Search

Chuột Sa Hủ Gạo

Tâm Sĩ đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.                                                                   

Bảo Thành kính chào các bạn trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn và trên Facebook Chùa Xá Lợi.

Các bạn.

Ai ai rồi cũng phải đương đầu với thực tại của cuộc sống. Trong thực tại cuộc sống mà chúng ta phải đương đầu mỗi ngày, mỗi người chúng ta so sánh với những người khác, hoàn toàn không giống nhau về phương diện của hình thức, của sự việc, cách hành xử và cách làm sao giải quyết các vấn đề, hoàn toàn khác biệt. Nhưng cốt lỏi là tâm của chúng ta hành xử như thế nào, mục đích hành xử về việc đó, để từ đó chúng ta làm việc, vẫn tăng trưởng công sức làm việc đó, và phước báu luôn luôn còn với chúng ta.

Xin kể một câu chuyện mà trong nhân gian, ai ai cũng đã một vài lần nghe qua. Đó là chuyện: Chuột sa vào hủ gạo.

Có một con chuột đói bụng. Trong một lúc đi tìm ăn, nó đã sa vào một hủ gạo thật là lớn, chứa đầy gạo. Nó nhảy vào để ăn rồi nó lại nhảy ra, rồi một hôm nó nghĩ, tại sao ta cứ nhảy vào nhảy ra hoài, lúc đó gạo đang đầy ắp trên hủ. Xong nó lại đi tới luồng tư tưởng thứ hai, sao ta không nằm luôn trong hủ để ăn gạo, khỏi phải nhảy vào, nhảy ra cho mệt, thế là nó bắt đầu ở trong hủ gạo luôn.

Nó ăn gạo từ từ từng ngày, từng tháng, cứ trôi qua như vậy cho đến khi gạo hết, nó muốn đi ra ngoài để tìm chỗ gạo mới. Thế nhưng khi gạo còn đầy, nhảy ra nhảy vào dễ lắm, nhưng khi gạo hết, cạn dần xuống đáy hủ rồi, hủ cao, con chuột không tài nào nhảy ra được, trèo lên được, vì hủ gạo trơn, vậy là con chuột bị mắc kẹt trong hủ gạo, cuối cùng kết liểu cuộc đời trong hủ gạo.

Các bạn.

Một câu chuyện như thế, ai cũng có nhiều lần nghe, đưa tới một ý tưởng ứng dụng vào lời của Đức Phật dạy. Trong kinh Đức Phật thường nói: Phước báu của bạn dù có lớn như một quả núi, nếu mà cứ đục, khoét, gặm, gở, cứ đào cứ bới, nhứt định núi đó cũng bị sập không còn gì. Hiện tượng này xảy ra rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, bởi chúng ta ít có khi nào ở trong hủ gạo đó, mà có thể nghĩ rằng, nhiều gạo như thế khi ăn hết sa xuống dưới đáy hủ, làm sao thoát được, không nghĩ tới. Chúng ta chỉ nghĩ tới sự hưởng dục, gạo đang ở đây đầy lu, đầy hủ, cứ thế mà hưởng thôi.

Bảo Thành và các bạn khi có phước báu ở đời, thường gọi là hưởng phước, chúng ta hưởng một cách tận cùng, hưởng tất cả, chúng ta không lo nghĩ rằng, phước báu như hủ gạo kia, sẽ cạn dần, đến khi không còn nữa, sa xuống đáy của hủ gạo, sao có thể thoát được. Chúng ta không nghĩ rằng ngọn núi to như thế kia sao có thể phá được.

Đức Phật dạy thật là chí lý, phước báu dù có lớn tới đâu, nếu chúng ta chỉ biết hưởng phước báu, mà không tăng trưởng phước báu, chỉ biết hưởng mà thôi, hưởng mà biết tôn trọng, thì phước báu đôi khi còn và hết từ từ. Nhưng trong chúng ta, chúng ta hưởng một cách phung phí, phung phí mà không hiểu tới điều đó nhiều.

Do đó ở trên đời, chúng ta thường thấy biết bao nhiêu người, mà người ta thường gọi lên voi xuống chó, có lúc là vương giả, khi sa xuống rồi thì trở thành người ăn mày bên góc đường, không có nhà cửa. Có những người quyền lực trong tay, nhưng khi sa vào tổn phước báu, lại đọa đày trong ngục tối. Có những người một thời giàu có dữ, nhưng ăn chơi xả láng, chẳng nghĩ đến chuyện gì, tận hưởng hết phước báu, rồi đốt cháy luôn phước báu, cuối cùng nghèo mạc, khổ. Có những người bao nhiêu đời, Ông Bà Cha Mẹ để lại cả một kho, một khối gia tài lớn, rồi cũng không còn, bởi chính là vì người ta luôn tận hưởng phước báu, mà không tăng trưởng phước báu, vì họ chưa được nghe lời của Đức Thế Tôn, lời của chân lý: Phước báu có nhiều tới đâu, nếu chỉ tận hưởng, không biết gìn giữ, không biết tăng trưởng nó sẽ hết.

Các bạn, cuộc sống của chúng ta đang sống, có những bạn ở những hoàn cảnh, cơ hội mà không phù hợp với cuộc sống, nhưng những bạn đó hiểu được, mình sinh ra từ hoàn cảnh khó khăn nơi gia đình, nơi xã hội, nên từ đó họ có tâm, sự tấn tới, siêng năng làm việc và nghĩ tới chân lý của Đức Phật nữa. Thuần tánh với những sự việc rất là thiện, như biết giúp đỡ người, dù hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng biết tiết kiệm tiền bạc, của cải, sống hiền hòa. Thế rồi chẳng bao lâu từ hoàn cảnh khó khăn đó, họ vươn lên thành tựu, từ tay trắng nay có nhà cửa đầy đủ.

Nhưng cũng có bạn sinh ra trong môi trường tốt đẹp, được Cha Mẹ cho đất đai, nhà cửa, nhưng chẳng ý thức rằng những đất đai, nhà cửa đó, nó sẽ mất nếu chúng ta chỉ ăn chơi hoài, chẳng có trách nhiệm với bản thân, chẳng sống theo những lời của các bậc Thánh hiền, Đức Phật dạy, sống phung phí ăn chơi cờ bạc.

Hiện trạng này chúng ta thấy đầy rẫy ở trên thế giới, nào là cờ bạc, ăn chơi, cá cược, chỉ nghĩ đến điều đó, xả láng đêm ngày, đến khi mắc nợ quá nhiều, của Ông Bà cho, Cha Mẹ để lại, cũng phải bán để trả nợ. Nhà cửa đang ở, con cái đang hạnh phúc cũng phải bán, ra ngoài đồng ở, ở nhà trọ, lúc đó thấy khổ thì đã mất.

Cho nên ở cuộc đời, mỗi một người chúng ta theo lời Đức Phật dạy, không cần biết hoàn cảnh, luôn nhớ những cảnh đầu tiên, khi sinh ra không có phước báu, thì cố gắng tinh tấn, làm những điều chuẩn mực, theo lời Đức Phật dạy: hướng thiện, làm việc thiện, tu tập, để cho mình luôn tịch tĩnh trong sự an vui, với những gì mình đang có. Dùng kiến thức, trí tuệ vận dụng hiểu biết, cách tiêu xài, tiết kiệm và vươn lên, vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiết kiệm phước báu, để vun trồng cho những việc có công đức, nhất định sẽ thay đổi cuộc sống.

Còn nếu như các bạn có phước báu hơn, có gia tài của cải, có một phương tiện đời sống được thừa kế từ Cha Mẹ, chúng ta luôn tri ơn các đấng bậc đó, đã khởi nghiệp cho chúng ta bằng cả một hành trang đầy đủ, và chúng ta lại hướng thượng, bảo vệ gia tài hành trang của Cha Mẹ giao cho chúng ta cũng bằng phước báu. Những việc công đức, sống hướng thượng tốt lành, thì chúng ta vừa tăng trưởng thêm, trên nền tảng đã được trao tặng và nền tảng trao tặng đó, không càng ngày càng sụt đi, mất đi, càng cạn đi mà tăng trưởng nhiều hơn.

Đừng hưởng phước như con chuột sa vào hủ gạo, cứ thế mà ăn, cứ gậm, cứ nhấm, gạo sẽ cạn sẽ hết. Nếu chúng ta là những con người, do phước báu nhiều đời mà tái sanh trong cảnh hiện tại, như một hủ gạo đầy đủ. Nhớ rằng, vừa ăn thì cũng phải biết nhảy ra, tức là đừng đắm chìm, đừng chấp ở trong đó, đừng mê say. Đức Phật không dạy cho chúng ta từ bỏ tất cả, Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta, cố gắng làm sao gạn lọc tư tưởng, để có sự tư duy, không đắm và mê chìm trong vật dục, còn vật dục chỉ là phương tiện để sống ở trên đời, với những Phật tử tại gia.

Nếu giữa những nền tảng đức hạnh, pháp thiện tăng trưởng nó, thì những vật dụng đó như phương tiện, chúng ta có thêm để sống. Còn nếu để si mê đắm chìm ở trong đó, chỉ để hưởng lạc mà thôi, thì dù có nhiều, đầy ắp như hủ gạo, con chuột bé tí cũng sẽ hết gạo. Các bạn thấy không, lớn như núi rồi nó cũng cạn, cũng hết, cũng bị san bằng.

Ý thức được điều này để chúng ta thấy Phật tử tại gia, tất cả những việc chúng ta làm, những lời chúng ta nói, những tư tưởng chúng ta suy nghĩ, luôn luôn phải nghĩ đến nhân quả, đừng quá quá, vội vội, vàng vàng, đụng đâu nói đó, làm đó, đụng đâu suy nghĩ đó, nó sẽ tổn phước của chúng ta.

Nhớ sống trên đời này hiện tại, chúng ta luôn thừa kế gia tài của nghiệp kiếp trước, được đầy đủ lành lặn, các căn đều bình thường, đã là phước báu lớn. Lại còn các bậc sanh thành Cha Mẹ, trao truyền cho những gia tài cần có, để khởi công cho cuộc đời đi vào xã hội, chúng ta phải luôn luôn trân quí và ứng dụng phù hợp, để vừa tăng trưởng vừa bảo vệ, đừng tiêu xài quá. Bất cứ cái gì trên đời mà tiêu xài, mà không mang vào tích lủy sẽ hết, phước báu cũng như thế.

Các bạn. Chúng ta hãy cố gắng tư duy thêm, nhận rõ thêm, để thấy rằng đời sống chúng ta thật hãnh diện, bởi nghe được lời của Đức Phật dạy, để rồi tất cả việc làm, suy nghĩ, lời nói của chúng ta, luôn có chọn trong sự tư duy một cách trong sáng, để chúng ta biết tăng trưởng, không làm hao hụt, không làm cạn nó đi. Vừa tận hưởng nó vừa tăng trưởng, bởi Đức Phật luôn khuyên rằng: hãy tích lủy phước báu, một phần cho đời sống kiếp người, nhiều phần trên con đường đi tới sự giác ngộ. Nếu như các bạn biết làm được điều đó, vật chất, của cải thế gian của các bạn sẽ đầy đủ, đời sống tinh thần tâm linh lại được tăng trưởng đồng bộ.

Chúc các bạn có được những suy nghĩ mới trong câu chuyện ngày hôm nay, để chúng ta chuẩn bị cho mình một đời sống luôn đầy đủ.

Cám ơn các bạn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn