Tâm Sĩ đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn và trên Facebook Chùa Xá Lợi.
Các bạn thân mến.
Đức Phật khi đi giáo hóa chúng sanh, dưới con mắt của bậc giác ngộ, Ngài nhìn thấy chúng sanh khác biệt vô cùng bởi biệt nghiệp. Có nghĩa là chúng ta không ai giống ai, chúng ta có căn cơ và dòng nhận thức khác biệt. Từ đó mà Đức Phật ứng dụng khác biệt nhau lời của bậc giác ngộ, và gửi tới những bài học đó cho chúng sanh.
Sự suy nghĩ của Đức Phật trao truyền lời giác ngộ tới cho từng chúng sanh khác biệt căn cơ đó, ứng dụng phù hợp với họ, để họ có một đời sống hạnh phúc viên mãn. Khi chúng ta mang lời Phật, đi vào đời sống hiện hành của chúng ta, thì chúng ta dù có bận rộn tới đâu, đầu tắt mặt tối suốt ngày, thì lời của Đức Phật vẫn ứng dụng được.
Các bạn tại gia, các bạn hãy nhớ rằng lời của Đức Phật nhiệm mầu. Các bạn sinh ra ở đời căn duyên khác nhau, hoàn cảnh sống, công việc làm ăn khác nhau, môi trường tiếp xúc giao tế khác nhau, nhưng lời của Đức Phật vẫn ứng dụng được. Hay ở chỗ là lời của Đức Phật ứng dụng được trong tất cả mọi hoàn cảnh sống của cuộc đời, không phân biệt đẳng cấp. Đó mới gọi là nhiệm mầu. Pháp Phật nhiệm mầu, bởi thế ai ai cũng có thể thực hành, ứng dụng để mang lại hạnh phúc.
Có một ý nghĩa trong lời của Đức Phật dạy cho chúng ta, là tất cả mọi sự đối xử của chúng ta đối với người như thế nào, thì chúng ta sẽ được đối xử lại y như vậy, đó là nhân quả. Bạn gieo nhân nào thì sẽ trổ quả đó. Bạn đối xử tốt với mọi người, thì mọi người sẽ đối xử tốt với bạn. Bạn đối xử xấu với mọi người, mọi người sẽ đối xử xấu với bạn. Bạn lừa gạt người ta, người ta sẽ lừa gạt bạn. Bạn ác với họ, họ ác với bạn. Đó gọi là nhân quả, gieo nhân gì gặt quả đó.
Những câu chuyện sơ qua về cuộc sống đó, có một câu chuyện kể rằng: Một nhà nông dân làm bơ để bán, thì có một anh chàng hàng xóm làm bánh mì mua bơ. Anh bán bánh mì mua bơ của người hàng xóm. Mỗi ngày mua một ký, mang về phết lên bánh mì bán. Hai bên mua bán một thời gian khá dài. Nhưng một hôm, anh chàng bán bánh mì nghi ngờ người nông dân bán bơ bán không đủ cân lượng. Buồn lắm, về nhà cân lại thì không đúng một kí, ngày nào cũng mua một ký, nhưng mà cân lại không đúng một kí, cho nên kiện lên Tòa.
Ông Tòa kêu người nông dân và người bán bánh mì lên tòa để phán xử. Ông Tòa hỏi người nông dân: Anh bán cho người ta một cân bơ, vậy thì anh dùng dụng cụ gì để cân đo bán cho người khác. Người nông dân nói với Quan Tòa: Tôi là nông dân, tôi không có dụng cụ hay cân nào để đong hết. Quan Tòa hỏi: Vậy làm sao anh có thể bán chính xác một cân bơ cho người bán bánh mì được. Người nông dân rất thản nhiên, bởi là nông dân mà, với lòng ngay thẳng nói với Quan Tòa: Tôi nông dân nghèo, chỉ có bơ để trao đổi, chứ mục đích bán cũng không có.
Nuôi bò lấy sữa làm bơ, rồi lấy bơ đó trao đổi vật thực để sống qua ngày. Chỉ có vậy, cho nên phương pháp cân đo của tôi rất đơn giản. Anh bánh mì qua mua một cân bơ, thì tôi cũng qua mua một cân bánh mì của anh ta, rồi tôi ước chừng hai sức nặng như nhau. Cho nên mỗi ngày anh ta mua một cân bơ, tôi đều làm như thế. Tôi mua lại một kí bánh mì và tôi cũng nói với anh ta là tôi mua một kí bánh mì. Anh ta mua của tôi một kí bơ, anh ta được nhận một kí bơ theo sự đong đo của tôi, tương ưng một kí bánh mì tôi mua mỗi ngày. Tôi mua một kí bánh mì của anh ta thì anh ta cũng cân một kí bánh mì, tôi biết một kí. Anh ta mua một kí bơ, tôi biết một kí bơ, giữa hai trọng lượng bánh mì và bơ ngang nhau, nên tôi chỉ trao đổi bơ lấy bánh mì để sống mà thôi, chứ ngoài ra không có mục đích mua bán. Tôi là nông dân nuôi bò làm bơ, trao đổi bánh mì để ăn mỗi ngày.
Quan Tòa nghe qua, thấy sự chất phát của người làm bơ, bởi là nông dân lòng ngay nói thẳng, Anh mua của tôi một kí, tôi trao lại một kí, đó là sự trao đổi. Anh đong cho tôi bằng cái đấu này, thì tôi đong lại cho anh bằng cái đấu đó. Tất cả là tình thương.
Các bạn thân mến.
Câu chuyện nó này liên tưởng đến sự đối xử với nhau trên cuộc đời. Đôi khi chúng ta có lẽ nào rơi vào phạm trù suy nghĩ như của người bán bánh mì hay không? Là mua gì cũng phải chính xác, chính nhu cầu đòi hỏi cũng phải chính xác tuyệt đối theo cân lượng. Chúng ta đã đi vào sự đo đạc của tình thương trao đổi với nhau, bằng thước đo của vật chất, tiền tài, danh vọng và địa vị, trong tình yêu thương giữa con người.
Chúng ta không đong đo bằng thước của đồng tiền, của cân lượng vật chất, mà đong đo bằng ân tình trao cho nhau đích thực trong cuộc sống. Người nông dân bản chất là người nuôi bò làm bơ trao đổi bánh mì để ăn. Với tâm tánh thuần lành như thế, nên tất cả những việc mà người nông dân làm dựa trên nền tảng của tình yêu thương trao đổi công bằng. Anh mua một kí của tôi thì tôi mua một kí của anh như một sự trao đổi để sống. Một kí đồng với một kí. Thuần chất người nông dân không thấy sự khác biệt giá trị của đồng tiền của một kí bơ và một kí bánh mì. Đối với anh một kí bơ, một kí bánh mì tương ưng với đồng tiền được trao đổi. Bởi người nông dân tôn trọng sức lực, công lao của người tạo dựng nên món ăn đó. Còn người làm bánh mì là một thương gia buôn bán, nên cân đong đo chính xác với số lượng, trọng lượng giá trị.
Các bạn, anh ta không sai bởi anh ta là thương gia. Người nông dân không sai, bởi là người nông dân. Nhưng ở trên đời, nếu tình thương mà được so đo, nếu tình thương mà phải cân bằng với vật chất, thì nó sẽ không còn là tình thương ở đời. Tình thương không dựa trên nền tảng giá trị của vật chất, của đồng tiền, của danh vọng, quyền lực. Cho nên các bạn dù là người có nhiều tiền, dù là người có danh, quyền lực ở trên đời, nhớ rằng khi đối nhân xử thế bằng tình thương, chứ không bằng quyền lực ở trong tay, bằng sức mạnh đồng tiền, bằng danh phận ở đời cao lớn, để rồi chúng ta đối xử với họ không dựa trên nền tảng luân lý của tình thương, mà chỉ dựa trên giá trị của vật chất.
Nhớ, chúng ta lấy cái đấu nào đong đo, thì người khác cũng mang lại như thế theo luật nhân quả. Nhớ hãy mang tình thương trao đổi với tình thương. Tình yêu thương không có cân lượng, nhưng tình yêu thương có giá trị của cảm xúc trong trái tim. Bởi vậy ở trên đời này, như người Mẹ hy sinh cả cuộc đời cho con, làm sao người con có thể đền bù được công lao, sự hy sinh của Mẹ, của Cha đối với mình. Nhưng người con có thể đền bù được, chẳng phải hy sinh cả cuộc đời để làm việc nuôi nấng Cha Mẹ của mình, nhưng sự đền bù đó bằng tình thương. Nghĩa là người con hiểu thấu tình thương của Cha Mẹ, sẵn sàng siêng năng học hành, tu dưỡng đạo đức, sống đúng nhân cách làm người, để xứng tầm với công lao và tình thương của Cha Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời vì mình. Cho nên mình vì yêu thương Cha Mẹ mà sẵn sàng học hỏi để thành nhân, thành danh ở đời, đúng nghĩa người có tài và có đức. Tài phù hợp với kiến thức nhân duyên, đức đúng với công hạnh mà chúng ta hiểu được lời của Phật.
Các bạn,
Chúng ta đối nhân xử thế ở đời, tình thương được trao bằng tình thương. Tất cả mọi việc ở trên đời này nếu thiếu đi tình thương, tình yêu thương đó, thì chúng ta sẽ biến mình thành một đời sống nô lệ cho vật chất, bởi cái gì cũng phải cần cân đo đong đếm bằng giá trị của đồng tiền, hiện vật. Tình yêu không bị lệ thuộc vào quyền lực, chẳng bị đè bẹp bởi gía trị của vật chất, khi nói đến tình yêu thương của con người đối với con người.
Các bạn nhớ, đừng đong đo, đừng cân lượng bằng giá trị của vật chất, mà phải lan tỏa thật sự bằng tình yêu đối xử với nhau. Giá trị của tình yêu dưới tất cả mọi mức hành động, suy nghĩ và lời nói, chẳng cần phải so đo số lượng, cân lượng, mà là chất lượng yêu thương chân thành. Hành động nghĩa cử lớn hay nhỏ đều bình đẳng như nhau, bởi nó khởi lên từ tâm yêu thương chân thành, tương kính, quí trọng và trao cho nhau bằng trái tim. Hãy tới với nhau bằng trái tim, hãy trao cho nhau bằng trái tim.
Con đường học Phật của mỗi người chúng ta, là con đường phải khởi nguồn mọi tạo tác, suy nghĩ và hành động, bằng trái tim chân thành. Trong những dòng suy nghĩ thiện lành, trái tim chân thành, giúp cho chúng ta tương ưng với nhau, để thành tựu được quả thiện pháp. Đã trao cho người ta như thế nào, người ta sẽ trao lại cho mình như thế, nhân quả thật rõ ràng.
Hãy trao đi tình yêu và sự phụng hiến cho tha nhân, thì tha nhân sẽ yêu thương chúng ta và sẽ phụng hiến cho chúng ta. Nhớ được điều này, chỉ đơn giản vậy thôi, với thế đứng vào cuộc sống hiện tại, bận rộn như thế nào, hoàn cảnh khác biệt, chúng ta vẫn có thể ứng dụng được chân lý của Đức Phật, sông một đời sống phụng hiến và cho đi, thì sẽ đón nhận được sự phụng hiến và cho đi của người khác tới với chúng ta.
Cám ơn các bạn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa