Bảo Thành kính chào các bạn.
Các bạn thân mến, gặp lại nhau đây trong lòng Bảo Thành thật vui, bởi chúng ta lại gặp nhau trong sự hoàn hảo của sức khỏe, của niềm vui. Chúc các bạn cứ tiếp tục, để chúng ta luôn an vui trong cuộc sống.
Hôm nay Bảo Thành sẽ đi thẳng vào câu chuyện như vậy: Có một con chim Đại Bàng, nó to lớn, vững mạnh, đẹp, hùng dũng. Cánh của nó đập lên nền trời xanh là có thể che khuất cả mặt trời. Lớn đẹp và mạnh như vậy, dưới trướng của con chim Đại Bàng này có tới năm trăm con chim lớn nhỏ sống chung.
Bởi nó lớn, mạnh và khỏe, mà là loài chim cao quý, Đại Bàng tung cánh che rợp cả bầu trời, nên biết bao nhiêu những con chim Đại Bàng nhỏ khác, liền đến bàn với nhau, để sống chung cùng đàn của nó, và nó được nuôi dưỡng tốt đẹp bởi những con chim khác. Con chim Đại Bàng chúa này có một com chim cái là vợ của nó, sống tốt đẹp, thương yêu nhau. Tuy nhiên nó có tới năm trăm con chim Đại Bàng lớn nhỏ sống chung. Trong đàn chim này lại có những con chim cái đẹp khác, nó bị một con chim cái khuyến dụ. Con chim cái này không như chim vợ kia, chỉ muốn ăn uống phải cho no.
Là thân của mãnh chúa Đại Bàng trên bầu trời, nó lại bắt đầu phải lao lực khổ cực, tìm các loại hoa tươi tốt cho con chim mà cái nó mới làm quen. Vất vả qúa, vất vả nhiều qúa, từ khi yêu thương con chim cái này nó rất vất vả.
Trong khi nó bay lượn tên bầu trời, tìm những đồ ngon cho con chim cái này, nó lại quen một con chim cái khác. Vậy là từ một thành hai, từ hai thành nhiều, và rồi cuộc đời nó qúa vất vả. Là một loài chim chúa, có một dãi cánh dài che cả bầu trời, bay lượn trời xanh để làm chúa một cõi, dưới trướng hàng trăm con chim khác phải tuân phục, thì nay ông chúa Đại Bàng lại đi phục vụ cho chim cái khác, chỉ vì mê đàn chim mới này mà thôi.
Hàng ngày nó lao lực như vậy mà tìm không đủ đồ ăn tươi ngon, để phục vụ cho các con chim cái mới. Con chim đầu tiên là Hoàng hậu buồn lắm, nhưng chẳng làm gì được, thế rồi một hôm dân làng ở đó có một Vị Vua có Công Chúa bị bệnh, Công Chúa không còn thuốc chữa, có một Thầy Thuốc nói với Vua chỉ có loài chim Đại Bàng, nếu lấy được thịt của con chim Chúa thường bay trên bầu trời kia, nhất định Công Chúa sẽ hết bệnh. Nhà Vua liền sai các thợ săn đi bắt con chim về đây. Các thợ săn nghiên cứu mới biết con chim Đại Bàng Chúa này luôn luôn tìm thịt ngon, trái cây hoa tươi, nên đã lấy thịt và trái cây hoa tươi, tẩm thêm mật ngọt nữa, để dụ con chim Đại Bàng xuống. Cuối cùng con chim Đại Bàng này đã sà cánh xuống tha mồi và đã bị các thợ săn bắt được mang về cung Vua để chuẩn bị tiến cúng cho Công Chúa chữa bệnh. Trên con đường nó bị bắt đi, nó mới thầm nghĩ thật là tội nghiệp cho bản thân, xưa ta là Chúa Tể, là Đại Bàng tung bay trên trời, chỉ vì ái dục ở trong lòng, mà tòm tèm biết bao con chim cái khác, để phải khổ cực đi tìm ăn, để rồi phải sa chân vào cạm bẫy của thợ săn, nay chuẩn bị chết đây, nó buồn lắm.
Trong thời gian bị bắt từ cạm bẫy mang về cung Vua, nó suy nghĩ và ngộ ra ái dục và sự tòm tèm đó gây tổn hại đến tính mạng, nó hối hận vô cùng. Nhưng nó vẫn còn cơ may, khi về tới Cung Đình được nghe nói Công Chúa đang bị bệnh, muốn cứu thì phải lấy thân của nó để chữa tri, nó đã nói với Vua rằng: Nó có phương pháp để trị cho Công Chúa hết bệnh. Ông Vua nghe qua cũng mừng, nên đã để cho con chim Đại Bàng Chúa làm chuyện đó. Đại Bàng Chúa nói với Vua: Nếu Công Chúa hết bệnh, xin thả tôi ra. Nhà Vua đồng ý với điều kiện, điều kiện đó sẽ được thực hành. Sau khi Đại Bàng Chúa đã cứu sống Công Chúa, nó được thả bay trở về với tổ, với gia đình của mình. Trên con đường bay trở về, nó hối hận và khóc sướt mướt, chỉ là vì khi xưa vì ham dục, mà bị sa vào bẫy. Chính nhờ sa vào bẫy, nó có cơ hội cứu được một con người
Câu chuyện đó là câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật. Con Đại Bàng chính là tiền kiếp của Phật. Cũng như mọi loài, cũng có sự đam mê, nghĩ sai, nhưng rồi trong lúc bị bắt bớ, sắp sửa phải chết, liền có một cơ hội tạo dựng phước báu thoát thân, tức là cứu chữa được cô Công Chúa.
Các bạn thân mến, chúng ta là kiếp người trong hiện tại, chẳng phải là Đại Bàng kia. Chúng ta như lời Phật dạy, mang thân người là phương tiện vi diệu, thần thông lắm. Nếu ta khéo xử dụng, chúng ta thành tựu được phước báu. Nhưng nếu chúng ta giống như con Đại Bàng Chúa, cứ đắm say trong ái dục, trầm mê trong lục dục, thì nhất định chúng ta sẽ có một ngày bị những tên thợ săn bôi mật lên lưỡi kiếm, giết chết chúng ta.
Hãy nhớ rằng trong cuộc đời làm người, chúng ta luôn phải đương đầu với ba tên thợ săn hung hãn nhất trong cuộc sống. Bọn nó luôn rình rập chúng ta, luôn đặt mọi cạm bẫy đằng trước, đằng sau, bên hông. Từng bước ta đi luôn có ba tên thợ săn này bám theo hãm hại, muốn bắt chúng ta nên chúng ta phải cẩn thân. Ba tên thợ săn đó là tên: thợ săn tham, sân và si, chúng đặt cạm bẫy niềng chặt cuộc đời. Chúng ta phải khéo léo, tham gì, chúng ta tham dục dễ chết. Khi chúng ta tham dục như con chim Đại Bàng Chúa, rồi phải lao tâm, khổ trí, lao lực để đi phục vụ cho sự đam mê sắc dục. Nguy hiểm vô cùng, chúng ta sẽ bị bắt, bị những tên thợ săn tham tiền bắt nhốt, giết chết chúng ta. Để thoát được điều đó, như con Đại Bàng Chúa, nhờ có phương thức cứu chữa cho Công Chúa. Còn chúng ta có cứu được mình hay không, khi bị những tên thợ săn của lòng tham săn bắt, nhử mồi bởi sắc dục của cuộc đời.
Các bạn, các bạn phải suy nghĩ về điều đó, như con chim Đại Bàng đã suy nghĩ, trên con đường cạm bẫy và cung đình, rồi được thả ra bay về tổ, nó sám hối và nó sống hoàn thiện với ngôi vị của Chim Đại Bàng Chúa. Tâm của chúng ta là Chúa của toàn thân, là chủ của Ngữ và Thân. Ngữ và Thân, Thân và Khẩu là hai cánh của con Chim Đại Bàng, gảy một cánh không thể bay. Chúng ta phải lấy ý thanh tịnh làm chủ đôi cánh bay đúng hướng, đáp đúng nơi, để phục vụ cho cuộc sống thanh tịnh của mình. Đừng đắm chìm trong lục dục, ái dục. Khi các bạn đắm chìm trong ái dục, thì đôi cánh là khẩu và thân của chúng ta bị nhiễm vào, dính vào cạm bẫy của những thợ săn tham này. Và anh thợ săn tham này sẽ không nhẹ nhàng với chúng ta, sẽ chặt đôi cánh xuống, ăn thịt các bạn ngon lành.
Các bạn thân mến,
Cuộc đời có ý nghĩa cao cả là tâm phải làm chủ. Đại Bàng Chúa không làm chủ được nên đã bị bắt. Nếu các bạn không làm chủ được tâm của mình để có một sự suy nghĩ sáng suốt, các bạn sẽ bị cạm bẫy của lòng tham nhốt chặt vào trong tất cả góc cạnh của cuộc đời khó thoát. Làm sao các bạn có một sự suy nghĩ đứng đắn để tránh xa ái dục, không lầm chấp đắm chìm. Các bạn phải có sự tu tập vững chắc trong chánh niệm thiền định. Thiền định chánh niệm là một phương pháp mà Đức Phật dạy cho chúng ta. Khi chúng ta biết thiến định chánh niệm, chúng ta sẽ tăng trưởng nội lực, đẩy lùi tất cả mọi tham dục trong cuộc đời. Chúng ta sẽ đứng vững trên mọi miền thử thách, sẽ thoát ra khỏi cạm bẫy của tham dục. Các thợ săn tham kia không thể làm gì chúng ta. Bởi từ những điều dạy dỗ của Đức Phật, đã được chứng minh qua cuộc đời của Ngài đi đến sự giác ngộ, và qua các đệ tử của Ngài để trưởng thành và thành tựu được quả Thánh. Chúng ta nếu như thực hiện được lời dạy của Đức Phật, thiền định chánh niệm, sẽ giúp cho chúng ta tránh khỏi những thợ săn tham, nhìn thấy cạm bẩy của họ, thoát ra khỏi tham dục để khỏi bị cột chặt đôi cánh.
Các bạn thân mến, muốn có điều đó, mỗi một người trong chúng ta, phải trở về với ngôi vị của Đại Bàng Chúa, tức là làm chủ được cuộc đời, làm chủ được cảm xúc, của hơi thở. Để làm chủ được cảm xúc, không đắm chìm trong ái dục, làm chủ được hơi thở để không phóng tâm, phóng dục, chúng ta phải thực hành pháp thiền chánh niệm của Nhà Phật.
Thiền chánh niệm là gì? Là hơi thở hít vào chánh niệm ở đó. Chúng ta giữ hơi thở đó, quán chiếu hơi thở đó, dùng tánh biết tiếp thâu ngay trong hơi thở đó gọi là Thiền Chánh Niệm. Đơn giản, nghe thật là dễ, nhưng các bạn công phu thực hành đúng, nó sẽ có một nội lực phi thường, giúp các bạn trở thành Đại Bàng Chúa, giúp các bạn trở thành người làm chủ được miệng lưỡi của mình, thân xác của mình, giúp các bạn có một sức mạnh, không đắm chìm trong ham dục và nhìn thấy rõ những tên thợ săn tham đang rình rập chung quanh các bạn. Những tên thợ săn Tham, Sân, Si rình rập các bạn, các bạn nhìn thấu, nhìn rõ, các bạn sẽ không ngã vào các cạm bẫy của chúng, ngược lại các bạn còn có sức mạnh, không bị đắm chìm trong tham dục.
Thiền Chánh Niệm rất cao quý, thường dễ tâp, đi đâu, ngồi đâu các bạn cũng tập được, ở bất cứ chỗ nào các bạn cũng thực hành được nó. Thiền Chánh Niệm thật là dễ dàng, phương thức hít thở tùy theo sức, hít dài, hít ngắn tùy theo sức. Đừng cố gắng, chỉ cần hít vào biết hít vào, thở ra biết thở ra, trong hít vào thở ra đó, chúng ta giữ tâm trong hơi thở, bằng cách giữ tâm trong hơi thở và nhìn hơi thở của mình, đó gọi là Thiền Chánh Niệm trong hơi thở.
Thiền Chánh Niệm trong hơi thở này đã được Đức Phật thực tập và tín đắc thành Phật. Nếu các bạn thực tập ngay bây giờ, ngay lúc này là các bạn đã trở thành Đại Bàng Chúa, để không sà cánh vào các cạm bẫy của tham dục, để bị những tên thợ săn bắt, may mà Đại Bàng Chúa còn biết tìm cách cứu Công Chúa, còn không đã phải chết rồi.
Các bạn đã vượt qua biết bao nhiêu thử thách của cuộc đời, may vẫn còn thân kiếp làm người, đừng ngã xuống những cạm bẫy cuộc đời vì ham dục nữa. Hãy đứng vững lên các bạn ơi, hãy Thiền Chánh Niệm, hãy thực tập Thiền Chánh Niệm mọi nơi, mọi lúc, mọi thời gian, để trở thành Đại Bàng Chúa, vỗ cánh trên nền trời, che khuất cả bầu trời, để xứng danh là Đại Bàng Chúa trong cuộc đời.
Cám ơn các bạn đã theo dõi