Bảo Tịnh Minh đánh máy
Phiền não len lỏi vào tâm Tung hoành quấy nhiễu xỉa xăm đủ đường Phải nhìn cho thấu tận tường Con ma ác nghiệp còn vương cõi lòng...
Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi!
Đã tới giờ đồng tu mời các bạn quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu trì tụng Hồng danh Đức Bổn Sư, Đại Bi chú, Vãng sanh chú và Thất Bảo Huyền Môn. Nguyện một lòng hồi hướng cho Cửu huyền Thất tổ ông bà, cha mẹ, những thân nhân đã quá vãng theo thiện nghiệp mà tái sanh. Chúng ta cũng đặc biệt hồi hướng tới những người thân yêu, đấng bậc sinh thành còn đang kề cận chúng ta luôn sống một đời sống tỉnh giác, an nhiên, vượt qua mọi trắc trở, thử thách của cuộc đời để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng trong pháp Phật nhiệm mầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (03 lần)
Chú Đại Bi (01 biến):
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)
Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni, nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt sà rạ ta bà ha. (03 lần)
Chú Vãng Sanh (03 biến):
Nam mô a di đa bà dạ
Ða tha dà đa dạ
Ða điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Ma Sa Ốp Uê.
Sa Bi Mô U.
Sa U Sa U Ba Thê Um.
NamMô SaKa PuốtTế, NamMô SaKa PuốtTế.
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Các bạn thân mến! Cuộc sống của chúng ta có được sự bình yên hay không chẳng phải là một đối tượng nào ở bên ngoài mang tới sự bình yên ấy cho chúng ta. Hai chữ bình yên như điều gì đó mà thực sự mỗi người luôn nghĩ tới. Ai sẽ mang bình yên tới cho ta nơi cuộc đời mong manh nhỏ bé, dễ gãy, dễ hư và dễ mất. Hai chữ bình yên có phải chăng là xa vời thực tế hay nó là một thương hiệu hay chỉ là lời sáo rỗng, nó khoác lên trong sự vô vọng của những con người chưa thực sự nhìn thấy bình yên tới từ đâu. Bình yên và phiền não là hai cái đối lập với nhau.
Nếu cuộc đời các bạn và Bảo Thành chỉ mong chờ sự bình yên tới cho ta mà không trực diện nhìn thẳng vào sự phiền não của cuộc đời thì bình yên kia chỉ là một sự gì đó huyễn giả được tô vẽ mường tượng bởi sự tham chấp, làm cho cuộc đời càng rỗng, rỗng tuếch, không có một chút gì có hương vị thực sự của cuộc sống đâu.
Người mà có thể ngã lưng trên miền đất bình yên để tận hưởng cuộc sống gọi là cuộc sống bình yên đó phải là người có lòng dũng cảm nhìn thẳng vào muôn sự phiền não đan xen tới trong cuộc đời. Và cái nhìn của bậc giác ngộ dạy cho chúng ta là nhìn thẳng vào những phiền não tới với cuộc đời để chúng ta thấy rằng, phiền não không phải là điều luôn tồn tại nhưng phiền não cũng chẳng phải là điều làm cho ta phiền não mà phiền não là nhân tố để đưa chúng ta bước lên thềm sống bình yên của một tâm hồn có trí tuệ nhìn thấu.
Chủ đề Con Ma Phiền Não, ở đời các bạn có nhiều ma rồi. Nay lại có con ma phiền não, biết làm sao đây, chữ ma tức là chữ não. Phiền não là một sự chướng ngại để mỗi người trong chúng ta, để Bảo Thành và các bạn, để ai đó đang sống trong cuộc đời chẳng có một giây phút bình yên huống hồ chi là cuộc sống có thể bình yên được.
Cho nên, hãy một lần cùng với Bảo Thành, chúng ta đi tìm hiểu một phần trong nhóm của Ma Phiền Não. Nếu mà nói về những con ma phiền não thì nhiều lắm. Chúng ta hãy cứ từ từ để điểm danh mặt mũi, tên tuổi những sự chướng ngại trong phiền não, để rồi điều tưởng chừng là mơ ước nhưng thực sự là chân lý kia đã tuột khỏi tầm tay. Đó là sự sống bình yên của chúng ta.
Các bạn thân mến! Phiền não len lỏi vào trong tâm của chúng ta. Ta không mời nó tới, nó là vị khách có đặc quyền làm chủ tâm chúng ta. Bởi ta bấy lâu nay có học để làm chủ tâm mình đâu và vô tình ta đã để cho con ma phiền não, để cho phiền não đâu đó đã lọt vào trong tâm, len lỏi vào trong tâm và làm chủ tâm chúng ta. Nó ngồi chễm chệ trong tư tưởng, trong cái nhìn, cái nghe và từng ngôn từ, hành động của mỗi ngày. Phiền não đó tự tung, tự tác, vận hành các giác quan của ta và tạo ra muôn trùng những cảm xúc, oán than, đau khổ, dằn vặt trong tâm, chẳng có một ngày nào được tươi, được vui.
Người phiền não là bởi vì đã để phiền não len lỏi vào trong tâm. Nó hút hết chất của sự sống, làm cho gò má, môi mắt, khuôn mặt, thân thể, đời sống chúng ta dần dần cạn kiệt sức sống. Và ở đó, chỉ có những đợt phong ba bão tố của những cơn gió thật nóng, nó làm khô thêm một chút ân tình còn đọng lại như chất nước để nuôi dưỡng một sự sống mới đang vươn lên. Nhưng liền bị héo úa, khô cháy bởi những cơn gió, những cơn sóng của gió lạnh, những cơn sóng của gió nóng, nóng lạnh của cuộc đời, ưa thích của cuộc đời tạo nên.
Phiền não len lỏi vào trong tâm, tung hoành, quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường. Phiền não tìm đủ mọi cách, tung hoành, quấy nhiễu, xỉa xăm vào cuộc đối thoại, cuộc hành trình của con người, sự tương tác với nhau và với mọi hiện tượng của sự sống. Phiền não tung hoành, xỉa xói vào đó, xỉa xăm vào đó đủ đường hết để thay vì ta có thể nhìn ra lòng chân tình của nhau, trái tim mở rộng của nhau. Ta đã vô tình phong kín trái tim và còn mượn cả anh thợ hàn, hàn khóa lại để trái tim của ta bị phong kín, đóng cửa.
Nhưng không ngờ rằng trong trái tim phong kín đó lại chất chứa quá nhiều phiền não. Nó đã len lỏi vào trong đó mà ta không biết để rồi tung hoành, nó lục, nó khám, nó xét, xỉa xăm, xỉa xói đủ mọi thứ ở trong làm cho trái tim thổn thức, khó ngủ và những giấc ngủ chập chờn trong những cơn ác mộng hay dù giữa ban ngày thì tư tưởng cũng rối loạn, thần trí cũng đen tối.
Sức đâu mà để cho những con ma phiền não đó len lỏi vào trong tâm trí chúng ta, có chăng là chúng ta không nhìn thấu mà thôi. Có thật nhiều những con ma phiền não nhưng một trong con ma phiền não này, hôm nay Bảo Thành muốn nói tới đó là sự phiền não của cái ta và cái tôi, đã xây dựng cho mình một đặc quyền để những người khác phải phục vụ. Đó là ta đã to quá, lớn quá và xây dựng đặc quyền của cái tôi để người khác phải đối xử với ta như thế, phải làm như vậy, phải nói như vậy và phải sống như khuôn mẫu ta đặt để bởi ta đã xây dựng một đặc quyền để làm chủ muôn người.
Chỉ đơn giản thôi như một hành động của một người mẹ yêu thương người con, đã mớm cho con ăn, con uống, nuôi dưỡng con để con trưởng thành, học hành có kiến thức đi vào đời. Nhưng nếu người con là người có hiếu đạo, hiểu thấu thì thấy sự chăm sóc, thương yêu của mẹ, sự mớm cơm, cho uống sữa, giáo dưỡng và nuôi dưỡng dẫn đưa trên con đường đi vào đời được thể hiện chính là bởi vì mẹ có trái tim biết yêu thương.
Trái tim của mẹ lớn lắm. Tình yêu thương của mẹ như trời biển, mênh mông vô tận, hiểu được điều đó người con sẽ cảm ân mẹ thật nhiều. Hoặc là thấy người cha, người mẹ đi làm nuôi mình, giữ cho gia đình hạnh phúc và là chỗ dựa cho mình vươn lên, với lòng hiếu đạo, người con sẽ nhận thấy “Công cha như núi thái sơn”, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Nhưng đối với những người con không nhìn thấu được điều đó thì lại nghĩ khác. Mà ở đời các bạn và Bảo Thành hình như đôi lúc cũng đang nghĩ như vậy. Đó là cha, mẹ sinh ra ta phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc. Từ suy nghĩ lệch lạc, sai trái đó, ta đã xây dựng một dòng tư tưởng rằng là ta có đặc quyền, là cha mẹ phải có trách nhiệm, chứ không còn nghĩ cha mẹ vì tình thương mà dấng thân hy sinh cả cuộc đời tần tảo để đối xử với chúng ta và mọi sự đối xử bằng hành động, ngôn ngữ hay những tư tưởng suy nghĩ đều xuất phát, khởi lên từ tâm từ bi yêu thương.
Chẳng phải là một bổn phận, một trách nhiệm gắn bó để rồi người con thấy đặc quyền đó, để khi cha không dạy, không dỗ, để khi mẹ không mớm, không nuôi dưỡng thì chởi bới thậm chí còn có những tư tưởng lệch lạc, sai trái vô cùng. Đó là một điều sai thường xảy ra trong tâm của Bảo Thành và các bạn, không hẳn chỉ đối xử với cha mẹ mà đôi khi với tình bạn, thầy trò, pháp lữ đồng hành, đồng môn, những con người tiếp cận trong cuộc đời.
Bởi ta luôn xây dựng một khu được đặc chủ, đặc quyền làm chủ hết, làm chủ cả thế giới, biến mình thành ông thượng đế. Để rồi ta luôn nghĩ ai ai cũng phải như vậy, đối xử với ta như vậy, làm với ta như vậy và rồi, không ta bị phá vỡ nhưng chẳng thể làm gì đối với những người đó. Ta lại buồn, lại phiền não, lại tuổi rồi lại than. Đó chính là một loại ma, ma của sự đặc quyền tôn vinh tự ngã mà không nghĩ rằng, mọi sự đối xử của những người kia đối với chúng ta là tình thương. Ngay cả bạn bè đối xử, người thân đối xử, gần gũi đối xử, ăn nói chia sẻ, chẳng phải vì họ phải có trách nhiệm, chẳng phải vì ta mà họ phải làm điều đó với ta.
Cho nên, tất cả mọi hành động tương tác trong cuộc sống đều gọi là tình thương. Đã gọi là tình thương thì chẳng phải ta có đặc quyền, để thừa hưởng đặc ân người ta phải đối xử, phải làm, phải như vậy. Mà tình thương ở chỗ, ta có thể hiến dâng, làm được chuyện gì đó cho ta và cho người, nhưng không có một tâm tánh đặc quyền làm chủ để có thể điều khiển, yêu cầu và đặt để đối tượng kia phải làm chuyện đó cho chúng ta.
Hai người bạn gặp nhau trong cuộc đời và hai người bạn đó chưa bao giờ biết nhau, chỉ tình cờ trên một chuyến lưu hành viễn xứ trên cõi trần gặp nhau. Có lẽ phước duyên nhiều đời hay tâm hảo muốn gắn kết họ tới với nhau và người kia luôn luôn đối xử như vậy với người bạn này. Nhưng lâu dần, người bạn này lại nghĩ rằng với tình thương đó thì người bạn kia phải luôn luôn đối xử như thế. Từ tình thương khởi lên để đối xử với nhau nhưng người tận hưởng sự đối xử đó lại nghĩ rằng ta có đặc quyền và ta làm chủ luôn và gắn cái mác lên rằng người kia phải đối xử với ta như thế. Để rồi một mai khi nhìn thấy người kia không đối xử như vậy bắt đầu phiền não hoặc là nhìn thấy người kia đối xử với một người khác cũng với tâm hảo như thế ta buồn, ta thấy rằng người đó đã thay đổi.
Bởi ta luôn nghĩ rằng, ta đã làm chủ và được đặc quyền, đặt hàng người ta phải đối xử với ta và chỉ với ta mà thôi với phương cách, với phương thức như vậy. Không ai có quyền đối xử với ta khác hoặc người đó không được phép đối xử với bất cứ người nào. Từ tình bạn ta đặc quyền cách đối xử, ta làm chủ cách đối xử của họ và ta muốn làm chủ luôn đối tượng gọi là bạn. Và từ tình bạn, ta đã biến người bạn đó thành người nô lệ, phục dịch cho những nhu cầu thích và không thích của ta.
Nhưng ở trên đời nếu ta chưa thể làm chủ được mình sao có thể làm chủ được người. Nếu ta chưa có thể làm chủ cảm xúc của mình sao làm chủ cảm xúc của người. Nếu ta chưa tự chủ được cách sống của mình mà vẫn còn để cho con ma phiền não nó len lõi vào tâm để từ đó nó tung hoành quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường làm ta khổ thì làm gì có đủ năng lượng của tình thương để có thể giao thoa, tận hưởng cõi phúc lành ngay trong cuộc đời này của những mối tình thâm, giữa cha mẹ yêu thương, giữa vợ chồng con cái, giữa tình bạn và tình người.
Chúng ta nhớ, ngay cả khi người vợ thấy người chồng thương mình pha một ly cà phê cho mình, rồi một hôm người vợ nhận ra ngày nào chồng cũng pha ly cà phê ngon quá, tạo thành một thói quen được đặc ân, là ta có đặc quyền chồng phải luôn luôn pha cà phê cho ta như thế vào mỗi buổi sớm thức dậy. Rồi một sớm kia thức dậy, cà phê không có, chồng lại không có mặt, giận dữ vô cùng, bắt đầu nghĩ lung tung như con ngựa chạy tám phương, mười hướng. Thế là chồng của ta đã pha cà phê cho ai và chạy lung tung suy nghĩ, giận dữ chạy vào phòng coi chồng có còn không, hóa ra chồng vẫn nằm đó, chưa thức giấc. Bực mình giận dữ đập vào người chồng như nói rằng, sớm rồi nhưng không pha cà phê cho vợ, nhưng đã ba lần vỗ vào người chồng, cái thân lạnh ngắt ra đi từ thuở nào.
Các bạn! Đôi khi chúng ta đã xây dựng một khu đặc quyền để đặc chủ mọi hành động của người khác mà chẳng nghĩ đối xử với nhau bằng tình thương để khi người thân của chúng ta đã ra đi lạnh ngắt ở trên giường như một thây ma nằm đó. Vậy mà ta vẫn cảm thấy ta có đặc quyền người thương yêu phải phục vụ ta thế như thế, trở về thì người đã ra đi, muôn đời tu hạnh biết có còn gặp nhau.
Vậy mà khi chúng ta sống, ta không tôn trọng tình thương biến mình thành thượng đế để người khác phải phục dịch, phục vụ theo nhu cầu thỏa mãn cảm xúc của riêng ta. Để ta được quyền giận, được quyền hờn, được quyền chửi, được quyền nói những lời thật nặng, nói bóng, nói gió, như là phiền não đã len lỏi vào tâm, tung hoành quấy nhiễu, xỉa xăm, xỉa xói đủ mọi đường. Chỗ nào, lúc nào nó cũng có thể tìm ra cớ để tự giận, tự hờn, tự phiền, tự não, nhưng không chịu ôm vào trong lòng của nó, nó muốn thải chất độc ô nhiễm tới người khác. Nó muốn làm cho môi trường và cảm xúc của người khác phải như nó. Như vậy nó mới thích thú bởi phiền não luôn luôn muốn người khác phải phiền não để đồng dạng, đồng tâm, đồng cảnh, đồng cảm xúc, nó mới cảm thấy thích thú.
Các bạn! Phiền não len lỏi vào tâm, tung hoành quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường. Chúng ta phải nhìn cho thấu tận tường, con ma ác nghiệp còn vương ở cõi lòng. Nếu những phiền não như vậy tới với chúng ta, thường là nó làm mất đi tình cảm của vợ chồng, của cha mẹ đối với con cái, của tình bạn đối với tình bạn, của xã hội đối với nhau, của tình thầy trò, của pháp lữ, của đồng môn, của bạn đồng tu, của con người. Phiền não là bởi vì ta tôn vinh, ta thần tượng hóa bản thân, ta đưa tự ngã quá lớn, và luôn nghĩ rằng mọi người phải đối xử, phải nói và phải suy nghĩ như vậy đối với ta. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, đối với cha mẹ, chăm sóc chia sẻ, thương yêu đó là bởi vì tình thương. Hỡi những người con, nếu ai nghĩ rằng cha mẹ phải có trách nhiệm như một điều buộc phải làm bởi vì sinh ra ta, đó là sự bất hiếu, sự ngỗ nghịch, nghĩ sai lầm. Hỡi những người bạn, nếu nghĩ rằng bạn của chúng ta, thầy của chúng ta, người đồng hành với chúng ta, những đồng tu, những người thân, những người gặp ở trên cuộc đời trần thứ này phải như vậy với ta, phải như kia với ta, thì hãy nhớ, họ hoàn toàn không cần thiết phải đối xử với chúng ta bởi đó chẳng phải là trách nhiệm và phải làm, chẳng phải là nghĩa vụ và họ đối xử như thế, xưa đến giờ, chẳng qua là từ tình thương.
Tình thương không có khuôn khổ, chẳng có khuôn mẫu, chẳng có lắp ráp theo một chiều tư tưởng, ý muốn, sự tham chấp của chúng ta. Tình thương là mười phương mênh mông, tận hư không, tùy duyên mà thích ứng, tùy phước mà hóa hiện, để mang tới sự hạnh phúc cho muôn người. Đừng rập khuôn như trên thế gian này chỉ có một loại người như ta mong muốn. Đừng in khuôn như trên thế giới này chỉ có loài hoa ta ưa thích. Đừng cứ như thế để biến muôn điều kỳ diệu trong sự khác biệt đẹp đẽ kia thành một khuôn mẫu nhất định phải như ta muốn.
Những tư tưởng ta tiền đề rằng, phá tan trái tim của sự tôn trọng trong tình thương mà phong kín trở lại như một nhà tù của cái tôi, tự cho mình có quyền sở hữu trí tuệ, tình cảm, sự đối xử, tư tưởng, hành động, lời nói, đặc quyền làm chủ muôn người và tất cả những ai gần gũi phải đối xử với ta. Từ đó, ta đã biến mình thành thượng đế, nhưng thực ra ta đã mở toang cửa để cho hàng trăm, hàng ngàn những con ma phiền não nó len lỏi vào trong tâm, tung hoành, quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường. Chúng ta phải nhìn cho thấu tận tường, con ma ác nghiệp còn vương ở trong lòng.
Nếu nhìn thấy điều đó, Bảo Thành và các bạn sẽ không vội vàng phản ứng một chiều để ta được quyền giận, để ta được quyền nói như thế, hành động như thế, trách móc như thế. Ta không nhìn cho rõ, cho tận, cho tường, ta đã bị con ma ảo tưởng, con ma ảo giác, không thật lại tưởng thật, sự thật lại hóa ra chẳng nhìn thấy thật. Sống trong ảo tưởng như vậy thường là người đã tự tôn quá mức, đưa mình tới một đặc quyền rằng muôn người phải đối xử với ta như thế và người đó nhất định không thể làm một điều gì khác, luôn luôn A là A suốt đời.
Không, không A, không B mà cũng không C, tình thương không phải là đơn phương, rập khuôn, mà tình thương là chất liệu để trổ sinh đa hình, vạn dạng để khoe và san sẻ với muôn người, chẳng phải của riêng ta. Nếu ai đó trong cuộc đời còn nghĩ rằng cha mẹ, vợ chồng, con cái hoặc ai đó phải có trách nhiệm và ta có đặc quyền rằng những người đó phải đối xử với ta như vầy, nói với ta như vầy, suy nghĩ với ta như vầy, phục vụ cho ta như vầy và chỉ có ta, chỉ ta mà thôi, thì đó gọi là cái tôi quá lớn. Cái tôi đó thể hiện là bởi vì tánh ích kỷ. Sự ích kỷ làm cho cái tôi lớn. Sự ích kỷ giết chết cuộc đời bởi nó đã mở toang cửa tâm hồn, cho phiền não len lõi vào thật dễ rồi nó tung hoành quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường. Chúng ta phải có nhiệm vụ, phải nhìn cho thấu tận tường, con ma ác nghiệp của ta còn vương ở cuộc đời để ta xoay chuyển, ta nhận rõ và sống hân hoan hơn. Đó chính là cách sống để thiết lập một cuộc sống bình yên, đó là cách sống để thiết lập sự bình yên trong cuộc sống của chúng ta. Một sự bình yên trong cuộc sống không có đặc quyền của riêng ta, mà một sự bình yên trong cuộc sống có sự san sẻ, lan tỏa đối với muôn người.
Ta là ai, ta là ai giữa dòng đời ngược xuôi, xuôi ngược vô thường tới lui. Hỏi thử ai là ta, ai là ta sinh ra trong thế giới này để làm gì hỡi em. Ta sinh ra trong thế giới này ai là ta, ta là ai mà trong thế giới vô thường tới lui, đừng để như người chồng một sớm không còn pha cà phê, ta tức, ta giận, ta giận quá, ta tức lắm là bởi vì tại sao không thức dậy pha cà phê cho vợ. Bởi bấy lâu, bao nhiêu năm sống chung, chồng đã pha cà phê và người vợ đã tưởng rằng chồng phải có trách nhiệm nhưng hôm nay chồng không dậy, cà phê không có, đã vội vàng vô trong giường thì chồng đã lạnh rồi, lạnh lắm, thân xác chỉ còn đó mà thôi.
Ngược lại cũng có những người chồng, nghĩ rằng chúng ta có cái đặc chủ, đặc quyền để vợ phải phục vụ, để cha mẹ phải phục vụ, để bạn bè phải phục vụ, để người này, người kia phải như thế. Để nếu họ không đối xử như điều ta nghĩ hoặc là những điều ta đã tạo thành một thói quen rồi, nó không xảy ra nữa, ta giận, ta giận quá, tức quá, sân quá. Rồi ta để cho con ma phiền não len lõi vào tâm và tạo điều kiện cho nó tung hoành, quấy nhiễu, xỉa xăm ta. Nó làm ta càng phiền não hơn, nó còn xỉa xăm, xỉa xói cuộc đời của những người bên cạnh.
Nhớ hãy thay đổi còn không đôi khi sự vô thường tới ta sẽ khổ lắm. Bởi trên đời này cuộc sống của mỗi người đều được làm chủ và ông chủ cuộc đời chúng ta chính là sự vô thường. Khi ông chủ vô thường tới lấy đi tất cả những mạng sống, những giây phút, những điều gì đó liên quan trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta hối hận không kịp nữa. Đừng để cho mình giận, nếu ta mong cầu một sự sống bình yên, sự bình yên đó phải khởi lên từ trí tuệ nhìn bằng một tấm lòng bao dung và tha thứ. Hiểu thấu rằng không ai có trách nhiệm phải đối xử, hành xử, đối đãi với chúng ta như thế. Ta cũng chẳng có trách nhiệm phải đối xử, phải đối ứng với người đó như vậy. Đối xử của họ và ta, của ta và người, tới với nhau chẳng qua là tình thương.
Nếu nói với tinh thần người con Phật, chúng ta tới với nhau, đối xử với nhau là bằng lòng từ bi, bằng trí tuệ nhìn thấu. Nhưng không phong kín, rập khuôn, trong một dấu mộc rằng phải như thế, để gặp ai cũng đóng mộc để làm chủ họ và biến họ thành nô lệ suốt cuộc đời, phải phụng dưỡng, đối xử, chỉ cho ta và chỉ có ta mà thôi, người đó không được phép đối xử với những người khác. Đó là tánh ích kỷ của phàm phu, thật xấu. Người con nghĩ cha mẹ phải có trách nhiệm mà không nghĩ rằng cha mẹ thương yêu là chính vì tình thương làm chuyện đó cho chúng ta thì người con đó là bất hiếu, nghĩ sai.
Trong tình người, nếu ta nghĩ rằng người khác hoặc ai đó phải như vậy với ta, nghĩ như vậy là sai lệch, đôi khi chúng ta đã nghĩ quá sai để rồi đưa mình lên cao, đưa ngang hàng, hoặc đưa lên cao và biến mình thành ông chủ và người ta thành đầy tớ. Trong tình thương không có chủ tớ, chỉ có sự san sẻ bằng chân tình, chỉ có sự san sẻ trong tất cả mọi sự tạo tác mà ta thường hay bị tan vỡ, vấp ngã, sai trái, san sẻ đó rất cần sự tha thứ, hiểu thấu, nhìn rõ. Cuộc sống ngắn lắm, ngắn như một hơi thở mà Thế Tôn đã dạy. Hãy trân quý những điều gì ta đang có nhân duyên hiện hữu để sống. Đừng để cho thật nhiều những con ma phiền não len lỏi vào trong tâm để rồi nó tung hoành quấy nhiễu, xỉa xăm đủ đường. Phải nhìn cho thấu tận tường con ma ác nghiệp còn vương trong lòng.
Phiền não len lỏi vào tâm Tung hoành quấy nhiễu xỉa xăm đủ đường Phải nhìn cho thấu tận tường Con ma ác nghiệp còn vương cõi lòng...
Trong lòng của ta, để ta không còn tạo cơ hội cho phiền não nó len lỏi vào cuộc đời, nó xỉa xói, xỉa xăm muôn người mà hãy để cho tâm bình yên nơi Phật tánh mà Phật đã khai thị được một lần trổ hương thơm của Giới, của Tình. Tình trong giới hạnh, trong giới đức, không phải tình trong vụn vặt của tham dục, tham ái. Đừng vội trách người, Phật dạy:
Đừng thấy lỗi người chẳng thấy lỗi mình. Than trách làm chi ô nhục cõi lòng. Hỡi ai than trách vội vàng. Nhìn cho thật kỹ trong lòng mình đi.
Bảo Thành đã có thật nhiều người bạn, đây là kinh nghiệm thực sự đã xảy ra. Bảo Thành đã vội vội vàng vàng mà những người bạn đó còn vội vàng hơn, cả hai quá vội, quá vàng, nghĩ quàng nghĩ quẩn tạo đàn trái, sai. Chúng ta đã làm sai, làm trái hết cả cuộc đời, để rồi giận một chút trèo lên cây cao mà la cho to để hàng xóm thấy. Mà ngày nay cây thì đốn hết rồi, rừng cũng bị phá, người ta trèo lên trên Facebook, trèo lên trên Twitter, trên Zalo, trên những trang mạng để bắt đầu tỏ lộ cảm xúc sai trái bất chợt tới, bất chợt đi để hả giận, để làm cho cơn giận được nguôi. Đó chính là thể hiện nhân cách đặc quyền làm chủ, biến tình bạn, tình người thành không đúng, sai rồi. Ta đã biến họ thành nô lệ cho cảm xúc của ta, ta đã sai. Nhận biết ta đã sai, đã để cho phiền não len lõi trong tâm để nó tung hoành, quấy nhiễu, xỉa xăm, xỉa xói đủ đường trong những mối giao hảo của tình người, và chúng ta lại có cơ hội nhìn rõ để thấu tận tường những ác nghiệp nhiều đời ta đã tạo. Cho nên nay nó trổ quả, ta thấy nó còn vương ở trong cõi lòng, ta thay đổi, để ta biết khiêm tốn, một lần hạ xuống như mặt đất bằng phẳng để lót đường cho muôn người đi vào cuộc đời của ta, để tận hưởng bốn chữ gọi là cuộc sống bình yên nơi tâm hồn mở rộng, biết tha thứ và yêu thương. Cuộc sống sẽ không bao giờ bình yên nếu một tâm hồn phong kín, tràn đầy phiền não và có đặc quyền cho mình cái tôi quá lớn để làm chủ muôn người. Cuộc sống chỉ bình yên khi trong lòng người biết mở rộng yêu thương, biết tha thứ, cám ơn các bạn đã nghe.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Bây giờ Bảo Thành coi các bạn có điều gì chia sẻ, cùng chia sẻ với Bảo Thành.
Mô Phật! Chắc có lẽ trong lòng của Bảo Thành và các bạn có quá nhiều những con ma phiền não len lỏi vào trong tâm, và trong sự chia sẻ này ai trong chúng ta cũng nhận thức, một kiếp người như chúng ta thật yếu đuối, thật mỏng manh, thật ngắn. Hãy sống bằng tình thương, bằng lòng bao dung và tha thứ, như Đức Phật nói: Hãy nhìn rõ và thật rõ những con ma phiền não mà nhiều kiếp qua, nhiều năm qua, ngày tháng qua, Bảo Thành và các bạn đã cố tình để nó chui vào, len lỏi vào tâm để rồi nó tung hoành, xỉa xói cuộc đời của muôn người, tạo khổ cho nhau.
Hãy một lần trở về với tâm chân thật để chúng ta nhìn cho rõ, cho thấu tận tường những ác nghiệp nhiều đời ta đã tạo còn vương trong cõi lòng của mỗi người để chúng ta biết sám hối. Sám hối là mở rộng bờ cõi của trái tim, biết yêu thương và tha thứ. Sám hối không phải là than, là oán, là trách cứ nhau, không phải xỉa xói, đâm thọc, mà sám hối là mở rộng bờ cõi của trái tim đến vô tận như hư không để yêu thương bằng cõi lòng, biết tha thứ cho chính mình và muôn người. Bởi đời người, ai cũng thật nhiều, nhiều lần lầm lỗi và sai trái. Hãy sống trong tình thương và biết tha thứ, hãy sám hối để mở rộng cõi lòng yêu thương nhau. Nguyện chúc cho muôn người chẳng còn ma phiền não bởi thấy thật rõ con ma ở trong đó.
Mời các bạn chắp tay vào hồi hướng công đức. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Ngày thứ bảy, trong sự đồng tu về đời sống chánh niệm, để cho cuộc sống của muôn người được bình yên, chúng con nguyện sám hối để mở rộng bờ cõi của trái tim, biết san sẻ yêu thương, rộng lòng tha thứ, nhìn rõ ma phiền não để dìu dắt chân tâm hướng về thiện pháp. Chẳng còn xỉa xói mà biết tận hưởng cuộc đời bình yên nơi pháp Phật chánh niệm của hơi thở. Xin chư Phật gia trì cho chúng con dõng mãnh vượt qua, thành tựu được pháp an lạc trong cuộc sống. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!