Bảo Như đánh máy
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật- Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.
Các bạn thân mến, ngày nay trong cuộc sống, ai ai cũng có nhiều hướng để chạy ngược chạy xuôi mưu cầu cho cuộc sống. Chúng ta cứ luôn luôn tưởng tượng hoài à, chúng a nghĩ rằng ở trong thiền môn thanh tịnh, mọi sự đều buông xuống để rồi chẳng cần phài làm gì mả chỉ lo tu thôi, để những người trong thiền môn hoặc trong chùa dễ thành, dễ chứng đắc. Nên khi ta được nghe lời khuyên của các bậc xuất gia ta nói: À! Các ngài ở trong chùa buông hết mọi sự, chẳng lo toan gì nên các ngài chứng đắc, còn chúng con bận rộn quá, cuộc sống cứ ngược xuôi như vầy thì làm sao mà tu?
Các bạn, đời sống ở đời hay đời sống ở trong chùa, trong thiền môn thì nơi đâu cũng có sự thử thách cần phải đương đầu. Ngôi chùa ngày nay không hẳn phải ở trong rừng sâu núi thẳm, nơi cách biệt xã hội nữa mà là một Phật giáo nhập thế vào đời. Ngôi chùa có thể nằm ở nơi thành phố, có thể nằm ở trong thôn trong làng gần gũi với mọi người sinh sống để độ chúng. Mà rồi ngày nay chúng ta tới chùa không còn giống như trong truyện, trong phim ảnh. Nói bước tới cửa chùa, hình bóng màu áo nâu của những người tịch tĩnh nhẹ nhàng, phong thái như thần thánh, như Phật, quên hết sự đời, nhưng khi chúng ta tới chùa chúng ta vẫn có thể thấy được sự ồn ào ở trong chùa như ở chợ, tại nhà, tại gia đình của chúng ta. Nhìn sơ qua hình thức đó, ai ai trong chúng ta cũng có những suy nghĩ khác biệt, đúng sai phân biệt. Và trong suy nghĩ khác biệt đó, vô tình chúng ta từ từ tự biến mình thành người thị phi, chuyện ở đời mang vào thiền môn và chuyện thiền môn lại lộn xộn ở nơi chợ, cứ ngược cứ xuôi lôi thôi đủ thứ. Có một câu chuyện kể như vầy:
Một vị sư phụ có một ngôi chùa trong thành phố. Và rồi các đệ tử khi tới cầu đạo cứ phải loay hoay hoài chuyện Phật tử tới cúng kiếng nhang đèn, tiếp xúc hỗ trợ, làm cho một chú đệ tử của vị sư phụ này không tập trung được để tu, cứ quên trước quên sau, chẳng giữ tâm chú ý vào lời của Phật – pháp môn của sư phụ hướng dẫn, bị phóng tâm, chạy tán loạn bởi vì sinh hoạt trong chùa nơi thành phố nó ồn ào quá. Người sư phụ này nhận thấy như vậy mới thương cho người đệ tử này của mình, nên sư phụ tới nói với người đệ tử rằng: Con ơi! Con hãy đi với thầy, con hãy đi với thầy đi. Người đệ tử liền bỏ mọi công việc lăng xăng ở trong chùa đi với vị sư phụ. Vị sư phụ dắt đệ tử đi vào trong một khu rừng. Đi một thời gian dài tới một con suối thì sư phụ mới hỏi đệ tử rằng: Con có nhìn thấy dòng suối này không? Người đệ tử thưa: Bạch sư phụ con thấy. Vị sư phụ mới hỏi tiếp: Vậy thì con có thấy những tảng đá nằm chắn ngang ở dưới lòng suối không? Đệ tử thưa: Bạch sư phụ! Vâng con thấy. Sư phụ mới hỏi: Vậy thì những tảng đá nằm ngang dọc trên dòng suối này đó có làm cho dòng nước quên chảy xuôi về dưới kia hay nước vẫn chảy? Người đệ tử thưa: Bạch sư phụ! Nước không quên chảy, nước vẫn chảy xuôi về dưới kia, tảng đá lớn hay tảng đá nhỏ chắn ngang thì dòng nước vẫn lách qua một bên – trái hoặc phải để tiếp tục xuôi, nếu như có thể, vươn lên trên cả tảng đá đó để xuôi về dưới kia. Chẳng thể vì đá to hay nhỏ chắn ngang chắn dọc ở đó mà có thể làm cho dòng nước quên chảy về xuôi. Sư phụ mới nói: Con đã nhận xét đúng. Trên dòng suối thanh tịnh này tâm của con như là một giọt nước trong phần của dòng suối xuôi về bến giác ngộ theo lời của Đức Phật. Mọi sinh hoạt ở trong chùa nơi thành phố thì việc cúng kiếng, kinh kệ, sinh hoạt trợ giúp nhân sinh xã hội, phụng hiến cho quần sanh giống như những tảng đá nằm ngổn ngang trên dòng suối của tâm từ học Phật. Thế nhưng không thể vì những tảng đá đó mà dòng suối tâm từ học Phật của chúng ta quên chảy. Nó vẫn lách qua bên phải, lách qua bên trái, nó vẫn tràn lên trên. Tất cả những gì hiện hữu trong đời thường ở trong chùa với sứ mệnh phụng hiến độ sanh đó để nó xuôi về sự giác ngộ. Người đệ tử nghe thấy ngộ ra và thế là từ đó trở đi, tất cả mọi sinh hoạt bận rộn ở trong chùa như cúng kiếng, trợ giúp, bố thí, giúp đỡ người nghèo, người bệnh hoạn, giúp đỡ người neo đơn, rồi đi làm từ thiện hòa mình vào xã hội, phụng hiến cho quần sanh … không còn làm cản trở tư tưởng, cái tâm đi tới sự an lạc học Phật của cậu ta nữa. Và cậu ta thấy thong dong tự tại hiên ngang giữa ngôi chùa ở ngay trong thành phố mà biết bao nhiêu sự cản trở của sinh hoạt đời thường xen lẫn với sinh hoạt của đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh của cậu học trò này tươi sáng, thành tựu được như lời của sư phụ dạy.
Các bạn, trong đời sống của chúng ta, nói về đời sống Phật tử đời thường, nó không khác gì đời sống ở nơi thiền môn chùa chiền đâu. Hai nơi giống nhau hết, mỗi nơi mỗi cảnh, nó cũng có những trường hợp giống. Các bạn cũng mong cầu sự hạnh phúc thực tập giáo lý của nhà Phật, chắt chiu từng thời gian để mà tu tập. Nhưng có những tảng đá to tảng đá lớn, có những cục bự chình ình giữa cuộc đời như tảng đá của sinh hoạt vợ chồng, tảng đá cản trở của sinh hoạt với con cái, với nghề nghiệp, với làm ăn, với tiền tài, với danh vọng, nhà cửa. Tảng đá to, tảng đá lớn, tảng đá nhỏ ngổn ngang trên con đường bận rộn của đời người và rồi chúng ta bị phân tâm không thực hành được lời của Chư Phật. Như cậu học trò kia trong nhà chùa đó bị sự sinh hoạt cản trở, khó. Nhưng được vị sư phụ dắt đi đến dòng suối và nương vào ý nghĩa của dòng suối mà cậu đã hiểu. Chúng ta cũng có thể học được từ câu chuyện này, nương vào câu chuyện người sư phụ dạy cho đệ tử, để mỗi người chúng ta thực sự vẫn có thể thành tựu được pháp an lạc của nhà Phật ngay trong đời thường bận rộn, ngay trong đời thường ngổn ngang đầy những chướng ngại đặt để vào trong sinh hoạt của chúng ta. Nhưng nhớ rằng đá không thể ngăn được dòng chảy của dòng suối, những sinh hoạt ngổn ngang trong đời thường không thể ngăn chặn được dòng chảy của tâm cầu đạo an vui của chúng ta. Dù là phước báu hay nhân duyên nào đi nữa đã đưa chúng ta ở trong một hoàn cảnh đặt để, nhưng chúng ta vẫn vươn tới tìm cầu dòng chảy tới sự an lạc và hạnh phúc thì nhất định với dòng chảy đó, những sự ngổn ngang trong cuộc đời sẽ không cản trở được các bạn. Ý nghĩa này nhắc nhở cho mọi người chúng ta thấy rằng: hãy lách qua bên phải của sự chướng ngại, hãy lách qua bên trái của sự chướng ngại, hãy vươn tràn lên bên trên của sự chướng ngại để chúng ta tiếp tục những công hạnh tu tập trong đời thường. Những tảng đá ở dưới dòng suối sẽ làm cho nước biết cách tìm đường để thoát và những chướng ngại trong cuộc đời sẽ giúp cho chúng ta biết cách để vươn lên. Thực sự chướng ngại và thử thách luôn làm cho tâm của chúng ta dũng mãnh hơn. Hãy nhớ rằng lời của Phật, chân lý của Phật như nước, sẽ tự biết cách uyển chuyển qua phải, trái hoặc vươn lên để đi tới bờ giác ngộ. Đặc biệt trong chánh niệm hơi thở của đời thường, hơi thở chánh niệm biết điều chỉnh qua trái qua phải, hơi thở chánh niệm trong đời sống chánh niệm biết vươn lên vượt qua để thành tựu.
Do đó các bạn cứ an tâm mà tu trong chánh niệm hơi thở, đời sống chánh niệm được dạy là một trong những bước mà Đức Phật luôn luôn khuyến khích chúng ta thực hành trong Bát Chánh Đạo – gọi là chánh niệm. Chánh niệm hơi thở, chánh niệm đời sống, chánh niệm tư duy, chánh niệm ngôn ngữ, chánh niệm trong hành động, chánh niệm trong nghề nghiệp, chánh niệm trong mọi tạo tác. Hay nói đúng hơn là chúng ta chánh niệm trong tất cả mọi giác quan của chúng ta tương tác, tiếp xúc với bên ngoài. Sự chánh niệm đó nó có một năng lượng được hình thành và năng lượng này sẽ giúp cho chúng ta xuôi theo để chảy qua, phải chảy qua trái hoặc chảy vươn lên mọi chướng ngại để chúng ta có hạnh phúc và bình an. Cả một dòng suối kia nhất định sẽ có nhiều tảng đá to lớn chắn ngang nhưng không thể làm cho dòng nước ngưng chảy, quên chảy, ngừng chảy. Và nhất định chánh niệm hơi thở – năng lượng vi diệu gọi là siêu thế, vi tế nó vốn có ở trong chánh niệm hơi thở sẽ biết cách tìm đường chảy để cho chúng ta có được một đời sống hạnh phúc và bình an. Để rồi từ đó chúng ta thấy rằng chúng ta ở đời bận rộn cũng có thể tu, ở chùa cũng có thể tu, bất cứ chỗ nào chúng ta cũng tu được tùy theo sứ mệnh chúng ta muốn phụng hiến. Phụng hiến cho chúng sanh nhiều hơn thì chúng ta vào chùa xuất gia. Phụng hiến cho chúng sanh gọn ở trong nhà như cha mẹ, như vợ chồng, con cái – ta là những cư sĩ, Phật tử tại gia. Ở nơi đâu thì cũng cần phải nhớ rằng không có một cản trở của cuộc đời, của xã hội, hay của một hình thức nào có thể ngăn chặn dòng chảy của nước. Và nước không bao giờ quên chảy, nó sẽ vượt qua bên trái, lách qua bên phải, hay vươn lên để tới đích. Và sự chánh niệm hơi thở sẽ giúp cho chúng ta tìm ra đường chảy mãi, chảy mãi trong sự tự tại. Cư sĩ tại gia, Phật tử tại gia của chúng ta ngày hôm nay bận rộn lắm, lo lắng lắm, làm việc nhiều lắm. Nhưng không sao, chúng ta sẽ thành tựu được sự an lạc trong muôn sự lo lắng bận rộn của đời thường. Trong sự lo cơm, lo áo, lo mặc, lo sự sống đời thường, ta vẫn hình thành được nhân cách của người Phật tử tại gia đó là sống bình an, sống an lạc hạnh phúc, sống thiện lành, sống tỉnh giác. Đây là điều cao quý trong pháp của nhà Phật. Đây là sự nhiệm mầu. Và sự nhiệm mầu này có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi vai vế trong cuộc đời không có phân biệt. Đó mới gọi là chân lý mầu nhiệm cao cả của Chư Phật.
May mắn thay các bạn và Bảo Thành đã học được pháp của Chư Phật. Thì nhất định chúng ta luôn luôn phải nhớ rằng tất cả mọi tảng đá không làm cho dòng nước ngưng chảy, quên chảy. Tất cả mọi sự cản trở trong xã hội, trong cuộc đời hiện tại, dù ở môi trường xuất gia hay môi trường tại gia – cư sĩ chúng ta sẽ không bao giờ ngưng chảy, quên chảy khi muôn sự thử thách chắn ngang cuộc đời của chúng ta. Bởi nước chân lý từ bi thiện lành tỉnh giác an vui của chúng ta luôn luôn biết đường xuôi về bến giác ngộ. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.