Thưa Thầy! Con là phụ nữ và con rất thích mua sắm, đôi khi mua cả những thứ mình không cần thiết. Lúc đầu rất tha thiết muốn mua thứ đó nhưng khi mua về lại không dùng tới. Làm cách nào để con có thể chuyển hoá thói quen xấu này ạ?
Thầy nghe thầy cũng sướng, nếu mà Bảo Thành quen được một người thích mua sắm, chắc sẽ ghi cho họ cả một danh sách để họ mua sắm cho mình, không phải chỉ có phụ nữ, hình như ai cũng thích mua sắm, đó là một cái lưu truyền trong dòng máu của con người khi trưởng thành thấy muôn điều kỳ diệu tốt đẹp bên ngoài muốn vơ vào là một trạng thái biến hình của tâm tham, vi diệu đến mức ta không nhận ra. Dẫu biết rằng là tiền của ta, ta mua nhưng vẫn là thể hiện tâm tham đó các bạn. Nếu các bạn không nhận thức ra rằng đó là tâm tham của ta, dùng tiền của ta để mua. “Ủa, tiền của tôi, tôi muốn xài gì tôi xài, tôi mua gì kệ tôi, tôi không xài tôi quăng đi.” Đúng, đúng về lý luận mà thôi, còn sai là ta không nhận ra rằng tâm tham, tham là mặc dù đúng, mua rồi dụt đi, tiếc rồi sân, mua rồi về nhà không ưng ý lại sân, mua rồi tốn tiền lại sân. Tham sân đi liền, giận quá hóa ngu, tham sân si nó đi liền với nhau. Thói quen này những nhà tâm lý hiểu được, họ phối hợp với các bậc thương gia, họ làm giàu trong tâm lý thích sắm đồ của phụ nữ và đàn ông. Chẳng có phụ nữ riêng đâu, đàn ông thích mua thứ này thứ kia, đàn bà thì thích mua thứ kia thứ này. Tâm lý học hiểu và được trả tiền bởi những thương gia, họ bắt đầu để ý và rồi tạo ra những sản phẩm để gợi lên những sở thích mua sắm của ta, thế là ta hao tiền tốn của, bực mình mà họ lại giàu trên tâm tham của ta. Họ thành công, ta thất bại. Nếu như nhà tâm lý học có thể tìm hiểu ra tánh như vậy của ta thì đức Phật là một nhà đại tâm lý học hiểu thấu, ngài dạy cho ta cách chuyển hóa sở thích mua sắm những món hàng hay hư mất những vật dụng trong gia đình tốn tiền hao của, lên một đẳng cấp cao quý hơn, một đẳng cấp thánh thiện hơn, một đẳng cấp siêu xuất hơn. Đừng nói Phật không dạy chúng ta mua sắm, nếu ta đang mua sắm Phật nói đừng mua sắm nữa con ơi, ta chịu sao nổi. Các bạn bao nhiêu lần vợ mua sắm chồng nói sao bà mua sắm hoài dzậy? mà ta có ngừng được đâu. Hoặc bao nhiêu lần ông chồng cứ thích mua sắm những thứ này thứ kia vợ nói ông cứ xài hoài tốn tiền không để ý à? có ngừng được đâu, nếu Phật có tới nói con cứ mua sắm hoài, con hãy ngừng đi, nhất định ta không ngừng được đâu, Phật là nhà tâm lý học, phối hợp chiều sâu tâm lý học đó với những nhà Bồ tát để tạo ra một sản phẩm mới, cao đẹp, cao quý hơn, và sách tấn chúng ta sắm đồ, nhưng không sắm vật dụng nha các bạn, sắm sửa, sắm sửa thân ngữ ý thanh tịnh, để mua. Mua những gì? có thể dùng danh từ này, các bạn đừng có chấp ngữ nha, có thể mua được niết bàn bằng những hành động cao quý của chúng ta. Cho nên Phật đã chuyển hóa tâm thích sắm sửa đó, sắm sửa của cải, vật chất, vẻ đẹp bên ngoài thành tâm thích sắm sửa cho cái đẹp của tâm linh và mua những hành động pháp thiện lành để trang điểm, nâng cao tầm tôn quý của tâm thức, để có thể mua lấy niết bàn cho chính mình. Mua vật chất và thức ăn lại tốn tiền hao của, lòng lại sân si. Pháp thiện, pháp thiện lành á, ta cố gắng tạo ra, mua lấy niết bàn, ngàn đời an vui. Cho nên các bạn, để chuyển hóa điều đó, các bạn nhìn xuống tất cả biết bao nhiêu con người còn đang đau khổ thiếu may mắn, những mảnh đời bất hạnh thiếu ăn, thiếu uống, để chúng ta nhìn đến ta, ta vẫn còn có diễm phúc, phúc báu, có những của cải sắm đồ không tiếc thì nay ta cũng sắm đồ, ta có quyền sắm quần, sắm áo, đồ ăn dư giả nhưng chẳng chất đống ở trong nhà cho nó hôi thối, nó mục rồi dụt, nhưng sắm đồ rồi bắt đầu chuyển ngân, cũng sắm như ngày xưa, thích cái áo vẫn mua, thích cái gì đẹp cũng mua nhưng chuyển ngân thay vì giữ mà không xài, ta chuyển ngân qua những mảnh đời bất hạnh trong cuộc đời, khi đói tặng cho họ một chén cơm, mua gạo, mua nước tặng cho họ. Thích sắm thì sắm gạo, sắm nước đã, khi họ rách rưới mua quần áo riêng tặng. Khi họ khát tặng cho nước, khi họ bệnh hoạn tặng thuốc, đói tặng cơm, khát tặng nước, ốm tặng thuốc, rách rưới tặng quần áo. Ta cũng được sắm, nhưng mà sắm để tặng cho người bất hạnh, để tôn vinh sự tôn quý, phẩm chất cao đẹp của ta. Đó là những sự mua sắm lấy niết bàn. Các bạn đây là một cách nói để sách tấn, đừng viện cớ vào Ôh, ông Bảo Thành nói Ôi mua cả niết bàn, ông nói sai pháp. Không, sai là bởi bạn chấp, còn nếu bạn cởi mở ra, hiểu theo ngôn ngữ thoáng, thông, ta nhận thấy chuyển hóa được, cứ để bạn sắm, nhưng sắm cho những mảnh đời bất hạnh, cứ để bạn mua, mua cho những mảnh đời cô quạnh, như vậy sẽ tạo được phước, tạo được phước. Đây cũng là một pháp phương tiện để chuyển hóa, còn nói đã có thói quen mua sắm rồi, mà ngăn chăn thì bực bội lắm, các bạn cứ mua đi mà mua hiến tặng, mua để trao tặng, mua để phụng hiến và rồi sẽ có ngày sự thực hành đó bạn sẽ hiểu thấu để mua đúng, sắm đúng, để tăng trưởng cuộc đời thiện lành của các bạn. Mô Phật
Tham vấn Phật Pháp 8, https://youtu.be/7tYkW0arvWo