đời của con người được đánh giá bằng kết quả thành tựu của một ngôi nhà. Chưa xong, rồi mỗi người chúng ta lại thể hiện giá trị của con người mình bằng việc mặc vào những áo gấm lụa là cho đẹp bởi ở đời có câu người đẹp vì lụa. Chính vì câu nói hay quá, ta thích mà, cho nên để trang trí giá trị đẹp của chúng ta, ta lại đắp vào lụa, gấm, quần áo thương hiệu cao. Bình thường cũng giá trị áo quần đó, vừa thôi, mà với thương hiệu cao thì, trời ơi, bắt thang lên hỏi ông trời, làm sao nó hạ giá để có thời tôi mua. Ông trời cứ lắc đầu làm ngơ, muốn cao thì tự đi mua một mình.
Cao giá trị con người mà, còn biết bao nhiêu thứ để có giá trị cao hơn mọi người nữa ta lại đeo vào. Lúc nãy là mặc, là sắm, sắm nhà sắm cửa, mặc vào lụa là gấm vóc, quần áo thương hiệu. Giờ là đeo vào, tròng vào, tròng vào vòng vàng kim cương hột xoàn. Ra tới ngoài đường, ánh nắng chiếu vào lóe lên, nhìn người sáng rực, tướng sang trọng vô cùng. Ôi nhìn kìa, áo lụa áo gấm, quần áo tên tuổi, vàng vòng đẩy đủ, kim cương hột xoàn lấp lánh, che lấp luôn cả mặt mũi, chẳng ai nhận ra ta là ai, chỉ nhìn thấy toàn là vàng, vàng kim cương hột xoàn gấm vóc lụa là, quần áo thương hiệu.
Chưa đâu mở cổng ra là chiếc xe đã nằm chình ình, thương hiệu lớn lắm, mua biết bao nhiêu tỉ. Không đâu vào trong nhà, bộ bàn ghế phải đồ sộ, đồ trang sức trang trí trong nhà phải có giá trị. Đấy gọi là vật dụng bên ngoài thôi, còn muốn cho tăng giá trị nữa, tiếng nói phải to như sư tử hống. Đi tới đâu nói phải oang oang, đầu làng chưa cất tiếng, cuối làng đã nghe, người chưa tới mà tiếng đã tới. Còn nữa giá trị con người được đặt để không những từ chỗ đó mà còn đặt để ở độ cao của những bàn tiệc linh đình tối sớm, ăn uống thỏa thê, đồ ăn dư dả, vất ngửa vất ngang, rồi mình cũng ngất ngưởng ngang dọc với những ly đầy, ly vơi.
Dù các bạn có kiến thức hay không, nó không quan trọng. Chúng ta đều có một phương thức để thể hiện giá trị con người của mình qua vật chất, điều đó đúng không sai. Nói tới nhiều khi Bảo Thành thấy hổ thẹn, bởi mình vẫn còn mê, còn thích gấm vóc lụa là, quần áo thật đẹp, vòng đeo cho xinh. Chúng ta hình như cứ đi như vậy, đi suốt cuộc đời này qua cuộc đời kia. Hơi thở vừa dứt, tái sanh trong nghiệp nặng, lại vẫn còn nhoi lên, cho nhoi ở đời, nhoi mãi với vật chất để thể hiện giá trị. Tới một bữa tiệc, ui cha mất cả hai ba tiếng, lục lội trong đống quần áo, đếm hoài không hết, mặc một bộ đồ làm sao cho mướt, cho mượt, để khi đi ra bạn bè nhìn thấy chà, quần áo sang trọng. Tìm thêm chút cho tăng giá trị con người, xịt xịt xịt không phải xịt thuốc sâu, mà là xịt nước hoa cho thơm. Nước hoa phải thương hiệu hảo hạng. Đứng đó không có gió, ai ngửi cũng ngào ngạt. Thế mới gọi là giá trị của con người. Cái đẹp tinh khôi của chúng ta đã lộng lẫy lắm rồi, vậy mà khi ra bên ngoài, ta vẫn phải thể hiện cái đẹp bằng màu sắc chất lên bám vào trong người, đủ mọi hình tướng.
Giá trị con người không những vậy, còn phải thể hiện qua kiến thức lượm lặt đâu đó, chẳng một lần tư duy thẩm nhập vào để ứng dụng, nhưng chỉ là như vôi quấn vào với lá trầu thêm chút cau nhai cho say, rồi nhổ bẹt một cái dơ cả đất trời, ăn trầu đó mà.
Cuộc đời chúng ta cứ quẩn quanh quanh quẩn mãi, giá trị con người cứ so, cứ kè, cứ tranh chấp, đi đến cái bước thời đại cái câu nghe thấy khó chịu lắm, không hay, nhưng mà nghe dần mới hiểu thấm thía. Giá trị con người ngày nay đã làm cho con người chảnh chọe hơn. Cái đơn thuần mộc mạc chân phương nhẹ nhàng, cái khiêm tốn khiêm cung, sự bao dung trốn mất. Bước ra khỏi cửa đi làm, xe phải nẹc pô cho kêu rầm trời, cả làng phải thức giấc để thể hiện chiếc xe của ta có mã lực cao, khói thả đầy đường, xe kêu càng to càng oách. Giá trị con người nhiều lắm, kể hoài không hết. Nhưng mà tất cả những giá trị đó rồi làm sao, rồi tất cả cũng tan thành tro bụi, đã sinh ra sẽ phải về với đất trời. Khi sinh ra hai bàn tay trắng, oe oe tiếng khóc chào đời, mẹ thương mẹ ẵm, mẹ cười, mẹ ru. Thế mà khi lớn lên rồi, ta chẳng còn đắp vào trong cuộc đời, mặc vào trong cuộc đời vòng tay của mẹ, ta chẳng đeo vào cuộc đời của mình tình thương của cha, ta chẳng hít thở vào hơi thở yêu thương của đấng bậc sinh thành, ta không xây cho mình một tình thường gắn bó nhưng tậu một ngôi nhà cao. Nhưng có biết đâu.
Tất cả rồi cũng tan thành tro bụi
Đã sinh ra, sẽ về với đất trời
Khi trở về với đất trời, với lòng đất, thân này là bụi tro, là cát bụi, trở về với hư không, một cơn gió thoảng cát bay mịt mù.
Thân kia chăm sóc bao đời
Bây giờ nhìn rõ hóa là hư không
Sao, giá trị con người như thế nào, giá trị của một con người chẳng phải là mặc vào gấm vóc lụa là. Người đẹp vì lụa là câu của con người có ánh mắt chưa nhìn rộng, chưa nhìn thấu, chưa nhìn tỏ cuộc sống tâm linh. Đối với Bậc giác ngộ, Đức Phật Bổn Sư, Ngài không mặc vào gấm vóc lụa là, mà Ngài cởi bỏ. Cởi bỏ những điều đau khổ và phiền não còn ta mặc gấm vóc lụa là, quần áo thương hiệu, nhưng đó là mặc vào đau khổ và phiền não. Bởi gấm kia lụa kia, áo thương hiệu kia, các bạn thấy, là sao, là bao nhiêu tháng khổ đau đi làm tìm ra cho được một đồng mà mua cho lắm vào, khổ ải đầy thêm. Đối với Phật, Phật không mặc vào mà Phật cởi bỏ, cởi bỏ phiền não, đau khổ. Đối với Phật không phải là đeo vào, tròng vào, mà là cởi trói những bất thiện, vàng bạc châu báu ngọc ngà là sự rắc rối trong cuộc đời. Tròng vào, đeo vào, chẳng khác gì như cái cùm để đưa vào trong tử tù nhốt mãi muôn đời khó ra. Phật là gỡ bỏ, Phật là không xây dựng tậu nhà, mà là phá, phá vỡ cả căn nhà tứ đại của đất nước gió lửa tạo thành do ác nghiệp và thiện duyên, Phật phá, Phật chẳng ở trong căn nhà đó. Phật không mặc, Phật gỡ, xả ly, Phật không đeo vào, cởi bỏ, Phật không xây dựng mà trả về với hư không. Giá trị của con người nằm ở đâu, nằm ở chỗ thiện hay ác. Bởi vì.
Tất cả rồi cũng tan thành tro bụi
Đã sinh ra, sẽ về với đất trời
Thiện hay ác, nghiệp sanh nào tránh khỏi
Bạn làm thiện, thiện nghiệp nó tới, tự nhiên thôi, bạn làm ác, tránh hoài nó cũng chẳng có xa, nó dính không thoát nổi. Thiện hay ác, nghiệp sanh nào mà ta tránh khỏi. Cho nên ở trên đời giá trị của con người không phải dựa vào gấm vóc, ngọc ngà, châu báu, nhà cửa, quyền lực sức mạnh, tiếng nói, sự ăn chơi cho đã hoặc sự thể hiện bằng vật chất, bằng kiến thức mà chính là giá trị đó được Đức Phật minh định thật rõ ở trên ác hay thiện ta làm. Nếu ta hành thiện thì ta hình thành một con người đúng giáo lý của Phật, để làm sao ta tích quả lành đó, để nên giá trị của con người. Nếu ta làm việc thiện thì ta tích quả lành nên giá trị của con người ta còn nếu ta làm việc ác thì ta tích họa, phá vỡ đi giá trị của con người chúng ta. Thiện ác mới là điều nói lên giá trị của con người thật sự. Biết bao nhiêu những người giàu trên thế gian, khi chết đi chui vào trong lòng đất, nhìn ngược lại có mấy kẻ đang đưa đi. Không những thế, hàng xóm còn rì rầm rì rầm chửi, cả cuộc đời làm ác giàu xụ như vậy chết không mang được gì. Vậy mà, có lão ăn mày chết khô một bóng bên đường không ai, hương thơm thánh đức tỏa dần, người xuôi người ngược cũng đều khen hay.
Chúng ta sống ở trên đời dĩ nhiên cũng không hẳn phải tiêu cực đến mức mà gỡ bỏ vòng vàng, quần áo lụa là để rồi trần trụi như tuổi thơ. Nhưng ít nhất nhớ rằng, tất cả quần áo ta mặc lên, trang sức ta đeo không phải để tăng giá trị, mà chỉ là phương tiện sinh hoạt trong cuộc đời, đừng quá chấp vào để đừng quá tiêu cực. Như những con người quá tiêu cực xả toàn diện, lồng lộng ở giữa trời đất, một thân một xác chẳng mặc mang gì, nhìn ra xấu hổ quá trời, thằng khùng nó chẳng sợ, điếc rồi có hay. Cho nên ở đời có những người khùng điếc không hay, họ muốn làm gì làm, họ không có ngán. Còn chúng ta, chúng ta là người con của Phật, được Đức Phật dạy giá trị của con người không dựa trên vật chất, phải hiểu thấu rằng tất cả mọi vật chất là phương tiện do phước báu ta tạo ra mà có, ta nương vào vật chất đó để tồn tại, để sống và để san sẻ yêu thương. Còn giá trị đích thực mà khi rồi tất cả cũng tan thành tro bụi đó, mà khi sanh ra rồi sẽ trở về với đất trời ta vẫn còn có cái để mang theo chẳng phải là vòng vàng. Nhiều người chết rồi chôn theo vàng bạc, ngày trước ngày sau chúng đào mồ lấy hết, thân xác đó quẳng lên trên cho chim ăn, cho nhái cười, cho mối mọt rung rinh. Chúng ta sống ở đời, giá trị cốt lõi mang theo chỉ là thiện và ác. Thiện ác sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời. Và giá trị đưa chúng ta tới tầm ánh sáng minh tuệ của Bậc giác ngộ chính là giá trị của pháp thiện ta làm còn mất đi giá trị phẩm hạnh của ta chính là những bất thiện nghiệp, ác pháp ta tạo ra.
Ngày xưa ông Cấp Cô Độc – đệ tử của Phật, là đệ tử tục gia, là một Phật tử tại gia thôi. Ông ta giàu đến mức nếu các bạn tới nhà của ông ta các bạn chỉ cần cà vào chút xíu, dựa mà cà cà như khi các bạn ngứa lưng các bạn dựa cột bạn gãi một cái ôi sướng lắm là vàng tuông ra, nói thế đó không sai đâu. Bởi ông ta đã rải vàng ở trên đất, miếng vàng bao nhiêu mà mấy trăm mẫu đất ông ta rải ra để mua đất đó của Thái tử Kỳ Đà trên thành phố, để chúng dường chư Phật, tạo nên Tịnh xá Kỳ Viên nơi Đức Phật tới thường trụ để hướng dẫn cho mọi người. Nói vậy thôi là có thể tưởng tượng ra rằng nhà của ông ta sờ đâu vàng cũng trôi ra. Nhưng ông ta không đeo vòng vàng để tô điểm giá trị của một con người gọi là đại gia thời cổ, bởi ông ta biết cuối cùng ông ta cũng trở về với đất, trở thành cổ nhân, nên không, trong thời cổ chẳng đeo vàng. Ông ta cởi và tháo gỡ vàng bạc quần áo lụa là, mặc lên pháp y của Như Lai bằng những lời thanh tịnh giáo lý chân truyền, đeo vào chánh khí của Phật để hộ pháp chư Tôn, Chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền trên con đường in dấu vào cõi trần để rải tâm từ độ hóa chúng sanh. Giá trị con người của ông Cấp Cô Độc bậc đại gia thời cổ là như thế, không mang vàng ra so đo.
Nhưng ngày nay, không phải thỉnh thoảng đi ra ngoài đường, ta thấy những người đi chậm chạp thấy tội nghiệp, muốn tới dắt đi, nhìn ngược lại chột dạ, hỡi ơi, nặng quá, vàng đeo đầy cổ đầy tay. Chẳng phải là đi chậm mà trên người đến mấy chục ký vàng, từ xa mắt mờ mờ, tưởng như mặt trời sa xuống dưới đất, tới gần người đó mới thấy không phải mà là hột xoàn lóe sáng. Đời thích lòe thiên hạ, có, đó là bản tính của Bảo Thành và của các bạn, ai cũng có, đừng nói không có vậy xấu hổ. Ai trong chúng ta cũng thích lòe, thích khoe, thích tăng giá trị của con người bằng vật chất nhưng quên lời dạy của Đức Phật, giá trị của con người cốt lõi là pháp thiện.
Thiện hay ác, nghiệp sanh nào tránh khỏi
Tích quả lành nên giá trị con người
Thiện hay ác, nghiệp sanh nào bạn tránh khỏi đây, tích quả lành mới nên giá trị của con người, còn tích quả ác sẽ phá hoại tất cả biết bao nhiêu điều cao đẹp của Cửu huyền thất tổ, của cha của mẹ để lại gia tài thánh đức của các Ngài cho chúng ta. Cho nên hãy tích việc lành các bạn ơi bởi tất cả chúng ta rồi cũng phải tan thành tro bụi, phải nhắc đi nhắc lại để thấy rằng ta cuối cùng cũng trở thành tro bụi.
Vậy thì giá trị của một con người mà Đức Phật khai thị dạy cho chúng ta là gì, là biết xả bỏ, cởi bỏ, cởi trói, không mặc vào nữa mà cởi ra mọi phiền não, uế trược, tham sân, không đeo tròng vào mà gỡ ra những rắc rối của si mê hận thù, không xây dựng mà xả bỏ để thân được rỗng nhẹ và tinh không, không tuồng vào, mà gỡ, mà tháo, mà buông. Vào chùa nghe tiếng chuông ta buông, vào chùa nghe tiếng mỏ ta bỏ, chuông để buông, mỏ để bỏ, chứ đâu mà rình rang, rầm rầm cả ngày, nhứt đầu. Tiếng chuông, tiếng mỏ là nhắc nhở sự buông bỏ, chẳng phải đánh cho hay, cho hàng xóm nghe được chuông mỏ ta tụng kinh, thế mới gớm ta là người kinh kệ sớm hôm, chuông kia mỏ nọ đánh cho gầm trời lên, không. Đó là pháp khí nhắc nhở lời giáo truyền của Phật, chuông là buông, mỏ là bỏ. Nhưng nay ta tậu chuông, tậu mỏ rồi đánh cho nó vang cả xóm cả làng, nhưng chẳng vọng vào trong tâm để tịnh được một phần ham muốn của con người, nâng giá trị bởi vật chất, trét, trát, mặc, đeo, tròng vào.
Giá trị con người chẳng phải là mỗi ngày mỗi nhậu, mỗi ăn mỗi uống, mỗi tiệc mỗi tùng, mà giá trị con người được thể hiện bằng mối thương giao giữa con người với con người, bằng tình thương, bằng pháp thiện. Nhiều người khi ra đi trở về với tro bụi thật sơ sài nhẹ nhàng, chẳng có cái hòm làm bằng gỗ quý dày ba bốn phân đâu chỉ có miếng chiếu thô sơ đắp vào. Vậy mà biết bao nhiêu con người tiếc thương cho một bậc Thánh cưỡi hạc về Tây, chẳng đắp vào cổ mộ xây cho to như thành phố ma địa mà xả toàn diện cho trống không nhẹ nhàng.
Giá trị con người ở chỗ pháp thiện các bạn ơi. Làm sao chúng ta có thể tự nhắc mình trở về với giá trị thực sự mà Đức Phật hướng dẫn. Đó là chúng ta phải cận kề những Bậc thiện tri thức, gần gũi với lời dạy của Đức Phật qua kinh sách ta thường đọc, qua băng đĩa ta thường nghe, hoặc lui tới chùa thỉnh sự giáo huấn của các bậc Tôn túc Tăng ni, để được một lần nữa ta nghe lại lời của Đức Phật khai thị để thấm nhuần rằng giá trị con người chẳng phải là vật chất. Bởi tất cả rồi chúng ta cũng tan thành tro bụi vì đã sanh ra sẽ về với đất trời, không trốn được đâu. Thiện hay ác mới làm nên giá trị con người và để giá trị con người thật sự có, chúng ta phải tu. Tu cái gì, tu pháp thiện. Thiện ở đâu, thiện tâm, thiện ở trong lòng. Thiện tâm ở cùng với người hiền lương. Và khi chúng ta chỉ cần sống với pháp thiện, có thiện tâm, có lòng thiện thì bình an sẽ ở với những con người có thiện tâm, trên đời này kẻ ác tâm bình an sao có. Hiển nhiên mà, sao ta không có thực hành bình an dưới thế cho muôn người có thiện tâm, chỉ hai chữ bình an ở cuộc dương thế này không có nơi kẻ ác, kẻ ác bao giờ cũng nơm nớp lo sợ.
Giá trị của con người là sự bình an và hạnh phúc. Phật tới trong cuộc đời không phải dạy cho chúng ta từ bỏ tất cả mà Phật tới trong cuộc đời để mở mắt trí tuệ, để nhìn thấy giá trị của con người là giáo lý chuyển hóa đau khổ, đưa đến bình an và hạnh phúc bằng thực hành pháp thiện từ trong tư tưởng, lời nói và hành động. Đừng nghe Bảo Thành nói như vậy rồi gỡ hết vòng vàng quần áo đẹp quăng ra ngoài, coi chừng trộm nó đến kề rồi lúc đó lại khổ. Trời ơi, bảo gỡ bỏ hết mà bây giờ bỏ ra đằng trước nó tới phá cửa lục luôn bên trong bởi vì đằng trước có vàng, có quần áo tốt thì dĩ nhiên họ nghĩ bên trong có đồ hay mặc. Đừng, đừng quá tiêu cực, nghĩ quẩn như thế mà hãy trung dung nhớ cho thật rõ vật chất chỉ là phương tiện. Có trí tuệ hiểu được pháp thiện, hành được pháp thiện, hiểu được giá trị của con người dựa trên nền tảng của đức hạnh, của đạo đức, của pháp thiện thì tất cả những phước báu đưa chúng ta tới có vàng, có kim cương, có nhà, có cửa, có xe cộ, ta sẽ hiểu được giá trị của vật chất ta có chỉ là phương tiện trong cuộc sống nhưng không đắm chìm vào trong đó để khoe khoang chảnh chọe, bởi ta biết rồi tất cũng tan thành tro bụi, đã sanh ra sẽ trở về với đất trời. Và khi ta ra đi, pháp thiện kia mới là pháp bảo cao quý ta mang theo chứ còn những điều ác trược là cái thòng lọng cột cổ kéo ta về trình Diêm vương, Diêm chúa.
Lời của Phật đơn giản lắm, hãy làm việc lành đi các con ơi, đừng làm việc ác nữa. Và làm việc lành, việc thiện đó là giúp cho chúng ta có tâm thanh tịnh, Phật dạy đơn giản. Đó chính là một câu một chân lý nói lên giá trị của con người ở chỗ, hãy làm việc lành thì giá trị con người cao cả. Bậc Thánh Đức nhìn thấy một người bình thường thôi, làm việc lành thì cũng phải nghiêng người kính cẩn chào hỏi. Còn dù có là Chúa, là quan, là vua, có quyền có chức, có tiền có tài, có danh vọng địa vị, có kiến thức đi nữa mà làm việc ác thì đứa nhỏ nhìn vào nó cũng khinh à. Và không những thế, chết xuống dưới rồi, mối mọt cũng chê, nó chẳng bao giờ gặm nhấm những người giàu. Bạn cứ nhìn đi, những người giàu đào lên thân xác vẫn còn. Mọt mối, giun dế nó chê là bởi vì sao ở trong cái mỏ, khi chết rồi để trong cái mộ, cái hòm gọi là cái mỏ, bỏ vàng bỏ bạc nhưng đâu dễ để cho người ta lấy, đổ toàn là thuốc độc không, giun dế nó còn sợ thì ai dám đào. Bởi vậy mới có những cổ mộ được lưu truyền, vàng không mà đào vào ngửi cái là điên khùng chết ngay. Sống thì vơ vét cho nhiều, chết chôn theo vàng bạc còn có tâm ác bỏ thêm thuốc độc, lỡ ai mò tới chết ngay tại chỗ. Những câu chuyện như vậy vẫn còn lãng vãng trong thế giới này, nghe qua rùng rợm, ham vàng ham bạc biết mồ có đó mà hỏng dám đào. Đó là đối với những kẻ nhát gan thôi, còn những tay trộm tay cướp rành rồi thì độc dược nó cũng khoét lỗ chui vào lấy hết. Chúng ta trở thành những con người săn lùng cổ mộ, đào vào những cái hòm cái mộ thế gian, nơi thân xác cuộc đời này, tưởng là có, là tồn tại, là cội nguồn của hạnh phúc, để vơ vét vào ánh hào nhoáng của vàng bạc, của cải vật chất, của danh vọng quyền lực. Nhưng chẳng hiểu rằng đó là sai.
Hôm nay chia sẽ để thấy rằng giá trị của con người đứng theo chân lý Đức Phật dạy đó chính là pháp thiện lành ta thực hành còn tất cả chỉ là phương tiện. Hiểu rằng là phương tiện thì ta không tiêu cực từ bỏ tất cả mà sử dụng cho đúng. Ông Cấp Cô Độc rải vàng mua đất cúng dường Phật làm tịnh xá, Hộ Pháp Chư Tôn Đức thời đó. Chúng ta có của cải vật chất chẳng phải đeo vào trang trọng và cũng chẳng phải từ bỏ mà ứng dụng phù hợp để có thể nuôi dưỡng song thân phụ mẫu sinh ra ta trong lúc tuổi già. Để có thể che chở vợ chồng, con cái gia đình ổn định trong cuộc sống và có thể giúp đỡ, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh trên thế gian này. Nhìn rõ được điều đó, ta sẽ ứng hóa diệu dụng kiến thức của ta, nơi chân lý Đức Phật dạy, để có phương tiện siêu việt, để trợ giúp muôn người mà vẫn hành được pháp thiện, để nâng cao giá trị thực tế, để có được hạnh phúc và bình yên. Đó chính là giá trị con người, là pháp thiện ta thực hành mỗi ngày. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bây giờ nếu các bạn có chia sẻ gì thì Bảo Thành sẽ lắng nghe còn nếu các bạn không có chia sẻ thì chúng ta sẽ kết thúc buổi sinh hoạt Sống trong chánh niệm hôm nay.
Bảo Nghy kính đảnh lễ Thầy cùng quý Sư Cô, thân chào các bạn đồng tu.
Câu hỏi: Làm sao để có thể giữ được sự an yên, bình tĩnh trong khi dòng đời có nhiều biến động, nhiều đau khổ, những sự ngược đãi hay bạc bẽo của những người xung quanh hoặc là nói khác đi là làm sao để có thể giữ được tâm bất biến trong dòng đời vạn biến, xin Thầy khai thị ạ.
Trả lời:
Mô Phật! Có hai người đi ở trên đường, bất chợt trời mưa, anh kia ướt tìm chỗ trú, mà đi ở đường không có nhà cửa, không có tàn cây chẳng biết trú vào đâu. Người bên cạnh vẫn tươi cười bước đi, ở tay kéo ra bung một cái cái dù nhỏ che được thân, anh ta không ướt. Anh chàng bên cạnh ướt như chuột nhìn vào thấy hay hay hóa ra giữa trời mưa lại có kẻ không ướt bởi anh ta khôn và ngoan một chút. Biết được trên đường đời đang đi sẽ có đợt mưa lớn nên thủ một cây dù. Giữa dòng đời biến đổi liên tục như vậy, người khôn ngoan luôn trang bị cho mình đầy đủ tư lương pháp thiện như người khôn biết trời mưa mang theo dù. Còn người khờ dại cứ trơ trụi chẳng biết gì đến khi mưa xuống rồi ướt mà cũng rất may là anh ta ướt nhưng nhìn thấy người bạn mang cây dù che thân, không ướt nên lần sau anh ta khi trời mưa cũng thủ sẵn cái dù như người khôn ngoan trước anh đã một lần nhìn thấy.
Đức Phật dạy, hãy kề cận những bậc thiện tri thức, tức là kề cận với những bậc khôn ngoan ở trong đời như người biết nhìn tứ thời, bát tiết, biết trời mưa mang theo dù, trời nắng mang theo nón. Pháp thiện là dù, là nón để cho chúng ta che đậy đầu, che thân để mưa và nắng của cuộc đời không thấm làm ướt làm cho các bạn bị bệnh. Pháp thiện đó chư Phật dạy thường xuyên là chánh niệm hơi thở, đơn giản. Bạn đừng suy nghĩ nhiều, trên đời này khi trời mưa người kia cầm dù bạn suy nghĩ tại sao người kia không ướt không. Hiểu mà, cái dù che, hơi thở chánh niệm là chiếc dù tuy nhỏ nhưng có thể che chở cho cả cuộc đời của các bạn, không để những giọt mưa của giông bão, thăng trầm của cuộc đời lọt vào làm cho bạn ướt, bạn lạnh, bạn sanh bệnh.
Hơi thở chánh niệm cũng là chiếc nón che trên đầu, để những cơn bão tố, lửa sân của cuộc đời khi va chạm sẽ không thiêu đốt bạn, làm cho bạn nhứt óc, nhứt đầu. Chánh niệm hơi thở. Tóm lại hãy trở về với hơi thở chánh niệm, nương vào lòng từ của chư Phật, thắp sáng đuốc tuệ. Mu A Mu Sa là từ bi tha lực, hùng lực của bậc giác ngộ. Chúng ta hãy gắn kết với năng lượng đó Mu A Mu Sa trong chánh niệm hơi thở. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là pháp quán chiếu truyền đăng để nhập thế chứ không phải xuất thế đâu. Trong cuộc đời bạn đang nhập thế ngược xuôi trong biết bao nhiêu chuyện xuôi xuôi ngược ngược, thiện thiện ác ác. Nếu bạn có thể đón nhận được truyền đăng, truyền ánh minh đăng giác ngộ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang vào trong chánh niệm hơi thở với chánh niệm của đời sống, đón nhận năng lượng từ bi, thắp sáng đuốc tuệ thì bạn sẽ nhìn rõ tất cả những sự ngược xuôi xuôi ngược để bạn không bị quay cuồng trong dòng đời ngược xuôi xuôi ngược nữa. Đây là pháp tu chứng, bạn hãy thực hiện, bạn sẽ thấy được điều đó. Mỗi ngày tâm thái sẽ có hùng lực an trú ở bên trong để bạn tịch tĩnh vững chãi đi trên đời mà chẳng sợ mưa, sợ nắng bởi có cái dù của pháp thiện, bởi có cái nón của chánh niệm hơi thở, bởi có lòng từ bi của chư Phật gần gũi và quán minh tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang thắp sáng. Bạn hãy thực hành điều đó, bạn sẽ thấy được sự ứng nghiệm, đây là một trong những pháp phương tiện mà Bảo Thành đã thực hiện và thật nhiều chư vị đã thực hiện thành tựu được điều đó. Bạn thử một lần để thấy được sự mầu nhiệm nơi pháp tu phương tiện này, cám ơn bạn.
Ngày mai là ngày Lễ Phật đản, nguyện xin tất cả mọi chúng sanh trên thế giới này như câu nói là hạnh phúc thay Đức Phật ra đời. Đức Phật ra đời là cội nguồn hạnh phúc vô biên, bất diệt giúp cho chúng sanh chúng ta thoát khổ. Mọi người hãy lắng đọng tâm hồn, quy về với Phật, buông bỏ mọi sự, thanh tịnh thân tâm để chúng ta xứng đáng một lần nữa mừng ngày Lễ Phật đản. Và để tái sanh trở lại trong dòng thánh của cam lồ tịnh thủy, trí tuệ Bậc giác ngộ. Nguyện hồi hướng công đức ngày Đời sống chánh niệm thứ bảy tới tất cả mọi chúng sanh đồng quy về Phật đạo và thành tựu được pháp của Như Lai. Mô Phật!