Tâm Sĩ đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và trên Facebook Chùa Xá Lợi.
Các bạn thân mến.
Chúng ta gặp gỡ nhau nữa rồi. Chắc có lẽ đối với các bạn có nhân duyên, chúng ta gặp cũng đã lâu ở trên hai mạng xã hội này. Bảo Thành cám ơn các bạn đã cho Bảo Thành trở thành người bạn, và cám ơn các bạn đã nghe những gợi ý của Bảo Thành qua những mẫu chuyện thật nhỏ, để chúng ta trong đời sống bận rộn hiện tại, vẫn có cơ hội nghe được sơ sơ, mà nhắc nhở bản thân. Mỗi lần Bảo Thành ngồi nói như vậy, cũng chính là tự nhắc nhở mình, tự tu học, tự ghi nhớ, để mình hành được những điều mình nói.
Nói cho các bạn nghe, nói cho các bạn hiểu, nói để gợi ý cho các bạn sống đạo hay nói cho chính mình, thật ra đối với Bảo Thành thì Bảo Thành nghĩ rằng đang nói cho chính mình. Sống là cần phải tự nhắc nhở mình, cho nên những lần như vậy Bảo Thành hạnh phúc, bởi đang tự nhắc nhở bản thân thật nhiều, về những chân lý của Đức Phật dạy, để làm sao ứng dụng vào cuộc sống.
Có câu chuyện kể như vậy các bạn ơi: Có một chú tiểu còn nhỏ lắm, được một vị Thiền sư nhận làm đệ tử. Vị Thiền sư này chỉ có một mình chú tiểu là đệ tử mà thôi. Trong một chuyến đi xa để độ sanh, giúp đỡ làng mạc, phải rời núi đến mấy tháng trời, chú tiểu đi theo sau vị Sư phụ của mình trên một đoạn đường dài đã trải qua. Tình cờ vị Thiền sư thấy một bà cụ thật đói, thật khổ, với thân xác tiều tụy, đói khát, nằm xin ăn bên vệ đường vắng không có người. Thiền sư mới nói với chú tiểu: Con ạ, con hãy mang ngân lượng Thầy trò mang theo, cùng lương khô nước uống của Thầy trò mình tặng cho bà cụ đi con.
Nghe lời Sư phụ, chú tiểu làm như thế, đem tặng cho bà cụ rồi đi, nhưng trong lòng không vui, bởi đoạn đường kế tiếp, lương thực đâu mà ăn, nước đâu mà uống, ngân lượng đâu mà xài, nên nói với Sư phụ: Thưa Sư phụ, tiểu con không hiểu, thật khó chịu khi phải cho đi tất cả, trong khi đoạn đường phía trước của Thầy trò mình còn quá dài, nếu lỡ có chuyện gì Thầy trò phải làm sao. Vị Thiền sư nói với chú tiểu: Con ạ, đối với Thầy trò mình lương khô, nước uống và ngân lượng mang theo chỉ là tiếp ứng trên đường đi, để dưỡng nếu xảy ra chuyện. Hiện tại chưa xảy ra chuyện, còn bà cụ là cấp nguy cứu đói, nếu không có lương khô nước uống, bà cụ sẽ chết ngay bây giờ và rồi không có ngân lượng sau đó cuộc đời bà cụ sẽ ra sao. Thầy trò mình hiến tặng cho bà cụ lương khô nước uống, để sống, để tồn tại qua cơn đói khỏi chết. Thầy trò mình tặng ngân lượng để cho bà cụ có thể xài sau đó, để có tuổi già ấm êm, còn Thầy trò mình dành chút ít, mỗi bước đi sẽ có đủ vật thực để nuôi thân.
Người đệ tử bởi là tiểu chỉ nghe vậy thôi, chứ chưa thấu hiểu được nên nói với Sư phụ: Thưa Sư phụ, lời của Sư phụ dạy con xin lắng nghe, sau này khi lớn lên, con nhất định sẽ nhớ đến lúc con thành công, xây Chùa chiền xong to lớn, có đầy đủ tiền bạc và lương thực, sẽ tiếp nối con đường của Sư phụ giúp đỡ người nghèo. Vị Thiền sư nhìn thấy đệ tử như vậy mỉm cười. Nhưng thời gian trôi qua một thoáng, chú tiểu cũng đã lớn, vị Thiền sư cũng đã già, đến lúc mệnh chung đã viết một di chúc cho chú tiểu đệ tử của mình nói rằng: Khi nào rất cần thiết con hãy mở ra đọc.
Vị Thiền sư vãng sanh ra đi. Cuộc đời của chú tiểu lớn lên, theo ước mơ gây quỹ, có tiền, Phật tử đông, xây được Chùa lớn, lại tiếp tục xây Chùa lớn, vẫn ước nguyện rằng khi xây Chùa xong tài vật đầy đủ, kho lương thực lớn, ngân lượng nhiều, sẽ tiếp tục con đường của Sư phụ, giúp đỡ người nghèo khó. Chú tiểu ngày hôm nay đã trở thành một vị Trụ trì lớn tuổi rồi, Phật tử đông lắm, sinh hoạt bề bộn, bận rộn kinh kệ, hướng dẫn tu học, xây thêm Chùa trăm gian lớn rộng, chánh điện lớn, tượng Phật thật là to, có những khu dành cho các Sư khách, các Phật tử.
Thoáng qua, thoáng qua, chú tiểu năm xưa nay đã 80 tuổi, đến lúc cũng yếu, nay đang nằm chờ chết, nghĩ lại chưa làm được việc thiện như lời đã hứa với Sư phụ, nhưng không thể làm được nữa, bởi nằm liệt ở trên giường sắp chết, vội vội vàng vàng nghĩ đến Sư phụ năm xưa khóc lóc, rồi lấy lá thư của Sư phụ ra đọc.
Chẳng có gì bí mật trong lá thư, chẳng có gì cao siêu, mà chỉ có đôi dòng nhắc nhở rằng: Làm một việc thiện, giúp những con người nghèo khó, còn hơn đọc tụng cả mười năm kinh kệ, còn hơn xây dựng hàng trăm ngôi Chùa. Tới lúc này chú tiểu năm xưa nay là vị Hòa thượng 80 mới thấy rằng mình đã sai, bởi khi hấp thụ một sự tự tại, học hỏi trí tuệ của Phật, là vị Thiền sư Sư phụ đó, mà chẳng ứng dụng được, để chôn vùi vào trong lá thư di chúc, miệt mài trong vấn đề vật chất, của cải, danh vọng, địa vị đến cuối đời mới nhận thức.
Các bạn thân mến,
Có khi nào chúng ta cũng bị rơi vào tình trạng như thế, dù không phải là người xuất gia không? Có. Chúng ta đã từng hứa, khi nào trúng số, chúng ta làm việc thiện, khi nào có tiền, chúng ta làm từ thiện, khi nào chúng ta biết sống tốt với Cha Mẹ, Anh Em, với tất cả mọi người, chúng ta làm từ thiện, giúp những mảnh đời đau khổ. Khi nào thành tựu được danh vọng, của cải, vật chất, khi nào chúng ta như vậy như kia và khi nào, khi nào, đến khi nào đây. Nhiều người chúng ta còn bị tự ti, bởi người khác nói: Bản thân lo chưa xong, mà đòi giúp đỡ người nghèo. Cha Mẹ chưa báo hiếu, mà giúp đỡ người nghèo. Anh em không chăm sóc, mà giúp đỡ người nghèo.
Hình như những cách nói như vậy nó như những vết dao đâm vào trong tim còn in mãi, như những thanh kiếm đâm, thanh đao chém, làm cho chúng ta ngần ngại, cứ tủi hận hoài, ồ Cha Mẹ hiếu đạo chưa thành, anh em chưa giúp đỡ được, mọi người chúng ta cũng chưa thương, thì lấy gì mà giúp đỡ người nghèo khổ, và chúng ta cũng chưa bao giờ giúp đỡ người khác, mà chỉ cố gắng lo cho Cha Mẹ, Anh em, cố gắng lo cho vợ con, cho tất cả mọi người và hứa rằng khi nào, khi nào, khi nào lo cho tất cả mọi người, lo cho tất cả mọi người chung quanh có đầy đủ, đầy đủ khi nào, khi nào đây các bạn.
Chúng ta không nhất thiết phải lãnh nhận hai chữ hiếu đạo vẹn toàn, mới làm từ thiện giúp đời. Chúng ta không nhất thiết phải là người huynh đệ tốt đẹp, lo cho anh chị em hết, rồi mới nghĩ đến người cùng khổ. Chúng ta không nhất thiết phải xây dựng tất cả mới giúp đời, bởi vị Thiền sư dạy cho chú tiểu rằng: Bà cụ kia chết bây giờ đây, lương khô, nước uống, ngân lượng, sẽ giúp cho một người sắp chết được sống, còn Thầy trò mình chỉ là sự tiếp ứng ở đời.
Đúng, chúng ta cần hiếu đạo lo cho Cha Mẹ, anh em vừa trong khả năng, nhưng nếu Cha Mẹ, anh em, người thân của chúng ta, chưa phải như bà cụ, nằm vất vưỡng bên lề đường chờ chết, thiếu lương khô, nước uống và ngân lượng, thì chúng ta phải giúp đỡ. Còn nếu như Cha Mẹ, anh chị em, người thân của chúng ta, những thứ mà chúng ta biếu tặng đó, cũng chỉ là vật thực, tài vật dưỡng thân khi cần, thì nhất định chúng ta, trên con đường của cuộc đời, gặp những con người như bà cụ kia, mãnh đời bất hạnh, thì nên mở rộng bàn tay giúp đỡ, còn không khéo chờ đến khi nào, đến khi nào, khi nào tám mươi tuổi, như chú tiểu đã trở thành Hòa thượng, nằm liệt trên giường sắp chết, mới nhớ lại lời Sư phụ, mở đọc di chúc như một lời nhắn nhủ Sư phụ dặn lại: Phải biết làm việc thiện, bởi việc thiện giúp đời, cao quý hơn mười năm kinh kệ, nó tốt đẹp hơn cả xây dựng cả trăm ngôi Chùa.
Bài học này giúp cho chúng ta thấy rằng, Bồ Tát hạnh chẳng phải đợi thành Bồ tát, thành Phật, mà trên con đường thực hiện Bồ Tát học tu, để trở thành một vị Bồ Tát, vị Thánh, vị Phật, chúng ta vẫn có khả năng bằng trí tuệ phàm phu, giúp đỡ người khác đang đồng hành trên con đường chúng ta gặp được.
Các bạn, vẫn phải luôn luôn hiếu đạo với Cha Mẹ, giúp đỡ anh em và những người thân khi có thể. Nếu mà sự giúp đỡ của chúng ta đối với các bậc sinh thành, anh chị em, chỉ là vật nuôi dưỡng khi cần thiết, thì chúng ta hãy giúp đỡ những mãnh đời cô quạnh nơi kia, khi chúng ta gặp phải.
Đây là nói về từ thiện bằng tài vật bằng tịnh tác, còn dĩ nhiên chúng ta là Phật là con, phải luôn luôn thay đổi, để có lòng hiếu đạo bằng tinh thần, cách đối xử với đấng bậc sinh thành. Còn nếu không, dù cha mẹ đầy đủ vật chất không cần đến chúng ta, nhưng mà lòng hiếu đạo trong tâm tưởng, lời nói, hành vi của chúng ta trái ngược, gây phiền não cho các vị đó, thì chúng ta có làm từ thiện, giúp đỡ bà cụ bên đường kia, cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Do đó về mặt tinh thần tâm linh, lòng hiếu đạo được thể hiện qua hành vi nghĩa cử, cách xử dụng cuộc đời của chúng ta, ứng xử với các đấng bậc và huynh đệ chúng ta như thế nào. Còn về vật chất, ngân lượng, vật thực, mà các đấng đó chưa phải là sự cần thiết để nuôi thân, mà chỉ cần khi có, khi muốn để xử dụng, thì chúng ta hãy tiếp ứng giúp đỡ những người nghèo khổ và làm từ thiện ngay từ bây giớ, đừng đợi đến khi nào.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa