Search

Chỉ Khác Biệt Về Hình Thức

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi. Bảo Thành và các bạn ai ai cũng có những thói quen khác biệt, mỗi một thói quen của chúng ta dần dần tạo nên nhân cách của chính mình, thói quen tốt có nhân cách tốt, thói quen xấu tạo nên nhân cách xấu. Thay đổi một thói quen không có dễ bởi đó là thói quen của chúng ta.

Có câu chuyện kể hai anh em ruột của nhà kia, khi người cha lâm chung để lại di chúc chia cho mỗi người một mảnh đất. Khi người cha mất đi, người anh có một mảnh đất tương đồng với người em. Người em cũng được một mảnh đất như vậy. Người anh hưởng được gia tài mảnh đất đó liền kêu người tới đào ao nuôi cá. Còn người em thấy như vậy kì quá, đất như vậy mà đào lên nuôi cá nhưng không nói gì hết còn anh ta mang đất của cha để lại cày trồng lúa. Người anh mới thấy tại sao đất của cha mẹ để lại tốt như vậy lại đi cày cấy thế kia cho cực khổ, mà không đào ao nuôi cá. Và hai anh em có hai nhân cách khác biệt, thừa hưởng cùng gia tài là một mảnh đất. Người thì đào ao nuôi cá, kẻ thì cày để trồng lúa. Đến mùa thu hoạch người em gặt được nhiều lúa, còn người anh thì có nhiều cá bán đi.

Và mỗi một hôm khi ăn tối, thói quen của anh em nhà này là luôn luôn ngồi cùng ăn với nhau. Những gì người em có và những gì người anh có đều chia sẻ trong bữa ăn tối. Dĩ nhiên sự khác biệt giữa ruộng để cày và ruộng đào thành ao nuôi cá, nhưng bữa ăn vẫn mang sự khác biệt để cùng ăn chung. Hai anh em cuối cùng cũng hợp nhất trong bữa ăn tối, bởi có gì của người anh đều chia sẻ cho người em, người em có gì đều chia sẻ cho người anh. Họ vẫn giữ được truyền thống của người cha truyền lại anh em phải đoàn kết thương yêu, dù có những cách làm việc khác biệt sử dụng đất đai của cha để lại, kể cả phương thức và cách nhìn khác nhau. Cho nên sau này. dân chúng ở trong thôn làng thấy sự khác biệt của hai anh em nhưng chẳng khác biệt trong cách sinh hoạt cuộc sống, bởi vì họ vẫn theo lời dạy của người cha. Họ thừa hưởng được đất của cha để lại và mỗi người phát huy sự thừa hưởng của cha theo phương thức và cách nhìn khác biệt để xây dựng cuộc sống, để chung với nhau bảo vệ và nuôi dưỡng tình nghĩa huynh đệ. Cho nên dân làng sau này đều gửi con cái tiếp cận với hai anh em này để học hỏi với nhân cách sống trong tình nghĩa huynh đệ.

Các bạn đây là câu chuyện của thôn làng xưa đó mà, nhưng nó tiếp cận gần gũi với đời sống của Bảo Thành và các bạn. Nay nói đến thửa ruộng phước điền mà Đức Phật đã khai thị rằng trong thửa ruộng phước điền của chúng ta, có sẵn chất màu mỡ của Phật tánh. Và Phật lại trao lại cho chúng ta những phương thức làm sao đó để tăng trưởng chất liệu Phật tánh ở trong đời, để mà tận hưởng nguồn an lạc và hạnh phúc. Mỗi người có một phương pháp ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống, mỗi người có một cách nhìn khác biệt để thừa hưởng ruộng phước điền trong tánh Phật. Phật đã khai thị để làm giàu có đời sống của mình trong phúc lạc mà mỗi người có nhân duyên phước báu khác biệt để sử dụng, như người anh đào hồ nuôi cá, người em cày để trồng lúa.

Cái quan trọng của anh em này là tuy có sự sinh hoạt và sử dụng đất của cha một cách khác biệt, nhưng họ vẫn có bữa ăn chung để chia sẻ những gì họ có đúng với tình nghĩa huynh đệ. Nhưng chúng ta nhìn lại trong cách sống của người Phật tử tại gia chúng ta. Chúng ta cũng có một người cha đó là Phật, chia cái gia tài đó là ruộng phước điền của chúng ta, và để lại cho chúng ta bí kíp để đánh thức Phật tánh theo phương thức nhân duyên trình độ căn cơ của chúng ta. Nhưng chúng ta không thể ngồi chung lại với nhau như huynh đệ anh em kia để chia sẻ Pháp Phật nhiệm màu khi ta ứng dụng vào đời sống, mà chúng ta hay phân biệt đối chấp với nhau, tách rời nhau ra.

Cũng là đất cha để lại cũng là Pháp của cha truyền lại, cũng là phương pháp ấy, cũng là người cha Bổn Sư Thích Ca truyền lại cho chúng ta. Nhưng rồi chúng ta một bên đào hồ cá, một bên cấy ruộng không thể ngồi chung ăn uống chia sẻ tình nghĩa huynh đệ. Pháp môn với Pháp môn, cũng là phương tiện, cũng là cách nhìn khác biệt ứng dụng trong căn cơ từng người, cũng chùa này chùa kia, cũng thầy này thầy kia. Dù là chùa này chùa kia, thầy này thầy kia thì giáo lý đó cũng là dạy từ Phật, nhưng ngày nay không còn thuần thục như vậy để cho huynh đệ tông môn khác biệt Pháp môn thầy tổ, tu luyện Phật Pháp có thể ngồi lại với nhau nữa. Mà người ta cứ mang hồ cá ra để bàn, để tính, để nói sai, để nói đúng, để nói thêm nói bớt, người ta cứ mang ruộng cày kia để mà nói.

Dĩ nhiên mảnh đất cha để lại nay biến thành hồ cá, thành ruộng, dĩ nhiên giáo lý chân truyền của Phật để lại để cho mỗi một người chúng ta căn cơ khác biệt ứng dụng theo những phương thức mà ta có cái nhìn để ứng dụng phù hợp tạo nguồn hạnh phúc cho chúng ta . Nhưng chúng ta lại không thể ngồi lại với nhau ăn bữa tối để mang những gì từ hồ cá đáp ứng cho bữa tối với người em, để người em mang cái gì từ ruộng lúa chia sẻ bữa ăn đầy đủ. Chúng ta không chia sẻ phước báu, không chia sẻ phước báu mà chúng ta thành tựu được trong các Pháp môn cùng với nhau ngồi xuống để xây dựng cuộc đời cho chúng ta cho muôn người với sự hòa hợp. Vẫn biết Đức Phật để lại tinh thần lục hòa sống phải hòa hợp có gì đồng chia, nhưng không đâu ngày nay chúng ta thấy hoàn toàn sự khác biệt. Vì đâu? chính là vì chúng ta không nhớ được lời của cha mình, lời Thế Tôn dạy. Nếu người anh và người em không nhớ nhất định sẽ chẳng có bữa ăn chung, nhưng họ vẫn nhớ lời cha dặn. Thửa ruộng cha để lại tùy duyên mỗi người ứng dụng phù hợp, nhưng nhớ ngồi chung để chia sẻ.

Chúng ta cùng ngồi chung trong một bàn tròn để chia sẻ phước báu, để tu luyện các Pháp môn phương tiện khác biệt do nhân duyên căn cơ thích ứng với nền giáo lý của Phật ứng dụng vào đời sống. Mỗi người có cách ứng dụng khác nhau, ta đừng rập khuôn để rồi ai ai cũng phải vô khuôn mẫu đó, đóng dấu đó, đóng mộc đó đúng với tên hãng xưởng đó sản xuất ra, máy móc quá, máy móc quá. Phật quán chiếu nhân duyên và thấy chúng sanh khác biệt nên sẵn sàng đặt để nhiều phương tiện phù hợp cho muôn người. Chỉ cần làm sao đó mỗi một người chúng ta như hai anh em kia thấy sự khác biệt lúc đầu nhưng vẫn ngồi cùng nhau bởi ruộng của người cha để lại vẫn phục vụ cho đời sống của người anh và người em dưới hình thức ứng dụng khác biệt. Chúng ta nếu ứng dụng được lời Phật, Pháp môn khác biệt mục đích cứu cánh để thành tựu sự an lạc hạnh phúc. Nếu bạn tu Tịnh Độ, Thiền tông, Mật tông, Thiền Tịnh song tu, Thiền Mật song tu, tụng kinh trì chú, tất cả các phương tiện như đọc kinh, nghiên cứu văn tự, rồi tư duy, rồi đi tới sự thực hành từng bước, bước nào cũng được miễn là kết quả nó đưa tới sự bình an và hạnh phúc.

Pháp môn nào các bạn tu mà mang lại bình an và hạnh phúc cho các bạn đó là sự thành tựu cao quý đối với hàng Phật tử tại gia chứng đắc. Cuộc đời ta cần gì, ta cần nhất là hạnh phúc và bình an. Và nương vào Pháp của Phật khác nhau tông môn khác, Pháp môn khác, và chúng ta đều đạt được sự hạnh phúc và bình an trong cuộc đời này, thì điều đó là điều đáng để chúng ta ngồi lại với nhau chia sẻ trong một bữa ăn tối đạm bạc. Pháp vị thắng mọi vị. Nếu các bạn đã nếm được Pháp vị sự an lạc và bình an trong các phương tiện các bạn thọ được các bậc thầy tổ, từ các bậc thầy có nhân duyên với các bạn thì chúng ta mang vị giải thoát đó ra, để rồi chúng ta chia sẻ với nhau. Đây là việc bình an và hạnh phúc. Chớ vì sự khác biệt của hồ cá, của ruộng lúa, mà chúng ta bàn cãi huyên thuyên từ nhiều đời, gây ra sự hiểu lầm, từ đó làm cớ cho những những người khác đâm thọc vào gây sự chia rẽ.

Nếu chúng ta có phước báu và trí tuệ cao siêu hơn một chút đối với bạn bè là có thể làm nhiều việc hơn, cũng ruộng đó có thể vừa cày vừa đào hồ cá để nuôi. Và cũng Pháp môn đó, lời giáo dục đó, chân lý của Phật đó các bạn có thể am tường học hỏi giỏi hơn, ứng dụng được nhiều hơn, nhưng chung quy, cái vị cuối cùng vẫn là sự bình an và hạnh phúc. Người lớn ăn nhiều người nhỏ hơn ăn ít, mỗi người tùy căn cơ ứng dụng Pháp của Phật để thành tựu sự bình an và hạnh phúc. Hi vọng rằng chúng ta luôn luôn biết tôn trọng nhau, chẳng vì sự khác biệt mà không thể ngồi cùng chung một mâm, ăn cùng một chén để chia sẻ sự thành tựu của mình nơi Pháp Phật nhiệm màu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn