Các Bạn, chúng ta hôm nay gợi ý cho nhau về một sự việc xảy ra trong cuộc đời, mà hầu hết chúng ta cứ được truyền miệng, rồi ảnh hưởng đến sự suy nghĩ. Chúng ta cứ sống theo thói quen của người khác đặt để vào trong tâm, chúng ta không sống theo sự suy nghĩ, sự nhận xét riêng của chính mình. Đó là sao, các bạn chắc cũng đã nghe rồi, giữa con chim Hoàng Oanh nó đẹp, nên tiếng hót của chim Hoàng Oanh luôn được mọi người thương mến, bởi chim Hoàng Oanh rất đẹp, màu sắc rực rỡ: “Tiếng oanh vàng thánh hót ngoài kia. Nghe sao ấm áp cõi lòng bình an”. Từ đó chúng ta nghe tiếng chim Hoàng Oanh hót thì ta vui lắm, bởi người đời nói tiếng chim Hoàng Oanh đẹp, mà thật sự chim Hoàng Oanh đẹp, tiếng hót thánh thót. Và rồi chúng ta cũng được truyền miệng loài chim Cú xấu xí, tiếng của nó rú lên nghe kinh sợ, chúng ta cũng đâm ra ghét con chim Cú, ghét một cách lây như vậy, người ta nói như thế, truyền miệng như thế, nên chúng ta ghét chim Cú, ghét tiếng kêu của chim Cú.
Người ta nói chim Hoàng Oanh hót hay đẹp, chúng ta thương, thích nghe nó hót. Một số người có cơ hội thấy con chim Cú thật sự, nghe nó hót thật sự. Một số người cũng có cơ duyên nhìn nghe chim Hoàng Oanh hót rất đẹp và hay. Nhưng phần đông chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt ở Việt Nam, mấy ai trên đời nhìn thấy con chim Cú thật sự, mấy ai trên đời nhìn thấy con chim Cú kêu và con Hoàng Oanh cũng thế mà thôi. Nhưng thâm sâu trong tâm của chúng ta, chúng ta đã bị nhồi nhét, để từ đó chúng ta cứ phải có hai luồng suy nghĩ: Cú kêu nghe ghê lắm, xấu lắm, còn Hoàng Oanh đẹp, hót hay. Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không để cho tâm thức rỗng lặng, nhẹ nhàng, an vui, tĩnh giác như trẻ thơ, mà cứ để cho người khác cài đặt vào trong tâm những ý tưởng tốt xấu, để rồi chúng ta phải sống theo sự mặc định đó, rồi chúng ta bị người ta lập trình tư tưởng, lập trình lời nói, và rồi những lập trình tư tưởng, lời nói đó như một sở trường chúng ta xử dụng hằng ngày thành một thói quen vô thức, nghĩa là không ý thức được lời nói đó có thật sự suy nghĩ chưa, hay chúng ta đã vội nói, vội làm, vội nhìn trong chốc lát, phán quyết qúa nhanh theo sự lập trình của người khác để lại cho chúng ta.
Con chim Cú ở Việt Nam, khi ta thấy nó tới nhà chúng ta xua đuổi, bởi vì theo phong tục Việt Nam loài chim Cú là loài xấu, tiếng hót, tiếng kêu của nó báo hiệu cái chết. Chim Cú mà tới nhà ai nó kêu vài tiếng sợ lắm, người nhà ai đó có lẽ sẽ phải chết, cho nên nó chưa tới, nó chưa đậu, nó chưa kêu, chúng ta đã đánh đuổi, xua đuổi nó rồi. Nhưng ngược lại ở bên Mỹ chim Cú được nhìn dưới một góc độ tuyệt mỹ hơn. Con Cú ở bên Mỹ là một loài chim thật là đẹp, nó thể hiện cho sự tinh anh, sự tĩnh thức trong đêm tối, sự xuyên suốt trong màn đêm, sự nhìn thấu trong cảnh giới mà không ai có thể nhìn thấy được. Nó được người Mỹ thương mến, đặt ở trước cửa và hãnh diện như một vị thần hộ mạng, có thể nhìn thấy trong vùng đen tối của cuộc đời, để nhận rõ những điều cần phải làm, và tiếng hót của chim Cú không còn gọi là tiếng kêu nữa, mà tiếng hót của chim Cú được người Mỹ coi như một khúc khải hoàn ca, để đánh thức mọi người trong sự thức tĩnh của đêm tối, bởi con Cú nó chỉ hót khi nhận ra rõ ràng đằng trước đang có một vật thể đang di động, di chuyển.
Các bạn, các bạn có thấy được giữa hai thái cực nhận xét, về môi trường sống của người Việt và người Mỹ. Người Việt chúng ta chê bai loài Cú, bởi cho rằng Cú kêu gầm, tiếng nó xấu, thể hiện sự chết. Nhưng người Mỹ tiếng chim Cú là tiếng hót thánh thót, để cho con người thoát ra khỏi cảnh sống đang ràng buột trong đêm tối, trong vô minh, và tiếng chim Cú là tiếng canh báo thức, là tiếng chuông cảnh tĩnh, cho một giai đoạn mới chúng ta tái sanh, chúng ta nhìn rõ mục đích, tiến về phía trước qua đời sống. Nếu như phải tạm dừng do nhân duyên đã hết, để bước qua một nhịp cầu bình an hơn, bời vì nó nhìn suốt qua màn đêm, thấy rằng nó phải đi từ chổ này qua chổ kia. Còn con Cú ở Việt Nam là con Cú của tai họa, sợ hãi, của chết, của ghê tởm.
Vì sao mà trẻ con Việt Nam được dạy Hoàng Oanh thì cao quý, hót hay, còn Cú thì chê bai. Ngược lại trẻ thơ ở bên Mỹ thì được dạy, phải thương yêu tất cả mọi loài thú, bình đẳng như nhau. Mỗi một loài, một loại đều có vẽ đẹp cao quý của nó khi chúng ta biết nhìn thấy sự thiên nhiên hiện hữu trong mỗi một loài vật. Việt nam thì phân biệt, chính vì lẽ phân biệt loài thú đó, mà giới thứ nhất gọi là sát sanh, không bao giờ có thể chuyển hóa được, bởi vì thú cưng, thú thương, thú ghét, thú chê, nên thú cưng, thú thương thì được yêu mến, còn thú ghét, thú chê thì giết. Đối với trẻ thơ bên Mỹ, mọi loài thú từ sâu bọ, ruồi muỗi, tất cả trong ngành sinh vật học, trẻ thơ đều được học, được tôn trọng, học trong sự tôn trọng các loài đó, cho nên các em thật thích thú vì có cơ hội nhìn thấy những sinh vật khác, đang chung sống với chúng ta trên hành tinh này.
Bảo Thành kể câu chuyện này, để nói rằng mỗi một người chúng ta, thường bị mê hoặc bởi tướng hào nhoáng đẹp ở bên ngoài, từ tướng đẹp đó, được tô điểm, vẽ vời bởi người khác, chẳng khác gì được tô son trét phấn cho hào nhoáng mà thôi, chứ thật ra lột hết tất cả những tướng đắp trên đó, thì sâu thẳm ở trong tâm là tâm Phật. Chính vì thế mà Đức Phật dạy cho chúng ta quán chiếu sự chết, quán chiếu thân này, khi chúng ta lột bỏ những gì gọi là đẹp nhất đi, nhìn rõ thể tâm, thì tâm của ta và tâm của người khác luôn đẹp bằng nhau, dù thân tướng có khác biệt.
Thấu hiểu được lý lẽ này, chúng ta sẽ không còn phân biệt giữa người có tướng hảo đẹp, hay người có tướng hảo không ưng ý với chúng ta. Giữa người có giọng nói thanh cao, nhẹ nhàng hay giọng nói ồ ồ như nước chảy. Tất cả những cách ăn, cách nói, cách nhìn, cách làm ở nơi mỗi một con người, đều tùy theo sự quen thuộc của họ. Con người của họ được sinh ra như vậy, nên âm thanh họ nói, hành động họ làm và suy nghĩ của họ khác biệt với chúng ta. Vì không phải sự khác biệt mà chúng ta cứ chê bai, như loài Cú kia bị chê, bị xua đuổi, bị bắn chết ở Việt Nam, còn đây ở Mỹ, nó là hộ mạng của người ta.
Các bạn thân mến,
Cuộc đời quan trọng ở chổ là chúng ta biết làm sao có một cách nhìn phù hợp với mọi người, mọi cảnh vật, để phát triển tình yêu thương. Đừng vì sự khác biệt, để rồi chúng ta tăng trưởng tánh sân, tánh giận, rồi cứ chê bai, miệt thị, khinh khi, tổn phước báu. Thay vì chúng ta nhận ra được nhân tướng tốt đẹp như lời Phật dạy, là trong tâm của mỗi con người đều có một búp sen đang nở giữa cuộc đời trầm luân, để từ đó chúng ta biết gần gũi với họ, sống với họ thì tốt biết mấy. Nếu như chúng ta không nhận được như vậy với lời Đức Phật dạy, chúng ta chỉ có thể xây theo, đeo đuổi theo, nghe theo những khái niệm của người khác nhồi sọ, đặt vào trong đầu, chúng ta sẽ bị người khác dẫn đi, mà không thể tự chủ được trong cuộc sống này. Do đó chúng ta cần phải nhớ rằng, mỗi một việc gì chúng ta làm, chúng ta nhớ theo chánh kiến của nhà Phật là: Chúng sanh đều giống nhau, bởi vì giống nhau ở tâm thanh tịnh, tâm của nhà Phật, còn thể tướng chúng ta thấy, nếu về sinh vật học nói về các loài từ côn trùng, đến các loài thú to trên đất, dưới nước, hoặc trên không trung, mỗi một loài đều khác biệt hoàn toàn, và loài nào nếu ta nhìn thật rõ thì đều đẹp hết, từ sâu bọ cho đến chim trời cá biển, hay những loại sống ở trên cạn bò sát đều đẹp hết. Nếu thấy được vẻ đẹp bình đẳng như vậy, không phân chia, không đối chấp, thì tâm của con người chúng ta đẹp lắm và mọi người cũng sẽ đẹp như nhau.
Các bạn, Bảo Thành hôm nay nói đến điều này là để nhắc nhở cho chúng ta rằng, Đức Phật đã dạy cho chúng ta, cần phải được tự do suy nghĩ theo chánh kiến, nhìn chúng sanh từ những sự tốt đẹp nhất, từ thân, từ tướng, từ tâm, riêng chung hòa hợp, đừng đối tướng chấp tướng, đối tâm chấp tâm, đừng đối pháp chấp pháp, đừng đối ngôn ngữ chấp ngôn ngữ. Chính vì khác biệt ngôn ngữ đó mà có ca sĩ ca dòng nhạc này hay dòng nhạc kia hay khác biệt, mới có người có âm giọng hay và âm giọng trầm bổng khác, nhưng mà không phải ai cũng hay mà người khác cũng dở. Phải nói rằng mỗi một âm giọng của mỗi một con người, đều thể hiện cái hay, đẹp riêng biệt, như hoa ở ngoài kia, bất cứ một loài hoa nào cũng đẹp, loài hoa nào cũng tốt, do đó chúng ta quan trọng nhất là phải biết thưởng thức vẽ đẹp của các loài hoa, của muôn loài thiên nhiên tự tại, của muôn loài chúng sanh, đừng bị nhồi sọ để thương con chim Hoàng Oanh, khi nghe tiếng hót mình thích, và đừng để nhồi sọ để chê bai con chim Cú, khi nó kêu nó gầm thì đuổi và giết chúng.
Đối với con người trong cuộc sống, chúng ta không nên phân biệt, không bao giờ nên phân biệt trong mọi phương thức, từ suy nghĩ, lời nói, cùng cách đối xử với nhau. Đừng như vậy, mỗi người có mỗi cách suy nghĩ, hành xử, có một cách xử dụng ngôn ngữ và âm giọng khác nhau, chỉ cần chúng ta vui với mọi người, nhận rằng mỗi người chúng ta đều có sự cao quí, thanh cao, tốt đẹp, từ khi chúng ta tiếp xúc ta luôn an vui. Sự an vui là mấu chốt cho đời sống của người con Phật.
Ở Việt Nam chim Cú là loái xấu, đối với người Mỹ, chim Cú như một thiên thần hộ mệnh, che chở cho họ. Tiếng Cú kêu ở Việt Nam báo hiệu cái chết, còn bên Mỹ báo hiệu một giai đoạn mới, báo hiệu một âm thanh tĩnh giác, đẩy xua màn đêm vô minh, thấy rõ đoạn đường phía trước.
Các bạn, khi các bạn từ bỏ được sự ngăn ngại giữa thân tướng, sự chấp chược bằng điều ta không ưng ý, để chúng ta có sự đối xử khác biệt đối với mọi con người, thì chúng ta đã ngăn ngại tầm nhìn của chúng ta, như vậy ta không thấy được điều gì ta đang làm, sẽ làm và sẽ tới.
Loài chim Cú thật sự có một ánh mắt xuyên màn đêm, và trong màn đêm chim Cú luôn luôn tĩnh giác, nhìn thật rõ. Ước rằng mỗi người chúng ta có tánh của chim Cú là nhìn rõ và luôn tĩnh giác trong màn vô minh, mà chúng ta đang phải đương đầu trong những chấp chược của chúng ta. Chấp thủ làm cho mắt mù, chim Cú mắt rất tinh. Cú là tĩnh giác. Việt Nam chim Cú là xấu, là chê, ở Mỹ chim Cú là tĩnh giác, nên phải sống một đời sống tĩnh giác, dù các bạn mang thân tướng như thế nào đi nữa, nhìn thật kỹ thật đẹp là bao.
Con chim Cú thật sự ta nhìn thấy có đôi mắt tinh anh, sự giác ngộ, tức là sự bừng tĩnh, tĩnh giác, sự sống và sự luôn luôn nhìn thấy, quán chiếu rõ ràng trên khuôn mặt của chúng, chứ không phải tăm tối, ghê tỡm như sự truyền miệng của người Việt cho loài chim Cú. Như vậy chúng ta đã có một nhận định sai, từ đây chúng ta nên suy xét lại sự truyền miệng nhận định về cuộc đời.
Theo Đức Phật, chúng ta cần phải có một sự suy nghĩ tự do trong chánh kiến, chánh tư duy và từ đó khởi lên những điều thiện hảo nhất, đừng để người khác cài đặt lập trình tư tưởng, rồi ta như một người máy, để họ có thể điều khiển ta vận hành theo ý muốn.
Cám ơn các bạn. Chúc các bạn có một đời sống tự do theo chánh kiến, nhân quả của Đức Phật đã dạy.