Search

Chỉ giúp người mới được phước còn phóng sanh chỉ là do chư Tổ tạo ra?

Thưa thầy, con có người bạn quan niệm chỉ giúp người mới tạo được phước đức và có tâm từ bi thiện lành, còn việc phóng sanh thì không tạo được phước đức vì bạn ấy chỉ nhìn những điểm bất cập của phóng sanh. Như là: phóng sanh quá nhiều gây mất cân bằng hệ sinh thái của khúc sông đó (ví dụ như cá trê sẽ ăn thịt các loài cá nhỏ khác hoặc sẽ ăn hết thức ăn của các loại khác), hoặc các loài vật thả đa số được nuôi nên không phù hợp để trả về môi trường tự nhiên, ….

Ý thứ 2, bạn ấy cho rằng Phật cũng không dạy về pháp phóng sanh. Liệu bạn ấy nói có đúng không ạ? Phóng sanh có phải là pháp phương tiện do Chư Tổ tạo ra sau khi Phật vãng sanh không ạ?

Xin thầy giúp con khai thị để bạn có thêm phương tiện để thực hành tâm từ bi và tăng trưởng phước lành, còn chúng con thì thêm sự hiểu biết và tín tâm vào những việc mình đang làm ạ. Mô Phật.

Trả lời: Mô Phật. Mỗi người căn cơ khác nhau, chiều sâu và chiều nông của sự suy nghĩ đưa đến sự khác nhau. Thói đời thường tranh luận và mang những suy nghĩ của mình, kiến thức của mình đặt để lên phía trước của những người khác và áp chế người ta phải tuân thủ theo. Đức Phật quán chiếu nhân duyên, thấy mỗi chúng sanh khác biệt, tạo điều kiện cho chúng sanh tu học nên thường chế tác ra nhiều phương tiện dìu dắt có cấp bậc cao thấp tùy trình độ, nhưng khi chứng đắc đều bình đẳng như nhau. Pháp phóng sanh có phải của Phật hay của Chư Tổ tát chế ra? Dù gọi là Chư Tổ tát chế ra cũng dựa trên những nền tảng của Đức Phật dạy, nhưng phù hợp với căn cơ hiện thời. Nhưng cái điều này, phóng sanh là Đức Phật dạy cho chúng ta thật rõ trong Kinh Thập Thiện hoặc trong Ngũ Giới hoặc trong Bát Chánh Đạo, chánh nghiệp đó các bạn! Nói không sát sanh đó, các bạn! Nếu chúng ta không sát sanh trong kiếp này, nhưng kiếp trước đã sát sanh, thì nhất định để chuyển hoá cái nghiệp sát – sát sanh, thì đối nghịch là phóng sanh. Lời Phật không cứng nhắc ở một phương diện hoặc một chiều hướng, nói không sát sanh là không sát sanh là đủ. Bạn đã từng sát sanh chưa? Trong thập thiện suy nghĩ rộng, tư duy đúng chánh pháp, không sát sanh và để giải những cái nghiệp đã sát sanh thời xưa, cần phải phóng sanh. Không trộm cắp để giải những nghiệp trộm cắp xưa, ta phải biết hiến tặng và cho đi, bố thí! Nó rõ một cặp như vậy. Ta nói đừng đi theo hướng đó thì ta đừng đi theo hướng đó mà muốn đi, ta phải đi hướng ngược lại. Nó rõ lắm! Đó là chánh tư duy. Phật dạy không sát sanh trong thập thiện, nghĩa là phải phóng sanh để đền bù, để sám hối, nói đúng hơn, từ ngữ cho rộng hơn là để giải những cái tội, cái vạ, những cái nghiệp lực bất thiện do ta đã sát sanh.

Tuy nhiên, ở đời đừng tranh cãi nhiều nếu ai họ suy nghĩ như vậy. Đức Phật nói, Phật không thể độ được người không có duyên. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều có mầm mống bồ đề nó sinh và trổ quả phù hợp đúng thời đúng lúc. Hãy hồi hướng cho nhau tất cả những tâm tưởng và năng lượng thiện lành, ngỏ hầu những chủng tử Bồ Đề nơi ai đó có cơ hội phát sinh để họ có cái tâm từ bi. Nếu chúng ta tụng Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn của Mẹ Hiền Quan Âm, chúng sanh đang mắc cạn phải chết, ta cứu và thả ra. Đó là phóng sanh, là tầm thinh cứu khổ đó các bạn. Cho nên, phóng sanh, bạn tin hay không tin không quan trọng, mà ít nhất chúng ta phải phóng sanh chính mình khỏi những tư tưởng kiến văn ràng buộc chấp thủ mà ta thủ đắc rằng ta suy nghĩ đúng. Hãy cho mình có cơ hội thoát ra khỏi sự ràng buộc bởi những sự thủ đắc của kiến thức, của chân lý, của suy niệm, trải nghiệm cá nhân để ta có cơ hội nhìn rộng hơn với cái nhìn của bậc thức giả, của bậc trí tuệ, của Phật, của Bồ Tát, hoà mình vào đó, đừng cô quạnh như giọt nước run rẩy ôm ấp sự sống của mình. Thả mình xuống đi, trôi về với dòng sông, nơi dòng sông ấy, chỗ nào cũng có sự hiện diện của ta, hơn là ôm ấp giọt nước rồi khô, biến mất khi mặt trời mọc lên hoặc rớt vung vãi khi một cơn gió lùa qua! Buông và xả đi sự thủ chấp của kiến thức, bản thân và đừng để cho cái ngã, ngã chấp đó quá bền vững nơi cuộc đời, ta khó có cái nhìn rộng và cao. Còn nếu ai cứ giữ điều đó, ta hồi hướng cho họ, không nên tranh luận. Mỗi người có một cái duyên và cái căn cơ khác biệt, nhận thức và tu tập khác nhau. Nhưng đồng quy tới một mức nào rồi sự giác ngộ sẽ đưa họ tới sự biết viên dung bình đẳng không khác ta. Mô Phật.

Tham vấn Phật Pháp 23,  https://youtu.be/GRV2NBDPEyU

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn