Search

Cho đi vì lòng yêu thương và cho đi vì mình cần bình yên

Cho đi vì lòng yêu thương và cho đi vì mình cảm thấy cần sự bình yên, vậy thì khi cho đi có khác nhau nhiều lắm không thưa Thầy? Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Có một câu chuyện là có một anh chàng kia, ảnh ngồi ảnh mơ có lầu thứ 03. Bởi vì anh ta đi tới hàng xóm, thấy anh hàng xóm xây nhà đến ba lầu, mà anh ta không có tiền để xây cả ba tầng, nên anh ta chỉ có tiền xây tầng thứ 03 thôi. Và rồi xây tầng thứ 03 đó giữa những nền móng quá nhỏ, mong manh, cuối cùng nó bị sập. Chúng ta thường bỏ qua từng bước từng bước, nếu có đủ tiền xây một tầng thì xây một tầng. Nhưng chúng so kè, ta thích cao bằng người, hơn người nên bỏ qua quá nhiều công đoạn tu tập. Từ đó mà nền tảng không vững chải, dễ bị sụp đổ. Sự tu ở đời không nhất thiết phải so kè, phải vươn lên cho bằng người, mà hãy nhận diện ra phước báu của ta để tu một cách từ từ.

Cho nên khi bạn cho đi để tạo niềm vui cho mình hay cho đi để thể hiện tình thương hay vì thương người thì cho, đầu tiên nhớ rằng hai ý nghĩa đó khác nhưng đồng một hành động tức là cho đi. Người ta nói: “Cho như vậy không tạo được nhiều phước! Cho như kia không tạo được nhiều phước!”. Không sao! Bạn cứ thực tập cho đi đi! Cho đi dù là với cảm giác thương người ta túng thiếu nghèo khổ hay cho đi chỉ để mình thỏa mãn niềm vui thì cũng cứ làm việc đó đi. Đừng so sánh cái nào nhiều phước hơn, ít phước hơn, đúng hay là sai! Chúng ta cứ so sánh đúng hay là sai, cuối cùng chỉ ngồi mơ mộng mộng mơ, không bắt tay vào hành động, chẳng làm nên được điều gì. Cho dù để thỏa mản cảm giác vui thôi cũng đã được rồi. Bởi nó dần dần thăng hoa từ cái thỏa mãn cảm giác riêng mình, nó sẽ thăng tiến tới sự yêu thương rõ nét hơn để cho vì tình thương. Rồi từ từ chúng ta cho hay hơn như bố thí Ba La Mật, cho mà không thấy đối tượng nhận, không thấy đối tượng cho, không thấy vật để cho. Nhưng đừng liên tưởng tới Ba La Mật đó quá cao để rồi: “Ôi, tôi cho, tôi không thấy người tôi cho là ai, tôi không biết ai cho tôi vật đó và vật đó là gì”. Đó chỉ là ảo tưởng sức mạnh mà thôi! Bạn cho bạn phải biết! Biết đối tượng cho là gì, cho vì mục đích gì và cho vật gì, rồi từ từ, từ từ chúng ta tiến lên.

Cho nên nếu bạn cho vì cảm giác rằng để an tâm, để vui, bạn cứ làm! Hãy bắt đầu bởi đó là rất thật, bạn rất chân thật với cảm giác của bạn. Nếu bạn cho vì tình thương khởi lên ở trong lòng, thương xót, thông cảm, bạn cứ cho. Dù cho bất cứ một cảm xúc nào thì hành động cho, hiến tặng đó đều cao quý hết. Còn những cảm xúc khởi lên từ trong tâm vì lý do này, lý do kia từ từ sẽ được thành tựu đẹp hơn cũng như là câu hỏi đầu tiên đó, tức là người đi đãi vàng, cả một khối đất cứ đãi từ từ sẽ lòi ra vàng. Thì chúng ta cứ cho đi, cho là một hành động cao cả, còn mục đích cho như thế nào không cần nghĩ đến quá nhiều. Chỉ cần bạn chân thật với chính mình, tôi muốn được vui, được an tâm hoặc tôi vì tình thương, hoặc tôi vì bắt chước, tôi cho để tạo được phước báu,… hàng trăm hàng vạn lý do để cho đi. Hành động cho đi rất cao quý bởi đó là những sự khởi đầu cho một giai đoạn bạn chuyển hóa tâm thức của chính mình.

Mô Phật!

Tham vấn Phật pháp 12, https://youtu.be/AFyxY_UZyg4

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn