Search

Đương Đầu Với Cướp Biển

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta lại trở về với kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Nơi đây là điểm hẹn để cho Bảo Thành gặp gỡ các bạn, trao đổi gợi ý trên con đường tìm cầu đạo giải thoát. Các bạn thân mến! Bảo Thành làm việc này với mục đích duy nhất là để gợi ý cho chúng ta, hy vọng các bạn tạo nhân duyên để gặp gỡ, nếu phù hợp nhân duyên, xin các bạn đăng kí vào kênh Youtube này. Cám ơn tình cảm của các bạn. Các bạn thân mến! Thôi bây giờ để Bảo Thành đi thẳng vào một câu chuyện tiền kiếp xưa của Phật, để rồi từ câu chuyện đó chúng ta tìm ra một sự gợi ý cho cuộc sống hiện tại của mỗi người.

Ở vào tiền kiếp thời đó, Đức Phật là một người lái buôn, người lái buôn đó tên là Đại Bi. Người lái buôn tên Đại Bi này có cái tâm rộng lớn, suy nghĩ thoáng, khoáng đạt, có trí tuệ quyết định mọi việc đúng theo sự tư duy và lợi lạc chung cho mọi người, nên chuyện buôn bán của chàng thanh niên tên Đại Bi này có lợi lộc vô cùng, thành tựu nhiều. Thành tựu đến mức mà ai cũng thương mến, ai cũng muốn gần gũi, ai cũng muốn tiếp tay và hợp tác để làm ăn cho nên anh chàng thương lái Đại Bi này lừng danh lừng lẫy trong vùng đó. Rồi bỗng một lần, có một nhóm thương lái, gọi là thương gia, cùng với anh chàng Đại Bi này đi đồng thuyền trên biển để đi tới một nơi khác buôn bán chung với nhau. Thì trên chiếc thuyền đó có đến 500 người, có cả anh Đại Bi này nữa, cùng với 499 người, cộng lại là 500 người trên cùng một chiếc thuyền để đi buôn. Chiếc thuyền đi ra khơi một đoạn đường xa khỏi bờ rồi, thì bất chợt có một đám cướp biển lướt sóng, cập sát vào chiếc thuyền này để ăn cướp. Bọn cướp hung hăng vô cùng, trên tay giáo mác, đao kiếm đã tuốt ra hết. Trên khuôn mặt của họ đằng đằng sát khí, muốn giết chết tất cả mọi người. Những người thương gia trên thuyền thì ai cũng nhốn nháo sợ hãi, kẻ thì khóc than bởi vì đợt này chết chắc rồi, không còn có cơ hội đâu để trở về thăm vợ thăm con, nuôi gia đình, chuyến này là chuyến định mệnh cuối cùng. Ai cũng sợ hãi quỳ lạy xuống để rồi sẵn sàng chết bởi nhóm cướp kia. Nhìn lại thì bên kia thuyền của bọn cướp hung dữ vô cùng, chẳng có một chút xíu gì gọi là khoan dung tha thứ như chỉ lấy tiền rồi đi mà họ chỉ muốn giết người. Cho nên anh Đại Bi này mới suy nghĩ, nếu mà anh ta để yên như vậy, thì chắc chắn 500 người này, nghĩa là trong đó có ta sẽ phải chết; và 500 người thương gia này hiền lương mà, mục đích của họ chỉ là đi buôn bán thôi, còn bên kia là cả một đám cướp biển hung dữ quá, bây giờ phải làm sao.

Trong sự tư duy đó lóe lên ánh sáng và anh ta nhận ra rằng vì mạng sống của 500 người này, anh ta phải chống trả lại nhóm cướp biển kia. Trong sự quyết định đó, anh Đại Bi đã dũng mãnh xông lên phía trước, dùng tài thao lược, chiến lược và võ thuật của mình đã đánh tan bọn cướp không còn một mạng tồn tại. Sau đó cuộc chiến kết thúc và 499 người lái buôn trên chiếc thuyền buôn kia được cứu sống, ai cũng vui vẻ. Chuyến buôn lại đi và trở về tốt đẹp. Anh Đại Bi đó chính là tiền thân của Đức Phật trong kiếp đó. Và anh đó, tức là Đức Phật trong tiền kiếp đã suy nghĩ thật kỹ, và trong chớp nhoáng tư duy thấy được sự lợi lạc thật là lớn, cứu 500 người trên chiếc thuyền của mình, nên phải ra tay giết những tên cướp kia. Ở đây không nói đến tâm sát, mà nói đến sự lựa chọn phương thức gì. Nếu chúng ta là người có trí tuệ, chúng ta có một sự tư duy chín chắn để mang lại lợi lạc cho mọi người. Chính vì sự tư duy đó mà thái tử Tất Đạt Đa khi nhìn thấy bốn thành sinh – lão – bệnh – tử khổ, Ngài đã dám từ bỏ vợ đẹp con khôn khi mới sinh con, vợ đẹp nằm đó trong đêm, hoàng cung, vàng bạc châu báu, ngôi vua đang chờ đợi, Ngài sẵn sàng vượt rào ra đi để cầu đạo giác ngộ. Lựa chọn một con đường vì cứu chúng sanh, vì cứu hằng hà sa số chúng sanh mà từ bỏ, mà từ bỏ tất cả những gì mình có. Cũng vì cứu 499 người bạn thương gia trên thuyền, mà anh chàng Đại Bi sẽ phải dùng võ và đã tiêu diệt bọn cướp.

Chúng ta trong cuộc sống, nếu vì lợi lạc của số đông, vì sự tốt đẹp của muôn người, ta có dám hy sinh, ta có dám từ bỏ, ta có dám cắt đứt, ta có dám đi lên hay không? Câu hỏi đó có lẽ là câu hỏi thật khó cho nhiều người, bởi chúng ta chưa có đầy đủ phước báu lắm đâu. Tuy nhiên, đã là người có trí tuệ, đã là người tu tập theo những pháp môn của Phật, cầu mong trí tuệ được sáng ra, để chúng ta có một sự tư duy dũng mãnh trên con đường cầu đạo, có thể biết đâu ta là anh chàng Đại Bi đồng thuyền trên chuyến buôn cộng chung 500 người đó, nếu xảy ra tình huống như vậy, anh chàng Đại Bi là ta có dám ra tay để giết bọn cướp hay không? Hay chúng ta lại sợ, khép nép quỳ xuống van xin, để từng người, từng người bị lưỡi dao mác, kiếm cung của bọn cướp sát hại? Các bạn! Trong giây phút sanh tử của cuộc đời, các bạn có dám đứng dậy vì sự sống của những con người khác, vì sự an vui của những con người khác hay không? Dĩ nhiên để đánh đuổi được bọn cướp biển kia, thì chàng trai Đại Bi này cũng phải chảy máu, cũng phải đổ máu, cũng bị thương tích, cũng bị mệt, mà có lẽ cũng phải vượt qua sanh tử để mà tiêu diệt bọn cướp.

Trong cuộc sống của chúng ta, để mà hy sinh cho những người khác có được sự bình an và hạnh phúc, chúng ta cũng phải trầy vi tróc vẩy, trần ai khoai củ, khổ lắm các bạn ạ. Nhưng phải nhìn lại sự hy sinh đó có giá trị các bạn ơi! Nhìn lại trong gia đình nhỏ bé giữa hai vợ chồng và con cái, vợ hoặc chồng, chúng ta là cha mẹ, chúng ta thấy đi, sự hy sinh của ta nhiều lắm. Nhưng vì sao? Vì vợ, vì con. Vì làm sao? Vì chồng, vì con, vì số đông, vì những người chúng ta yêu thương. Đồng thuyền trên một chuyến đi buôn, anh chàng Đại Bi đó đã thấy được cái cảnh đồng thuyền, 499 người kia là những người bạn thương gia tốt đẹp, họ cũng có vợ, họ cũng có con. Nếu để họ chết thì vợ con của họ vô số sẽ khổ vô cùng, 499 người đã chết cộng thêm ta nữa, thay vì đó ta phải ra tay, có dũng lực chống lại cướp biển để cứu sống 499 người trong đó có ta, để vợ con của ta và những người đó được an vui, anh ta đã đứng lại và chống lại bọn cướp biển. Chúng ta có dám đứng dậy vì vợ vì con, vì chồng vì con để chống lại những sự cám dỗ tội lỗi ở đời? Những tội lỗi, những tham sân si ở đời đang muốn cướp đi cuộc đời của ta vì giết chết vợ chồng con cái của ta, gia đình của ta, danh giá của ta, danh phẩm của ta. Các bạn! Các bạn có dám đứng dậy để tiêu diệt những tội lỗi đó hay không? Các bạn có dám đứng dậy để tiêu diệt những tánh tham, sân, si của các bạn hay không? Có dám tuốt thanh gươm, thanh kiếm trí tuệ, nhìn rõ được tham, sân, si, trảm nó ngay hay không? Có dám tuốt thanh kiếm trí tuệ kim cang để chém đứt đầu tội lỗi của mình hay không, để gạt bỏ tất cả qua hay không, để tiến lên trên con đường cầu đạo giác ngộ. Các bạn thân mến! Chúng ta phải vì vợ và vì con để thoát ra những tội lỗi kiềm tỏa và những sai lầm trong cuộc đời. Chúng ta phải vì chồng vì con để chúng ta phải tử bỏ những tham sân trong cuộc đời và thoát khỏi cám dỗ và tội lỗi. Vì sao? Vì những người đó đồng thuyền, đồng gia đình. Anh chàng Đại Bi đã nghĩ đến 499 người và vợ con của họ, do đó dám dũng mãnh, dùng võ công của mình để đánh tan bọn cướp biển kia, cứu sống 499 người và bản thân của anh ta được an toàn trên chuyến thương buôn đó.

Các bạn thân mến! Cuộc sống là một chuyến du hành trên cuộc đời này. Trên chiếc thuyền du hành đó, chúng ta sẽ đồng hành với biết bao nhiêu con người. Có lẽ không phải như anh chàng Đại Bi kia để có 499 người, nhưng chúng ta trên nữa thì có ông bà cha mẹ, dưới thì có vợ, con, chồng, những người thân thuộc. Chúng ta có những lúc phải có một sự quyết định dũng mãnh, phải dám từ bỏ tội lỗi và cám dỗ, dám từ bỏ những thói hư tật xấu của mình, dám dũng mãnh tuốt gươm ra và chặt bỏ nó, phải lìa bỏ nó các bạn à! Những tội lỗi, những thói hư tật xấu, những tham, sân, si của ta như là một chiếc thuyền cướp biển nó đang lao vào, chúng nó hùng hổ dữ lắm, chúng nó thật là ác các bạn à. Nó không từ bỏ bạn đâu! 499 kẻ đồng thuyền kia nó cũng không từ bỏ, nó sẽ giết chết. Bởi vì tội lỗi và cám dỗ, tham, sân và si là những tên cướp biển lăn trôi trên cuộc đời cùng với chúng ta từ vô lượng kiếp qua. Nó thấy chúng ta đang lênh đênh trên biển để đi tìm nguồn hạnh phúc, như những nhà thương gia kia tìm nguồn lời nuôi vợ nuôi con, nó trượt tới, nó giết chết để nó cướp của chúng ta. Tội lỗi và thử thách, tội lỗi và tham, sân, si, tội lỗi và cám dỗ là những tên cướp biển, chúng đang lao tới cuộc đời của chúng ta từ vô lượng kiếp qua, lênh đênh trên bể khổ của cuộc đời, lăn trôi lặn ngụp trong sáu nẻo luân hồi. Chúng hung dữ vô cùng các bạn ơi! Chúng hung dữ vô cùng. Gươm của chúng đã tuốt ra, mài thật là sắc, kiếm của chúng đã sáng loáng, soi tới là đứt cổ, vung ra là chết người. Những tên cướp biển của tham, sân, si, những tên cướp biển mang tên tội lỗi, những tên cướp biển mang tên cám dỗ ở đời, những thói hư tật xấu đều là những tên cướp biển hung dữ hết các bạn! Nó sẽ giết chết chúng ta, nó sẽ giết chết vợ con của chúng ta, nó sẽ giết chết cha mẹ, ông bà của chúng ta. Nó sẽ giết chết tất cả những người đồng thuyền, đồng tàu, đồng tâm, đồng ý trên cái con đường ta đồng hành trong kiếp này. Rất là may trong chuyến thương buôn đó có anh chàng Đại Bi dũng mãnh vô cùng, có võ công đứng dậy chống trả lại cướp biển và đã cứu sống được 499 người kia để chuyến buôn đó thành tựu, vợ con vui vẻ. Chúng ta có trở thành được như anh Đại Bi kia không, dũng mãnh đứng dậy để đương đầu với những tên cướp biển – là tội lỗi, là tham, sân, si, là cám dỗ của cuộc đời, là thói hư tật xấu, những tật cố, những bất thiện nghiệp, những cái tà niệm đang khởi lên.

Các bạn! Chúng ta phải dùng nội lực thâm sâu trong hơi thở chánh niệm của nhà Phật, dùng trí tuệ kim cang dõng mãnh tuốt ra, và chúng ta phải phóng lên trên thuyền cướp biển đó. Cướp biển đó là gì? Là tham, sân, si, ba cái thằng tướng cướp này hung dữ lắm. Cướp biển đó là ai? Là những tội lỗi, những thằng tội lỗi này nó dữ dằn dữ lắm. Cướp biển đó là gì? Là những tật cố của chúng ta, là những cám dỗ đang xảy ra trong cuộc đời, là đắm chìm trong ăn uống, ngủ nghỉ, say mê trong rượu chè trai gái. Các bạn! Các bạn hãy tuốt cái thanh kiếm trí tuệ ra đi. Thanh kiếm trí tuệ này nó được giữ ở trong hơi thở chánh niệm. Và với hơi thở chánh niệm đó, các bạn nhất định có thanh kiếm kim cang như anh chàng Đại Bi kia dõng mãnh vô cùng, bảo vệ được 499 người. Chúng ta sẽ bảo vệ được mạng sống thanh tịnh của mình trong hơi thở chánh niệm và chúng ta sẽ dũng mãnh xua đuổi và triệt tiêu chiếc thuyền cướp biển. Trên đó chứa những ai? Ba thằng giặc tham, sân, si, những thằng cướp của tội lỗi là đồng bọn của chúng. Là gì? Thói hư, tật cố, cám dỗ của cuộc đời. Chúc các bạn thành công và trở thành anh chàng Đại Bi trong cuộc đời.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn